Sunday, July 6, 2014

Đỗ Thị Minh Hạnh: ‘May mắn đã được ở tù’

Đỗ Thị Minh Hạnh: ‘May mắn đã được ở tù’

VOA phỏng vấn nhà hoạt động công đoàn trẻ Đỗ thị Minh Hạnh qua Skype
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

04.07.2014
Một nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi đươc trả tự do vô điều kiện giữa những áp lực gia tăng từ Mỹ về vấn đề nhân quyền Việt Nam trong lúc Hà Nội mong muốn gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP vốn yêu cầu tôn trọng quyền của người lao động, quyền tự do lập hội, và công đoàn độc lập.
Hạnh cũng muốn gửi đến các bạn trẻ rằng nếu các bạn đấu tranh thì các bạn đừng nên sợ tù đày. Các bạn nên cảm thấy như Hạnh là may mắn khi được ở tù. Bởi khi các bạn ở tù, các bạn sẽ hiểu được rất nhiều vấn đề mà có thể các bạn đã bỏ lỡ hay lãng quên. Những điều các bạn chưa thực hiện được sau khi ở tù các bạn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm để áp dụng tiếp cho con đường của mình. Hạnh sẽ tiếp tục con đường đã chọn.
Đỗ th Minh Hạnh
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh hôm 26/6 được phóng thích sớm 2 năm 8 tháng trong bản án 7 năm tù về tội danh ‘phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ vì tổ chức cho công nhân đình công đòi tăng lương và đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho nông dân bị mất đất.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay mời quý vị cùng gặp gỡ cô gái nhỏ bé dấn thân hoạt động xã hội từ độ tuổi đôi mươi, người có tên trong danh sách các tù nhân lương tâm tại Việt Nam được quốc tế biết tiếng.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Đỗ Thị Minh Hạnh
Đỗ Thị Minh Hạnh: Ngày 29/5, ban giám thị trại giam Thanh Xuân gọi Hạnh ra đưa hai tờ giấy gồm Đơn xin Đặc xá và Lời Cam kết. Họ nói sẽ thả Hạnh về. Hạnh hỏi có điều kiện gì không vì Hạnh sẵn sàng ở đủ chứ quyết không ‘nhận tội’. Ban giám thị trả lời là không có điều kiện gì cả, chỉ cần điền các tờ đơn này để hợp lý hóa hồ sơ trả Hạnh về. Ngoài ra, không có yêu cầu phải ‘nhận tội’. 
Trà Mi: Xưa nay các yếu tố chính thường được nhà nước nêu lên khi giảm án cho tù nhân lương tâm là ‘lao động-cải tạo tốt’ hoặc ‘nhận tội’, ‘xin khoan hồng’. Hạnh không ‘nhận tội’ và cũng không ‘lao động tốt’ vì đã đôi lần chống lại lệnh lao động trong trại giam. Theo Hạnh hiểu, lý do chính của việc phóng thích này là gì?
Đỗ Thị Minh HạnhBan giám thị nói với Hạnh rằng có nhiều yếu tố như bệnh già yếu, mắc bệnh nguy hiểm, là người kinh tế trụ cột trong gia đình, hoặc lý do khách quan về ngoại giao.
Trà Mi: Trong những lý do nêu ra đó, Hạnh thấy cái nào phù hợp nhất đối với trường hợp của mình?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Lý do ngoại giao là phù hợp nhất vì hôm 24/4/2014, hai phái đoàn của chính phủ Đức và lãnh sự quán Na Uy tại Việt Nam đã vào trại giam Thanh Xuân gặp Hạnh.
Trà Mi: Hạnh cùng bị bắt và bị tuyên án với 2 người bạn đồng chí hướng là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Vì sao Hạnh chứ không phải là Hùng hay Chương được phóng thích sớm?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Thật sự mẹ Hạnh đã đi khắp nơi cầu cứu không chỉ cho Hạnh mà còn kêu gọi cho anh Chương, anh Hùng. Hy vọng chính quyền Việt Nam sẽ trao trả tự do anh Chương, anh Hùng cũng như các tù nhân lương tâm khác, đặc biệt là chị Mai Thị Dung.
Trà Mi: Hạnh đã nhiều lần khẳng định là không bao giờ ‘nhận tội’ hay ‘xin khoan hồng’. Song, báo Quân đội Nhân dân hôm 18/1/2014 nói rằng: “Trước vành móng ngựa, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã thành khẩn thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời xin được khoan hồng. Chính vì vậy mà Đỗ Thị Minh Hạnh đã được hưởng mức án nhẹ hơn nhiều tội phạm khác có cùng hành vi.” Thực hư ra sao?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Hạnh cảm thấy buồn cười. Nếu Hạnh ‘nhận tội’ thì tại phiên tòa đầu tiên Hạnh đã không hát. Tại phiên tòa đó, Hạnh hát, anh Chương hát. Còn anh Hùng đứng rất hiên ngang, mặt đưa lên trời. Sự thật là các anh em rất kiên cường.
Trà Mi: Thường khi người ta trong cùng cảnh ngộ, trải qua cùng hoàn cảnh thì mới dễ đồng cảm, rồi dấn thân, lên tiếng tranh đấu cho những quyền lợi mà trong đó có của mình. Hạnh bảo vệ quyền lợi cho công nhân, cho nông dân bị mất đất dù Hạnh không phải là công nhân và gia đình Hạnh cũng không bị mất đất đai. Vì sao Hạnh lại quan tâm đến quyền lợi của giới công nhân, nông dân mà bạn không phải là một thành phần trong đó?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Câu chuyện này đã khiến Hạnh quan tâm đến công nhân. Một lần Hạnh đi xe từ Sài Gòn về quê, ngồi cạnh một nữ công nhân ẵm một đứa con nhỏ. Qua trò chuyện, chị ấy kể về cuộc sống của người công nhân làm điều khổ lắm. Chị nói nhiều khi làm việc đói quá phải ăn cắp điều để ăn. Những lời chị ấy kể làm Hạnh suy nghĩ rất nhiều. Bạn bè Hạnh cũng có một số người làm công nhân. Họ cũng kể cho Hạnh nghe về cuộc đời của họ. Hạnh cảm thấy có một sự đồng cảm và thương xót. Mình thấy mình may mắn hơn phải làm sao giúp họ, để họ một cuộc sống tốt hơn.
Trà Mi: Từ phút ban đầu bắt đầu tìm hiểu về hoàn cảnh sống của công nhân cho tới khi bắt đầu có những hoạt động như rải truyền đơn kêu gọi công nhân đình công đòi tăng lương, Hạnh làm thế nào có thể tiếp xúc gần gũi với giới công nhân?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Khi Hạnh tốt nghiệp phổ thông lên Sài Gòn đi học và kiếm việc làm, Hạnh thấy được nhiều cảnh cơ hàn hơn. Mình khao khát muốn giúp họ, nhưng cô đơn lắm, không có ai chỉ bảo hay dẫn dắt. Vô tình Hạnh gặp được một người anh. Anh cho Hạnh địa chỉ vài người để Hạnh tự tìm hiểu và có một quyết định sáng suốt. Thế là Hạnh lặn lội từ Nam ra Bắc, đi khắp nơi tìm các nhà đấu tranh dân chủ. Sau mấy năm trời, Hạnh tìm được anh Chương, anh Hùng và rất nhiều người khác. Nhóm của Hạnh quyết định thành lập Lao động Việt.
Trà Mi: Yếu tố nào thúc đẩy Hạnh đánh đổi tuổi trẻ và ngưỡng cửa tương lai đầy hứa hẹn để dấn thân vào con đường chông gai? Hạnh muốn nói gì về sự lựa chọn đó?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Khao khát Việt Nam có được một công đoàn riêng của công nhân và phải được công nhận: đó là mục đích mà các anh em muốn hướng tới. Chính vì vậy, Hạnh mới dấn thân bước vào con đường này, xuất phát từ lòng yêu nước. Hạnh chỉ thấy bất công, muốn đi và phải đi. Hạnh cũng bị nhiều sự cản trở, nhất là từ gia đình. Hạnh phải từ bỏ tất cả để bước đi.
Trà Mi: Những hoạt động Hạnh nói xuất phát từ lòng yêu nước rằng thấy bất công không thể khoanh tay đứng nhìn bị nhà nước gọi là ‘bất hợp pháp’, là ‘vu cáo’, ‘bôi nhọ đảng’, ‘kích động biểu tình’, ‘gây rối trật tự công cộng’, và ‘tham dự cuộc họp của các tổ chức phản động hải ngoại’. Hạnh phản hồi thế nào?
Đỗ Thị Minh Hạnh:  Đó là đối với họ thôi. Thật sự Hạnh không còn tin tưởng vào công đoàn Việt Nam sau thời gian dài tìm hiểu từ phía công nhân. Tất cả công đoàn ở Việt Nam không đứng ra bảo vệ quyền lợi của công nhân. Hạnh sẽ viết đơn đi đâu để khiếu kiện đây? Họ quy chụp Hạnh, quy chụp lòng yêu nước của những anh em khác. Họ chụp mũ chẳng qua vì họ không cho phép các công đoàn đứng về phía công nhân để đấu tranh cho quyền lợi của công nhân.
Trà Mi: Hạnh từng nói nếu không làm được gì nhiều thì ít nhất phải được khóc cùng với bà con qua các hoạt động dấn thân bảo vệ họ. Những giọt nước mắt trong lao tù ấy có ý nghĩa thế nào trong cuộc đời Hạnh?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Nước mắt của Hạnh không dành cho sự đớn đau về thể xác, mà dành cho sự đớn đau về những mãnh đời cùng khổ của người dân Việt Nam. Chính những điều đó làm cho Hạnh có động lực để bước tiếp con đường của mình. Hạnh tin rằng chân lý sẽ chiến thắng và quyết đi đến hết con đường của mình.
Trà Mi: Những ngày tháng trong tù Hạnh trải qua thế nào? Có gì đáng nhớ?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Rất nhiều điều đáng nhớ: hạnh phúc với tình đồng đội và căm phẫn với sự hành hạ đê hèn của chính quyền cộng sản. Trại giam Xuân Lộc có thái độ ứng xử khinh miệt Hạnh. Hạnh kịch liệt phản đối và chống đối lao động. Họ đưa Hạnh vào phòng giam gồm những người án tử hình, chung thân, hoặc tiền án tiền sự nhiều, rất dữ để canh chừng Hạnh. Họ dùng phương thức tù trị tù, tù xử tù, đánh đập Hạnh. Hạnh bị đánh rất dã man, bị đánh hội đồng. Không biết Hạnh đã chịu bao nhiêu cú đạp, cú đá. Hạnh còn bị nhốt lên một cái xe đẩy trông giống một con heo vậy. 
Trà Mi: Một cô gái nhỏ bé giữa chốn lao tù khắc nghiệt không nhận tội, không sợ hãi, không lùi bước. Điều gì đã tiếp sức cho Hạnh?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Là gia đình. Trong 4 năm lao tù, Hạnh không biết ở bên ngoài cộng đồng quốc tế kêu gọi tự do cho Hạnh nhiều đâu. Hạnh nghĩ Hạnh đã chiến thắng vì đã làm cho gia đình hiểu mình, ủng hộ con đường Hạnh đi. Điều đó làm Hạnh cảm thấy hạnh phúc.
Trà Mi: Một nét đặc biệt ở Hạnh so với những tù nhân lương tâm khác là thái độ lạc quan, bình thản. Hạnh hát trên đường ra tòa, Hạnh hát trên đường về trại giam, và ngay sau khi được trả tự do Hạnh cũng hát. Một hình ảnh mà có người ví von như là một con chim dù bị nhốt trong lồng, nhưng chiếc lồng sắt đó chỉ có thể giam giữ đôi cánh của nó chứ không thể giam hãm tiếng hót của nó. Bây giờ cánh chim được tự do, trong thời gian tới, tiếng hót của nó sẽ như thế nào và những sải cánh sắp tới của nó sẽ ra sao?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Khi Hạnh hát, Hạnh chỉ nghĩ rằng mình chẳng nên khiếp sợ làm gì, hãy hát để gửi đến anh em đồng đội của mình. Hạnh dùng tiếng hát khuấy động lương tâm các thanh niên trẻ, các bạn bè anh em và cổ vũ tinh thần cho những tù nhân lương tâm. Hạnh cũng muốn gửi đến các bạn trẻ rằng nếu các bạn đấu tranh thì các bạn đừng nên sợ tù đày. Các bạn nên cảm thấy như Hạnh là may mắn khi được ở tù. Bởi khi các bạn ở tù, các bạn sẽ hiểu được rất nhiều vấn đề mà có thể các bạn đã bỏ lỡ hay lãng quên. Những điều các bạn chưa thực hiện được sau khi ở tù các bạn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm để áp dụng tiếp cho con đường của mình. Hạnh sẽ tiếp tục con đường đã chọn. Gắn bó với công nhân, nông dân là con đường mà Hạnh luôn trung thành tuyệt đối.
Trà Mi: Có người nói ‘đấu tranh là tránh đâu’ thì đấu tranh làm gì, mang lại được lợi ích gì hay không. Đối với những bạn trẻ có thắc mắc đó, Hạnh trả lời thế nào?
Đỗ Thị Minh Hạnh: Tại sao bạn lại cứ hỏi lợi ích cho bản thân mình, sao bạn không hỏi lợi ích của đất nước nằm ở đâu, Hạnh chỉ có thể hỏi lại các bạn câu hỏi đó mà thôi.    
Trà Mi: Vừa rồi là cuộc trao đổi với nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh sau khi cô được trả tự do. Hai người bạn của cô, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cùng bị bắt năm 2010 hiện vẫn đang thọ án tù, lần lượt là 7 và 9 năm.

Cu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí qua đi do nhim HIV trong tù ?

Anh Huỳnh Anh Trí (phải) khi mới ra tù tại nhà chị Bùi Thị Minh Hằng (giữa). Người bên trái là anh Huỳnh Anh Tú. (DR)

Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí, người vừa mãn hạn tù được sáu tháng, sau 14 năm bị giam cầm, vừa qua đời hôm nay, 05/07/2014, ở tuổi 43, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn. Ít ngày nay, có nhiều thông tin được lưu truyền về các xét nghiệm y tế cho thấy ông Huỳnh Anh Trí có thể đã bị nhiễm HIV trong thời gian ở tù, và trước khi mất, sức khỏe ông suy yếu trầm trọng do bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Sau s ra đi ca nhà giáo Đinh Đăng Đnh, ông Huỳnh Anh Trí là cu tù nhân lương tâm th hai t trn ít lâu sau khi ra tù trong năm 2014. Dư lun đt nhiu câu hi v nhng nguyên nhân khiến ông Huỳnh Anh Trí b mc căn bnh him nghèo trong tù. 

Trong mt chương trình phng vn được ghi hình (4 phn, dài tng cng 60 phút) do Truyn thông Dòng Chúa Cu thế thc hin cui tháng 6/2014 (www.ducme.tv), ông Huỳnh Anh Trí cùng vi các nhân chng – nhng cu tù nhân lương tâm như ông, Bác sĩ Nguyn Đan Quế, Hòa Thượng Thích Thin Minh, ông Nguyn Hu Cu, ông Huỳnh Anh Tú, Nhà báo Trương Minh Đc, ông Nguyn Bc Truyn -, nêu lên nhiu chng c t cáo các giám th tri giam, qun giáo..., đc bit ti tri giam Z30 Xuân Lc (tnh Đng Nai). C th là các hành đng hãm hi các tù nhân, như buc hàng trăm tù nhân phi dùng lưỡi dao co chung, dùng cùm chung vi nhng người b nhim HIV…  Bác sĩ Nguyn Đan Quế, Ch tch Hi tù nhân lương tâm, lên án « thái đ phi nhân tính » đi vi các tù nhân, kêu gi Nhà nước Vit Nam khn trương ci thin chế đ lao tù, « chm dt s dng sc khe, sinh mng đ làm áp lc vi tù nhân lương tâm », phi tr t do ngay cho các tù nhân lương tâm b bnh nng, hoc ít nht có « bin pháp thích đáng » đ chăm sóc h trong thi gian còn tù, « toàn b chế đ nhà tù Vit Nam phi được công b minh bch »…

V cái chết ca ông Huỳnh Anh Trí và phn ng t phía chính quyn Vit Nam, RFI đt câu hi vi ông Nguyn Bc Truyn, Tng thư ký Hi Ái hu Tù nhân Chính tr và Tôn giáo, người đã có thi gian cùng sng trong mt tri giam vi người tù lương tâm va qua đi.

RFI : Thưa ông, chúng tôi được tin cu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí va qua đi. Xin ông cho biết thính gi biết c th s vic này.
Ông Nguyn Bc Truyn : Anh Trí b bt vào tháng 12/1999, và va ra tù vào tháng 12/2013. Khi trong cùng tri vi anh, tôi thy sc khe ca anh vn bình thường trước tháng 5/2010. Sau tháng 5/2010, tôi ra tù. Sau ngày anh ra v, tôi thy sc khe anh vn bình thường cho đến sau tháng 3/2014.
Sau chuyến đi vn đng nhân quyn Hà Ni tr v, thì sc khe anh rt xung. Đu tiên anh b ói ra máu, thì đu tiên nghi rng anh b chn thương, do b đánh đp vào tháng 6/2013, khi tù nhân thường phm phân tri s 1 (tri Z30) ni lon thì anh là người tr li phng vn trên din đàn Paltalk. Sau đó anh b chuyn tri và b đánh đp rt nhiu, b chn thương phi, b ói ra máu nhiu ln. Ban đu anh cũng nghĩ (sc khe suy yếu là do nguyên nhân) như vy, nhưng gn đây, sau khi anh đi xét nghim v HIV, thì bác sĩ ti hai nơi, mt bnh vin và Vin Pasteur, xác đnh anh b dương tính HIV và đang giai đon cui, thì tôi nghĩ rng chc chn anh mc HIV trong thi gian 14 năm anh tù.
Xin ông cho biết đôi chút v ông Huỳnh Anh Trí ?
Anh Huỳnh Anh Trí sinh năm 1971 ti Sài Gòn. Nhng năm 1980, anh cùng gia đình đnh cư ti Bangkok, Thái Lan. Anh tham gia t chc Vit Nam T do, và khi tr v Vit Nam hot đng, thì b bt vào tháng 12/1999. Sau đó, anh b kết án 14 năm tù, cùng vi người anh Huỳnh Anh Tú.
Xin ông cho biết v gia cnh hin nay ca người tù lương tâm va qua đi.
Hai anh Huỳnh Anh Trí và Huỳnh Anh Tú ch còn mt người ch rut Sài Gòn. Cha đang sng Malaysia, m đã qua đi. Đa s anh ch em đu Thái Lan. Khi hai anh em Tú, Trí ra tù thì không có nhà, vì thế không được nhp h khu, và không được làm căn cước, nên tm thi đang nhà tr và sng không được n đnh, vì công an thường xuyên theo dõi sách nhiu.
Đây cũng không phi là trường hp bt thường, vì theo quy đnh ca nhà cm quyn cng sn Vit Nam, thì sau khi ra tù phi tr v đa phương nơi anh b bt. Nhưng vì trước đây hai anh Thái Lan, nên nhà ca không có, ch có căn nhà cũ trước 1975, thì nay đã có người khác ri, nên anh không được nhp h khu vào. Mà theo quy đnh, không được nhp h khu, thì không có căn cước. (…)
Xin ông cho biết chính quyn Vit Nam có phn ng gì trước thông tin người cu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí mc HIV ?

Sau khi tin anh Huỳnh Anh Trí b HIV và chuyn sang giai đon AIDS, nhà cm quyn chưa có ý kiến phn hi gì v điu này.

Chc chn là h t chi trách nhim ca h. Nhưng tôi xin khng đnh, anh Huỳnh Anh Trí b nhim HIV là thi gian trong nhà tù. Còn nguyên nhân thế nào đ b nhim, thì chúng ta cn phi tìm hiu thêm. Tôi chưa xác đnh nguyên nhân nhim, nhưng trách nhim là thuc v nhà tù Xuân Lc.
Thưa ông, hin ti ông có biết nhng ai trong s các tù nhân lương tâm b mc "căn bnh thế k" như ông Huỳnh Anh Trí ?

Theo tôi được biết, có rt nhiu tù nhân chính tr b mc HIV, chuyn sang AIDS và chết ti nhà tù Xuân Lc, ít nht là khong 10 người. Nhng người này tôi ch nghe k li khi vào nhà tù Xuân Lc năm 2007, nhưng chưa được gp h. Nhưng mt người tù hin nay đang b nhim HIV và chuyn sang giai đon AIDS, và hin nay đang còn sng là anh Đ Quang Thái, tù chính tr, hin đang b giam gi ti phân tri s 2, tri giam Xuân Lc. Cho ti nay anh y cũng đang b vào giai đon cui. Tình trng sc khe ca anh đang b suy gim nghiêm trng. (…)
Thy giáo Đinh Đăng Đnh cũng b rơi vào trường hp sau khi được th, đã qua đi. (…) Chúng ta cũng nên cnh báo mt trường hp đang tình trng hết sc nguy him, đó là cô Mai Th Dung, đang b giam gi ti tri giam Thanh Xuân – Hà Ni. 

Người va ra tù, cô Đ Th Minh Hnh, đã thông báo trường hp hết sc nghiêm trng này. Sau 9 năm tù giam, cô Mai Th Dung mang nhiu chng bnh, nhưng cũng không được điu tr đúng chuyên khoa.

Nhà cm quyn cng sn ký Công ước chng tra tn năm 2013, nhưng cho đến nay, chế đ lao tù chưa được ci thin. Người b bt trong nam b đưa ra phía bc, người bc thì b đưa vào nam,. mà nước Vit Nam thì tri dài. Nhng người b bnh như ông Điếu Cày Nguyn Văn Hi, cô T Phong Tn, cô Mai Th Dung, ông Nguyn Xuân Nghĩa và rt nhiu tù nhân khác đang trong tình trng mc bnh nhưng không được chăm sóc.

Tôi kính mong rng, các t chc quc tế và chính ph các nước hãy áp lc và nh hưởng lên nhà cm quyn cng sn Vit Nam, đ buc h thc thi các công ước mà h đã tham gia v vn đ giam gi tù nhân, cũng như nhng quyn căn bn ca con người khác.
RFI xin chân thành cm ơn ông Nguyn Bc Truyn.
Nguyễn Bắc Truyển, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo

05/07/2014



Theo Hi Ái hu Tù nhân Chính tr và Tôn giáo, l cu nguyn cho ông An Phong Huỳnh Anh Trí din ra lúc 20 gi ngày 05/07/2014 ti nhà nguyn Đc M Thăm Viếng, đường Hoàng Sa (cnh nhà th Kỳ Đng), qun 3, Sài Gòn.



Ảnh của Ngoc Bui.

 




Lại thêm tài liệu viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Trung Quốc

CÔNG NHÂN BÌNH DƯƠNG BIU TÌNH CHNG TRUNG QUC TI 13 /05


Phạm Quế Dương (Thông Luận) - Trước đây tôi đã viết bài về cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, Thái Văn dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Đài Loan, họ tộc với tác giả.

Bây giờ tôi lại vừa đọc tập tài liệu “Giặc Hán đốt phá Nhà Nam”, dày 141 trang khổ lớn của tác giả Huỳnh Tâm, cũng là người Trung Quốc, xác định Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương.

Tài liệu viết: “Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng, Nguyễn Tất Thành đang lâm nguy, bởi bị nhiều bệnh do trác tráng, say đắm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu, có thể chết bất cứ giờ nào và nghiêm trọng hơn, ông ta mắc phải nghiện ngập với “Nàng tiên nâu”.

Năm 1932,  Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932). Người thân tên Hzyen Buhb (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù và đem đi hỏa táng. Tro cốt vủa Nguyễn Tất Thành (mã số 00567) lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian … Tài liệu này được lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng.

Ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương trong Hồ sơ HTC 4567 lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc như sau:

“Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học viện Hoàng Phố, Vân Nam.Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực,  tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ”.

Kèm theo đó,  tài liệu đưa ảnh chân dung mẹ Hồ Tập Chương,  gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông và ảnh Hồ Tập Chương cùng em trai thời niên thiếu (nguồn ảnh: Tư liệu Đô Sảnh Hồng Kông và tình báo Hoa Nam).

Cuốn sách này còn có những dòng sau đây:

“Chúng ta cùng nhau khám phá một tài liệu hiếm có về việc “Trăm năm trồng người.” của Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh thực hiện tại Việt Nam. Hồ Chí Minh hăng hái, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý hoàn hảo một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam,  và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một xa dần đặc tính của dân tộc mình …”

Khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” xuất hiện theo hướng dẫn của cộng sản họ Mao. Cùng lúc lấy thời gian che khuất dân trí Việt Nam,  bằng cách đẩy mạnh chiến tranh. Một lần nữa họ Hồ hối hả mở cửa Aỉ Chi Lăng và lách qua biên giới mời Đảng Cộng Sản Trung Quốc tràn vào lãnh thổ bằng đường bộ,  đường biển,   v v… hậu động thủ hỗ trợ cho Hồ Chí Minh thực hiện tốt mệnh lệnh “Tiêu diệt kẻ thù không đồng chủng.”.

“Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời,  phải nhượng những phần đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất hài lòng với cách trả nợ của người vay nợ,  đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của Nhà nước Trung Quốc.

Hồ Chí Minh xuất thân từ lò huấn luyện Hoàng Phố, thề trung thành với bản quốc,  cúc cung phụng sự Quốc tế Cộng Sản, chấp nhận chiến dịch liên quân với Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử thành lập ĐCSVN, bắt đầu từ lúc xây dựng lực lượng quân sự,  Hồ Chí Minh là ai mà tự dưng có quân đội, vũ khí, tài chính, hệ thống tuyên truyền vv…nếu không phải do người Hán. Không có Trung Quốc thì lấy đâu ra người và vũ khí vì thuở ấy người Việt Nam theo cộng sản chẳng có mấy ai. Quân binh của Hồ Chí Minh hầu như là con số không, do đó, tất cả mạng sống đều được Trung Quốc bảo đảm, cung cấp và nuôi dưỡng”.

“Cho nên Mao Trạch Đông mạnh miệng lấy quyết định thay cho người chủ nhà tuyên bố, vì họ Hồ chỉ có hai bàn tay trắng: Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam, đối với tôi được coi như cuộc xâm lược và tấn công biên thùy Trung Quốc”.

Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 01/10/1965.

Tài liệu còn đăng tấm ảnh nhà ga Bích San với chú thích: ”Trước năm 1940 nhà ga Bích San thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh đã nhượng phần đất này cho Trung Quốc để đổi lấy viện trợ…”

“Nếu họ Hồ không phải là người Hán tất nhiên việc đi cầu viện sẽ về tay không. Đằng này mà mỗi khi ông ta chỉ xin viện trợ có một, tức thì lại được mười. Trung Quốc quá phóng khoáng trong viện trợ cho họ Hồ, dĩ nhiên trong tính cách phóng khoáng ấy phải theo quyết sách quốc gia”.

“Hồ Chí Minh vừa đến “Biệt điện” Bắc Kinh gỡ bộ râu cải trang, mặc áo bông nguyên Hán, ông ta khoe khoang với Chu Ân Lai về bộ râu và nhại : San trừ nhiêu râu rậm dung lực đích đã”. Hàm ý họ Hồ: Gỡ bỏ được râu, tất nhiên, đất nước Việt Nam gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi …”.

“Ngày 19/4/1961, Chu Ân Lai khẩn bách có mặt tại biên giới Việt Trung, triệu họ Hồ đến Cao Bằng báo cáo thành bại chiến trường.

Mùa xuân năm 1965, Hồ Chí Minh lại bí mật đi Trung Quốc, theo kế hoạch của tình báo Hoa Nam để gặp Mao Trạch tại quê nhà của Mao Trạch Đông ở Hồ Nam để xin ý kiến.

Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì? Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng.

Hà Nội,ngày 10/6/2014

Phạm Quế Dương


Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan

Phạm Quế Dương (Danlambao) - Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh” (Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008. Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử. Người dịch ra tiếng Việt Nam là Thái Văn (không biết là người Việt Nam hay Trung Quốc).

Sách chủ yếu nói về Nguyễn Ái Quốc. Sau vụ án Hương Cảng, 1931 cụ sang Liên xô nhưng bị lao phổi và chết ở Liên xô từ năm 1932. Sau đó, Quốc tế Cộng sản phân công Hồ Tập Chương, người Đài Loan cùng hoạt động với cụ Nguyễn Ái Quốc thay cụ Nguyễn Ái Quốc làm cách mạng ở Việt Nam. Ông Hồ Tập Chương lấy tên là Hồ Chí Minh. Tác giả Hồ Tuấn Hùng là người Đài Loan và là cháu ruột của Hồ Tập Chương. Sách gồm 6 chương, dày 342 trang khổ 15x21 cm.


Nguyên văn lời tựa như sau:

“Thay lời tựa
Màn đầu bóc gỡ tấm mạng che huyền bí
Tấm mạng huyền bí che mặt Hồ Chí Minh”.

Các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử hiện đại, ít nhiều đều có những bí mật riêng giống như tấm mạng che mặt. Những bí mật này rất ít khi được công khai minh bạch, trong đó, Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam là một trường hợp điển hình. Cho dù hiện giờ đã là thiên niên kỷ thứ hai, kỹ thuật truyền thông hiện đại có mặt khắp nơi, Hồ Chí Minh yên nghỉ trong quan tài thủy tinh tại lăng Ba Đình Hà Nội đã bốn mươi năm, nhưng hoàn cảnh gia đình, lịch trình học tập, khả năng ngôn ngữ, lý tưởng động cơ cách mạng, thực trạng hôn nhân, quá trình hoạt động tại Quốc tế cộng sản, thậm chỉ ngày sinh và ngày mất cũng vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn. Mặc cho các tác giả viết truyện ký tìm mọi cách lắp ghép tư liệu, cuối cùng, vẫn không thể nào dựng lại được và trình bày một cách thuyết phục chân dung lịch sử Hồ Chí Minh.

Hai người này là một?

Nhà sử học Việt Nam, giáo sư Nguyễn Thế Anh, tiến sĩ văn học và nhân văn Đại học Sorbonne, Paris, Pháp, từng là giám đốc Đại học Thuận Hóa, chủ nhiệm khoa Văn Sử Đại học Sài Gòn, giáo sư thỉnh giảng Đại học Harvard Hoa Kỳ, chủ nhiệm khoa Lịch sử văn hóa Đông Dương, Đại học Sorbonne, đã dày công nghiên cứu về Hồ Chí Minh và có những kiến giải độc đáo. Trong tác phẩm "Con đường chính trị của Hồ Chí Minh", Nguyễn giáo sư từng nói: 

"Cho dù không thiếu những tác phẩm viết về Hồ Chí Minh, cho dù ông đã mất từ lâu, nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều nghi vấn và mâu thuẫn trong cuộc đời nhân vật chính trị này. Do ông có thói quen che giấu quá khứ và những hoạt động của mình, cố ý xóa sạch các dấu vết, vì thế, mọi cố gắng tìm hiểu những chi tiết chân thực trong cuộc đời hoạt động của ông chẳng khác gì đứng trong đám mây mù vần vụ mà thưởng hoa vậy. Vì thế, ta chỉ có thể suy đoán mà thôi. Hồ Chí Minh có đến 3 cái tên giả, tự mình kể chuyện về mình đầy tràn sắc thái thần bí với nhiều sự hàm hồ, vô vàn tình tiết nghi hoặc, chẳng những không thể phân tích rõ ràng, mà còn bỗng nhiên tự tâng bốc mình với mục đích tuyên truyền cho sự nghiệp chính trị hoặc là một thánh nhân. Tuy vậy, các nhà sử học đã trường kỳ nghiên cứu, nỗ lực bóc gỡ dần lớp màn che phủ vốn làm chân dung Hồ Chí Minh bị biến dạng hoặc bị tô vẽ thái quá qua các tác phẩm truyện ký, chỉ có điều là vẫn chưa tìm ra điểm mấu chốt."

Nhà sử học Hoa Kỳ, giáo sư William J. Duiker, là một học giả trác việt chuyên nghiên cứu về Hồ Chí Minh.  Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, William J. Duiker làm việc ở Đại sứ quán Hoa Kỳ, trước sau có gần ba mươi năm nghiên cứu về Hồ Chí Minh, đã được một số Quỹ và Hội học thuật Hoa Kỳ tài trợ. William J. Duiker cũng thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nga và Việt, đã vào đọc hầu hết các thư viện lớn nhỏ châu Á, châu Âu và châu Mỹ, trong đó có nhiều lần cùng đi với các quan chức chính quyền Việt Nam sưu tầm tư liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh, và đã tìm được những tài liệu quý hiếm.

Vào năm 2000, William J. Duiker hoàn thành tác phẩm "Truyện Hồ Chí Minh", xuất bản bằng tiếng Anh, dày 700 trang, tuy nhiên chính ông cũng phải thừa nhận, không thể nào tìm được những tài liệu ở cơ quan đầu não, bởi luôn có sự ngăn cản việc tìm ra sự thật. William J. Duiker nói: 

"Những tài liệu nằm ở Trung tâm Lưu trữ Hà Nội đều không cho người Việt Nam và người nước ngoài thâm nhập tìm hiểu, nghiên cứu. Cũng như vậy, ta không thể tìm những tài liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Nhà cầm quyền Trung Quốc và Liên Xô hầu như ít khi để lộ những thông tin thuộc loại này."

Học giả Anh Quốc Sophie Quinn- Judge cũng là một chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh, từng được Quỹ Mike và Viện nghiên cứu Trung ương Đại học London tài trợ. Bà đã đến Việt Nam, các nước Đông Nam Á và Nga Xô, tìm được những chứng cứ mới nhất trong hồ sơ của Quốc tế cộng sản và tình báo Pháp làm cơ sở cho công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Năm 2002, Sophie Quinn - Judge đã xuất bản tại London cuốn sách "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1919-1941". Trong lời đầu, tác giả nói rõ, lấy "truyền kỳ về con người hai mặt" làm tiêu đề, bởi vì, đối với Hồ Chí Minh còn rất nhiều điều nghi vấn, đặc biệt tiêu đề chương sáu, dùng sự kiện "Chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa", coi đó là câu đố về chuyện sinh tử của Hồ Chí Minh, đồng thời đặt dấu hỏi nghi ngờ.

Vì ông Hồ Chí Minh cố tình che giấy tung tích của mình đã đưa 

đến nghi vấn ông có phải Hồ Tập Chương người Đài Loan hay không.
Trong phần giới thiệu tóm tắt ở trang 6, Sophie Quinn-Judge viết: 

"Hồ Chí Minh tìm mọi cách để giấu đi quá khứ của mình. Nhiều năm qua, những thứ mà ông đã cung cấp toàn là loại "dật sự", thường là mâu thuẫn nhau, không mấy liên quan đến cuộc đời thực. Đầu tiên là tập tự truyện xuất bản vào năm 1949 tại Trung Quốc, năm 1950, được xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris, mấy năm sau lại xuất bản tại Việt Nam với nhan đề "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch". 

Qua cuốn sách, người đọc biết rất rõ là, tất cả cái gọi là sự thật ấy đều do Hồ Chí Minh bịa đặt. (Tác giả nhận xét, "Truyện Hồ Chí Minh", bút danh Trần Dân Tiên, bản Trung văn, "Ba Nguyên thư ốc" Thượng Hải xuất bản năm 1949. Năm 1958, cuốn sách đổi tên là "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch", xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội).

Năm 1962, nhà Việt Nam học Bernard Fall phỏng vấn Hồ Chí Minh, có hỏi đến những chi tiết mập mờ trong cuộc đời của ông, Hồ Chí Minh trả lời: "Các ông già khi vui vẻ thường tự tạo ra cho mình một chút thần bí. Tôi cũng bắt chước người xưa làm ra vẻ thần bí một chút, chắc ngài có thể hiểu được". Việc này chẳng biết Bernard Fall có hiểu được hay không, nhưng William J. Duiker trong cuốn sách nổi tiếng "Truyện Hồ Chí Minh" đã viết: "Không khí thần bí bao bọc xung quanh Hồ Chí Minh luôn luôn được duy trì, chí ít ra là trong các tác phẩm tự truyện như thế này".

Hồ Chí Minh có phải đến từ Đài Loan?

Vì sao cho đến lúc qua đời Hồ Chí Minh vẫn không tự nói ra những bí mật của mình? Chấp nhận nằm trong quan tài thủy tinh để lại cho người đời biết bao câu hỏi nghi ngờ? Vì sao các tư liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh trong hồ sơ lưu trữ tại các nước Pháp, Anh Quốc (bao gồm cả Hương Cảng), Mỹ... đến nay từng bước đã được giải mật, vậy mà nhà nước Việt Nam, Trung Quốc và Nga vẫn xếp vào loại tuyệt mật, cất giữ trong hòm kín? Các chuyên gia, học giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh nhận thấy rất rõ, trong hồ sơ giản lược về cuộc đời ông, trước sau đều phát sinh mâu thuẫn, nhưng không biết làm cách nào tìm được cách giải thích hợp lý. Hàng loạt những sự kiện nghi vấn trên dường như tạo hứng thú cho người ta bỏ nhiều thời gian, công sức tìm tòi tư liệu để viết về thân thế Hồ Chí Minh. Việc này cũng giải thích vì sao, giới lãnh đạo cao cấp Việt cộng, Trung cộng và Quốc tế cộng sản, phàm là các sử liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh, đều nhất loạt được che giấu, tô vẽ hoặc ngụy tạo.

Nhiều năm trước, một người bạn thương gia Đài Loan đã nói với tôi: "Hồ Chí Minh là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La, ông có biết không?". Tin đồn về Hồ Chí Minh thuộc Hồ tộc ở Miêu Lật, Đồng La đã hai lần tôi trực tiếp nghe được. Thông tin này làm tôi vừa nghi ngờ vừa phấn khởi. Đây phải chăng là dự báo về thân phận Hồ Chí Minh sắp được giải mật? Có một người họ Hồ, nhân viên Đảng vụ Quốc dân đảng, thuộc dân tộc Khách Gia Quảng Đông, sinh vào năm Dân Quốc thứ năm mươi, trong dịp về tế tổ họ Hồ ở Miêu Lật có hỏi thân phụ tôi: "Hồ Chí Minh với ông là như thế nào mà có tin đồn ông ta cũng là người Miêu Lật?" Một người nữa là thày thuốc họ Hà kể lại, năm 1945, ông đã theo quân đội Quốc dân đảng đến Hà Nội có nghe một người Hoa làm nghề buôn thịt lợn nói rằng, Hồ Chí Minh là người đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan. Người anh họ của tôi cũng bảo: "Năm Dân Quốc thứ sáu mươi, anh cùng ông chú đến Bộ Ngoại giao Đài Bắc hỏi thăm tung tích Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) cùng những vấn đề liên quan đến thân phận ông, nhưng không có được câu trả lời cụ thể". Thời gian gần đây tôi đã hai lần được nghe từ miệng một thương nhân Đài Loan ở Việt Nam nói rõ, Hồ Chí Minh là người Miêu Lật, Đồng La, nhưng không thể kiểm chứng được nguồn gốc thông tin, bởi không một lãnh đạo chóp bu nào của Việt Nam chịu tiết lộ bí mật.

Từ Việt Nam, tin đồn Hồ Chí Minh là người thuộc họ Hồ sinh quán ở Miêu Lật, Đồng La truyền về Đài Loan, khiến tâm trạng tôi vốn dĩ trầm lặng bỗng nhiên như cháy bùng lên. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam là người Đài Loan! Như vậy, lời khẩu truyền được lưu trong ký ức gia tộc họ Hồ ở Miêu lật, Đồng La thực ra chẳng phải là bí mật của Ông Trời, vấn đề là, chưa tìm được chứng cứ đủ sức thuyết phục mà thôi. Trước đây ít năm, gia tộc có phát hành nội bộ cuốn sách "Giải nghĩa 'Nhật ký trong tù' của Hồ Chí Minh". Qua sơ bộ nghiên cứu tư liệu thì Hồ Chí Minh đúng là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La. Đại thể là, không có lửa làm sao có khói, chỉ tiếc sức lực có hạn, không tìm được chứng cứ để liên kết các sự kiện. Mấy năm nay, các loại sách báo, tranh ảnh lưu hành rất tiện lợi. Mạng Internet phát triển nhanh chưa từng thấy. Các sử liệu liên quan đến Hồ Chí Minh lần lượt xuất hiện. Tin đồn Hồ Chí Minh là người Đài Loan từng bước được lịch sử xác nhận qua các phương pháp giám định khoa học. Vì thế, để tìm hiểu xem Hồ Chí Minh có phải là người Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan hay không, cần phải khẳng định hai sự kiện sau:

1 - Hồ Chí Minh thời kỳ (1890 - 1932) là Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam.
2 - Hồ Chí Minh thời kỳ (1933 - 1969) là Hồ Tập Chương của Đài Loan.

Nói cách khác, truyền kỳ về Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh, nửa đời trước là lãnh tụ cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc, nửa đời sau là nhân sĩ Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan. Hai người cùng có quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng đạt được những thành tựu trong cuộc đời hoạt động.

Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là đại biểu Quốc tế cộng sản. Do đảng viên cộng sản Pháp Joseph Ducroix, bí thư Công hội Thái Bình Dương, Quốc tế cộng sản bị bắt tại Singapore, sau khi truy vấn, cảnh sát đã bắt được hai phái viên của Cục Viễn Đông Quốc tế cộng sản là Hilaire Noulens ở Thượng Hải và Nguyễn Ái Quốc ở Hương Cảng. Không may, vào mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc trên đường trốn chạy từ Hương Cảng đến Thượng Hải bị mắc bệnh lao phổi qua đời.

Mùa hè năm 1929, Hồ Tập Chương từ Đài Loan đến Thượng Hải, được Cục Viễn Đông phái đến làm việc tại "Liên minh mậu dịch Thái Bình Dương". Cũng bởi có liên quan đến vụ án Hilaire Noulens, ông phải trốn đến Quảng Châu rồi lại chạy sang Quảng Tây, Xiêm La, cuối cùng về Hạ Môn. Đầu năm 1933, Hồ Tập Chương từ Hạ Môn đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa. Lúc này, chủ quản bộ phận Việt Nam Quốc tế cộng sản là Vera Vasilieva đặt kế hoạch cho Hồ Tập Chương 5 năm học tập cải tạo để biến thành Nguyễn Ái Quốc, nhằm phủ định sự thật Nguyễn Ái Quốc đã chết, thay thế ông này, bước lên vũ đài lịch sử, diễn vở kịch truyền kỳ Hồ Chí Minh "thật giả kiếp người".

Ông này là ai? Hồ Chí Minh hay Hồ Tập Chương người Đài Loan?

Hồ Chí Minh nửa đời về sau (1933 - 1969) là Hồ Tập Chương, người Đài Loan. Tuy nhiên, sự kiện động trời này chưa từng được lịch sử biết đến, khiến các cho các chuyên gia nghiên cứu hoặc độc giả có hứng thú với nhân vật Hồ Chí Minh vừa sửng sờ vừa nghi vấn. Các chứng cứ của luận điểm này? Độ tin cậy của thông tin như thế nào? Nguồn gốc của tư liệu ở đâu? Mối quan hệ nhân quả về thời gian, không gian và tính logic của vấn đề?

Về trình tự làm cuốn sách, trước hết là trình bày việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chết bởi bệnh lao phổi vào mùa thu năm 1932. Phần tiếp theo sẽ chỉ ra, Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người, cuối cùng nói đến nửa phần đời sau của Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương đến Từ Đài Loan. Nội dung cuốn sách này hoàn toàn đảm bảo tính khách quan và tính hợp lý với mục đích chỉ để làm rõ một tiên đề giả thiết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người. Trong quá trình khảo cứu, tôi đã tìm hiểu, so sánh, đối chiếu cẩn trọng các tư liệu liên quan đến cuộc đời Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, muốn làm một việc công bằng là trả lại sự thực vốn có cho lịch sử, đồng thời để tìm ra lời giải câu đố "Sự bí ẩn trong chuyện sinh tử của Nguyễn Ái Quốc". Từ sự bí ẩn về thân phận Hồ Chí Minh, tôi đề xuất 5 luận chứng đồng thời cũng là nhan đề của 5 thiên trong "Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh" như sau:

1 - "Hài kịch tráo rồng đổi phượng" (Nguyễn Ái Quốc chết mà sống lại).

2 - "Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp người" (Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng lên vũ đài lịch sử).

3 - "Cuộc sống lưu vong phiêu bạt" (Hồ Chí Minh ở Liên Xô và Trung Quốc).

4 - "Khúc bi ca về tình yêu và hôn nhân" (Sự thật về tình yêu, hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh).

5 - "Nhật ký trong tù và Di chúc" (Làm rõ khả năng Hán văn của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh).

Từ cách nhìn lịch sử ở những góc độ khác nhau, lật lại sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết bệnh vào năm 1932, và Hồ Chí Minh của năm 1933 là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan tiếp tục tiếp tục đăng đài thực hiện nhiệm vụ Quốc tế cộng sản giao phó, rất mong được các chuyên gia học giả cùng bạn đọc chỉ giáo. 

Thời đại internet hiện đại, nên sách được loan tải trên mạng rất rộng rãi. Nhiều người đến trao đổi với tôi, hầu hết là những người từng trực tiếp tham gia kháng chiến, là bộ đội, là cán bộ tuyên huấn... Một số người phản đối, cho cuốn sách là bịa đặt, “đổi trắng, thay đen”. Một số người thì bảo chuyện này cũng đã được nghe từ lâu. Và tin lời tác giả. Họ dẫn chứng: năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp. 

Bản thân tôi rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự hào đã 45 năm là “Lính Bác Hồ”, “Bộ đội Bác Hồ.” Khi làm Tổng biên tập báo Phòng Không-Không Quân, ba lần được tiếp xúc với Chủ Tịch khi Chủ Tịch thăm Quân chủng và trận địa tên lửa, viết bài về Chủ Tịch. Nhiều lần về thăm quê Chủ Tịch và thắp hương lễ mộ cụ Hoàng Thị Loan, vào Sài Gòn đến Cảng Nhà Rồng thăm nơi “Bác Hồ đi tìm đường cứu nước.” Nhiều lần vào lăng viếng Bác.

Kính mong nhà cầm quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam cử giới khoa học lịch sử làm rõ sự thật vụ việc này. Nếu tác giả bịa đặt thì đưa ra tòa án quốc tế xét xử, làm rõ sự thật. 

Ngày 25/8/2013
Đ/C: 37 – Lý Nam Đế - Hà Nội
ĐT: 627 00002
Nguồn: Tập san TỔ QUỐC số 164



HoChiMinh
--------o0o--------
Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc
Posted on 03.02.2014 by saohomsaomai

Lời thú tội gây ra cuộc chiến nồi da xáo thịt cho dân tộc, đưa giống nòi, tổ quốc vào con đường nô lệ. Thì bây giờ ai là ngụy, ai là việt gian bán nước?
vietlist.us

Hoàng Thanh Trúc (Chinhluan) - Những ngày tháng cuối năm, theo phong tục tập quán Việt Nam, trong mọi người chúng ta, vì đạo lý tri ân (nhớ ơn) hay dành một phần tâm linh hướng về người thân đã khuất và cho những người vị quốc vong thân.

Mới đây, chắc củng trong chiều hướng ấy, hướng về người vị quốc vong thân nên ngày 18 tháng 1 năm 1974 ông CT/Nước Trương Tấn Sang đã đến xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành một cái đền thờ xây dựng trị giá tới 5 tỷ đồng cho một nhân vật quá cố có tên Lê Duẩn cựu TBT/đảng CSVN (*) mà nói theo người xưa “trâu chết để da, người ta chết để tiếng” ông ta đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tiếng nói bất hủ của ông là: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”

Từ câu nói như quân lệnh chỉ đường ấy mà hàng triệu thanh niên hai miền Nam Bắc Việt Nam đã nằm xuống, một nửa chết vì chống lại và một nữa chết vì muốn nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh của đảng CSVN và quốc tế CS, Liên xô và Trung Quốc.
vietlist.us

Đền thờ trị giá 5 tỷ cho kẻ tuyên bố: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”.

Hình như nhờ xương máu Việt Nam như trải đường đó mà Liên Xô từ CS/XHCN mới tiến lên được dân chủ đa nguyên, đa đảng, như phương Tây hiện nay. Còn Trung Quốc củng nhờ đó mà nới rộng lãnh thổ về phương Nam, đưa Ải Nam Quan vào viện bảo tàng và nhất là nhờ xương máu Việt Nam quét Mỹ đi nên Trung Quốc có điều kiện rảnh tay một mình một cõi “giải phóng” luôn Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam!

Và chính ông ta (Lê Duẩn) củng có một sáng kiến rất thực dụng, ngoài phân xanh, phân chuồng, phân bắc, thì ông vận dụng sáng tạo thêm một thứ phân nửa là phân “người chết” để sau 30 tháng 4/1975 kết thúc chiến tranh đích thân ông ký giấy chỉ đạo lùa gần nữa triệu sĩ quan công chức chính phủ miền Nam vào rừng sâu núi thẳm “cải tạo” 1/3 số tù nhân đó thành “phân người” vùi xuống đất bón trực tiếp cho xanh cây lá.

Người dân Việt Nam muốn hỏi ngài CT/Nước Trương Tấn Sang rằng: Đó có phải là công lao to lớn “vì tổ quốc Việt Nam” hay không? Mà cái đền thờ của ông Lê Duẩn toàn là gỗ quí hảo hạng, tượng của ông ta đúc bằng đồng nặng tới hàng tấn?

Ngược lại – cũng trong ngày này (18 và 19 tháng 1) tại thủ đô Hà Nội, nhân dân thương tiếc tưởng  nhớ 74 đồng bào anh em chiến sĩ miền Nam, đã anh dũng hy sinh vì chống lại quân TQ xâm lược trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Nhưng suốt 40 năm “nhà nước, đảng ta” không có lấy một bát hương tưởng niệm thì lại bị CA/AN chìm nổi đàn áp, phá đám, hành hung và khủng bố mà họ không giải thích là tại sao?.

vietlist.us
CA/AN phá đám, ngăn cấm đồng bào tưởng niệm Liệt Sĩ Hoàng Sa.

Chắc chắn trong 180 quốc gia thuộc LHQ không có quốc gia nào (trừ duy nhất CSVN) cấm đoán công dân mình tôn vinh liệt sĩ hy sinh vì chống xâm lược.

Thưa ông CT/Nước Trương Tấn Sang! Chẳng lẽ bắn giết đày đọa đồng bào anh em mình theo lệnh CS Nga và CS Tàu, tạo điều kiện cho Tàu xâm lược là có công với Tổ Quốc. Còn nằm xuống xả thân hy sinh vì biển đảo cương thổ của cha ông lại là những tội đồ?

Chỉ vô tri vô giác như loài tôm, loài sò, thì cứt mới lộn ngược lên đầu như vậy! Thưa ngài CT/Nước.
Hoàng Thanh Trúc
-------oo0oo-------
lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.




BẬT MÍ: TRUNG QUỐC CÔNG BỐ HỒ CHÍ MINH CHÍNH LÀ THIẾU TÁ HỒ QUANG THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN TRUNG QUỐC!

Báo Cương Sơn (冈山) loan tải hình Hồ Chí Minh tham gia đấu tranh chống xâm lược. (ghi chú: Hồ Chí Minh có chữ x màu trắng và dấu chấm đỏ).... Nguồn: Quân ủy Cương Sơn (CPC).

Thiếu tá Hồ Quang (Hồ Chí Minh) phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán.

Nguồn:Lưu trữ Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC).




"...Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền
từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 01/10/1965"


Phạm Quế Dương (Thông Luận) - Trước đây tôi đã viết bài về cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.”của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, Thái Văn dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Đài Loan, họ tộc với tác giả.

Bây giờ tôi lại vừa đọc tập tài liệu “Giặc Hán đốt phá Nhà Nam”, dày 141 trang khổ lớn của tác giả Huỳnh Tâm, cũng là người Trung Quốc, xác định Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương.

Tài liệu viết: “Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng, Nguyễn Tất Thành đang lâm nguy, bởi bị nhiều bệnh do trác tráng, say đắm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu, có thể chết bất cứ giờ nào và nghiêm trọng hơn, ông ta mắc phải nghiện ngập với “Nàng tiên nâu”.

Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932). Người thân tên Hzyen Buhb (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù và đem đi hỏa táng. Tro cốt của Nguyễn Tất Thành (mã số 00567) lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian …Tài liệu này được lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng.

Ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương trong Hồ sơ HTC 4567 lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc như sau:

“Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học viện Hoàng Phố, Vân Nam.Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ”.

Kèm theo đó,  tài liệu đưa ảnh chân dung mẹ Hồ Tập Chương,  gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông và ảnh Hồ Tập Chương cùng em trai thời niên thiếu (nguồn ảnh: Tư liệu Đô Sảnh Hồng Kông và tình báo Hoa Nam).

Cuốn sách này còn có những dòng sau đây:

“Chúng ta cùng nhau khám phá một tài liệu hiếm có về việc “Trăm năm trồng người.” của Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh thực hiện tại Việt Nam. Hồ Chí Minh hăng hái, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý hoàn hảo một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam, và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một xa dần đặc tính của dân tộc mình …”

Khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” xuất hiện theo hướng dẫn của cộng sản họ Mao. Cùng lúc lấy thời gian che khuất dân trí Việt Nam, bằng cách đẩy mạnh chiến tranh. Một lần nữa họ Hồ hối hả mở cửa Aỉ Chi Lăng và lách qua biên giới mời Đảng Cộng Sản Trung Quốc tràn vào lãnh thổ bằng đường bộ, đường biển, v v…hầu động thủ hỗ trợ cho Hồ Chí Minh thực hiện tốt mệnh lệnh “Tiêu diệt kẻ thù không đồng chủng.”.

“Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời,  phải nhượng những phần đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc.Trung Quốc rất hài lòng với cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của Nhà nước Trung Quốc.

Hồ Chí Minh xuất thân từ lò huấn luyện Hoàng Phố, thề trung thành với bản quốc, cúc cung phụng sự Quốc tế Cộng Sản, chấp nhận chiến dịch liên quân với Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử thành lập ĐCSVN, bắt đầu từ lúc xây dựng lực lượng quân sự, Hồ Chí Minh là ai mà tự dưng có quân đội, vũ khí, tài chính, hệ thống tuyên truyền v.v…nếu không phải do người Hán. Không có Trung Quốc thì lấy đâu ra người và vũ khí vì thuở ấy người Việt Nam theo cộng sản chẳng có mấy ai. Quân binh của Hồ Chí Minh hầu như là con số không, do đó, tất cả mạng sống đều được Trung Quốc bảo đảm, cung cấp và nuôi dưỡng”.

“Cho nên Mao Trạch Đông mạnh miệng lấy quyết định thay cho người chủ nhà tuyên bố, vì họ Hồ chỉ có hai bàn tay trắng: Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam, đối với tôi được coi như cuộc xâm lược và tấn công biên thùy Trung Quốc”.

Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 01/10/1965.

Tài liệu còn đăng tấm ảnh nhà ga Bích San với chú thích: ”Trước năm 1940 nhà ga Bích San thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh đã nhượng phần đất này cho Trung Quốc để đổi lấy viện trợ…”

“Nếu họ Hồ không phải là người Hán tất nhiên việc đi cầu viện sẽ về tay không. Đằng này mà mỗi khi ông ta chỉ xin viện trợ có một, tức thì lại được mười. Trung Quốc quá phóng khoáng trong viện trợ cho họ Hồ, dĩ nhiên trong tính cách phóng khoáng ấy phải theo quyết sách quốc gia”.

“Hồ Chí Minh vừa đến “Biệt điện” Bắc Kinh gỡ bộ râu cải trang, mặc áo bông nguyên Hán, ông ta khoe khoang với Chu Ân Lai về bộ râu và nhại : San trừ nhiêu râu rậm dung lực đích đã”. Hàm ý họ Hồ: Gỡ bỏ được râu, tất nhiên, đất nước Việt Nam gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi …”.

“Ngày 19/4/1961, Chu Ân Lai khẩn bách có mặt tại biên giới Việt Trung, triệu họ Hồ đến Cao Bằng báo cáo thành bại chiến trường.

Mùa xuân năm 1965, Hồ Chí Minh lại bí mật đi Trung Quốc, theo kế hoạch của tình báo Hoa Nam để gặp Mao Trạch tại quê nhà của Mao Trạch Đông ở Hồ Nam để xin ý kiến.

Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì? Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rong rai de su that duoc bao ve va ton trong.

        Ha noi, ngay 10/6/2014.
                  Pham Que Duong.
                                                      www.ethongluan.org



Sự Điên Loạn Của Hoàng Đế Stalin 

Alistair Cooke (BBC)

Alistair Cooke, qua đời năm 2004 ở tuổi 95, là một trong những nhà báo được yêu mến nhất của Anh quốc. Khi ông qua đời, quyền tổng giám đốc BBC khi đó, Mark Byford, mô tả ông Cooke là “một trong những phát thanh viên vĩ đại nhất trong lịch sử đài BBC.”

Xin giới thiệu trích đoạn một lá thư của Alistair Cooke, phát thanh ngày 20-6-2003, với tựa đề “Bạo chúa điên loạn và độc ác nhất”, tìm hiểu vì sao nhiều người Mỹ, Anh vẫn miễn cưỡng khi lên án Stalin, người đứng đầu Liên Xô từ thập niên 1920 đến 1953.
Đến cuối thập niên 1920, Stalin đã sẵn sàng và đủ quyền uy để thực hiện một, hay đúng hơn là hai kế hoạch.

(1) 
Một là hiện đại hóa công nghiệp và
(2) ​
hai là buộc mọi người nông dân, lớn hay nhỏ, giàu hay lụn bại, phải nộp tài sản cho sở hữu tập thể.

Mọi nông trại sẽ bị quốc hữu hóa và đảng – những người Bolshevik ở Moscow thông qua các lãnh đạo vùng – sẽ biến từng người nông dân thành một kẻ tôi tớ có hợp đồng, cày sâu cuốc bẫm để rồi vụ thu hoạch sẽ được phân phát theo sự trung thành của anh với đảng.

Ngay từ đầu, đây là một vấn đề chính cho Stalin.

Từ hồi thanh niên, ông ta đã điên loạn. Từ những ngày đầu trong đảng, mắt ông đã láo liên, tai vểnh lên, mọi giác quan đều được huy động để tìm kiếm kẻ bội phản.
Điều này có nghĩa là trong một nhà máy, một người không đúng giờ giấc, một người không biết dùng máy móc mới, bất kì ai để máy hỏng đều bị xem là kẻ phản bội và bị bắn.
Kế hoạch tập thể hóa gặp phải một trở ngại to lớn – hơn 70% của cái gọi là dân vô sản là người nông dân, mà đa số không hề muốn giao nông trại cho cán bộ địa phương.
Ukraina là khu vực rất trù phú, là vựa lúa mì cho một nửa dân số Liên Xô. Những người nông dân cứng cỏi, độc lập ở đây đã nổi loạn chống tập thể hóa.
Stalin biết rõ phải làm gì – không thương lượng, không thỏa hiệp – ông ta đơn giản ra lệnh cho quân đội thu giữ lương thực và hạt giống của nông dân.

1933 là năm đầu tiên đánh dấu chiến thắng của Stalin trong việc thi hành kế hoạch tập thể hóa.
Trong năm đó, 4.2 triệu người Ukraina chết đói, 1.7 triệu người khác bị đầy đến các trại và bị bỏ mặc, để mùa đông giết chết họ.
Không một nhà báo phương Tây nào tôi biết,​ có bài về Ukraina để gửi cho báo của họ.

Chúng ta quả thực có đọc về những phiên xử công khai các phóng viên, đảng viên, trí thức, những người bị nói là đã âm mưu chống đảng. Chắc chắn một số chống đảng, nhưng toàn bộ họ đã bị thanh toán.

Tại London, nhà văn Bernard Shaw bình luận: “Stalin đã đúng, ông bị kẻ thù bao vây.”
Stalin chắc hẳn hết sức tán đồng, ông ta bị nỗi lo ngại ám sát ám ảnh.
Tại Yalta, trong khi Roosevelt có hai vệ sĩ và Churchill một thám tử, Stalin sống và di chuyển cùng cả một sư đoàn lính và vệ sĩ Nga.

Ông ta ngủ vào ban ngày – ban ngày là lúc rủi ro nếu anh để lộ mình.

Ông thức dậy vào đầu giờ tối, ngồi xuống, nhấp ly vodka đầu tiên, và bắt đầu cái mà tôi từng gọi là chữ ký hoàng hôn – tức là lệnh hành quyết: hôm nay, một anh rể; ngày mai đốt sáu ngôi làng; ngày hôm sau nữa, nhờ vào chỉ điểm của một đại sứ rằng hai sĩ quan Nga có âm mưu phản loạn, Stalin ra lệnh bắn luôn 2000 sĩ quan từ cấp tá trở lên vào lúc rạng sáng.

Không lâu sau khi Thế chiến Hai bắt đầu, các văn phòng nước ngoài bắt đầu tính toán xem Stalin đã giết bao nhiêu người. Không kể số thương vong vì trận mạc.

Người Anh đoán chừng bảy, tám triệu.

Những người theo quan điểm tự do tiến bộ ở cả Anh và Mỹ miễn cưỡng, không muốn tin rằng ông ta đã hành quyết người vô tội, mà chỉ là những phần tử chống đảng nguy hiểm thực sự.

Bộ Ngoại giao Mỹ, quá lo ngại về chủ nghĩa Cộng sản, đoán là có 20 triệu người.

Cho mãi đến khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1991, người Nga mở kho tài liệu. Con số đúng của Kremlin là 27 triệu.

Vì sao những người Anh, Mỹ bình thường, có học thức, đàng hoàng lại có chung quan điểm về hai kẻ độc tài?

Hitler được xem là kẻ điên loạn và quái vật, Stalin là một lãnh đạo rất nghiêm khắc và có lẽ hơi tàn nhẫn trong đối xử với kẻ phản loạn, nhưng không đến mức là kẻ diệt chủng tàn ác như Hitler.

Quan điểm này có ở những người theo quan điểm tự do tiến bộ, đàng hoàng trong thập niên 1930, 40, 50 và nhiều người còn giữ nguyên nó cho mãi đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Tôi tin rằng có hai lý do – đặc biệt trong và sau Thế chiến Hai – khiến Stalin có vẻ như là một nhà kỷ luật khắt khe đáng sợ hơn là kẻ điên loạn và độc ác nhất trong các bạo chúa.

Tầm mức các tội ác của Stalin, khi ấy mới là tin đồn, quá kinh khủng khiến con người không tin nổi.

Nhưng trên hết, tôi nghĩ, đó là chiến thắng tuyên truyền về một sự cai trị tuyệt đối mà chỉ có thể phá vỡ khi lãnh tụ qua đời đột ngột.

Mọi bộ phim, tấm ảnh về tình hình các nơi đều chỉ được công bố sau khi đã chịu kiểm duyệt.

Mọi thứ phải được ngăn chặn – mọi hình ảnh của trại lao động khổ sai, phòng tra tấn, đội hành quyết, ngay cả hình ảnh về đời sống khổ cực hàng ngày của nhân dân, dòng người xếp hàng mua bánh mì, xà phòng, mọi thứ ngoại trừ những trang trại mẫu dựng lên để khoe với khách nước ngoài.

Tổng kết lại, có thể nói thế này: có thính giả nào lại chưa thấy cả trăm lần những bộ xương người ở Dachau, Buchenwald, Auschwitz?

Nhưng bạn đã thấy một tấm hình nào chụp cảnh những viên đại tá nằm chết trên mặt đất, hình những ngôi làng đỏ lửa và các tử thi bốc khói, hình vụ hành quyết một viên tướng, một con rể, hình của bất ky2 người nào trong 27 triệu người chết?

Kết quả là chúng ta nhìn thấy Hitler với viễn kiến điên rồ, thành thật của y về chủng tộc hoàn hảo. So với Stalin – kẻ điên của thế kỷ – Hitler chỉ là một hướng đạo sinh loạn trí.

Alistair Cooke
​-----------------------------------------------------

Thơ Tố Hữu về Stalin:

Nhà thơ TH còn là cựu Phó Thủ Tướng, Ủy viên BCT TW, Khai quốc Công Thần của VNDCCH, …Câu nói nổi trội…”bom nguyên tử của Trung quốc là bom đạo đức”…

Đời đời nhớ Ông
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác (Hồ) một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! 
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
China Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời

(Tố Hữu, 5-1953)

Cổ Động Phong Trào Cải Cách Ruộng Đất - Tố Hữu 

Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt

(Trích Trăm hoa đua nở trên đất Bắc trang 37)

HP chuyển


Hình nh Tây Tng dưới ách thng tr ca Trung Quc – trông người mà ngm đến ta

Bauxite Vit Nam tuyn chn nh

alt
La và khói trên mt con đường trong cuc ni dy Lhasa, Tây Tng, chp li t màn hình phát chương trình Truyn hình CCTV ca Nhà nước Trung Quc ngày 14/3/2008. Ngun: REUTERS
alt
Quân đi Trung Quc tun tra trên đường ph Lhasa ngày 15/3/2008, mt ngày sau khi cuc phn kháng th đô Tây Tng chuyn sang bo lc. Ngun: Financial Times
Ngày 14/3/ 2008: Cnh sát Trung Quc trên xe chng bo lon mt con đường th đô Tây Tng sau khi n ra nhng cuc phn kháng bo lc. Ngun: The Guardian
Cnh sát bán quân s đi tun trên mt con đường gn đn Jokhang Lhasa, th đô Tây Tng, China Photo: AP. Ngun: The Telegraph, ngày 13/3/2009
Lc lượng an ninh Trung Quc Lhasa, Tây Tng, n np trong ngày phn kháng th năm. Biu ng phía trên ghi: “Tăng cường qun lý an ninh công cng, bo v n đnh chính tr”. Bc Kinh đang đi mt vi nhng cuc biu tình nghiêm trng nht Tây Tng k t nhng năm 1980.Ngun: The New York Times, ngày 15/3/2008 March
Hơn 20 người Tây Tng đã t thiêu trong năm qua đ phn đi nhng n lc ca Trung Quc mà h cho là nhm đàn áp tôn giáo và văn hóa ca người Tây Tng. Ngun: VOA, ngày 5/11/2012
nh mt người Tây Tng t thiêu. Thông báo treo gii thưởng ca Trung Quc ch trích t thiêu rng ‘mt hành vi cc đoan chng li loài người, chng li xã hi’. Ngun: VOA, ngày 25/10/2012
alt
Nhiu người Tây Tng chn hình thc t thiêu đ phn đi chính sách đàn áp ca Bc Kinh – REUTERS /Jacky Chen. Ngun: RFI, ngày 14/04/2014
Ngun: ABC RadioAustralia, ngày 21/11/2012
Cnh sát Katmandu ngày 20/3/2008 bt gi các nhà sư Tây Tng khi h c đi ti văn phòng Liên Hip Quc đ đ đt Thnh nguyn thư chng li vic Trung Quc đàn áp Tây Tng. Ngun: Financial Times
alt
Xung đt đ máu: Các nhà sư Tây Tng b thương trong các cuc biu tình chng Trung Quc. Ngun: Daily Mail, ngày 21/4/2008


Ảnh của Ngoc Bui.

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-

 



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-28/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link