Thursday, July 10, 2014

Tuổi Trẻ Réo Gọi: Hành động cho dân tộc và tổ quốc


Tuổi Trẻ Réo Gọi: Hành động cho dân tộc và tổ quốc
Mạch Sống, ngày 6 tháng 7, 2014

CƯỜI VỚI BÀ NGOẠI-BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG


Một video do những người trẻ Việt ở Hoa Kỳ thực hiện để réo gọi nhau nhập cuộc tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và vẹn toàn lãnh thổ cho Việt Nam đã nhanh chóng được lan truyền trên youtube, thu hút nhiều nghìn người theo dõi chỉ trong nửa ngày trời.
Video này tổng hợp lời kêu gọi của những người trẻ ở khắp Hoa Kỳ, phần lớn dùng Anh ngữ, để động viên các bạn trẻ khác cùng trang lứa tham gia ngày tổng vận động ở Quốc Hội Hoa Kỳ vào 16 tháng 7 tới đây.
Đây là một hiện tượng đáng mừng và đáng khích lệ chưa từng thấy, theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và là một trong những tiếng nói đại diện cho Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ. Liên Minh này đứng ra tổ chức cuộc tổng vận động sắp đến.
"Chưa bao giờ chúng ta thấy hàng trăm người trẻ từ khắp đất nước Hoa Kỳ dấn thân như bây giờ. Lớn lên ở đất nước này, họ quen thuộc với giòng chính và có thể đi thẳng vào trung tâm quyền lực của quốc gia này nhằm tranh đấu quyền lợi cho đồng bào ở Việt Nam."
Theo Ts. Thắng, điều quan trọng là khơi dậy tinh thần dấn thân cho cộng đồng và tình yêu dân tộc nơi họ.

Những người trẻ Mỹ gốc Việt họp với dân biểu Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 6, 2013 (ảnh QH Hoa Kỳ)

Năm 2010, ông ra mắt sách "Thông Điệp Hy Vọng Và Trách Nhiệm", vạch ra con đường thay đổi đất nước bằng cách xây dựng nội lực và ảnh hưởng cho tập thể ngườ Việt ở hải ngoại. Để thực hiện kế hoạch này, Ông đã đi "du thuyết" qua nhiều chục thành phố Hoa Kỳ để vận động người trẻ nhập cuộc.
Năm 2011 trên 100 người trẻ tham gia Hội Nghị Các Lãnh Đạo Trẻ Mỹ Gốc Việt do BPSOS tổ chức ở Hoa Thịnh Đốn. Năm sau đó nhiều người trong số họ đã góp sức cho cuộc tổng vận động đầu tiên ở Quốc Hội với sự tham gia của khoảng 200 người trẻ.
Số người trẻ đã tăng lên khoảng 300 trong cuộc tổng vận động năm 2013 và vượt hẳn lên, gần 500, trong cuộc tổng vận động tháng 3 năm 2014.
Để đánh động ý thức và kêu gọi các bạn trẻ khác cùng nhập cuộc, một số những người trẻ tham gia các cuộc tổng vận động trước đây đã thành lập nhóm V Harmony. Họ là nhóm thực hiện video nói trên.
Theo Ts. Thắng, kể từ năm 2012 các công việc sắp xếp buổi hẹn với dân biểu và thượng nghị sĩ, ghi danh đồng hương tham dự, quán xuyến việc tổ chức và tiếp liệu. sắp xếp chương trình... ngày càng do những người trẻ chủ động.
Ở nhiều nơi họ nhận được sự cổ vũ và ủng hộ của các thế hệ đi trước trong cộng đồng.
"Sự tham gia ngày càng đông của người trẻ không những duy trì ngọn lửa đấu tranh và tăng sức mạnh cho cộng đồng, mà họ còn mở ra một phương cách đấu tranh cần thiết: ảnh hưởng chính sách của Hoa Kỳ trong cương vị công dân Mỹ gốc Việt," Ts. Thắng nhận định.
Theo Ông, trong lần tổng vận động ngày 16 tháng 7 tới đây cũng sẽ có sự tham dự của một số người trẻ Việt ở Canada. Ông hy vọng sẽ tái lập kinh nghiệm ở Hoa Kỳ sang Canada để rồi sẽ rộ lên những cuộc tổng vận động chính quyền Canada do chính những người trẻ Canada gốc Việt chủ động thực hiện.
"Chúng tôi kêu gọi các bậc phụ huynh giới thiệu video của những người trẻ réo gọi nhau dấn thân đến với con cháu trong nhà và trong các gia đình thân quen," Ts. Thắng nói.
Để ghi danh Để tham gia cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7:http://events.r20.constantcontact.com/register/event?oeidk=a07e9d1lmx99cba75de&llr=rrd6eedab,
hoặc gởi email cho cô Nhi Bùi: ntb9388@yahoo.com, hoặc gọi điện thoại cho cô Kim Cúc: 703-538-2190.
Thông tin tiếng Việt về cuộc tổng vận động:http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2885
Bài liên quan:
Vì Tổ Quốc: Hành Động!
Thời Điểm Quyết Liệt: Cần Mỗi Người Góp Một Bàn Tay




Hoạt Động Xã Hội Dân Sự: Tâm Tình và Chia Sẻ
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 5 tháng 7, 2014
Ngày càng nhiều đồng bào ở trong nước không chỉ nói đến mà còn dấn thân vào hoạt động xã hội dân sự vì hiểu rằng xã hội dân sự chính là nền móng của dân chủ. Thiếu một xã hội dân sự vững chãi thì không thể có dân chủ.
Và đây là vòng luẩn quẩn mà những nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam phải phá vỡ: Nếu không có môi trường dân chủ thì xã hội dân sự không thể phát triển, và nếu không có một sã hội dân sự phát triển thì không thể có dân chủ. Đó là cái khó của người đi tiên phong, đòi hỏi hy sinh rất nhiều. Vạn sự khởi đầu nan là vậy.
Để làm nhẹ phần nào gánh nặng của những người tiên phong ấy, tôi xin chia sẻ các hiểu biết và kinh nghiệm tích luỹ qua 35 năm hoạt động xã hội dân sự ở Hoa Kỳ và, trong mức độ thấp hơn, ở một số quốc gia Á Châu. Ở cách một đại dương, chắc chắn tôi không thể nắm bắt được những việc xảy ra hàng ngày, những chi tiết tinh tế của từng tình huống địa phương. Nhìn từ xa, chắc chắn không thể thấy rõ từng thân cây, nhưng điểm lợi là thấy được cả cánh rừng. 
Điều mà tôi muốn chia sẻ là cách nhìn tổng thể về các nguyên tắc, các sách lược và các kỹ năng tuyệt đối cần thiết cho hoạt động xã hội dân sự ở bất kỳ nơi chốn nào. Còn ứng dụng chúng cho từng hoàn cảnh địa phương thì lại do chính người hoạt động phải tuỳ nghi ứng biến.
 
Tác giả tại buổi nhận giải thưởng của LEAP, tổ chức chuyên đào tạo lãnh đạo xã hội dân sự, Los Angeles, ngày 26/07/2012

Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là một tổ chức xã hội dân sự, viết tắt là CSO (civil society organization). Một CSO là một tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization hay NGO) với mục đích thay đổi những qui tắc trong xã hội. Nó khác với những tổ chức NGO chỉ thuần tuý làm công tác bác ai, từ thiện. Tuy nhiên tất cả các tổ chức NGO có bề thế, dù mục tiêu là bác ái hay từ thiện, đều có một bộ phận đóng vai trò CSO.
Nói về bề thế, ít người Việt ở trong và ngoài nước hình dung được bề thế có thể đạt được của một tổ chức NGO hay CSO. Mỗi lần có dịp đưa những nhà tranh đấu ở trong nước đi thăm các tổ chức CSO ở Hoa Kỳ, tôi đều lưu tâm họ về quy củ và quy mô của các tổ chức ấy. Thực sự tôi không dám chắc mọi người đều hiểu, vì khái niệm về CSO còn rất mới mẻ đối với người Việt.
Có lần tôi mời một nhóm người mới ở trong nước ra đến họp ở cơ sở trung ương của tổ chức công đoàn AFL-CIO ngay tại Washington DC. Trải rộng 4 mặt đường, cơ sở này đồ sộ ngang với Bộ Sức Khoẻ hay Bộ Giáo Dục Liên Bang. Không những thế, bộ phận hoạt động quốc tế của AFL-CIO, mang tên Trung Tâm Đoàn Kết (Solidarity Center), có trụ sở ở một building bên kia đường. Ở các tiểu bang và thành phố lớn đều có các văn phòng chi nhánh của AFL-CIO hoạt động. Cơ ngơi ấy thể hiện tầm vóc của tổ chức xã hội dân sự đại diện cho quyền và lợi ích của trên 11 triệu công nhân thành viên này, với ngân sách hoạt động gần 200 triệu Mỹ kim một năm.
Ở Hoa Kỳ có nhiều tổ chức NGO và CSO còn lớn hơn nhiều. Khuynh hướng ở Hoa Kỳ là chính phủ ngày càng thu vén lại trong khi các tổ chức NGO ngày càng tăng về số lượng và tầm vóc. Hiện nay có khoảng 1.6 triệu tổ chức NGO với quy chế miễn thuế Liên Bang và mỗi năm có thêm khoảng 30 nghìn NGO mới đăng ký với Liên Bang. Số tổ chức NGO chỉ đăng ký hoạt động với Tiểu Bang thì nhiều hơn gấp bội. Các tổ chức NGO tham gia vào mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội. Chẳng hạn, trường đại học Stanford nổi tiếng Hoa Kỳ là một NGO trong lãnh vực giáo dục. Mayo Clinic, một trong những bệnh viện nổi tiếng bậc nhất Hoa Kỳ, là một NGO trong lãnh vực y khoa. Kaiser Permanente, hãng bảo hiểm sức khoẻ lớn vào bậc nhất Hoa Kỳ, cũng là một NGO.
Và không phải chỉ có Hoa Kỳ mới có những tổ chức NGO lớn. Ít ai ngờ rằng IKEA, hãng sản xuất và bán đồ nội thất lớn nhất hành tinh, là do một tổ chức bất vụ lợi ở Hoà Lan (INGKA Foundation) làm chủ, với ngân sách 23 tỉ Mỹ kim mỗi năm và tài sản dự trữ (của riêng INGKA Foundation, chưa tính kể tài sản của IKEA) là 36 tỉ Mỹ kim – ngang bằng với quỹ dự trữ quốc gia của nước Việt Nam.
Và cũng có những tổ chức NGO với hoạt động liên quốc gia. Chẳng hạn tổ chức YMCA (Thanh Sinh Công) có 96 nghìn nhân viên; các nhân viên này phối hợp và hỗ trợ cho lực lượng 725 nghìn tình nguyện viên hoạt động ở 119 quốc gia với ngân sách 6.24 tỉ Mỹ kim một năm.
Dĩ nhiên không phải tổ chức NGO nào cũng phải có bề thế to lớn . Có rất nhiều những tổ chức NGO nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả và được sự trọng nể của quốc gia và thế giới, như là Amnesty International, Human Rights Watch, Freedom House, v.v. hoặc cực nhỏ như là Environmental Defender Law Center (tổ chức đã can thiệp cho Ts. Cù Huy Hà Vũ) và Freedom Now (tổ chức đã can thiệp cho LM Nguyễn Văn Lý, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương) chỉ có một hai nhân viên. Các tổ chức nhỏ này đã tạo được ảnh hưởng vì biết kết lại với nhau để “góp gió thành bão” mỗi khi cần.
Tóm lại, muốn làm đúng vai trò kiểm soát và cân bằng đối với chính quyền, khu vực xã hội dân sự phải mạnh hơn và có ảnh hưởng vượt hơn chính quyền. Có hai cách để tạo sức mạnh và ảnh hưởng: phát triển tầm vóc và bề thế thật lớn, và phát triển hàng ngang thật đông để rồi nối kết lại với nhau. Mỗi phương cách tạo thế và lực đều đòi hỏi những nguyên tắc, những sách lược và những kỹ năng chuyên môn.
Chữa một bệnh nhân đòi hỏi phải học 7 đến 10 năm. Muốn thay đổi cả xã hội thì không thể chỉ làm tuỳ tiện trong niềm tin duy ý chí và viển vông rằng có thiện chí, có nhiệt tâm là đủ. Những người hoạt động xã hội dân sự phải đổ công học hỏi rất nhiều. Hoạt động xã hội dân sự trong môi trường dân chủ đã khó; hoạt động xã hội dân sự dưới một chế độ độc tài thì khó bội phần nên phải được trau dồi, đào tạo kỹ lưỡng hơn nữa.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta, gồm những nhà hoạt động xã hội dân sự ở trong nước và những người yểm trợ ở hải ngoại, là: Chúng ta có kế hoạch đào tạo cho nhau về những nguyên tắc, sách lược và kỹ năng cần thiết ấy không?
Tôi mong rằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình, chắt lọc, sắp xếp và đóng gói cho phù hợp với hoàn cảnh ở trong nước, sẽ giúp ích cho những nhà hoạt động xã hội dân sự trong những bước đầu mày mò. Biết rằng đây là một đề tài khô khan, tôi chọn lối chia sẻ qua hình thức tâm tình, kể chuyện với những người quan tâm hay đang dấn thân cho nền dân chủ ở nước nhà. Thêm vào đó là lòng quý mến và cảm giác như đã quen biết từ lâu mà tôi dành cho những người đồng chí hương ấy; cho nên tâm tình và chia sẻ là thích hợp.  

Bài liên quan:
Tổ Chức Xã Hội Dân Sự: Các Khác Biệt Bản Chất Với Đảng Chính Trị
Muốn Dân Chủ, Phải Khai Dân Trí
Công Đoàn phải thực sự bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân
Xã Hội Dân Sự Phải Độc Lập Với Các Đảng Chính Trị



Mời tham gia ngày tổng vận động 16 tháng 7

Ngày 8 tháng 7, 2014
Kính gửi Quý Đồng Hương, Quý Lãnh Đạo Tôn Giáo và Cộng Đồng, và Quý Tổ Chức Hội Đoàn:
Chúng tôi viết thư này để kính mời Quý Vị tham gia ngày tổng vận động cho Việt Nam vào 16 tháng 7 tới đây, với mục đích kép: (1) đẩy lùi sự xâm lấn của cộng sản Trung Quốc, và (2) đẩy lùi sự độc tài của chế độ cộng sản Việt Nam. Chúng tôi cũng xin mời những Quý Vị ở vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận tham dự buổi điều trần ngày mai ở Hạ Viện Hoa Kỳ về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Quốc Hội sẽ bãi khoá cuối tháng 7 vì bắt đầu mùa tranh cử. Cho nên đây là cơ hội cuối cùng trong năm nay để vận động Quốc Hội. Cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7 này trở nên vô cùng cần thiết vì những biến động đang diễn ra ở Biển Đông. Đất nước đang lâm nguy cực kỳ; thế nhưng chính quyền Việt Nam đã không làm những việc cần thiết tối thiểu để bảo vệ đất nước nhưng lại làm tất cả những gì có thể để trấn áp những người phản đối Trung Cộng xâm lấn biển và đảo.
Trước tình cảnh ấy, chúng ta ở hải ngoại này phải dấn thân cho đất nước và dân tộc. Đó là lý do của cuộc tổng vận động  vào ngày 16 tháng 7, mặc dù chúng tôi vừa mới thực hiện cuộc tổng vận động hàng năm vào cuối tháng 3 ở Quốc Hội.
Ngày Thứ Tư 16 tháng 7 sẽ bao gồm 3 sinh hoạt:
(1)    Buổi sáng (9 am – trưa): Họp khoáng đại với sự tham gia của nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ, nhân sĩ thuộc các cộng đồng bạn, và những người am tường về các chính sách về Biển Đông của Hoa Kỳ và của các quốc gia khác.
(2)    Suốt ngày: Nhiều phái đoàn nhỏ tiếp xúc với các dân biểu và thượng nghị sĩ tại văn phòng của họ; phái đoàn đại diện các tôn giáo họp với Bộ Ngoại Giao.
(3)    Buổi chiều (1 pm – 4 pm): Biểu tình trước Quốc Hội để yểm trợ cho các phái đoàn tiếp xúc với dân biểu, thượng nghị sĩ và Bộ Ngoại Giao.  



Rất mong sự tham gia đông đảo của đồng hương ở khắp nơi và đặc biệt trong vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận. Hiện nay chúng tôi cần thêm 100 người tham gia buổi họp khoáng đại vào buổi sáng ngày 16 tháng 7; căn phòng rộng nhất Hạ Viện mà chúng tôi chọn có sức chứa 400. Đồng thời chúng tôi kêu gọi đồng bào ở trong vùng cố gắng tham gia thật đông tại cuộc biểu tình trước Quốc Hội bắt đầu lúc 1pm nhằm tạo khí thế cho các phái đoàn vận động bên trong Quốc Hội và ở Bộ Ngoại Giao.
Ban tổ chức sẽ có xe bus đón đồng hương tại Trung Tâm Thương Mại Eden. Xe sẽ rời Eden vào các thời điểm: 7:30 am, 9:30am, 11:30am và 1:30 pm.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin mời quý đồng hương trong vùng tham dự buổi điều trần ngày mai (9 tháng 7) tại Quốc Hội Hoa Kỳ về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và Đông Nam Á. Buổi điều trần này tạo sự chú ý của Quốc Hội ngay trước cuộc tổng vận động vào tuần tới. Sự hiện diện đông đảo của người Mỹ gốc Việt tại buổi điều trần này sẽ là một nhắc nhở cần thiết cho các vị dân biểu Hoa Kỳ.  
Trong thời gian hai tháng qua, trong cộng đồng chúng ta đã có nhiều cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn Biển Đông và lên án chính quyền Việt Nam nhu nhược trước hoạ mất nước nhưng lại vô cùng hung hãn đối với dân, đặc biệt là những người biểu tỏ lòng yêu nước. Trước tình hình đen tối này của dân tộc và đất nước, chúng ta phải hành động, và hành động một cách thiết thực nhằm xoay chuyển tình thế.
Sự tham gia của Quý đồng hương, Quý lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng, và của Quý tổ chức và hội đoàn trong cuộc tổng vận động tới đây là một đóng góp thiết thực cho đất nước và dân tộc.
Mọi thông tin, xin liên lạc với chúng tôi tại: 703-538-2190 haybpsos@bpsos.org
Kính thư,
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Thay mặt,
Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ   

Để tham gia cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7, xin ghi danh tại: http://events.r20.constantcontact.com/register/event?oeidk=a07e9d1lmx99cba75de&llr=rrd6eedab,

hoặc gởi email cho cô Nhi Bùi: ntb9388@yahoo.com, hoặc gọi điện thoại cho cô Kim Cúc: 703-538-2190.

Thông tin tiếng Việt về cuộc tổng vận động: http://vdnqvn.com/  




Điều Trần Về Nhân Quyền Việt Nam Ở Hạ Viện
Mạch Sống, ngày 9 tháng 7, 2014
Tuy chủ đề của buổi điều trần sáng nay tại Hạ Viện Hoa Kỳ là tình trạng nhân quyền trong toàn vùng Đông Nam Á, nhưng Việt Nam đã được chú ý đặc biệt.
Ngay trong phần mở đầu, DB Ed Royce (Cộng Hoà, California), Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại và là chủ toạ của buổi điều trần, đã nhấn mạnh về tình trạng nhân quyền hết sức tồi tệ ở Việt Nam. Nhận định này được bổ túc bởi DB Elliot Engel (Dân Chủ,  New York) và DB Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey).
Vấn đề vi phạm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và buôn người ở Việt Nam đã là những đề tài được nhiều vị dân biểu quan tâm phát biểu và đặt câu hỏi.
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và là một trong 4 nhân chứng điều trần, giải thích rằng các quyền tự do căn bản đều bị khống chế: tự do ngôn luận, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội.
“Sự khống chế này ảnh hưởng cả xã hội, nhưng nặng nề nhất là các tôn giáo.”

Quang cảnh buổi điều trần, 09/07/2014(ảnh QH Hoa Kỳ )



Theo Ông, kế sách của chính quyền Việt Nam là một mặt chỉ cho đăng ký sinh hoạt chính thức các tổ chức tôn giáo quốc doanh hay khuất phục chính quyền. Mặt khác, họ dùng Nghị Định 92, hiệu lực đầu năm ngoái, để ngăn cản các sinh hoạt tôn giáo tư gia và không chính thức.
“Với chính sách chặn 2 đầu này, các nhóm tôn giáo độc lập chỉ có cách hoặc thần phục các tổ chức quốc doanh, nghĩa là chấp nhận bị kiểm soát bởi chính quyền, hoặc bị xoá sổ,” Ts. Thắng phát biểu trong buổi điều trần.
Ông dẫn chứng bằng sự kiện và hình ảnh các vụ đàn áp gần đây, như vụ Hội Đồng Chưởng Quản Cao Đài do nhà nước dựng lên đã tấn công và cưỡng chiếm Thánh Tất Long Bình ở Tiền Giang, vụ công an Đắk Lắk giam giữ và tra tấn một mục sư và một nhà truyền đạo Tin Lành người dân tộc Tây Nguyên để ép họ bỏ đạo, và vụ công an Dak Nong tra tấn đến chết nhà truyền đạo người H’mong Hoàng Văn Ngài và rồi công an Cao Bằng gây chết tại đồn công an cho người em họ là Hoàng Văn Sung vì đã lên tiếng đòi công lý cho anh họ. 
Ts. Thắng đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng và xếp Việt Nam vào Hạng 3 về buôn người:
“Sau khi Nga bị xếp Hạng 3, cảnh sát Liên Bang Nga đã phá vỡ gần 60 nhà may đen do người Việt làm chủ quanh Moscow và giải cứu gần 6 nghìn nạn nhân người Việt . Thế nhưng khi những nạn nhân này hồi hương, chính quyền Việt Nam không công nhận họ là nạn nhân buôn người và cũng không điều tra, chứ đừng nói truy tố, các công ty xuất khẩu người lao động sang Nga.”
Ông kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ hãy nắm lấy “cơ hội vàng”, do sự việc giàn khoan HD-981 đưa đẩy đến, để áp lực Việt Nam phải thực tâm cải thiện nhân quyền nếu muốn các quyền lợi về mậu dịch và an ninh từ Hoa Kỳ:
“Việt Nam không còn nhiều chọn lựa lúc này. Họ không thể ngả theo Tàu thêm nữa. Họ chỉ còn có thể ngả theo Tây Phương mà dẫn đầu là Hoa Kỳ. Họ đang cầu cạnh Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, hơn lúc nào hết.”
Ts. Thắng đề nghị các điều kiện căn bản làm tiền đề cho Việt Nam vào TPP là: trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, xoá bỏ các công cụ dùng để đàn áp và bắt giam những người bất đồng chính kiến, và tuyệt đối tôn trọng quyền tự do lập hay tham gia các công đoàn tự do và độc lập.
Một số vị dân biểu bày tỏ đồng tình rằng Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi được tham gia TPP.
Ở phần kết thúc buổi điều trần, DB Christopher Smith nêu vấn đề chính quyền Việt Nam đã bỏ ra 180 nghìn Mỹ kim để thuê hãng chuyên vận động hành lang Podesta Group vận động chống lại đạo luật nhân quyền cho Việt Nam, và hỏi cảm nghĩ của các nhân chứng điều trần.
Ts. Thắng trả lời rằng tuần tới đây sẽ có nhiều trăm các công dân Mỹ gốc Việt đổ về Quốc Hội để vận động chính phủ Hoa Kỳ nhập cuộc bảo vệ an ninh và hoà bình ở Biển Đông cũng như đòi hòi Việt Nam cải thiện nhân quyền.
“Đó là cách mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt đối phó với Podesta Group,” Ông kết luận.
Tất cả có 22 vị dân biểu thành viên của Uỷ Ban Đối Ngoại có mặt tại buổi điều trần.
Các nhân chứng điều trần khác gồm có: Ông Lorne Craner, cựu Trợ Lý Ngoại Trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động; Ông Tom Andrews, Cựu Dân Biểu Hoa Kỳ; Cô Janet Nguyễn, Uỷ Viên Quận Cam.
Bài liên quan:
Dân biểu Mỹ: Tình hình nhân quyền đang trở nên tệ hại hơn ở VN

Mời tham gia ngày tổng vận động 16 tháng 7

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (3 videos



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-28/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link