Thursday, July 10, 2014

Một xã hội bất an?


Một xã hội bất an?

TIẾP TAY CHO KẺ BÁN NƯỚC LÀ PHẢN QUỐC


An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-07-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
annhien07092014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
bieu-tinh-305.jpg
Công an bắt người biểu tình chống TQ tại Hà Nội hồi năm 2012. (Hình minh họa)
Photo by Nguyễn Lân Thắng





Tin tức từ các báo chính thống liên tục loan đi những vụ ‘cướp, giết, hiếp…’ xảy ra hằng ngày tại khắp nơi trên cả nước. Rồi qua trải nghiệm thực tế, nhiều người dân hoang mang, lo âu vì xã hội đang ngày càng trở nên bất an.
Thực tế ra sao và nguyên nhân vì đâu?

Tệ nạn xảy ra nhiều hơn

Vẫn chưa có một thống kê nào chính xác về số các vụ trộm - cướp, bị đánh nhầm, bị tạt acid, bị đâm bằng kim tiêm có dính máu HIV, bị móc túi từ những người bán hàng, ở trong nhà bị cướp vào hãm hiếp, cướp tài sản rồi giết luôn... cho từng khoảng thời gian hay từng địa bàn nào; dù rằng hàng ngày, báo chí – ti vi – các phương tiện truyền thông đều đưa tin người bị tai nạn – bị tử vong do cướp giật, do nhìn đểu, hoặc chỉ vì một câu nói không vừa ý người nghe...

Anh Nguyễn Hoàng Dũng đang làm việc tại TPHCM cho rằng xã hội Việt Nam ngày nay càng nhiều trộm cướp, chính bản thân Anh cũng vừa mới bị trộm một cái laptop tại phòng trọ, nhưng may mắn Anh đã nhận lại được, do tên ăn trộm bị bạn anh và người dân xung quanh nhà trọ rượt bắt nên đã bỏ chạy và vứt lại tang vật:

Do môi trường giáo dục không phổ biến cho các bạn trẻ ấy là nên kiếm tiền, nên lao động bằng cách nào để có đồng tiền xứng đáng.
-Bạn Vân
“Có một người ăn trộm mở cửa ra, vì cửa chưa khóa lại chỉ mới khép, vô lấy máy của em, rồi chạy vì máy em để gần cửa, bạn em mới phát hiện chạy rượt theo không kịp, vì do vấp cái chiếu bị té, rồi la lên cũng không thấy ai rượt bắt lại. Nhưng mà chạy ra có cô bán vé số ở gần phòng trọ, cô kêu lại nói là ở khúc kia có một nhóm mới bắt được một người ăn cắp cái máy laptop và họ giữ lượm lại được. Người ăn trộm thì chạy rồi, nhưng còn lại cái laptop kêu tụi em lại nhìn có phải laptop của mình không? Em lại đó nhận lại cái laptop và nhận dạng, người ta cho lấy về và gởi lại tiền cà phê cho họ chút.”

Anh Tuấn mới ra trường, đang làm việc tại Sài Gòn nhìn thấy tệ nạn xã hội Việt Nam ngày nào cũng có hình ảnh cướp, trộm, đâm chém nhau, Anh Tuấn rất sợ, cho rằng các tệ nạn này xảy ra nhiều hơn so với trước đây là vì:

“Thì thấy sợ, trước tiên là sợ, thấy bây giờ loạn hơn hồi xưa nhiều. Thấy như vậy đó.Trong thành phố thì cũng có người này người khác, nhưng có một số người vì ảnh hưởng sách báo, phim ảnh, một phần do hòan cảnh gia đình, một phần do bạn bè rủ ghê, một phần do chơi game với nhiều chuyện tệ nạn xã hội thường gặp.”
phohoa_020109sapo-305.jpg
Phố hoa Hà Nội Tết 2009 bầm dập vì người dân chen nhau chụp ảnh, bẻ trộm hoa.
Bạn Thùy Vân sinh viên năm 3, đang buôn bán mỹ phẩm trên mạng tại Hà Nội cũng rất là hoang mang lo sợ mỗi khi đi ra đường, Bạn Vân chia sẻ:

“Không biết một ngày nào đó trong tình trạng đang đi, bị đánh vì lý do đòi tiền gì không? Em cảm thấy lo sợ, sợ hãi và lo lắng vì bây giờ là xã hội phát triển, nhiều người người ta không muốn lao động chân tay hoặc tốn thời gian suy nghĩ cho nên người ta mới đi trộm cướp để kiếm sống qua ngày.”
Bạn Vân cũng nêu thêm lý do cho tình trạng bất ổn tại Việt Nam mà bạn lo lắng như thế:
“Do môi trường giáo dục không phổ biến cho các bạn trẻ ấy là nên kiếm tiền, nên lao động bằng cách nào để có đồng tiền xứng đáng thì tức là các bạn ấy một phần là không muốn lao động kiếm tiền từ bàn tay mình tạo ra thì các bạn ấy làm đủ mọi cách chiêu trò từ ăn trộm đến dùng tiêm chích HIV để lấy tiền người khách thành tiền của mình đi tiêu xài. ”

Sự thể hiện thái quá?

Thạc sĩ tâm lý học lâm sàng Diễm Hương – cư ngụ Hà Nội đang công tác tại cơ quan nhà nước, chuyên viên tư vấn về tâm lý giáo dục cho các phụ huynh cho biết nguyên nhân dân đến tình trạng thanh thiếu niên bộc phát tánh côn đồ trong xã hội Việt Nam:

“Nói chung là người ta có thể đâm nhau vì một cái ánh nhìn đểu hoặc người ta có thể đâm nhau vì một câu nói khích hoặc thậm chí mang cả rất nhiều đồng bọn để xử lý tên này tên kia vì nhìn đểu tao. Đấy cũng là một cái cách mà mỗi cá nhân nó thể hiện cái tính sỉ diện của bản thân. Với tao mày không được phép nhìn đểu, với tao mày không được bày tỏ thái độ thế kia… Nó cũng là sự thể hiện thái quá.”
Người ta có thể đâm nhau vì một câu nói khích hoặc thậm chí mang cả rất nhiều đồng bọn để xử lý tên này tên kia vì nhìn đểu tao.
-Thạc sĩ Diễm Hương
Nữ thạc sĩ này cũng đề cập đến một nguyên nhân khiến cho nhiều người trở nên bất hảo bằng mọi cách khi mà giá trị đạo đức của xã hội không còn, chủ nghĩa thực dụng lên ngôi, đồng tiền là tất cả. Một tầng lớp ngày càng giàu có thểm; trong khi đó nhiều người bị bần cùng hóa:
“Tại sao con người ta cảm thấy bất an, tại vì trong xã hội Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, sự phát triển này đang kéo theo những hệ lụy, tại vì dẫn tới một số những bộ phận rất là giàu, và những bộ phận lại suy thoái có nghĩa là làm ăn thua lỗ, không kiếm được việc làm khi người ta bị đẩy đến bước đường cùng thì người ta bị trở thành một con người tha hóa như kiểu Chí Phèo chẳng hạn có nghĩa là người ta sẳn sáng làm bất cứ điều gì để có tiền.”
Chính quyền phải có chức năng duy trì trật tự, ổn định xã hội, thế nhưng vai trò này chưa được thực thi đúng đắn ở Việt Nam, thạc sĩ Diễm Hương phát biểu:
“Để thực hiện được hết vai trò, thì chính phủ trước hết cần phải nghiêm. Tại vì những luật lệ cũng đã có rồi, ví dụ như: những luật vứt rác bừa bãi, luật sử phạt, chỉ cần chính phủ nghiêm thì tôi nghĩ sẽ tạo thành một thói quen cho người dân, giống như ăn trộm chặt tay thì lần sau người ta không dám ăn trộm nữa, bỏ rác ra ngoài phạt nghìn đô, người ta sẽ không bao giờ phạm nữa. Chính phủ đã có luật lệ rồi, nếu thực hiện tốt thì sẽ tạo ra thói quen tốt trong văn hóa, chỉ cần thực hiệm luật nghiêm, phạt từ trên xuống dưới một cách nghiêm minh cụ thể và công bằng. ”
Thạc sĩ Hương bức xúc nói tiếp ngành báo chí Việt Nam cũng phải gánh phần trách nhiệm về việc cổ súy cho những chương trình không có ích cho xã hội:
“Chính báo chí lại cổ súy cho những hành động như thế nữa, xem lại các chương trình văn hóa tuyên truyền của mình như thế nào? Chương trình nào thực tế, đưa lên chương trình học tập đi, chương trình người tốt việc tốt đi thay đi những chương trình nào là: Got Talent, X’factor các thứ… các báo chí cũng nên thay đổi nhận thức, không cổ súy cho các hoa hậu ao làng nữa, hoặc là người đẹp ngày hôm nay ăn không ngon, ngủ không yên, nay đi bệnh viện…”
Đòi hỏi có một ‘cõi thiên đường’ nơi hạ giới là điều không tưởng; thế nhưng nỗ lực tích cực xây dựng một xã hội đáng sống với những yếu tố an toàn, bình đẳng, qui cũ theo pháp luật… là yêu cầu mà một Nhà nước nào cũng phải có trách nhiệm thực hiện. Người dân cũng phải chung tay góp sức, không thụ động đối phó mà cùng nhau ý thức tham gia xây dựng.


Lực lượng công an trong mắt triết gia Trần Đức Thảo

Bùi Tín (VOA) - Sau khi tôi giới thiệu trên VOA cuốn sách Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối của nhà báo Tri Vũ, một số bạn trẻ trong nước gửi thư điện tử cho tôi hỏi rằng tôi đã trích ra mấy đoạn ngắn khi tác giả khắc họa chân dung “ông Cụ” - cụ Hồ - rất sống động, chân thực, vậy cuốn sách có chứa đựng chân dung nào khác cũng lý thú, sinh động như vậy không?

Xin thưa là có, có khá nhiều, như chân dung các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu... cũng cô đọng, sinh động không kém. 

Đó là những nhân vật đè nặng như ma ám suốt 40 năm ròng trên sinh mệnh của triết gia Trần Đức Thảo, buộc ông phải ngậm đắng nuốt cay, đóng vai kẻ lẩn thẩn dở hơi để tồn tại, để rồi trong gần 6 tháng cuối đời đã để lại cho hậu thế những phán xét sâu sắc được nghiền ngẫm kỹ càng. Qua lời kể của ông, mới vỡ lẽ ra là khi ông phê phán bài “Hãy đi theo bảng chỉ đường của trí tuệ” của nhà dân chủ Hà Sỹ Phu là làm theo lệnh trên, nhằm được yên thân để còn sống được và thổ lộ tư duy tỉnh táo của mình và lúc cuối đời. 

Dưới đây xin trích dẫn vài đọan ngắn khi ông Trần Đức Thảo nói về lực lượng công an CS Việt Nam, những người đã theo dõi, rình rập, đe dọa, đấu tố ông trong suốt 40 năm ông phải sống trong nhà tù lớn Việt Nam. 

Nhận định về lực lựơng công an chìm và nổi, Trần Đức Thảo cho biết: 

“Có một ngành quen dùng dối trá như một phương pháp hành động chính quy, đó là ngành công an, Với những cán bộ chìm và nổi dày đặc trong xã hội, miệng thì nói công an là bạn dân, là bảo vệ dân, nhưng thực tế công an là ngành đã quản thúc, quản chế dân bằng phương pháp khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, đe dọa tài sán. Công an đáng lẽ là lực lượng giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỷ cương cho xã hội, mà lại luôn tận dụng dối trá thủ đoạn để áp đảo, thống trị xã hội như thế thì làm sao duy trì được tính lương thiện trong dân, làm sao giữ được trật tự kỷ cương, được luân thường đạo lý cho xã hội? Các cụ ta đã dạy “thượng bất chánh, hạ tắc loạn”, “gieo gió thì gặt bão”, ngày nay ngành công an dùng quá nhiều hành động bất chính, gieo toàn là thủ đoạn dối trá, hận thù… thì rồi chế độ này sẽ gặt được gì? Các dân tộc từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã có đủ kinh nghiệm để trả lời! Thực tế là guồng máy công an đã phá hoại lý tưởng, đã bôi đen, bôi bẩn đảng, đã làm ô danh chế độ, làm ung thối cách mạng nhiều nhất. Dư luận vẫn than sự lộng quyền của ngành công an là đã hằng ngày đào sâu mồ chôn chế độ”. 

Ở một đoạn khác, ông nói thêm: 

“Tôi thấy cái cấp bách là cần phải can đảm bãi bỏ hẳn mọi phương pháp tổ chức. mọi chính sách hành động bất chánh trong toàn thể guồng máy cai trị của đảng và nhà nước, cả về mặt tuyên truyền lẫn mặt hành chính. Đứng đầu là phải thay đổi hẳn cách huấn luyện, phải tổ chức hẳn lại ngành công an. Dùng công an để kiểm soát và đàn áp tư tưởng là việc làm vô ích. Công an không thể bịt miệng dân, không thể kiểm soát những suy tư trong đầu người dân. Chính những người CS lãnh đạo có kinh nghiệm đó hồi bị thực dân, phong kiến đàn áp, cầm tù. Nhà tù, trại cải tạo luôn luôn là lò đào tạo ý chí phản kháng mạnh nhất. Vậy mà nay chính quyền lại hành động thống trị còn tệ hơn cả thời thực dân phong kiến! Dân chúng cứ bị đẩy về phía căm thù chế độ. Chế độ như vậy thì không thể nào sửa sai, sửa lại mà dùng được...” 

Rồi ông kết luận đoạn này như sau: 

“Tôi chống thủ đoạn gian dối về mọi mặt chứ không chỉ về mặt tuyên truyền hay công an… Tôi chống đây là chống cái gian, cái ác, tức là chống một cách xây dựng. Không lắng nghe tôi là chế độ sẽ ngày càng bị lún sâu vào hư đốn, cho đến khi bị đào thải... Tôi biết những nhận xét ngay thẳng đó là những liều thuốc đắng, nhưng không chịu lắng nghe thì rồi chính lãnh đạo và nhân dân sẽ phải trả giá, có khi là rất đắt. Tôi luôn luôn cố vận dụng sự trong sáng của lương tri trong những ý kiến đối kháng, phản biện...” 

Có những hoài nghi rất có cơ sở là chính một vài tên công an nỗi và chìm trong sứ quán VN ở Paris đã được lệnh kết thúc cuộc đời ông khi họ nghi rằng ông đang viết một cuốn sách tâm huyết, bạch hóa hết những thâm cung bí sử mà ông được biết, nhằm đền đáp lại nhân dân, với niềm tin rằng nhân dân sẽ hiểu ra cuộc đời trong sáng của một trí thức chân chính và nhận ra chủ nghĩa Mác và đảng CS VN cũng như “ông Cụ” và các đồng chí của “ ông Cụ” là tai họa thật sự của dân tộc, của nhân dân. 

Phải chăng để che dấu cả chuỗi dài tội ác với nhân dân và với cá nhân ông Trần Đức Thảo mà đã có những điều không bình thường xảy ra sau khi ông chết bất ngờ vì “đau bụng” ngày 23/4 /1993: đó là việc Đại sứ VN Trịnh Ngọc Thái ở Pháp được lệnh đến cơ sở hỏa táng trong Nghĩa trang Père Lachaise ngày 29/4/1993 để báo tin ông được truy tặng Huân chương Độc lập (mà không có một lời điếu văn nào); sau đó 7 năm, năm 2000 ông được tặng “Giải thưởng Nhà nước”, mà không ai nói rõ về thành tích và công lao gì. Hẳn dưới suối vàng ông đã cười to một mình về những điều trái khoáy kỳ quặc như thế trong một chế độ quái dị. 

Cả Bộ Chính trị 16 người, 200 ủy viên Trung ương đảng CS, và đặc biệt là hơn 400 viên tướng và hơn 1.000 cán bộ cấp cao khác của riêng ngành Công an hãy đọc kỹ “Những lời trăng trối” của nhà triết gia Trần Đức Thảo và tự vấn lương tâm, rút ra nhiều điều bổ ích. 

Đây là việc làm cấp bách, vì khi nhà triết học nói lên những sự thật trên đây từ 21 năm trước đến nay, lực lượng công an còn sa sút thêm nhiều, trượt dài trên quá trình trở thành tai họa thật sự cho nhân dân. Công an bịt mồm linh mục giữa tòa án, đạp giày lên mặt anh đảng viên CS trẻ đang xuống đường chống bành trướng, tra tấn hành hung các cụ ông cụ bà cao tuổi, giết hại nhiều công dân ngay trong trụ sở công an...

Nếu còn sống triết gia Trần Đức Thảo chắc sẽ đau lòng lắm khi thấy những tên móc túi, những ké trộm vặt, trộm gà, trộm chó thì bị bắt, bị tra khảo, ngồi tù, còn những quan chức, tướng lãnh cướp của nhà nước, của nhân dân hàng triệu, hàng tỷ, hàng trăm ngàn tỷ đồng, kết thành nhóm thành phe thì vẫn nhởn nhơ thống trị xã hội, còn được phong tướng tá công an, với một ngân sách kinh hoàng là không kém ngân sách quốc phòng. 

Chỉ tiếc là triết gia yêu nước thương dân không còn sống để chứng kiến sự rệu rã của một chế độ mục nát phi nhân, đúng như ông đã dự đoán trong những lời trăng trối tâm huyết và những lời cảnh báo nghiêm khắc “Công an đang hằng ngày đào mồ chôn chế độ”.





Hàng trăm người dân vây đánh hai cảnh sát giao thông

Bạn đọc Danlambao - Hàng trăm người dân tại thành phố Kon Tum đã kéo đến vây đánh hai cảnh sát giao thông vì suýt gây tai nạn cho một người dân qua đường, buộc lực lượng cảnh sát cơ động phải đến hiện trường để giải cứu cho hai cảnh sát giao thông.

Theo báo Nguời Lao Động, vụ việc xảy ra vào lúc 17 giờ ngày 8-7 tại giao lộ tuyến đường Trần Hưng Đạo và Hoàng Văn Thụ, hai cảnh sát giao thông trong lúc truy đuổi một xe máy đã suýt tông trúng một người qua đường.

"Tuy người suýt bị tông không bị thương tích nhưng ngay sau đó, hàng trăm người kéo đến đòi hành hung 2 cảnh sát giao thông trên", báo Người Lao Động cho biết.
Hàng trăm người dân bao vây CSGT

Trong lúc tranh cãi, nhiều người dân đã xông vào hành hung hai viên cảnh sát giao thông. 

Lực lượng cảnh sát cơ động sau đó đã phải được huy động đến hiện trường để giải cứu cho hai viên CSGT thoát khỏi cuộc vây hãm của hàng trăm người dân. 

Trước đó, theo báo Giáo Dục Việt Nam, vào lúc 14h30 ngày 6/7, 4 viên cảnh sát giao thông Thanh Hóa đã xông vào hành hung, đánh đập một thanh niên vì bị nghi vi phạm giao thông.
4 cảnh sát giao thông Thanh Hóa hành hung một thanh niên

Nhiều người dân đã cố gắng can thiệp nhưng đều bị lực lượng công an có mặt tại hiện trường khống chế và xua đuổi.

Ngày 25/6, tại Sài Gòn, một người đàn ông tên Nguyễn Văn Chín cũng đã bị đánh chết sau khi bị cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn. Trước khi qua đời, nạn nhân để lại bút tích khẳng định CSGT đánh chết.

CSGT thường cấu kết với các nhóm côn đồ khi tham gia bắt xe người dân. Trong nhiều vụ việc, các nhóm côn đồ do công an bảo kê sẵn sàng ra tay hành hung người dân khi bị phản ứng.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-28/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link