Tuesday, July 8, 2014

TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BẦU CỬ, HAI CỘT TRỤ CHÍNH CỦA MỘT NỀN DÂN CHỦ


                                         TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BẦU CỬ,
                                 HAI CỘT TRỤ CHÍNH CỦA MỘT NỀN DÂN CHỦ

Một nhà tư tưởng dân chủ có viết : “ Tự do ngôn luận là linh hồn của một chế độ dân chủ.” Một người khác lại nói: “ Nhiều người cho rằng những phát minh to lớn của thời kỳ hiện đại là máy hơi nước, máy nổ, thuyết vi trùng v.v... Nhưng người ta không biết hay quên rằng phát minh hiện đại vĩ đại nhất chính là quyền phổ thông đầu phiếu, mọi người dân đều có quyền dùng lá phiếu của mình một cách tự do để chọn lựa hay truất phế người đại diện của mình. “  Chính vì vậy mà có người cho rằng mô hinh tổ chức nhân xã dân chủ, tự do và kinh tế thị trường là mô hình tổ chức nhân xã cuối cùng của nhân loại, mà 2 cột trụ chính là tự do ngôn luận và tự do bầu cử. Có phải thế không ?

I)                  Dân chủ, tự do và kinh tế thị trường mô hình tổ chức nhân xã cuối cùng của nhân loại

Đây là quan niệm của ông Fukuyama, trong quyển sách nổi tiếng vào đầu thập niên 90, lúc mà thế giới độc tài, độc đảng cộng sản đang sụp đổ. Quyển sách mang tên “ The End of History and the Last Man” ( Sự Kết Thúc Lịch sử và Con Người Cuối Cùng).
Françis Fukuyama, người Mỹ, gốc Nhật, làm việc cho Rand Corporation, một cơ quan nghiên cứu về chiến lược chính trị và kinh tế Hoa Kỳ. Ông đã từng là cố vấn  của Bộ Ngoại Giao. Trong một bài báo nổi tiếng trên tờ “ The National Interests”, vào năm 1989, lúc mà chế độ cộng sản đang trên đà sụp đổ, ông đề nghị hình thái tổ chức dân chủ tự do và kinh tế thị trường, đã chiến thắng hình thái tổ chức nhân xã phong kiến và đang chiến thắng hình thái tổ chức nhân xã độc đoán, độc tài cộng sản, phải được coi là hình thái tổ chức nhân xã cuối cùng của nhân loại. Vào năm 1992, ông cho xuất bản cuốn sách trên.

Sự kết thúc lịch sử đây, theo Fukuyama, không có nghĩa là sự kết thúc những biến chuyển, những biến cố, những hoạt động của con người, mà là sự kết thúc tiến trình tổ chức nhân xã, đi từ tổ chức nhân xã thô sơ, mang nhiều mâu thuẫn nội tại, không tôn trọng con người như mô hình tổ chức nhân xã bộ lạc, phong kiến, độc tài quân phiệt, độc tài đảng trị cộng sản, đến hình thức tổ chức nhân xã ít mâu thuẫn nội tại, tôn trọng con người; và theo ông, đó là hình thức tổ chức nhân xã dân chủ tự do và kinh tế thị trường. 

Hơn thế nữa, ông cho đây là hình thức tổ chức nhân xã cuối cùng của nhân loại. Sự kết thúc lịch sử là như vậy. Về quan niệm tiến trình lịch sử, Fukuyama lấy 2 tư tưởng của Hégel và Marx, theo đó hình thái tổ chức nhân xã của con người sẽ biến chuyển, đi từ hình thức thấp tới hình thức cao, đi từ hình thức tổ chức bộ lạc, qua thần quyền, quân chủ, độc tài tới nhà nước pháp quyền  ( Etat de droit) theo Hégel, tới cộng sản theo Marx, tới dân chủ tự do, kinh tế thị trường theo Fukuyama. 

Con người cuối cùng đây cũng theo Fukuyama là con người dân chủ sống trong mô hình tổ chức nhân xã cuối cùng đó. Nhà nước pháp quyền mà Hégel mơ ước, đã được thực hiện bởi Napoléon, nhà nước này cuối cùng chỉ là nhà nước quân phiệt, phong kiến như chúng ta đã thấy lịch sử chứng minh. Mô hình tổ chức nhân xã hay nhà nước mà Marx mơ ước, rồi được Lénine dựng lên cũng đi đến sụp đổ như chúng ta đã chứng kiến ở Liên Sô và Đông Âu, vì bản chất thực của chế độ này cũng chỉ là một chế độ độc tài; và còn tệ hại hơn nữa là một chế độ độc tài toàn trị, cực quyền, mang tất cả những tính chất của chế độ phong kiến và quân phiệt; nhưng tàn hại hơn 2 chế độ trên, vì nó biết lợi dụng những kết quả của khoa học và tuyên truyền để lừa gạt người dân.

Hình thức tổ chức nhân xã mà Fukuyama chủ trương đó là hình thức nhân xã dân chủ, chẳng ạn như dân chủ Hoa Kỳ, dân chủ Thụy Sỹ v.v… . Để biện minh cho tư tưởng của mình ông đã dẫn chứng công trình nghiên cứu về dân chủ của Michael Doyle, theo đó vào năm 1791 chỉ có 3 nước dân chủ trên thế giới là Thụy Sỹ, Hoa Kỳ và Pháp; vào năm 1848, có 6 nước, đó là Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, không còn Pháp, nhưng có thêm Anh, Bỉ, Hòa Lan và Á Căn Đình; năm 1975, có 30 nước; năm 1990, có 61 nước. Quyển sách của Fukuyama xuất bản vào đầu thập niên 90, nên công trình nghiên cứu về dân chủ ngừng ở đây; tuy nhiên ngày hôm nay, theo nghiên cứu tiếp, thì trên thế giới có gân 200 quốc gia, chỉ còn mấy chục nước là độc tài, trong đó có 4 nước độc tài cộng sản còn lại là Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Cộng, Cua Ba,cùng độc tài quân phiệt Miến Điện, và một số nước độc tài phong kiến ở Trung Đông và ở Phi Châu.

Theo Fukuyama, thế kỷ 20 vừa qua không phải chỉ có những biến cố đau thương, bi quan, như 2 trận thế chiến, như sự xuất hiện 2 chế độ độc tài cực quyền cộng sản và phát xít, như việc dùng kết quả khoa học để chế vũ khí giết người hang loại và tàn hại môi sinh; mà cũng có những biến cố đáng vui và lạc quan. Biến chuyển lịch sử lạc quan và đáng lưu ý nhất vào những năm cuối của thế kỷ 20 là sự phát hiện yếu kém nội tại to lớn của tất cả những chế độ độc tài từ hữu qua tả, từ độc tài phong kiến, quân phiệt đến độc tài cộng sản; và sự chiến thắng của tư tưởng tự do, dân chủ, cùng tư tưởng kinh tế thị trường. Mặc dầu những chế độ độc tài bề ngoài có vẻ vững chắc, thế mà sụp đổ một sang một chiều, hay đang bị lung lay tận gốc rễ. Dưới những chế độ độc tài, người dân bị kiểm sóat, kìm kẹp; thông tin và sự thật bị xuyên tạc, bóp méo; nhưng bằng bất cứ giá nào, ngay dù nguy hại đến tính mạng; người dân vẫn tìm cách có những nguồn tin tức trung thực từ bên ngoài. Niềm hy vọng thầm kín của họ, theo Fukuyama, vẫn là làm thế nào để có thể sống dưới một chế độ dân chủ, tự do và kinh tế thị trường. 

Tự do, dân chủ gần như đã trở thành sợi dây vô hình nối liền tất cả những con người, những dân tộc, những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Kinh tế tự do, thị trường đã lan tràn khắp nơi, đã thành công trong việc mang lại phồn thịnh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Sự phồn thịnh này không những có lợi cho những quốc gia kỹ nghệ phát triển, mà còn giúp những quốc gia chậm tiến đi vào tiến trình phát triển. Tất cả những quốc gia muốn hiện đại hóa và phát triển đều có khuynh hướng đi đến chỗ giống nhau: phải thay thế những hình thức tổ chức nhân xã cổ điển, độc đoán, độc tài, kinh tế tập trung, bằng hình thức tổ chức nhân xã mới, tự do, dân chủ, kinh tế thị trường; vì chỉ chế độ tự do, dân chủ mới giúp dân có phát minh, sáng kiến, mới có thể sử dụng tối đa khả năng của mình, mới đi đến chỗ sản xuất kinh tế hữu hiệu.

   Nhưng tự do, dân chủ là gì. Tự do chính là những quyền căn bản, bẩm sinh của con người đi từ quyền tự do đi lại, sinh sống, mưu cầu hạnh phúc, tới quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận v. v… Những quyền này đã được qui định trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, và được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào ngày 10/12/1948. Dân chủ là một thể chế chính trị mà trong đó những quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng. Nhưng chúng ta cũng có thể định nghĩa như một nhà tư tưởng rằng dân chủ là một chế độ với 2 cột trụ chính là quyền tự do phổ thong đầu phiếu và quyền tự do ngôn luận

   I I ) Phát minh vĩ đại nhất của lịch sử cận đại nhân loại là quyền phổ thông đầu phiếu

Quyền phổ thông đầu phiếu hay nói một cách giản tiện là quyền tự do ứng cử hay bầu cử, là quyền tự do mà theo đó tất cả mọi công dân, không phân biệt nam nữ, giầu nghèo, không phân biệt giai cấp, đến tưổi trưởng thành, đều có quyền ra ứng hay dùng lá phiếu bầu cử người đại diện của mình một cách tự do, không bị áp lực hay bi cấm đoán.
Thực ra quyền bầu cử, phổ thông đầu phiếu có từ thời khai thiên lập địa, từ khi có con người, theo như tinh thần quyển Khế Ước Dân Xã ( Le Contrat social) của J.J. Rousseau. Sau đó quyền này bị những chế độ độc tài cướp đoạt của dân; và thế kỷ thứ 20 chỉ là phục hồi lại những quyền căn bản này qua sự ra đời của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, cùng sụp đổ của 2 chế độ độc tài phát xít và độc tài cộng sản. Thật vậy, theo Rousseau, thì con người lúc mới sinh ra rất là tự do, tự tại. Nhưng sau đó con người ý thức rằng nếu một mình tự do, tự tại, thì khó khăn đương đầu với thiên nhiên và thú dữ; nên con người đã kết đoàn lại, bầu ra người đại diện của mình. Tuy nhiên người được bầu ra phải có một lời hứa như một Khế Ước là phải lo cho quyền lợi chung của mọi người; nếu không người dân có quyền truất phế. 

Đó cũng là tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa, mà người soạn thảo chính là Thomas Jefferson, bị ảnh hưởng sâu đạm bởi J.J. Rousseau. Lời mở đầu của bản tuyên ngôn này:
“ Chúng tôi cho là hiển nhiên những chân lý sau đây:
Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng; họ được Đấng Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả nhượng; trong những này có quyền sinh sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Chính quyền được thiết lập ra bởi con người và với mục đích là để bảo đảm những quyền căn bản này; và quyền hành của người cầm quyền chỉ có thể có đuợc là do sự đồng thuận, chấp nhận của người dân. Mỗi khi, một chính quyền nào đó đi ngược lại mục đích là bảo vệ người dân, thì người dân có quyền thay đổi chính quyền này; và lập lên một chính quyền khác; miễn sao nó bảo đảm được an ninh và hạnh phúc của người dân.”

Vào những thế kỷ thứ IV, thứ V trước Tây lịch, ở bên Hy lạp cũng có bầu cử; nhưng không phải phổ thông, mà chỉ giành cho một số giai tầng. Cũng như chúng ta thấy hiện nay ở một số nước phong kiến bên Trung Đông, cũng có bầu cử, nhưng chỉ giành cho nam giới, nữ giới không có quyền đi bầu. Ở tất cả những nước cộng sản, từ ngày thành lập vào năm 1917 tới nay với 4 nước còn lại, cũng có bầu cử; nhưng là bâu cử lừa bịp, dối trá.

 Trường hợp Việt Nam là tiêu biểu, “đảng cử dân bầu “ chỉ là trò bịp bợm; “ Tự do ngôn luận” như người cộng sản rêu rao cũng chỉ là trò lường gạt dân. 600 tờ báo, nhưng chỉ cần 1 tờ nói sai đường lối đảng đưa ra là Ban Biên tập bị khó dễ hay bị vào tù. Riêng trên Internet và Pal Talk, ba người thanh niên, 2 ở trong nước là Trương quốc Tuấn, Trương quốc Huy, và một người ở hải ngoại là cô Lisa Phạm, chỉ cần nói lên tấm lòng yêu nước, yêu quê hương của mình cũng bị chính quyền cộng sản vu khống là có âm mưu lật đổ chính quyền; rồi bắt bỏ tù không duyên cớ, không xét xử, như cơ quan Phóng Viên Không Biên Giới ( Journalistes sans Frontière) tố cáo tuấn này.

I I ) Quyền tự do ngôn luận là linh hồn của một chế độ dân chủ

Câu : “ Tự do ngôn luận là linh hồn của một chế độ dân chủ “ là câu của Voltaire, một người đấu tranh cho dân chủ vào thế kỷ thứ 18. Ông còn nói thêm : “ Tôi biết rằng những ý kiến của anh là chống lại tôi; nhưng tôi cũng cố gắng đấu tranh để anh có thể phát biêu ý kiến của anh.” Tự do ngôn luận chính là quyền mà người dân có thể phát biểu ý kiện của mình không bị ngăn cấm, dọa nạt. Quyền này cũng là quyền bẩm sinh; rồi sau đó mới bị những chế độ độc tài cướp đoạt. Lịch sử nhân loại chứng tỏ 2 chế độ độc tài cướp đoạt, bôi bác và xuyên tạc quyền này của người dân một cách khủng khiếp, có hệ thống, khoa học, là 2 chế độ độc tài phát xít và độc tài cộng sản, vì 2 chế độ này nói riêng và những chế độ độc tài nói chúng đều dựa trên 2 cột trụ chính là thông tin tuyên truyền bôi bác, bóp méo sự thật và khủng bố, dọa nạt; trái với 2 cột trụ chính của dân chủ là tự do ngôn luận và tự do bầu cử. Goebels, bộ trưởng thông tin tuyên truyền của Hitler có nói: “ Một câu nói sai sự thật, nếu chúng ta nói một hai lần thì dân còn bán tín, bán nghi; nhưng nếu chúng ta nhắc đi nhắc lại cả trăm lần thì dân tin đó là sự thật.” Chính người cộng sản, bắt đầu từ Staline, đã bắt chước tất cả những kỹ thuật thông tin tuyên truyền bóp mép, bôi bác sự thật của Hitler. 

Chúng ta cứ quan sát cộng sản Việt Nam chúng ta sẽ thấy rõ: Cả 600 tờ báo nhưng chỉ có một luận điệu; loa phóng thanh nhai nhãi nói suốt ngày bắt người dân phải nghe những điều sai trái; ngay cả ngày chết của Hồ chí Minh cộng sản cũng sửa đổi, ngày 2/9 đổi thành ngày 3/9. Ngoài bộ máy thong tin tuyên truyền bôi bác sự thật, còn có bộ máy công an khủng bố, kìm kẹp, không những đối với dân, mà ngay cả đối với đảng viên, dù là cao cấp. Chúng ta chỉ cần đọc Nhật Ký của Khrouschev, nhân vật thứ nhì, sau đó lên thay Staline, thì rõ. Ông nói rằng mỗi một khi ông bị Staline kêu đi họp là ông đều phải nói lời từ giã vợ con, vì không biết sẽ bị thủ tiêu hay bị đi tù lúc nào.

 Hệ thống nói dối qua báo chí, sách vở, lịch sử; và hệ thống lường gạt qua bầu cử cùng nhiều lãnh vực khác của cộng sản đã được đưa lên hàng kế hoặch, đường lối chính trị quốc gia. Chính vì vậy mà ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên sô đã tuyên bố : “ Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản; nhưng ngày hôm nay, tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo.” Về bầu cử thì ông Boris Eltsine, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, đặc trách đảng ở Moscou, cựu Tổng thống Nga cũng nói: “ Bầu cử dân chủ gì mà khi ông Tổng Bí Thư dơ tay, thì mọi người dơ tay; nếu không thì có chuyện hay bị vào tù. Đối với đảng viên còn vậy, huống chi đối với dân. Bầu cử cộng sản chỉ là lừa bịp.”

Tự do ngôn luận không những là linh hồn của một chế độ dân chủ, mà còn là linh hồn của một con người; vì con người gồm 2 phần chính, đó là vật chất và tinh thần. Vật chất đó là miếng cơm, manh áo, khi đói có cơm ăn, khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống. Tinh thần được thể hiện qua những quyền tự do trong đó có lời nói, quyền tự do ngôn luận. Ngay cả con chim kia cũng vậy, chúng ta nhốt nó trong lồng,dù là lồng vàng, cho nó ăn ngon, nó cũng không cần; nó vẫn muốn bay ra ngoài, tìm tự do trong bầu trời, hót tiếng nó thích. Con chim còn vậy, huống chi con người.

Thật vậy, hai cột trụ chính của một chế độ dân chủa là quyền tự do phổ thong đầu phiêu và quyền tự do ngôn luận. 

Ngược lại 2 cột trụ chính của một chế độ độc tài là bộ máy thong tin tuyền truyền bóp méo, bôi bác sự thật; và bộ máy công an kìm kẹp, khủng bố. Để giật sập một chế độ độc tài, chúng ta cứ nhằm vào 2 bộ máy này để đánh, đó là tìm mọi cách nói lên sự thật, quảng bá sự thật; và không sợ xệt, hãy can đảm. Vào năm 1978, khi vừa mới lên ngôi, Đức Giáo Hoàng Jean Paul I I, có viếng thăm Ba Lan, lúc đó còn cộng sản, ngài có tuyên bố với dân Ba Lan : “ Hãy can đảm và hy vọng !" Can đảm đây là can đảm đứng lên đấu tranh chống lại độc tài; và chỉ có như vậy thì mới có hy vọng ngày mai dân chủ và tươi sáng. Hơn thế nữa, đấu tranh cho sự thật, cho tình người, cho tự do, dân chủ còn là một hành động văn hóa và văn minh, đi đúng đà tiến bộ của văn hóa, văn minh nhân loại. Nói như ông Francis Bacon, một nhà tư tưởng lớn của thế giới:

   “ Những chế độ, lâu đài, thành quách có thể bị thời gian làm phai mờ. Nhưng những lời nói sự thật, những bài hát, câu thơ nói lên tình người, những công trình khoa học nói lên sự thật, những thứ này thời gian không bao giờ làm phai mờ, như bài thơ của Homère cách đây cả 3 000 năm vẫn vậy. Vì đó là nền tảng của văn hóa và văn minh vậy.”

                                      Paris ngày 18/8/2006
                                            Chu chi Nam
                                             Vũ văn Lâm



TỰ DO, DÂN CHỦ LÀ GÌ ? TẠI SAO TỰ DO, DÂN CHỦ CÓ

LỢI CHO DÂN ?

Có người cho rằng tự do, dân chủ là mảnh đất mầu mỡ cho mọi phát triển, trong đó có phát triển kinh tế nẩy mầm. Vậy tự do, dân chủ là gì ? Tại sao tự do, dân chủ lại có lợi cho người dân? Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề .

I ) Tự do dân chủ là gì

1)      Tự do là gì

Tự do là trạng thái một người không bị cưỡng ép. Nhà văn hòa Pháp Paul Eluard có làm 5 câu thơ để ca tụng tự do như sau :
“  Và bởi sức mạnh của một chữ,
Tôi làm lại cuộc đời,
Tôi sinh ra để biết tên Người,
Để gọi tên Người :
Hai chũ Tự Do . 
( Et par le pouvoir d’un mot
Je recommence ma vie
Je suis né pour Te connaître
Pour Te nommer
Liberté .)

Người ta còn có thể định nghĩa tự do là những quyền căn bản của con người, đi từ quyền tự do đi lại, tự do sinh sống, tự do mưu cầu hạnh phúc, tới quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tự do lập hội, tự do chính trị, tự do kinh tế, tự do tín ngưỡng v..v… Những quyền tự do căn bản này đã được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào ngày 10/12/1948. Những người soạn thảo ra bản tuyên ngôn này đã lấy 2 câu trâm ngôn Đông và Tây để làm kim chỉ nam. Đó là : «  Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân «  và câu tiếng Pháp «  Ne fais pas à un autre ce que tu ne veux pas qu‘il soit te fait. » Cả hai câu đều có nghĩa là : « Đừng làm cái gì cho người khác cái mà anh không muốn người ta làm cho anh. »
Lời Mở đầu Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã ghi rõ :
«  Xét rằng việc công nhận nhân phảm bẩm sinh của mọi con người, thành viên của đại gia đình nhân loại, cùng sự công nhận quyền bình đẳng, bất khả nhượng, đó là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới.
«  Xét rằng những hành động sao nhãng, khinh miệt và trà đạp những quyền căn bản của con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm, lương tri của nhân lọai ; và một thế giới mà trong đó mọi người đều được có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi là ước vọng cao cả nhất của nhân loại . »

Thật vậy những quyền tự do căn bản của con người là bâm sinh, không phân biệt màu da, chủng tộc, trai gái. Những luận điệu bảo rằng nhân quyền là sản phẩm của Tây phưởng, người Đông phương trong đó có Việt Nam không cần đến nhân quyền là toàn toàn sai. Ngay một con chim kia chúng nhốt nó vào lồng, dù là lồng vàng, chúng ta cho nó ăn đủ mọi thứ cao lương, mỹ vị, thế mà nó vẫn muốn bay ra ngoài để có tự do. Huống chi là con người.

2)      Dân chủ là gì

Dân chủ chúng ta có thể định nghĩa theo ngữ nguyên là dân làm chủ, cũng như tiếng Pháp, chữ “Démocratie” có nghĩa là quyền của người dân. Theo Mạnh Tử: “ Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh “, Dân là quí, luật pháp thứ nhì, sau cùng mới tới quan quyền. Theo Proudhon, một triết gia Pháp vào giữa thế kỷ thứ 19, thì “ Chính trị là một khoa học cai trị dân một cách dân chủ nhất. “ Khi nói đến dân chủ, thì người ta không quên hai quyền tự do căn bản nhất của dân chủ đó là quyền tự do bầu cử và quyền tự do ngôn luận. Theo Voltaire: “ Tự do ngôn luận là linh hồn của một chế độ dân chủ.. Tôi biết rằng ý kiến của anh khác ý kiến của tôi; nhưng tôi vẫn cố gắng tranh đấu để anh có thể phát biểu ý kiến của anh.” Còn tự do bầu cử có người cho rằng đó là hành động tạo dựng lên dân chủ. Đó là quyền người dân có thể bầu lên hay truất phế người đại diện của mình qua những cuộc bầu cử tự do, dân chủ thực sự, chứ không phải qua những cuộc bầu cử gian lận, “Đảng cử, dân bầu “, như bầu cử ở Việt Nam với chế độ cộng sản hiện nay.

I I ) Tại sao tự do, dân chủ lại có lợi cho người dân

Ông F. Mittérand, Tổng thống Pháp, khi viếng thăm Việt nam vào giữa thập niêm 90, có tới Đại học Hà nội đọc một bài diễn văn, trong đó có câu: “ Dân chủ là mảnh đất mầu mở để cho kinh tế nẩy mầm. “ Cũng như Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, viếng thăm Việt Nam năm 2000, cũng đọc một bài diễn văn ở Đại học Hà nội, cũng có câu về dân chủ như sau: “Đừng nghĩ là một nhà báo, một nhà văn hay một người nào khác, khi nói hay viết một bài văn, một bài báo chỉ trích chính phủ là họ có âm mưu lật đổ chính quyền. Việc này là việc rất bình thường ở những nước dân chủ. Những nhà báo, nhà văn này, không những họ không bị kết án, mà họ còn được dân chúng, và ngay cả chính quyền hoan hô, vì nhiều khi họ sáng suốt, nhìn rõ vấn đề hơn cả chính quyền. Họ là những người có lợi cho dân, nước.”
Thật vậy, một con người có thể ví như một hạt mầm, nếu nó được gieo trên một mảnh đất mầu mở, có nghĩa là sống dưới một chế độ dân chủ, chính quyền do người dân bầu ra, qua những cuộc bầu cử tự do, dân chủ thực sự; và chính vì vậy, nên phải lo cho dân, lo bảo vệ gia đình để đứa trẻ có một giáo dục gia đình tốt, lo học vấn, khi đứa trẻ đi học, lo giúp đỡ làm ăn, buôn bán, khi đứa trẻ đã trưởng thành; thì con người đó, dù là da vàng, da trắng, da đen, dù là nam hay nữ, đều có thể nẩy mầm và kết trái. 

Ngược lại, đứa trẻ đó không may sống dưới một chế độ độc tài, chính quyền không do người dân bầu ra, họ không cần để ý đến nguyện vọng của dân, mà họ vẫn có thể tồn tại ở chính quyền; người dân khi còn trẻ thì nhận được giáo dục gia đình thấp kém, băng hoại, khi lớn lên, thì nhận được giáo dục học đường tụt hậu, vì chính phủ không lo đến giáo dục, ngân sách quốc gia được dồn vào quân đội, công an, tuyên truyền, để lo bảo vệ chế độ; khi lớn lên, ra đời làm ăn, thì bị khó dể, phải hối lộ chỗ này, bị tham những chỗ kia,  làm sao con người đó, hạt mầm đó, có thể nẩy mầm, kết trái. Đấy là chưa nói đến cả trăm ngàn, cả triệu trẻ em không được đi học, phải đánh giày, lượm rác, bán thân nuôi miệng, như tình trạng Việt Nam hiện nay. Trong những em đó có biết bao em đầu óc thông minh, nhưng không có dịp học hành để phát triển, nẩy mầm.

Tự do, dân chủ hiện nay là chiều hướng tiến bộ tất yếu của văn minh nhân loại. nhân loại đã trải qua 4 nền văn minh: văn minh trẩy hái, văn minh du mục, văn minh định cư, văn minh thương mại; và hiện nay đang ở trong nền văn minh tri thức, điện tóan.

 Với 4 nền văn minh trước, yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh tế đó là sức mạnh bắp thịt chân tay và đất đai hầm mỏ. Nhưng với nền văn minh hiện đại, sức mạnh sản xuất kinh tế đó là tri thức. Sự giầu có của một quốc gia không còn được đánh giá qua sự kiện nước đó có nhiền nhân công, nhiều hâm mỏ hay không, mà được đánh giá là nước đó có nhiều đội ngũ chuyên viên với nhiều phát minh sang kiến hay không. Để có nhiều phát minh sang kiến, thì cần có mô hình tổ chức nhân xã dân chủ; vì chỉ dưới chế dân chủ, người dân mới có thể trao đổi những tư tưởng, những công trình nghiên cứu, mới có thể phát minh, sang kiến.

Vì vậy, để phát triển, theo kịp những nước chung quanh, Việt Nam bắt buộc phải đi theo mô hình tổ chức nhân xã tự do, dân chủ. Tự do, dân chủ có lợi cho người dân, và là mảnh đất mầu mở để cho phát triển kinh tế nẩy mầm là như vậy.

Paris ngày 14/04/2007

Chu chi Nam


Tao mua hết tụi bây  < Ký cho mỗi thăng vaì caí cheques ra nhà băng Sinh Tử Phù lãnh là xong >




Ảnh của Ngoc Bui.

 




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link