CS
Việt Nam muốn vay 1 tỷ đôla để đảo nợ?
Cập nhật: 08:46
GMT - thứ tư, 3 tháng 9, 2014
Những
bà Mẹ Dân Oan miền nam khóc kêu cứu - mất đất, mất nhà
Hai lần phát hành trái phiếu quốc tế gần đây nhất của Việt Nam
là các năm 2005, 2010
Giới chuyên gia cảnh báo
hậu quả việc lấy nợ mới để trả nợ cũ sau khi chính phủ Việt Nam thông báo có
thể sẽ phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu quốc tế.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Hôm 28/8, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được các báo trong nước dẫn lời xác nhận rằng
"chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp
hơn" do khoản vay khoảng 1 tỷ đôla trước đây lãi cao".
Nếu kế hoạch được thông
qua, đây sẽ là lần thứ ba chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế.
Hồi năm 2005, chính phủ
Việt Nam cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New
York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm, theo báo
điện tử BấmVnEconomy.
"Số trái phiếu này
sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin
vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu
quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ."
"Trong năm 2010,
chính phủ Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở
giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm, báo này cho biết thêm.
Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí,
Điện lực, Vinalines... vay lại", báo này cho biết.
'Kinh nghiệm cay đắng'
"Vai trò của Quốc
Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa
biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa"
Kinh tế gia Lê Đăng
Doanh
Trả lời BBC ngày 3/9,
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng kế hoạch này đang làm dấy lên sự quan tâm rộng
rãi của dư luận, trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang tăng với tốc độ cao
nhất từ khi bắt đầu Đổi Mới đến nay và nghĩa vụ trả nợ cũng đạt tỷ lệ cao nhất
trong chi ngân sách từ trước đến nay.
"Một mặt, việc
chính phủ vay đảo nợ trên thị trường quốc tế khi lãi suất đang ở mức thấp được
coi là một bước đi hợp lý và khôn ngoan để giảm bớt gánh nặng lãi suất cao
trước đây. Hơn thế nữa, mới đây, Moody's đã nâng xếp hạng tài chính của Việt
Nam cũng là một tín hiệu thuận lợi", ông Doanh nói.
"Mặt khác, việc sử
dụng khoản vay này như thế nào, ngoài việc đảo nợ, là điều được quan tâm để
tránh việc lặp lại kinh nghiệm cay đắng của khoản vay 750 triệu đôla đã được
trao hết cho Vinashin mà nay nhà nước đang phải trả nợ thay cho tập đoàn này."
Toàn bộ 750 triệu đôla
trái phiếu hồi năm 2005 đã được chính phủ Việt Nam chuyển sang cho Tập đoàn
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và tập đoàn này đã không có khả năng
trả nợ cho chính phủ do làm ăn thua lỗ.
"Về mặt kỹ thuật,
ngoài lãi suất, phí thu xếp khoản vay của các ngân hàng tham gia thu xếp khoản
tín dụng này cũng không phải thấp cũng cần phải được xem xét một cách cẩn
trọng," ông Doanh nói.
"Vai trò của Quốc
Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa
biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa."
'Lỗi cực kỳ lớn'
Trả lời BBC trong cùng
ngày 3/9, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng việc chính phủ giao toàn
bộ tiền vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là
"lỗi cực kỳ lớn".
"Theo tôi nhận xét
thì việc nhà nước vay 750 triệu đôla về rồi đưa thẳng cho Vinashin mà không yêu
cầu Vinashin trình ra các dự án kinh doanh để dùng số tiền đó thì đó là một lỗi
cực kỳ lớn trong quản lý tài chính quốc gia," ông nói.
"Không thể nào đưa
hết một số tiền như vậy cho một doanh nghiệp mà chưa có các dự án cụ thể để
giải ngân."
"Vinashin sau khi
nhận được số tiền đó không biết làm gì, dự án thì chưa có, mà phát triển thì
theo kế hoạch 5 - 10 năm, nhận một đống tiền như thế rồi đi đầu tư dàn trải
ngoài chức năng của mình."
"Đó là lỗi của
chính phủ chứ không phải của riêng Vinashin," ông Thành nhận định.
"Bộ Tài chính phải
giữ số tiền đó và giải ngân theo tiến độ chứ không thể nào đưa hết một lần như
vậy."
"Nhà nước phải quản
lý chặt chẽ hơn vấn đề tài chính của nhà nước và chỉ giải ngân cho doanh nghiệp
những dự án doanh nghiệp trình lên và phê duyệt theo tiến độ, không thể giải
ngân bừa bãi như vậy được."
'Đảo nợ biểu hiện sự yếu
kém'
"Nếu nhà nước Việt
Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước"
Chuyên gia tài chính Bùi
Kiến Thành
Ông Bùi Kiến Thành cho
rằng việc lấy nợ mới để đắp vào nợ cũ là một bước đi thể hiện sự yếu kém về
nguồn lực và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trước quốc tế.
"Nếu nhà nước Việt
Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước,"
ông nói.
"Nó cho thấy nhà
nước không đủ phương tiện để thanh toán nợ khi đáo hạn mà phải lấy nợ mới để
trả nợ cũ."
"Điều này không
được thị trường tài chính quốc tế đánh giá cao, vì nó biểu hiện cho sự yếu kém
của hệ thống tài chính và sẽ ảnh hưởng hệ số tín nhiệm của Việt Nam khi đi vay
trên thị trường quốc tế."
Theo ông, cách duy nhất
để chấm dứt việc đảo nợ là thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
"Nếu nền kinh tế
phát triển tốt, doanh nghiệp phát triển tốt, không phải chết hàng loạt như lúa
sau đợt bão như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ có tiền trả thuế cho nhà nước,
giúp nhà nước có khả năng thanh toán nợ, giúp nền kinh tế phát triển tốt, tăng
dự trữ ngoại hối và giải quyết nợ", ông nói.
Đảo nợ thể hiện sự yếu
kém về tài chính
Cập nhật: 08:21
GMT - thứ tư, 3 tháng 9, 2014
Media Player
Kế hoạch phát hành trái
phiếu quốc tế để đảo nợ biểu hiện sự yếu kém trong nguồn lực tài chính của nhà
nước, theo ý kiến chuyên gia.
Ý kiến trên được chuyên
gia tài chính Bùi Kiến Thành đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 3/9.
"Nếu nhà nước Việt
Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước,"
ông nói.
"Nó cho thấy nhà
nước không đủ phương tiện để thanh toán nợ khi đáo hạn mà phải lấy nợ mới để
trả nợ cũ."
"Điều này không
được thị trường tài chính quốc tế đánh giá cao, vì nó biểu hiện cho sự yếu kém
của hệ thống tài chính và sẽ ảnh hưởng hệ số tín nhiệm của Việt Nam khi đi vay
trên thị trường quốc tế."
Theo ông, cách duy nhất
để chấm dứt việc đảo nợ là thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
"Nếu nền kinh tế
phát triển tốt, doanh nghiệp phát triển tốt, không phải chết hàng loạt như lúa
sau đợt bão như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ có tiền trả thuế cho nhà nước,
giúp nhà nước có khả năng thanh toán nợ, giúp nền kinh tế phát triển tốt, tăng
dự trữ ngoại hối và giải quyết nợ", ông nói.
Tướng công an Việt Nam
tử nạn
Cập nhật: 15:19
GMT - thứ ba, 2 tháng 9, 2014
Bệnh viên 19-8 xác nhận với BBC về tin Trung tướng Tư tử nạn.
Một trung tướng công an
Việt Nam tử nạn trong vụ tai nạn giao thông tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
trên quốc lộ 5, hướng Hà Nội - Hải Phòng.
Bộ Công an cho biết
Trung tướng Nguyễn Xuân Tư, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục III (Tổng cục Xây dựng
Lực lượng) Bộ Công an, cùng ba người khác gặp nạn trên chiếc xe 7 chỗ vào lúc 7
giờ sáng ngày 02/9/2014.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Thi thể Trung tướng Tư
đã được đưa về Bệnh viện 19-8 của Bộ Công an tại Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội,
nhà xác bệnh viện này xác nhận với BBC vào lúc 4 giờ chiều giờ Việt Nam ngày
02/09.
Ngay sau khi xảy ra tai
nạn đã có tranh luận trên mạng về việc xe chở Trung tướng Tư đi việc công hay
việc tư vì ngày 02/09 là ngày nghỉ lễ Quốc khánh tại Việt Nam và xe chở tướng
Tư là xe công vụ.
Bộ Công an Việt Nam vào
ngày 03/09 cho biết Trung tướng Tư qua đời "do bị tai nạn bất ngờ trên
đường đi công tác".
BấmTrang web của Bộ công an mô tả tai nạn là do xe ô tô
khách đã lao qua dải phân cách cứng sang chiều ngược lại và đâm vào xe ô tô 7
chỗ đang đi chiều Hà Nội - Hải Dương.
"Xe ô tô 7 chỗ biển
kiểm soát 80A-012.59 do anh Nguyễn Văn Tích, sinh năm 1979, công tác tại Cục
Tham mưu, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an điều khiển
đi chiều Hà Nội - Hải Dương,
"Trên xe chở đồng
chí Trung tướng Nguyễn Xuân Tư, sinh năm 1957, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây
dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an; ông Nguyễn Văn Đỗ, sinh năm 1956,
trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội và ông Nguyễn Việt Dũng sinh năm 1956, trú tại
quận Ba Đình, Hà Nội (ông Đỗ và ông Dũng là bộ đội nghỉ hưu)."
"Bị mất lái"
Trung tướng Nguyễn Xuân
Tư
Sinh 19/9/1957 tại xã Hiệp Hoà, Kinh Môn, Hải Dương
Vào lực lượng Công an
năm 1974
Huân chương Quân công
hạng Nhất
Huân chương Vì An ninh
Tổ quốc
Huy chương Chiến sĩ vẻ
vang hạng nhất, nhì, ba...
Nguồn: http://www.mps.gov.vn
Bản tin nói "Ông Đỗ
chết tại chỗ; đồng chí Nguyễn Xuân Tư và đồng chí Nguyễn Văn Tích chết trên
đường đi cấp cứu; ông Dũng bị thương cấp cứu tại bệnh viện Quân y 108; hai xe ô
tô bị hư hỏng."
"Kết quả điều tra
ban đầu xác định nguyên nhân của vụ tai nạn trên là do xe khách biển kiểm soát
53S-5326 đi chiều Hải Dương- Hà Nội bị mất lái, lao qua dải phân cách cứng sang
chiều đường Hà Nội - Hải Dương và đâm vào xe ô tô biển kiểm soát
80A-012.59".
Báo Người lao động vào
hôm 02/09 đưa tin dẫn lời nhân chứng lại lý giải vụ tai nạn là do xe chở Trung
tướng Tư đâm qua dải phân cách và lao sang làn đối diện.
"Theo nhân chứng,
chiếc xe công vụ của Bộ Công an mang BKS 80A- 012.59 đang lưu thông trên Quốc
lộ 5 theo hướng Hà Nội – Hải Phòng, khi đến Km25 thì bị một chiếc xe khách chạy
cùng chiều lấn làn, chèn ép. Do mất lái, chiếc xe công vụ đâm qua dải phân cách
có hàng rào chắn, xé hàng rào bay sang làn đường ngược chiều.
"Đúng lúc này, thì
một chiếc khách đi ngược chiếu tông trực diện khiến chiếc xe bị hư hại nặng
nề."
Còn báo BấmPháp luật và Xã hội dẫn có bài dẫn lời phóng viên báo
này có mặt tại hiện trường mô tả "Nhiều nhân chứng cũng xác nhận, chiếc xe
công vụ Bộ CA là nạn nhân vì sau khi lao qua dải phân cách, chiếc xe khách đã
lao vào chiếc xe này và khiến chiếc xe gần như bị xoay ngược lại."
Bộ Công an vào hôm 03/09
cho biết "Lễ tang Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Xuân Tư được tổ chức theo nghi
thức Lễ tang cấp cao trong Công an nhân dân; lễ viếng từ 07h00 đến 09h00 ngày
4/9/2014 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ truy điệu và
đưa tang hồi 09h00; lễ an táng vào hồi 16h00 cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà
- xã Hiệp Hoà, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương".
Truyền thông Việt Nam
cho hay Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Bấmyêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh
nguyên nhân 3 vụ tai nạn nghiêm trọng trong đó có vụ khiến Trung tướng Tư tử
nạn, vụ Bấmtai nạn xe khách ở Lào Cai và vụ tai
nạn 3 người chết ở Quảng Trị.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment