Tuesday, September 2, 2014

Thư số 35 gởi:Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


Thư số 35 gởi:Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                               Phạm Bá Hoa

 

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng.

 Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Nội dung thư này, tôi tổng hợp các nguồn tin tức khác nhau, liên quan đến hối lộ trong vụ Việt Nam “in tiền polymer tại Australia”. 
Thứ nhất. Tư Pháp Australia và vụ hối lộ in tiền Polymer.
Ngày 29/7/2014, tổ chức Wikileaks đưa lên internet vụ công ty Securency International hối lộ cho các quốc gia -trong đó có Việt Nam- để được hợp đồng in tiền Polymer. Theo đó, “ngày 19/6/2014, ông Hollingworth, Thấm Phán Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Victoria, Australia, căn cứ  theo thủ tục pháp lý khi phổ biến một văn kiện đối với 14 vị cựu lãnh đạo và đương kim lãnh đạo trong chánh phủ Malaysia, Indonesia, và Việt Nam”. Xin trích hai điều liên quan:
2. Chiếu theo ḷênh sau, khoản 1 áp dụng đối với những cá nhân sau đây: Bảy vị lãnh đạo trong chánh phủ Malaysia. Ba vị lãnh đạo trong chánh phủ Indonesia. Bốn vị lãnh đạo của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tất cả đều ghi tên từng vị cùng với chức vụ theo từng thời gian, nhưng trong điều 2 này, tôi trích riêng các vị lãnh đạo Việt Cộng, là:      

- Ông Trương Tấn Sang , Chủ Tịch Nước hiện nay của Việt Nam (từ năm 2011). 
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng hiện nay của Việt Nam (từ năm 2006). 
- Ông Lê Đức Thúy, cựu Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc gia (2007-2011), trước đó là Thống Đốc Ngân Hàng NNước Việt Nam (1999-2007). 
- ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001- 2011)
“5. Mc đích ca lnh tòa là để ngăn chận thit hi cho bang giao quc tế ca Úc, có thbgây ra bi vic công bcác tài liu có thlàm hi tiếng tăm ca cá nhân được đề cp, mà không phi là đối tượng ca cáo buộc trong các thtc ttng”..... 
Các Anh hãy đọc lại lần nữa để nhận ra “lệnh cấm phổ biến...” của Tối Cao Pháp Viện Victoria. Điều đó được hiểu là 4 ông lãnh đạo Việt Cộng có liên quan đến vụ nhận hối lộ của công ty Securency International để ký hợp đồng giao cho công ty này in tiền Polymer cho Việt Nam. Theo lời lẽ trong văn kiện của ông Thấm Phán Hollingworth, trong một mức độ nào đó, tôi tin là cả 14 vị của 3 quốc gia đều có liên quan đến những vụ án hối lộ in tiền Polymer tại  Australia. Nhưng vì thể diện trong bang giao quốc tế, nên ông ra lệnh ngăn cấm phổ biến tin tức này. Vô tình, chính cái văn kiện ngăn cấm ấy lại phơi bày cái xấu xa của những người lãnh đạo đáng khinh bỉ đó được loan đi khắp thế  giới. Nếu không liên quan, ắt hẳn các vị lãnh đạo có tên trong văn kiện đó, còn chờ gì nữa mà không kiện Tối Cao Pháp Viện Victoria đòi 1 đồng bạc danh dự.     
Ngày 7/8/2014, Bộ Ngoại Giao Việt Nam mời ông Đại Sứ Australia tại Hà Nội đến để trao Công Hàm với nội dung: “Việt Nam cực lực phản đối việc tòa án tối cao Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt, liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam. Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam, và yêu cầu Australia giải thích lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật”.
Không biết Các Anh nghĩ sao, chớ tôi thì thấy lạ quá! “Bản chất độc tài, dối trá” lại đòi hiểu đúng sự thật! Mà cần gì tìm đâu xa, chỉ cần đọc phần thứ ba trong thư này là có ngay sự thật mà...    
Đại Sứ Australia đã ghi nhận ý kiến của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, và cho biết chánh phủ Australia sẽ xem xét việc này. Và ngày 23/8/2014, trên trang Web của tòa đại sứ Australia, Đại sứ Hugh Borrowman cho biết: “Đây là vụ án kéo dài, phức tạp có đề cập tới danh tính của một số lượng lớn các cá nhân. Việc lệnh cấm đề cập tới tên các cá nhân không ám chỉ rằng họ có sai phạm. Chính phủ Úc nhấn mạnh rằng các cá nhân được đề cập tên không khẳng định việc nêu danh các nhân vật này trong lệnh kiểm duyệt, không có nghĩa họ làm điều gì sai hay họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency”.
Vậy, tại sao có tên họ trong hồ sơ vụ án? Các Anh có thấy lạ không?
Ông Julian Assange, người điều hành tổ chức  Wikileaks, chuyên thu thp và phổ biến những tin tức loại mật và tối mật, đã gay gắt và mỉa mai chánh phủ Australia, nhưng câu cuối cùng của ông nói lên điều xấu xa của một số vị lãnh đạo Châu Á, trong đó có Việt Nam cộng sản: "Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với nó, chính phủ Úc đã không chỉ bịt miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc. Đây không chỉ là vấn đề chính phủ Úc thất bại trong việc đưa một vụ án tham nhũng quốc tế ra trước công luận như nó xứng đáng phải thế. Bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop phải giải thích, tại sao bà lại đe dọa mỗi người dân Úc bằng bản án tù để che dấu một vụ bê bối tham nhũng đáng xấu hổ có liên quan đến chính phủ Úc."
"Khái niệm về "an ninh quốc gia" không phải để làm tấm mền che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các quan chức chính phủ, ở Úc hay ở đâu cũng thế. Đây là vì lợi ích chung của cộng đồng mà báo chí phải có quyền đưa tin về vụ việc này, trong đó có liên quan đến công ty con của ngân hàng Trung ương Úc. Ai là người môi giới giao dịch này, và chúng ta đã môi giới họ ở cấp quốc gia? Điều tra tham nhũng và lệnh kiểm duyệt thông tin với lý do "an ninh quốc gia" là hai thứ không thể đi đôi với nhau. Thật là mỉa mai khi Tony Abbott đã đem những điều tồi tệ nhất của Châu Á đến Châu Úc".
Thứ hai. Tiền giấy polymer lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Mời Các Anh vào trang <Google.vn> để biết qua tiền giấy Polymer do công ty Securency International in và chánh phủ Việt Nam phát hành ra sao nhé! Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân Hàng Nhà Nước lần lượt phát hành 6 loại tiền Polymer, từ đó ngân hàng nhà nước chấm dứt in loại tiền giấy làm bằng cotton:
Ngày 17/12/2003, phát hành loại tiền mới Polymer với 20 triệu tờ loại 50.000 đồng,loại 500.000 đng (lớn nhất từ trước tới nay).
Ngày 1/9/2004, hành tiền giấy loại 100.000 đồng in trên giấy Polymer”.
Ngày 1/7/2006, phát hành tiền mới loại 20.000 đồng, trong khi tiền giấy loại 20.000 đồng in bằng cotton đang lưu hành, vẫn có giá trị”.
Ngày 30/8/2006, phát hành tiền giấy loại 10.000 đồng200.000 đồng.
luong-anhVậy là 6 loại tiền Polymer đã phát hành, riêng các loại từ 5.000 đồng trở xuống thì  ngân hàng sẽ phát hành bằng tiền xu.
Chính tiền Polymer in tại Australia, là nguồn gốc của vụ hối lộ mà báo chí ngoại quốc loan tải. Theo tác giả Nguyên Anh trong bài viết ngày 1/8/2014, nhận định: Chuyện cựu Thống Đốc ngân hàng nhà nước cộng sản Việt Nam là ông Lê Đức Thúy, đã nhận hối lộ hằng chục triệu mỹ kim của công ty in tiền Australia, để duyệt hợp đồng in tiền Polymer cho Việt Nam, với sự tiếp tay của Đại Tá an ninh Lương Ngọc Anh, lâu nay đã chìm vào im lặng một cách đáng sợ. 
Thứ ba. Nhìn lại vụ hối lộ in tiền Polymer.  
Năm 2002, công ty Securency International đã giành được hợp đồng in tiền Polymer cho Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, bằng cách bắt mối với một công ty Việt Nam tại Hà Nội, nơi có con của cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam làm việc. Theo báo The Age: “.. Securency dùng các khoản hoa hồng lớn, trả cho đại diện giao dịch của các quốc gia có hợp đồng in tiền Polymer, dẫn đến những cáo buộc công ty này dùng tiền hối lộ để giành hợp đồng”.
Các Anh đọc tiếp đoạn này mà tôi trích trong Wikipedia về ông Lê Đức Thúy, như sau: Ngày 15/10/2006, báo chí Việt Nam đăng tải sự kiện bà Nguyễn Thị Việt Nhân, Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Kiên Giang, chất vấn ông Lê Đức Thúy 3 điểm: Thứ nhất. V hối lộ trong dịch vụ in tiền Polymer ở Australia. Thứ hai. Vụ hóa giá nhà cho ông Thúy theo Nghị Định 61/CP với giá 472 triệu đồng, trong khi giá thị trường vào khoảng 10 tỷ đồng . Và thứ ba.  Con trai ông Thúy là Lê Đức Minh liên quan đến vụ in tiền polymer”.
Trong tài liệu không có phần trả lời của ông Thúy (có lẽ báo không được phép đăng), nhưng ít ra cũng có bà đại biểu của cử tri đặt vấn đề chánh thức tại diễn đàn Quốc Hội. 
Bản tin của đài BBC “Cảnh Sát Úc tìm thấy chứng cứ và đang điều tra vụ hối lộ 10 triệu Úc kim liên quan đến ông Lê Đức Thúy trong đợt in tiền Polymer. Như cách phân tích của báo The Age, người đọc có cảm tưởng từ Đại Tá Lương Ngọc Anh tới ông Lê Ðức Thúy và con trai của ông, trong vụ nhận hối lộ in tiền cho Ngân Hàng Nhà Nước, cũng có thể chỉ là những người trung gian đứng dàn xếp đầu cầu dịch vụ in tiền. Còn tiền hối lộ 12 triệu Úc kim, hay ít nhất cũng là 10 triệu mỹ kim, được chuyển thẳng vào một số trương mục bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ, và cả ngân hàng một số nước không bị đánh thuế như Bahamas....” (Từ bài của Bà đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Việt Nhân, ngày 15/10/2006)
Theo báo The Age ngày 26/1/2011: “Công ty in tiền Securency cũng đã trả hối lộ cho ông Lê Đức  Thúy bằng cách trả tiền học phí cho con ông tại một đại học tại Anh. (tài liệu từ ông Nick McKenzie và Richard Baker ngày 24/1/2011).
Tôi nghĩ, nêu thật sự lãnh đạo Các Anh thanh liêm, trong sáng, không dính dáng đồng nào trong vụ Công Ty Securency đưa hối lộ cho phía Việt Nam, thì căn cứ các tài liệu trên đây trong Wikipedia mà đi kiện đài BBC và tờ báo The Age được rồi. Một nét nhìn  chung, nếu trong sáng thanh liêm, thì làm sao Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng có tiền mua một cung điện tại Dubai với giá 120.000.000,00 mỹ kim (120 triệu MK) mà  bản tin đài RFA ngày 14/4/2014 đã loan?   
Đài BBC ngày 4/7/2009 có bản tinTiền hối lộ quan chức Việt Nam được đưa vào tài khoản ở Thụy Sĩ”. Theo đó, Công ty Securency International (SI) trụ sở tại Melbourne,  có hợp đồng in tiền cho 26 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với tiết lộ mới nhất có liên quan đến số tiền hối lộ trao tay cho  khách hàng Việt Nam từ công ty Securency của Úc. Cảnh Sát liên bang Australia xác nhận với ngân hàng trung ương nước này rằng, họ đang điều tra cáo buộc công ty cung cấp vật liệu in tiền polymer Securency của Úc “hối lộ” cho khách hàng Việt Nam để giành hợp đồng in tiền”.
Trang VnExpress trên Google.vn ngày 10/3/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc, đứng đầu văn phòng chánh phủ, xác nhận: “Ông Lê Đức Thúy, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia, bị cáo buộc có dính dáng tới tham nhũng trong vụ in tiền Polymer, sẽ về hưu từ ngày 1/5/2011. Ông giữ vị trí này từ tháng 3/2008, và trước đó là Thống Đđốc Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 1999 tới giữa năm 2007.
 http://www.saigondautu.com.vn/Pictures/phuong/433%204-7-2011/uc.jpgNgày 4/7/2011, Cảnh Sát liên bang Australia tiếp tục điều tra các tòng phạm trong vụ in tiền polymer cho Việt Nam, cho biết: “Rạng sáng 1/7/2011, Cảnh Sát đột kích vào nhiều ngôi nhà ở Melbourne (tiểu bang Victoria), bắt giữ 6 cựu giám đốc cao cấp của công ty Securency International và công ty NPA, với tội danh hối lộ liên quan đến các hợp đồng in tiền Polymer ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Đây là 2 công ty chuyên in tiền Polymer cho hơn 30 quốc gia, cũng là công ty con của Ngân  Hàng Trung Ương Australia, gọi tắt là  RBA. (trong hình là ông Nitchell Anderson, cựu Giám Đốc Tài Chánh công ty Securency International, gọi tắt là SI).
Đây là hành động bắt giữ đầu tiên, trong cuộc điếu tra quốc tế liên quan đến vụ hối lộ giành hợp đồng in tiền Polymer kéo dài từ năm 1999 mà Cảnh Sát tại Australia, Châu Á và Châu Âu, cùng  điều tra hình sự để truy tìm đường đi của 25 triệu mỹ kim mà Cảnh Sát quốc tế tình nghi 2 công ty con của ngân hàng quốc gia Australia (RBA) đưa hối lộ cho khách hàng các nước Châu Á và Châu Phi. 
Những người vừa bị Cảnh Sát Australia bắt giữ, do bị cáo buộc tội đưa hối lộ cho 3 nước khách hàng là Việt Nam, Malaysia, và Indonesia từ năm 1999 đến năm 2005, gồm: (1) Ông Myles Curtis, 55 tuổi, cựu CEO SI, bị cáo buộc 3 tội hối lộ cho khách hàng Việt Nam và Malaysia. (2) Ông John Leckenby, 66 tuổi, cựu CEO NPA, bị cáo buộc 2 tội đưa hối lộ cho khách hàng Indonesia và Malaysia. (3) Ông Mitchell John Anderson, 50 tuổi, bị cáo buộc 2 tội  (4) Ông Peter Sinclair Hutchinson, 61 tuổi. (5) Ông Barry Thosmas Brady, 62 tuổi. (6) Ông Rognvald Leslie Marchant, 64 tuổi. Ba vị sau cùng bị cáo buộc mỗi người 1 tội. Mỗi tội danh, có thể bị phạt tối đa là 10 năm tù, và bị phạt đến 1 triệu mỹ kim. 
Theo bản tin AFP ngày 10/8/2011, ông Clifford John Gerathy, 60 tuổi là người Úc thứ 7 bị truy tố trong vụ án công ty Securency đưa hối lộ 17,8 triệu EURO cho một quan chức Việt Nam.
Phiên tòa đầu tiên tại Melbourne.
Ngày 14/8/2012, các nghi can đã ra tòa tại Melbourne (Australia) để nghe phía công tố cáo buộc hai công ty trực thuộc Ngân Hàng trung ương Úc, trả hàng chục triệu mỹ kim cho người môi giới ở Việt Nam, Indonesia, và Malaysia để giành hợp đồng in tiền polymer. Xin trích riêng phần cáo buộc liên quan đến  Việt Cộng:
Công tố viên Nicholas Robinson: Cựu giám đốc Securency, ông Myles Curtis vai  chính trong vụ đưa hối lộ cho giới chức ngân hàng ở ba nước Đông Nam Á. Bà Elizabeth Masamune, đại diện của cơ quan xúc tiến thương mại Úc (gọi tắt tiếng Anh là Austrade) ở Hà Nội, liên lạc với ông Curtis vào năm 2000 để giới thiệu người môi giới V iệt Nam là Lương Ngọc Anh. Nội dung một e-mail của Bà Elizabeth đọc tại tòa rằng: “Ông Anh đã tiếp xúc với một viên chức ngân hàng Việt Nam, người muốn hợp tác với Úc trong vụ in tiền.
Securency đồng ý trả tiền du học cho con trai của Thống Đốc Ngân Hàng nhà nước ông Lê Đức Thúy. Trong một số vụ, tiền hối lộ được che giấu qua các hóa đơn cho người phiên dịch, tiền đi lại, và quảng cáo. Người môi giới (Đại Tá Lương Ngọc Anh) được hứa trả tiền dựa trên căn bản và sự hiểu biết rằng từ số tiền này, ông ta sẽ hối lộ quan chức ngân hàng để có hợp đồng. Trong 5 năm, hai công ty đã giành được nhiều hợp đồng từ Ngân Hàng nhà nước Việt Nam sau khi trả hơn 15 triệu Úc kim vào các tài khoản của ông Lương Ngọc Anh ở nhiều nước.
Trong một email đọc tại tòa, thì ông Lương Ngọc Anh yêu cầu tăng tiền thù lao, ông Clifford Gerathy trả lời: “Chúng tôi sẽ tăng tiền thù lao lên 10% khi Ngân Hàng nhà nước Việt Nam trao thêm hợp đồng cho Securency, thay vì buộc chúng tôi phải tham gia đấu thầu.
Báo The Age, tờ báo phát hiện trước  nhất về vụ án hối lộ để giành hợp đồng in tiền Polymer, tường thuật rằng: Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc yêu cầu phiên xử kín với lý do sợ tiết lộ thông tin gây hại cho quan hệ ngoại giao của Úc”. Nhưng luật sư Veronica Scott của báo The Age đã thuyết phục được tòa, rằng: “Vụ án vô cùng quan trọng vì lợi ích công chúng. Việc gây xấu hổ hay nhạy cảm cho chính phủ, không phải là lý do để xử kín.”
Sau phiên tòa nói trên, báo VN Chronicle online ngày 15/8/2012, đăng lại từ báo Sydney Morning Herald (SMH). Theo đó,Công TViên Robinson cáo buộc Lương Ngọc Anh, Đại Tá tình báo Công An là người nhận tiền hối lộ cho cấp lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong dịch vụ công ty Securency in tiền giấy nhựa cho Việt Nam. Lương Ngọc Anh, đang Tổng Giám Đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) tại Hà Nội. Ðương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thời đó là PThủ Tướng thường trực, Chủ Tịch Hội Ðồng Tài Chính Tiền Tệ của chính phủ, và tháng 5/1998 Quốc Hội cử Nguyễn Tấn Dũng kiêm chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Đến tháng 12/1999, bàn giao cho ông Lê Đức Thúy. Vụ Đại Tá Lương Ngọc Anh làm trung gian nhận tiền hối lộ của Securency và NPA, diễn ra trong cả 2 thời Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng và Lê Ðức Thúy. Số tiền “hoa hồng” từng được đề cập đến là $20 triệu Úc kim.
Phán ứng tại các quốc gia liên quan.
Tại Malaysia. Ủy Ban Chống Tham Nhũng (ACC), buộc tội ông Mahamad Daud Dol Moin, cựu Phó Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương, đã nhận 100.000 ringgit (33.000USD) tiền hối lộ từ công ty Securency InternationalSI vào khoảng cuối năm 2004 và đầu năm 2005. Người trung gian là doanh nhân Abdul Kayum Syed Ahmad, để giúp NPA ký được hợp đồng in tiền Polymer trị giá 30 triệu mỹ kim. Nếu bị kết tội, mỗi người có thể bị ngồi tù đến 20 năm. Ngày 8/10/2010,  Ủy Ban Chống Tham Nhũng của Malaysia (MACC) cho biết: “Đã bắt giữ 3 người liên quan tới vụ hối lộ chung quanh hợp đồng in tiền polymer tại Australia. Việc Malaysia bắt giữ 3 người nói trên chỉ được công bố, sau khi 2 người đàn ông khác bị bắt giữ tại Anh quốc hai ngày trước đó (6/12/2010)”.
Tại Indonesia. Công ty Securency International  và Công ty NPA ký được một hợp đồng vào năm 1999, để in 500 triệu tờ loại 100.000 rupiah bằng nguyên liệu Polymer. Người trung gian là doanh nhân Radius Christanto, được trả khoảng 4.900.000,00 mỹ kim. Giám Đốc Tiền Tệ của Ngân Hàng Trung Ương Indonesia là ông Herman Joseph Susmanto, bị cho là có liên quan trực tiếp đến vụ nhận hối lộ này.
Tại Việt Nam. Sau các thông tin phát đi từ Australia, Việt Nam đưa vào danh sách các vụ tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp mà Ban Chỉ Đạo trung ương về phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc. Trong báo cáo công tác phòng chống tham nhũng mà chánh phủ gởi Quốc Hội hồi tháng 10/2011, theo đó thì “Bộ Công An đã có báo cáo kết quả xác minh bước đầu chưa phát hiện có tham nhũng, trong việc điều tra nghi án công ty Securency đưa hối lộ cho công ty CFTD (Việt Nam) trong vụ in tiền Polymer”.
Theo VnExpress, tiếp xúc với Phó Tổng Thanh Tra chánh phủ là ông Trần Đức Lượng hồi giữa tháng 8/2009, được ông trả lời rằng: “Mới phát hiện dấu hiệu chưa thực sự minh bạch trong vụ  này, nên chưa thể kết luận phía Việt Nam có vi phạm hay không”.
Với cáo buộc từ tối cao pháp viện Victoria (Australia), Malaysia điều tra và bắt giữ các viên chức liên quan, trong khi Indonesia điều tra và xác nhận vụ nhận hối lộ, còn Việt Nam thì Bộ Công An nói chưa phát hiện tham nhũng. Các Anh nghĩ sao thì tôi chưa biết, nhưng với tôi thì không có gì ngạc nhiên với bản báo cáo của Bộ Công An mà chánh phủ gởi cho Quốc Hội. Vì các cấp lãnh đạo cùng trong hệ thống tham nhũng, thì sự che chắn cho nhau là chuyện bình thường trong xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà sự kiện lãnh đạo Việt Cộng nhận hối lộ của công ty Securency in tiền Polymer, cũng là chuyện bình thường dưới cách nhìn của người cộng sản. Nhưng với những người có ý thức về một xã hội dân chủ tự do thì không thể chấp nhận điều bình thường đó, cho dù đang sống trong lòng xã hội Việt Nam. Tôi muốn nói đến những tổ chức xã hội dân sự lẫn những cá nhân trong nước, xác định được ý thức dân chủ tự do khi sử dụng hệ thống internet với vô số tin tức trên thế giới, và bên cạnh đó là điện thoại cầm tay giúp truyền đạt tin tức và hình ảnh thật nhanh. Lá thư mà Các Anh đang đọc đây, là một trong vô số tin tức đó.             
Kết luận.
Với những tài liệu từ Tối Cao Pháp Viện Australia, Cảnh Sát Australia, từ những nghi can bị bắt tại Australia và Malysia, bị thẩm vấn tại Anh quốc và Indonesia, đã là bằng chứng ít nhất cũng là đối với ông Lê Đức Thúy và Đại Tá an ninh Lương Ngọc Anh. Rồi từ hai ông nhận hối lộ này nối đến các ông Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, và Nguyễn Tấn Dũng. Nếu không, thì tại sao văn kiện của Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Victoria (Australia) có tên của các ông ấy. Đó là văn kiện của cơ quan tối cao ngành Tư Pháp trong  một vụ án hối lộ quốc tế, chớ đâu phải một văn kiện hành chánh thông thường.
Nhân vụ hối lộ in tiền Polymer này, tôi có vài con số dưới đây giúp Các Anh có nét nhìn về những vị lãnh đạo Việt Cộng liên quan, còn suy nghĩ thế nào là tùy Các Anh.
Với tài liệu của Poliburos Network ngày 19/12/2000 kèm danh sách khoảng 300 đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo trong hệ thống đảng với nhà nước Việt Nam, là chủ nhân của những số tiền lớn gởi tại các ngân hàng ngoại quốc, cộng với những bất động sản tại Việt Nam. Tôi trích riêng 3 vị lãnh đạo Việt Cộng với các chức vụ lúc ấy có liên quan đến vụ hối lộ in tiền Polymer: 
Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Tế trung ương đảng cộng sản Việt Nam, số tiền 1.124.000.000,00 mỹ kim (1 tỷ 124 triệu MK).
Ông Nguyễn Tấn Dũng, đệ nhất Phó Thủ Tướng, số tiền 1.480.000.000,00 mỹ kim (1 tỉ 480 triệu MK).
Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, số tiền 1.300.000.000,00 mỹ kim (1 tỷ 300 triệu MK)
Ngày nay, với hệ thống internet thông dụng trên thế giới, Các Anh có nhiều cơ hội tìm đọc những tin tức mà Các Anh cần -trong đó có loạt Thư này- Từ đó, Các Anh hãy phân tách và suy nghĩ để chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. 
Tôi xin nhắc để Các Anh nhớ rằng: “Trên thế giới, chưa bao giờ người dân của các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các nước do cộng sản cầm quyền để xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân trong các quốc gia bị cộng sản cai trị ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng Việt Nam từ tháng 4/1975 đến cuối năm 1995, theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc phổ biến năm 2000, đã có 839.200 người thoát khỏi Việt Nam đến tị nạn tại 91 quốc gia, cũng trong thời gian đó Liên Hiệp Quốc ước lượng có từ 400.000 đến 500.000 người chết mất xác trên biển và trong rừng sâu, trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do!” Với sự kiện đó, với những con số đó, Các Anh nghĩ gì? 
Các Anh hãy nhớ lời nói của Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoàng tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẫy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
Và cũng đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, tháng 9 năm 2014
Phạm Bá Hoa
                                                                     ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link