HỒNG
KÔNG -
Bài đăng : Thứ sáu 05
Tháng Chín 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 05 Tháng Chín 2014
Sinh viên Hồng Kông thông báo chiến dịch bãi khóa đòi dân chủ
Alex Chow, tổng thư ký
Liên đoàn sinh viên Hồng Kông phát biểu trong dịp khởi động chiến dịch Occupy Central
ngày 31/08/2014.
REUTERS/Bobby Yip
Tú Anh
Để trả đũa Bắc Kinh từ chối tôn trọng dân chủ thực sự tại Hồng
Kông, sinh viên Hồng Kông sẽ biểu tình bãi khóa suốt một tuần lễ kể từ
22/09/2014. Đây chỉ là bước đầu trong một kế hoạch tranh đấu dài hạn trước khi
sử dụng biện pháp « công dân bất phục tùng ».
Chủ nhật vừa qua, Trung
Quốc thông báo quyết định các ứng cử viên ra tranh chiếc ghế lãnh đạo hành pháp
Hồng Kông năm 2017 phải được Bắc Kinh chấp thuận, nói cách khác, phải là người
tuân thủ mệnh lệnh của Hoa lục, dưới mỹ từ « yêu nước ».
Hình thức « phổ thông
đầu phiếu » nửa mùa này đã gây phản ứng thất vọng tại Hồng Kông nhất là trong
bộ phận dân chúng muốn hưởng một quy chế dân chủ thật sự « một đất nước, hai
chế độ », không có bàn tay can thiệp của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một Liên minh tranh đấu
cho dân chủ kêu gọi phát động phong trào bất phục tùng công dân chống quyết
định của Trung Quốc, chiếm đóng đường phố quan trọng ngay trung tâm tài chính.
Tham gia phong trào
tranh đấu, sinh viên Hồng Kông cho biết họ sẽ bãi khóa bỏ học suốt một tuần kể
từ ngày 22 tháng 9 trước khi chuyển sang giai đoạn quyết liệt hơn « bất phục
tùng công dân ».
Theo lãnh đạo sinh viên
đại học Hồng Kông Yvonne Lương nói với AFP thì bãi khóa là lời cảnh cáo yêu cầu
chính quyền phải lắng nghe nguyện vọng dân chúng.
Trưa nay, sinh viên đại
học Trung Hoa (Hồng Kông) tụ tập trước bức tượng « Nữ thần Dân chủ » trong
khuôn viên đại học, biểu tượng của phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989.
TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ sáu 05
Tháng Chín 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 05 Tháng Chín 2014
Viễn thông Trung Quốc bị dân kiện về tội chặn Google
Trụ sở tập đoàn Google
tại Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 02/06/2011.
REUTERS/Jason Lee
Mai Vân
Một người dân tại Thẩm Quyến (miền Nam Trung Quốc) vừa đệ đơn kiện
một tập đoàn viễn thông và một công ty điện thoại Trung Quốc về tội đã chặn công
cụ tìm kiếm Mỹ Google tại Trung Quốc. Vụ kiện được xem xét vào hôm qua
04/09/2014 đã nêu bật chế độ kiêm duyệt khe khắt của chế độ Bắc Kinh đối với
internet.
Theo một tài liệu được
Sở Tư pháp thành phố Thẩm Quyến công bố vào hôm nay, nguyên đơn là một thanh
niên 25 tuổi, tự nhận là "nhân viên luật", đã đệ đơn khiếu nại tập
đoàn viễn thông Nhà nước China Unicom.
Một tòa án ở Thẩm Quyến
đã xem xét trường hợp này vào hôm qua. Một tài liệu khác cũng cho biết ngắn gọn
là thanh niên này cũng đệ đơn khiếu nại tập đoàn điện thoại China Mobile, một
trong ba công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, và tòa án vào tuần trước đã
đồng ý xem xét vụ kiện trong một phiên xử khác.
Theo hãng tin Pháp AFP,
trên trang tiểu blog của mình, thanh niên này đã nêu bật phần đối đáp giữa thẩm
phán và luật sư của tập đoàn China Unicom vào hôm qua.
Khi được hỏi : "Google
bình thường có thể được truy cập dễ dàng không ?", vị luật sư đã lúng
túng và ấp úng trả lời rằng ông "không biết là có thể nói trước tòa
điều này hay không". Câu trả lời của vị luật sư đã làm công chúng
tham dự phiên tòa cười ồ lên.
Cũng theo lời kể của
nguyên đơn, thẩm phán chủ trì phiên tòa sau đó đã ra lệnh ghi lại trong biên
bản là việc không vào được các trang web của Google không phải là lỗi của tập
đoàn China Unicom.
Theo AFP, tại Trung
Quốc, một hệ thống kiểm duyệt phức tạp, mệnh danh là "Vạn lý Trường thành
Tin học" đã được dựng lên để ngăn chặn không cho truy cập các trang web bị
coi là "nhạy cảm" và các mạng xã hội như Facebook và Twitter hoặc
trang video YouTube..., nhưng cho đến gần đây, Google tương đối được tự do.
Năm 2010, Google đã phần
nào rút khỏi Trung Hoa Đại lục, và chuyển máy chủ qua Hồng Kông, vì không chấp
nhận các quy định kiểm duyệt hà khắc của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, công cụ tìm
kiếm này thường xuyên bị tắc nghẽn đặc biệt nhân các sự kiện "nóng"
như ngày 4 tháng 6 vừa qua nhân kỷ niệm 25 năm vụ đàn áp đẫm máu phong trào
sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Các quan chức tòa án
Thẩm Quyến đã từ chối bình luận về vụ kiện này, nhưng tờ Global Times cho biết
phán quyết sẽ được đưa ra trước tháng Mười. Tờ báo này còn trích dẫn một
"chuyên gia" ẩn danh nói rằng chính "Google phải chịu trách
nhiệm" trong vụ kiện này vì đã từ chối hoạt động tại Trung Quốc và "chấp
nhận" sự giám sát của chính quyền.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment