Vì sao MTTQ không thể có tiếng nói độc lập?
Minh Tâm
30-8-2014
Bù nhìn rơm còn tác dụng đuổi chim, giữ cho ruộng lúa chín. Còn
MTTQ VN, quả là hình nộm để Đảng khoác lên đó chiếc áo dân chủ ma mị.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam – một văn bản như
Luật Đảng: “Đảng viên có
nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng”. (Điều 2)
Cũng theo Luật Đảng, nhân sự trong bộ máy nhà
nước, tất cả đều phải là đảng viên. Những nhân sự chủ chốt như bí thư các tỉnh,
thành phố, bộ, ngành đều phải được Bộ Chính trị - cơ quan cao nhất của Đảng
chuẩn y. Các tổ chức tiếng là “xã hội nhân sự”, như Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ)
cũng không ngoại lệ, tất cả đều phải là đảng viên.
Mà đảng viên thì có nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối
sự phân công và điều động của Đảng. Một tiếng nói trái tai Đảng là không thể.
Độc lập trong vòng kim cô của Đảng
Vừa qua đã diễn ra Hội nghị Đoàn chủ tịch Ủy ban
T.Ư MTTQ VN lần thứ 15 khóa VII, thảo luận các báo cáo và công tác nhân sự Đại
hội Mặt trận lần thứ 8. Nhiều ý kiến cho rằng, vai trò giám sát, phản biện của
Mặt trận vừa qua còn mờ nhạt.
Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Lê Truyền
góp ý: Cần làm rõ tính độc lập của Mặt trận trong điều kiện Đảng vừa lãnh đạo,
vừa là thành viên của Mặt trận. “Tính độc lập không phải là Mặt trận thoát
ly sự lãnh đạo của Đảng, mà độc lập để nói được tiếng nói của các tầng lớp nhân
dân", ông Truyền nói.
Quan điểm của ông Lê Truyền cho thấy sự mâu thuẫn:
đã gọi là “độc lập” sao lại phải lệ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng? Tiếng nói
của các tầng lớp nhân dân hiện nay, có thể như lời của Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang, là không còn tin Đảng. Như vậy, đây có thể coi là “thoát ly sự lãnh đạo
của Đảng”?
Bù nhìn rơm còn giữ được ruộng lúa
Hiến pháp 2013, tại Điều 9 quy định “MTTQ VN
là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các
giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài”.
“MTTQ VN là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân;
tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng
cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Như vậy, quyền được trao cho MTTQ VN là “tham
gia xây dựng Đảng”, mà lại tự ti cho rằng mặt trận không được thoát ly sự lãnh
đạo của Đảng – như lời của ông Lê Truyền, thì quả thật khó lòng kỳ vọng vào
điều gì ở MTTQ VN.
Bù nhìn rơm còn tác dụng đuổi chim, giữ cho
ruộng lúa chín. Còn MTTQ VN, quả là hình nộm để Đảng khoác lên đó chiếc áo dân
chủ ma mị.
Nước đẩy thuyền thì cũng lật thuyền
Ông Lê Truyền cũng không
sai. Ở văn bản có tên “Quy định 172-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng
Trung ương do Bộ Chính trị ban hành”, do ông Lê Hồng Anh ký ngày 7-3-2013,
tiếp tục trao cho đảng viên “quyền bắt buộc” là lãnh đạo, chỉ đạo những định
hướng chính trong các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng mà cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể có trách nhiệm trong
soạn thảo; những nội dung quan trọng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính
trị theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. (Trích Điều 2.2)
Đã nói đến “tiếng nói độc
lập” thì không thể chấp nhận một cơ chế giám sát hay hạn chế nào riêng biệt, vì
những hành vi quá đà tự thân nó không còn là “tiếng nói độc lập” và đã được các
bộ luật hành chánh, dân sự và hình sự điều chỉnh.
Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, kể rằng năm 2011,
khi ông cùng cộng sự thành lập hãng truyền thông tại Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành
mọi thủ tục và đã ra mắt, ông đề nghị những cộng sự viên của mình là công dân
Hòa Kỳ đến cơ quan quản lý báo chí tiểu bang và liên bang để đăng ký và xin
phép cấp mã số báo chí để làm thẻ cho các nhà báo. Các cơ quan chức năng xứ Mỹ
bảo rằng quý vị hãy về tự cấp thẻ lấy và tự chịu trách nhiệm về uy tín của tấm
thẻ của mình. Ngay các hãng lớn như CNN hay AP cũng làm thế đó.
Nói thật, mất lòng. Trung ngôn thì nghịch nhỉ.
Dẫu vậy, mất lòng và nghịch nhỉ cùng lắm chỉ tạo sự khó chịu. Ở đây, nếu “tiếng
nói độc lập” không theo ý “lãnh đạo của Đảng” thì chuyện tù tội như từng xảy ra
với các anh, chị Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Lê Công Định,
Trương Duy Nhất…, có lẽ sẽ còn xảy đến dài dài khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang
công nhiên vi hiến.
“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Trích Điều 4.3, Hiến
pháp 2013).
Thoát Đảng
Trần Kỳ Trung
Thái
Tử Đảng
|
Nếu nói, vào đảng để phụng
sự tổ quốc, phụng sự đồng bào, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết. Là đảng viên
phải tuyệt đối gương mẫu trước dân, người dân nhìn vào đó để tin tưởng. Là đảng
viên nói đi đôi với làm, không sống giả dối, không lừa nhân dân, thực hiện tốt tất
cả những điều người dân yêu cầu…v.v… và v.v…
Còn không phải như thế, anh không là đảng viên.
Còn không phải như thế, anh không là đảng viên.
Căn cứ như những điều như vậy, nhìn vào thực tế, tôi tự nhận thấy có một số lượng đảng viên rất lớn đã “ thoát đảng”.
Ở đây tôi không đề cập đến những đảng viên công khai viết đơn đề nghị được ra khỏi đảng, vì như họ nói, đảng cộng sản hiện nay không phải là đảng cộng sản như lúc họ được kết nạp. Tất cả chỉ còn cái vỏ bên ngoài, còn bên trong đã thay đổi bản chất. Tôi không muốn đề cập đến những đảng viên về hưu lặng lẽ bỏ sinh hoạt đảng vì nhiều nguyên nhân, dưới nhiều hình thức, nếu thống kê cụ thể, sẽ có con số không nhỏ.
Với bài viết ngắn này tôi chỉ đề cập đến những người tự nhận là “đảng viên”, nhưng trên thực tế họ đã “ thoát đảng”, “ thoát đảng” một cách tiêu cực, nhân dân lên án.
Biểu hiện, có rất nhiều đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Những người này nói, viết về lý tưởng của đảng rất hay, nhưng trên thực tế lại làm ngược lại, họ chỉ biết thu lợi cho cá nhân, gia đình dưới nhiều hình thức, như tạo ê kíp trong lãnh đạo, liên kết các nhóm lợi ích với nhau hòng có điều kiện dễ dàng tham nhũng trong những ngành quan trọng của kinh tế. Hoặc như lợi dụng vị trí lãnh đạo của mình đưa con cháu vào chiếm vị trí yết hầu trong chính quyền để tự do lũng đoạn, tự do sai khiến…
Trong con mắt người dân, những người này không phải là đảng viên.
Lại có loại đảng viên, bên ngoài luôn tỏ nghiêm túc, đứng đắn như chăm chỉ học nghị quyết, lớp bồi dưỡng, viết bản kiểm điểm nghiêm túc… trên thực tế lại là một kẻ cơ hội, ăn chơi sa đọa, sống giả dối với đồng nghiệp, vợ con, kết cấu với xã hội đen để dễ bề đục khoét, thao túng, tham nhũng. Vận mệnh đất nước họ không quan tâm… Với người dân, những người này đâu phải là đảng viên, trên thực tế họ đã bỏ đảng. Đảng viên chỉ còn danh nghĩa.
Tiếp đến là đảng viên “ thoát đảng” là loại ác với dân. Họ là loại người không có văn hóa nhưng lại nhân danh đảng, nhân danh chính quyền… luôn cho mình là “đúng”, là “nhất” không nghe dân, không cho dân nói, thậm chí có lúc hành xử với dân còn ác hơn hành xử với giặc, không hề có tình người, từ chuyện quy hoạch đất đai đến chuyện giải quyết khiếu kiện…
Với việc làm như vậy, trong suy nghĩ của người dân, những người đảng viên này đã ra khỏi đảng, còn thẻ đảng viên họ đang giữ trong người chỉ là “hàng mã”.
Lại có loại đảng viên mang danh “trí thức” nhưng chỉ biết ăn theo, nói theo, viết theo những gì mà lãnh đạo yêu cầu, đồng ý, cho phép. Họ đã thủ tiêu ý chí của mình, với ngòi bút, trở thành một kẻ “nô lệ” hèn hạ để hưởng bổng lộc mà những người có chức, có quyền nhân danh đảng, nhà nước ban phát.
Trong con mắt người dân và đồng nghiệp có lương tâm, những người này đâu có phải là đảng viên, đâu có phải là người trí thức chân chính.
…
Chỉ mới nêu một vài ví dụ nhỏ như trên, thử hỏi trong đảng, hiện nay, còn bao nhiêu người là đảng viên chân chính???
Nếu không sửa đổi, với
một đảng như vậy, liệu có đủ uy tín để lãnh đạo đất nước???
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment