Sunday, August 31, 2014

Tư Lệnh Mỹ ở Á Châu-TBD kêu gọi TQ hành động tương xứng vai trò lãnh đạo khu vực


Tư Lệnh Mỹ ở Á Châu-TBD kêu gọi TQ hành động tương xứng vai trò lãnh đạo khu vực

Sự thật đen tối của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn với đàn bà


Tư Lệnh Quân đội Mỹ khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Đô Đốc Samuel Locklear
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • TQ hoan nghênh VN bồi thường các nạn nhân các vụ biểu tình bạo động
  • Bà Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam
  • Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc?
  • Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về bản án của 3 nhà hoạt động ở Đồng Tháp

Ðường dẫn

29.08.2014
Đô Đốc Samuel Locklear nói Trung Quốc nên hành động như một lãnh đạo khu vực và tiếp tay giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông.

Bản tin hôm nay của AP trích dẫn tuyên bố của Đô Đốc Locklear hôm thứ năm nói rằng Bắc Kinh nên từ bỏ những hành động hồi gần đây để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực có tầm quan trọng chiến lược này, những hành động mà theo ông, có tính cách khiêu khích.
Đô Đốc Locklear nói rằng trong khi Trung Quốc tin rằng họ có cơ sở lịch sử vững chắc để đòi chủ quyền vùng biển này, các nước khác cũng có niềm tin vững chắc không kém về chủ quyền của họ đối với khu vực đó.

Nói chuyện với các ký giả tại Trung tâm Đông Tây có trụ sở tại Honolulu, Tư Lệnh Quân đội Mỹ tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phát biểu:
“Trung Quốc là một lãnh đạo trong khu vực, một lãnh đạo trên thế giới. Họ có trách nhiệm lãnh đạo trong cuộc tranh chấp, để đạt một giải pháp tương nhượng về những vấn đề nan giải này với các nước láng giềng.”

Ông Locklear nói tất cả những nước đòi chủ quyền phải tránh các hành động có tính khiêu khích, và tìm một giải pháp cho vấn đề mà không dùng tới các biện pháp hù dọa.

Báo The Washington Times thuật lời của Đô Đốc Locklear nói rằng Trung Quốc đã khích động, và tạo bất ổn trong khu vực. Đô Đốc Locklear  nói rằng trong tư cách một lãnh đạo khu vực và nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai, Trung Quốc phải “có trách nhiệm lãnh đạo và tạo ra một môi trường an ninh trong khu vực. Thẳng thắn mà nói, quan điểm của tôi là Bắc Kinh đã làm ngược lại trong mấy năm gần đây.”

Ông liệt kê một loạt hành động của Bắc Kinh đã làm leo thang tranh chấp, kể cả “điều giàn khoan dầu vào các vùng biển gần Việt Nam, nạo vét biển quanh các quần đảo và bãi san hô, ra các luật lệ mới để cai quản các vùng tranh chấp, và thái độ miễn cưỡng, không muốn giải quyết vấn đề tại các diễn đàn pháp lý quốc tế.”

Đô Đốc Locklear nói nếu nhìn lại quãng thời gian một năm qua, ta thấy rằng Bắc Kinh đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho họ. Ông nói Trung Quốc có thể có những lập luận có tính thuyết phục, nhưng nước này cần phải đặt những lập luận ấy trong một khuôn sườn pháp lý hiện đại.

Ông nói yêu cầu của Hoa Kỳ là Bắc Kinh phải minh bạch hơn. Họ nghĩ họ có những lý luận vững chắc, nhưng chúng ta không thể biết chắc cho tới khi các lý luận đó được đưa ra mổ xẻ tại một diễn đàn quốc tế.

Tư Lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu-Thái bình dương khẳng định rằng tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải tránh các hành động có tính khiêu khích, và tìm một giải pháp tương nhượng, mà mọi bên đều cảm thấy hài lòng.

Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei là các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Đánh giá các quan hệ Mỹ-Trung nói chung tại buổi họp báo ở Trung Tâm Đông –Tây ở Honolulu, Đô Đốc Locklear nói các quan hệ ấy về phần lớn, tới 80% là tích cực. Tuy nhiên những lời chỉ trích của ông như vừa kể, theo tờ báo TheWashington Times, là “một chỉ dấu cho thấy nỗi bực dọc với Bắc Kinh trong quân đội Hoa Kỳ đang gia tăng.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ - VOA, Chủ tịch Hội Đông Tây, Tiến sĩ Charles E. Morrison nói ông hy vọng xung đột quân sự sẽ không xảy ra. Điều cần thiết, theo Tiến sĩ Morrison, là khu vực Á Châu-Thái bình dương phải dồn nỗ lực để phát triển các tổ chức vùng, các cơ chế để giải quyết tranh chấp và phát triển hòa bình, tương tự như những điều mà Châu Âu đã thực hiện thành công sau hai cuộc Thế Chiến. Tiến sĩ Morrison:

“Chúng ta không đề cập tới xung đột quân sự trong khu vực, tôi hy vọng thế, điều mà chúng ta nói tới là những nỗ lực để thiết lập những định chế khu vực và định chế toàn cầu, và Hoa Kỳ tham gia rất tích cực vào các nỗ lực này. 

Theo cách nhìn của tôi thì trong thế kỷ 20 vừa qua, đã xảy ra hai cuộc thế chiến xuất phát từ Âu Châu, bây giờ dân chúng ở Pháp, ở Đức, ở Ý, và cả Mỹ nữa, họ không thể hình dung đất nước họ sẽ rơi vào chiến tranh. Họ đã thiết lập rất nhiều định chế sau này trở thành những dấu ấn của một cộng đồng quốc tế bền vững. Tôi cho rằng đây là một thách thức lớn đối với khu vực Á Châu-Thái bình dương trong thế kỷ 21. 

Chúng ta phải xây dựng các quan hệ như thế nào để chiến tranh trở thành một ý niệm không bao giờ có thể xảy ra. Đây là thách thức mà Hoa Kỳ sẽ tham gia hết mình để thực hiện, bởi vì mặc dù Hoa Kỳ về mặt địa lý không thuộc lục địa Á Châu, nhưng Hoa Kỳ có những lợi ích và những liên hệ mật thiết về mọi mặt kinh tế, xã hội, v..v.. với Á Châu, và sẽ tiếp tục có mặt trong tương lai của khu vực này.”

Thưa quý vị, Tiến sĩ Charles Morrison là Chủ tịch Hội Đông-Tây, một trong những viện nghiên cứu chính sách lớn nhất khu vực Châu Á-Thái bình dương.

Nguồn: AP, Washington Times, Xinhua, VOA Interview

Công nghiệp phụ trợ: “Việt Nam đang chế biến hộ cho thiên hạ”

Vũ Hoàng, RFA
2014-08-29

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
08292014-vuhoang.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg8686356.jpg
Triển lãm xe công nghiệp Trung Quốc được lắp ráp tại VN hôm 12/6/2013, tại Hà Nội
 AFP photo




Thời gian gần đây, Việt Nam nhắc nhiều đến một yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế ra khỏi sự ảnh hưởng, lệ thuộc vào Trung Quốc và nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu đó là đẩy mạnh những ngành “công nghiệp hỗ trợ”.

Vai trò của công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ được hiểu là các ngành công nghiệp sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm… để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp các sản phẩm cuối cùng là tư liệu và công cụ sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng.

Trong cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam" G.S Trần Văn Thọ chỉ ra rằng “công nghiệp hỗ trợ” rất quan trọng vì ngoài việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chiều rộng và chiều sâu, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thêm việc làm một cách hiệu quả.
Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất sơ sài, nên các doanh nghiệp FDI của Việt Nam vẫn phải nhập các phụ tùng, thiết bị công nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam. 

TS Trần Văn Hải
Vì lẽ đó, nếu công nghiệp hỗ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh, khó thu hút được các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài và Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Nhiều chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh Biển Đông còn nhiều phức tạp, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chứa đựng nhiều rủi ro, bất ổn vì thế ngành công nghiệp hỗ trợ càng có vai trò lớn hơn, nhằm đảm bảo tính chủ động của nền kinh tế quốc nội.

Thậm chí nhiều vị còn cho rằng “công nghiệp hỗ trợ” này phải mang tính chất “xương sống” của nền công nghiệp quốc gia.
Thế nhưng, trên thực tế ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa cất cánh và chưa được chú trọng đầu tư dù rằng đã có những quy hoạch phát triển do Chính phủ phê duyệt từ cách đây hàng chục năm.

Đánh giá chung về ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, T.S Trần Văn Hải, nguyên là giảng viên bộ môn Kinh tế ở một trường đại học tại Hà Nội hiện đang làm tư vấn về đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài nhận xét:

“Những ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất sơ sài, nên các doanh nghiệp FDI của Việt Nam vẫn phải nhập các phụ tùng, thiết bị công nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đơn giản, họ chỉ lắp ráp các sản phẩm công nghiệp ở trong nước, rồi sau đó mang đi xuất khẩu.

Chính vấn đề đó, nó giúp cho Việt Nam trong chuỗi sản phẩm không lớn. Cũng chính vì đặc tính trên nên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm không nhiều.”

Ngoài ra, T.S Hải lấy thí dụ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan hay Malaysia những ngành công nghiệp hỗ trợ có vị trí rất quan trọng để phát triển nền công nghiệp trong nước, những quốc gia trên ưu tiên phát triển những ngành này từ những ngày đầu thực hiện công nghiệp hóa tại nước họ.
Kết quả là xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng ở những quốc gia trên có sự phân công lao động hợp lý và hiệu quả.

Nghịch lý Việt Nam

Nếu nhìn vào bức tranh chung, có thể nhận thấy vai trò của ngành công nghiệp trong nước hiện tại tạo ra giá trị gia tăng không nhiều trong chuỗi sản phẩm, vì thế phần đóng góp của Việt Nam không cao, chỉ được coi như “phần ngọn” trong khi “phần gốc” lại là hàng hóa nhập khẩu về từ một bên thứ ba.
Vấn đề công nghiệp là đang chế biến hộ cho thiên hạ, công nghiệp phụ trợ của mình không có, thành thử giá trị gia tăng để tăng thu nhập cho nền kinh tế gần như ở mức thấp nhất.
GS Vũ Văn Hóa

Chính điều này được giáo sư Vũ Văn Hóa gọi bằng cái tên “Việt Nam đang chế biến hộ cho thiên hạ” ông phân tích:
“Vấn đề công nghiệp là đang chế biến hộ cho thiên hạ, công nghiệp phụ trợ của mình không có, thành thử giá trị gia tăng để tăng thu nhập cho nền kinh tế gần như ở mức thấp nhất, dệt may chẳng hạn, tăng trưởng của nó theo thông báo thì tương đối lớn trong xuất khẩu thế nhưng từ nguyên liệu là vải đến tất cả các việc tạo ra một cái áo, ngay cả mẫu mã cũng phải nhập ở nước ngoài. Như vậy Việt Nam chỉ có mỗi cái chi phí nhân công là chính mà chi phí nhân công của Việt Nam lại quá rẻ.”

Trong một buổi thảo luận gần đây về ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, G.S T.S Võ Thanh Thu của trường Đại học Kinh tế TPHCM đã phát biểu với truyền thông trong nước rằng “Việt Nam sắp đi hết chặng đường 30 năm đổi mới kinh tế, nhưng chỉ mới xây dựng được nền công nghiệp gia công mang tính phụ thuộc.

Nền kinh tế Việt Nam đứng trước một nghịch lý đó là nguyên liệu trong nước có khả năng cung cấp được thì hầu hết xuất khẩu thô như nông sản, than đá… công nghiệp chủ lực mang lại ngoại tệ cho đất nước chủ yếu gia công lắp ráp từ nguyên liệu nước ngoài, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển.”

Với hai điểm cơ bản thứ nhất là thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, tăng cường tính chủ động cho nền kinh tế, và thứ hai là tăng cường giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu cũng như FDI, do đó, việc đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ hẳn là lúc cần phải được đẩy nhanh. 

Vậy những gì Việt Nam cần phải làm lúc này:
“Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân không có điều kiện để mà khai thác các thị trường mặc dù họ vẫn có thể có cơ hội ở đâu đó thị trường trong nước, thị trường bên ngoài hoặc tạo thành các doanh nghiệp mang tính chất cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài để tham gia vào các liên kết.

Cũng có thể là ban đầu ở vị trí thấp hoặc cung cấp một số sản phẩm thôi về sau nâng cấp dần để có thể tham gia sâu hơn vào những giá trị trong khu vực và toàn cầu.”
Vừa rồi là lời nhận xét của bà Phạm Chi Lan trong một lần phỏng vấn gần đây với chúng tôi khi nói về làm sao để thúc đẩy vai trò khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động của ngành công nghiệp hỗ trợ.
Theo số liệu thống kê, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phần lớn do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện với quy mô sản xuất nhỏ, đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm và chiếm tới hơn 97% số doanh nghiệp ở Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với khủng hoảng kinh tế cũng như khiến nền kinh tế nội địa chủ động hơn.

Bên cạnh biện pháp tăng cường vai trò của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi sản xuất, việc đẩy mạnh vai trò của công nghiệp hỗ trợ cũng khiến môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, khiến họ không còn phải lo lắng vấn đề nhập khẩu linh kiện, thiết bị phụ trợ hay các dịch vụ đi kèm từ một nước thứ ba.

Và cuối cùng khi một nền công nghiệp phụ trợ phát triển cũng sẽ đẩy mạnh tiến trình chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất.

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực, thế nhưng để ngành công nghiệp này phát huy tối đa hiệu quả thì còn là câu chuyện dài vì như lời T.S Trần Du Lịch nhận xét: “Bàn bạc bao nhiêu, cuối cùng cũng chỉ là những tài liệu cất trong hộc bàn.”


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link