Một
trung tướng CA tử vong do ‘tai nạn giao thông’
Giang hồ xử 2 đàn em xôn
xao cộng đồng mạng 2014
Trung tướng Nguyễn Xuân Tư
Bạn đọc Danlambao - Đúng vào ngày quốc khánh nước CHXHCN
Việt Nam 2/9, một trung tướng đương chức trong bộ công an cùng 2 cán bộ đã tử
vong tại tỉnh Hưng Yên.
Nạn nhân là ông Nguyễn Xuân Tư, hiện đang giữ
chức phó tổng cục trưởng tổng cục xây dựng lực lượng, hay còn gọi là tổng cục 3
thuộc bộ công an.
Truyền thông nhà nước nói rằng nguyên nhân
khiến trung tướng Nguyễn Xuân Tư tử nạn là do ‘tai nạn giao thông’.
Va chạm xảy ra sau khi chiếc xe 7 chỗ của bộ công an va chạm với xe khách 50 chỗ đang đi chiều ngược lại.
Tại hiện trường, chiếc xe công vụ thuộc bộ
công an mang biển số 80A-012.59 chở theo 4 người, trong đó 3 người thiệt mạng
ngay tại chỗ, tất cả đều là cán bộ thuộc bộ CA.
Một người bị thương đã
được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Vụ việc đang tiếp tục
được giới chức địa phương điều tra.
Hiện trường vụ va chạm
xảy ra lúc 10 giờ sáng ngày 2/9/2014. Địa điểm tại Km25, quốc lộ 5, thuộc địa
phận thị trấn Bần (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) - Ảnh: VTC
Tướng CA tử nạn khi đang đương chức
Ông Nguyễn Xuân Tư
sinh năm 1957, được phong hàm trung tướng công an vào năm 2013.
Như vậy, tính từ năm 2000 trở lại đây, có ít nhất 6 trường hợp các tướng trong ngành công an tử vong khi đang đương chức. Gồm có:
- Thượng tướng Lê Minh Hương, mất vào tháng 5/2004 khi đang là ủy viên bộ chính trị.
- Thượng tướng Nguyễn Văn Tính, mất vào tháng 8/2006 khi đang là thứ trưởng bộ công an. Nguyên nhân tử vong được nói là do bị ‘nhồi máu cơ tim’
- Thượng tướng Thi Văn Tám, thứ trưởng bộ công an. Ông Thi Văn Tám mất ngày 12/12/2008, chỉ vài ngày sau khi được thăng hàm thượng tướng công an. Nguyên nhân tử vong chỉ được nói là do ‘bệnh nặng’.
- Thiếu tướng Phan Văn Đông, phó chánh thanh tra bộ công an tử vong vào năm 2012. Nguyên nhân được nói là do ‘chết đuối’.
- Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng bộ công an, ủy viên trung ương đảng. Tướng Ngọ đột ngột mất vào ngày 18/2/2014, không lâu sau lời khai của ông Dương Chí Dũng về khoản hối lộ lên đến hàng triệu đô-la Mỹ.
Như vậy, tính từ năm 2000 trở lại đây, có ít nhất 6 trường hợp các tướng trong ngành công an tử vong khi đang đương chức. Gồm có:
- Thượng tướng Lê Minh Hương, mất vào tháng 5/2004 khi đang là ủy viên bộ chính trị.
- Thượng tướng Nguyễn Văn Tính, mất vào tháng 8/2006 khi đang là thứ trưởng bộ công an. Nguyên nhân tử vong được nói là do bị ‘nhồi máu cơ tim’
- Thượng tướng Thi Văn Tám, thứ trưởng bộ công an. Ông Thi Văn Tám mất ngày 12/12/2008, chỉ vài ngày sau khi được thăng hàm thượng tướng công an. Nguyên nhân tử vong chỉ được nói là do ‘bệnh nặng’.
- Thiếu tướng Phan Văn Đông, phó chánh thanh tra bộ công an tử vong vào năm 2012. Nguyên nhân được nói là do ‘chết đuối’.
- Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng bộ công an, ủy viên trung ương đảng. Tướng Ngọ đột ngột mất vào ngày 18/2/2014, không lâu sau lời khai của ông Dương Chí Dũng về khoản hối lộ lên đến hàng triệu đô-la Mỹ.
Chuyện
lãnh đạo Cộng sản chữa bệnh
VietTuSaiGon (RFA) - Có thể nói một điều: Trong giới lãnh
đạo Cộng sản Việt Nam, chưa có ai đi chữa bệnh lại được dư luận quan tâm nhiều
như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh, kể cả Võ Nguyên Giáp – một kẻ được phong
thần lúc còn sống. Trong khi đó, chức vụ của ông Nguyễn Bá Thanh so ra còn kém
xa nhiều lãnh đạo chóp bu Cộng sản Việt Nam. Vì sao lại có chuyện quan tâm đặc
biệt như thế?
Điều đáng nói ở đây là mức độ quan tâm không chỉ riêng ngưởi Đà Nẵng mới cao, mà hầu như khắp Việt Nam, ở đâu cũng tìm hiểu thử chuyện sức khỏe ông Thanh, ông đang như thế nào, chết thật hay là tin vịt, ông đang chữa bệnh ở đâu, vì sao ông lại chữa bệnh ở Mỹ?...
Có ba lý do để dư luận quan tâm đến vấn đề sức khỏe ông Thanh một cách khác thường: Ông là một người đứng ở phe thân Trung Quốc nhưng lại sang Mỹ chữa bệnh; Nguyễn Bá Thanh là đối thủ đáng gờm nhất của Nguyễn Tấn Dũng; Niềm hy vọng về một yếu nhân có thể thay đổi đất nước theo chiều hướng tốt hơn.
Ở lý do thứ nhất, ông Thanh thuộc phái thân Trung Quốc, điều này không cần bàn luận gì nhiều người ta cũng nhìn thấy Nguyễn Phú Trọng là người thủ cựu, luôn tìm mọi cách để duy trì đảng Cộng sản lãnh đạo độc tài Việt Nam, Trương Tấn Sang tuy nói bu lu boa loa đủ điều tưởng chừng như có tư tưởng tiến bộ nhưng trên thực tế cũng là tay độc tài có hạng và tham vọng làm Thủ tướng hoặc làm Tổng bí thư của Sang không phải là nhỏ. Trong khi đó, Nguyễn Bá Thanh được cất nhắc bởi Sang và Trọng, sự cất nhắc này có mục đích rõ ràng, nhằm tạo ra một sức mạnh phe trục trong trung ương đảng Cộng sản ở Hà Nội để đấu với phe Nguyễn Tấn Dũng.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi của Nguyễn Bá Thanh với người Trung Quốc ở Đà Nẵng cũng nói lên rất nhiều điều, hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa ở Đà Nẵng đều cho người Trung Quốc thuê xây dựng để xây sòng bạc, biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp… Và những khu này, ngoại trừ khu sòng bạc, mọi nơi đều không cho phép người Việt bước vào. Cả con đường Hoàng Sa, Trường Sa (bây giờ là Võ Nguyên Giáp) chẳng khác nào khu tự trị của người Trung Quốc ở Đà Nẵng.
Thân Trung Quốc như vậy, tại sao Nguyễn Bá Thanh lại chọn Mỹ để chữa bệnh?
Điều này làm người ta nghĩ đến xu hướng gió đổi chiều trong nội bộ chính trị đảng Cộng sản. Bởi vì trước đây, phe Trọng, Sang, Thanh thân Trung Quốc thì phe Dũng, Nhân, Đam… lại thân Mỹ cách đây ngót nghét mười năm, từ chuyện Dũng làm sui gia với cựu tướng Việt Nam Cộng Hòa cho đến chuyện các quan chức này đồng loạt đưa con sang Mỹ học đại học cũng như những phát biểu gần với dân chủ của họ.
Vậy lần này ông Thanh thay vì sang Trung Quốc chữa bệnh, lại sang Mỹ, mà bệnh của ông lại bị ngay trước đại hội trung ương đảng Cộng sản lần thứ 12! Điều này khiến dư luận đật nghi vấn hoặc là Nguyễn Bá Thanh phất cờ trắng trong đấu đá chính trị, hoặc là một chiêu bài nào đó chưa biết được (nếu như ông không thật sự bị bệnh); Ngược lại, ông Thanh bị bệnh lại khiến người ta nghĩ ngay đến những đòn ác thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ trung ương Cộng sản. Bởi vì trên thực tế, tuy giữ chức Trưởng Ban nội chính Trung ương chẳng là gì so với giới chức trung ương nhưng ông Thanh vẫn là ngôi sao trong bầu trời chính trị Việt Nam, mọi quyết sách cũng như mọi thành tựu của ông có được ở Đà Nẵng đã khiến rất nhiều cư dân mọi miền đất nước thèm Việt Nam trở thành một Đà Nẵng. Và nếu có một cuộc bỏ phiếu bầu cử công khai, chuyện Nguyễn Bá Thanh đắc cử vào vị trí Tổng Bí Thư hoặc Chủ Tịch nước hoặc Thủ tướng không phải là khó khăn.
Hơn nữa, lần đi chữa bệnh của Nguyễn Bá Thanh lại có tính chất khá giống với lần đi chữa bệnh trước Tết Mậu Thân 1968 của Võ Nguyễn Giáp khi ông này bị Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn loại khỏi sân khấu chính trị. Và quả thực nếu bản chất của việc ông Thanh đi chữa bệnh cũng giống ông Giáp đi chữa bệnh thì có thể nói rằng đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 1960 cho đến bây giờ vẫn chẳng có gì thay đổi, bản chất thủ đoạn, thanh trừng và gian manh của họ vẫn như cũ, vẫn khiến cho nhiều đồng đảng/đồng chí của họ cảm thấy nguy hiểm, bất an khi có việc liên quan đến miếng mồi ở trung ương.
Ở khía cạnh thứ ba, dù gì đi nữa thì xét về những gương mặt đảng viên Cộng sản gộc hiện tại, Nguyễn Bá Thanh vẫn là nhân vật dị biệt từ tướng mạo, hành tung cho đến thủ đoạn cũng như quyết sách. Chính vì vậy, việc thay đổi gương mặt đại diện nhà nước, người dân vẫn mong có một gương mặt mới lạ, “không giống ai”, chỉ có như vậy thì mới có thể hy vọng đất nước sẽ thay đổi trong tay nhà cầm quyền Cộng sản, nới dần mọi chính sách, chủ trương để đi đến tiến bộ, dân chủ. Xét trên khía cạnh này, Nguyễn Bá Thanh đóng vị trí số một!
Và lần này Nguyễn Bá Thanh sang Mỹ chữa bệnh, nói cách gì thì vẫn tạo ra nhiều luồng dư luận cũng như sự quan tâm khác nhau. Sự quan tâm này không phải là quan tâm của người dân đới với một lãnh đạo Cộng sản mà là sự quan tâm của nhân dân đối với hiện tình đất nước, nó hàm chứa sự mong mỏi thay đổi bằng mọi giá, trong đó, Nguyễn Bá Thanh đóng vai trò đại diện thay đổi của đảng Cộng sản.
Mọi chuyện vẫn đang còn ở phía trước. Nguyễn Bá Thanh đi trị bệnh trước đại hội 12 là vấn đề thanh trừng nội bộ hay là gió đổi chiều trong các phe trục trung ương đảng Cộng sản? Tiếp theo sau chuyện này sẽ là chuyện gì? Đó mới là vấn đề nhân dân quan tâm nhất.
VietTuSaiGon
http://www.rfavietnam.com/node/2178
Điều đáng nói ở đây là mức độ quan tâm không chỉ riêng ngưởi Đà Nẵng mới cao, mà hầu như khắp Việt Nam, ở đâu cũng tìm hiểu thử chuyện sức khỏe ông Thanh, ông đang như thế nào, chết thật hay là tin vịt, ông đang chữa bệnh ở đâu, vì sao ông lại chữa bệnh ở Mỹ?...
Có ba lý do để dư luận quan tâm đến vấn đề sức khỏe ông Thanh một cách khác thường: Ông là một người đứng ở phe thân Trung Quốc nhưng lại sang Mỹ chữa bệnh; Nguyễn Bá Thanh là đối thủ đáng gờm nhất của Nguyễn Tấn Dũng; Niềm hy vọng về một yếu nhân có thể thay đổi đất nước theo chiều hướng tốt hơn.
Ở lý do thứ nhất, ông Thanh thuộc phái thân Trung Quốc, điều này không cần bàn luận gì nhiều người ta cũng nhìn thấy Nguyễn Phú Trọng là người thủ cựu, luôn tìm mọi cách để duy trì đảng Cộng sản lãnh đạo độc tài Việt Nam, Trương Tấn Sang tuy nói bu lu boa loa đủ điều tưởng chừng như có tư tưởng tiến bộ nhưng trên thực tế cũng là tay độc tài có hạng và tham vọng làm Thủ tướng hoặc làm Tổng bí thư của Sang không phải là nhỏ. Trong khi đó, Nguyễn Bá Thanh được cất nhắc bởi Sang và Trọng, sự cất nhắc này có mục đích rõ ràng, nhằm tạo ra một sức mạnh phe trục trong trung ương đảng Cộng sản ở Hà Nội để đấu với phe Nguyễn Tấn Dũng.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi của Nguyễn Bá Thanh với người Trung Quốc ở Đà Nẵng cũng nói lên rất nhiều điều, hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa ở Đà Nẵng đều cho người Trung Quốc thuê xây dựng để xây sòng bạc, biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp… Và những khu này, ngoại trừ khu sòng bạc, mọi nơi đều không cho phép người Việt bước vào. Cả con đường Hoàng Sa, Trường Sa (bây giờ là Võ Nguyên Giáp) chẳng khác nào khu tự trị của người Trung Quốc ở Đà Nẵng.
Thân Trung Quốc như vậy, tại sao Nguyễn Bá Thanh lại chọn Mỹ để chữa bệnh?
Điều này làm người ta nghĩ đến xu hướng gió đổi chiều trong nội bộ chính trị đảng Cộng sản. Bởi vì trước đây, phe Trọng, Sang, Thanh thân Trung Quốc thì phe Dũng, Nhân, Đam… lại thân Mỹ cách đây ngót nghét mười năm, từ chuyện Dũng làm sui gia với cựu tướng Việt Nam Cộng Hòa cho đến chuyện các quan chức này đồng loạt đưa con sang Mỹ học đại học cũng như những phát biểu gần với dân chủ của họ.
Vậy lần này ông Thanh thay vì sang Trung Quốc chữa bệnh, lại sang Mỹ, mà bệnh của ông lại bị ngay trước đại hội trung ương đảng Cộng sản lần thứ 12! Điều này khiến dư luận đật nghi vấn hoặc là Nguyễn Bá Thanh phất cờ trắng trong đấu đá chính trị, hoặc là một chiêu bài nào đó chưa biết được (nếu như ông không thật sự bị bệnh); Ngược lại, ông Thanh bị bệnh lại khiến người ta nghĩ ngay đến những đòn ác thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ trung ương Cộng sản. Bởi vì trên thực tế, tuy giữ chức Trưởng Ban nội chính Trung ương chẳng là gì so với giới chức trung ương nhưng ông Thanh vẫn là ngôi sao trong bầu trời chính trị Việt Nam, mọi quyết sách cũng như mọi thành tựu của ông có được ở Đà Nẵng đã khiến rất nhiều cư dân mọi miền đất nước thèm Việt Nam trở thành một Đà Nẵng. Và nếu có một cuộc bỏ phiếu bầu cử công khai, chuyện Nguyễn Bá Thanh đắc cử vào vị trí Tổng Bí Thư hoặc Chủ Tịch nước hoặc Thủ tướng không phải là khó khăn.
Hơn nữa, lần đi chữa bệnh của Nguyễn Bá Thanh lại có tính chất khá giống với lần đi chữa bệnh trước Tết Mậu Thân 1968 của Võ Nguyễn Giáp khi ông này bị Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn loại khỏi sân khấu chính trị. Và quả thực nếu bản chất của việc ông Thanh đi chữa bệnh cũng giống ông Giáp đi chữa bệnh thì có thể nói rằng đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 1960 cho đến bây giờ vẫn chẳng có gì thay đổi, bản chất thủ đoạn, thanh trừng và gian manh của họ vẫn như cũ, vẫn khiến cho nhiều đồng đảng/đồng chí của họ cảm thấy nguy hiểm, bất an khi có việc liên quan đến miếng mồi ở trung ương.
Ở khía cạnh thứ ba, dù gì đi nữa thì xét về những gương mặt đảng viên Cộng sản gộc hiện tại, Nguyễn Bá Thanh vẫn là nhân vật dị biệt từ tướng mạo, hành tung cho đến thủ đoạn cũng như quyết sách. Chính vì vậy, việc thay đổi gương mặt đại diện nhà nước, người dân vẫn mong có một gương mặt mới lạ, “không giống ai”, chỉ có như vậy thì mới có thể hy vọng đất nước sẽ thay đổi trong tay nhà cầm quyền Cộng sản, nới dần mọi chính sách, chủ trương để đi đến tiến bộ, dân chủ. Xét trên khía cạnh này, Nguyễn Bá Thanh đóng vị trí số một!
Và lần này Nguyễn Bá Thanh sang Mỹ chữa bệnh, nói cách gì thì vẫn tạo ra nhiều luồng dư luận cũng như sự quan tâm khác nhau. Sự quan tâm này không phải là quan tâm của người dân đới với một lãnh đạo Cộng sản mà là sự quan tâm của nhân dân đối với hiện tình đất nước, nó hàm chứa sự mong mỏi thay đổi bằng mọi giá, trong đó, Nguyễn Bá Thanh đóng vai trò đại diện thay đổi của đảng Cộng sản.
Mọi chuyện vẫn đang còn ở phía trước. Nguyễn Bá Thanh đi trị bệnh trước đại hội 12 là vấn đề thanh trừng nội bộ hay là gió đổi chiều trong các phe trục trung ương đảng Cộng sản? Tiếp theo sau chuyện này sẽ là chuyện gì? Đó mới là vấn đề nhân dân quan tâm nhất.
VietTuSaiGon
http://www.rfavietnam.com/node/2178
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment