Thông Tin Cập Nhật, Mời Quý Vị tham khảo
Hội Nghị Bán Nước Thành Đô
và các hệ lụy do nó gây ra.
Lý do tại sao gần đây trên khắp nước Việt Nam và trong
cộng đồng Người Việt Hải Ngoại bàn tán xôn xao về Hội Nghị Thành Đô (HNTĐ). Đây
là một Hội Nghị tối cao giữa hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc nhóm họp tại
Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.
Bên phía CSVN gồm có: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ
tướng Đỗ Mười, cố vấn chính phủ Phạm Văn Đồng. Tháp tùng có Hồng Hà - Chánh Văn
phòng Trung ương, Hoàng Bích Sơn - Trưởng ban Đối ngoại, và Đinh Nho Liêm – Thứ
trưởng Bộ Ngoại Giao. Đáng chú ý là trong đoàn không có bộ trưởng ngoại giao Nguyễn
Cơ Thạch.
Phía Trung Quốc gồm có: Giang Trạch Dân,
Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc
vụ viện Trung Quốc.
Thành phần chính thức hai đảng CSVN v à CSTQ tham dự HNTĐ 1990 .
Hội nghị diễn ra tại khách sạn Kim Ngưu, trong hai ngày
3 v à 4 tháng 9 năm 1990. Nội dung chính trong cuộc hội nghị là vấn đề giải quyết
chính trị xung đột Campuchia và vấn đề khôi phục bình
thường quan hệ Trung - Việt
Thắc mắc chung của người Việt toàn thế giới hiện
nay là HNTĐ do ai chủ mưu, hai nước Việt Trung đã ký kết những gì,
tác hại ra sao, tại sao phải công khai HNTĐ, tại sao muốn thoát HNTĐ thì phải
Thoát Cộng trước và Thoát Trung sau.
I-Tình
hình Việt Nam từ trước khi xảy ra Bước Ngoặt Lịch Sử “Hội Nghị
Thành Đô” (HNTĐ)gồm 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 :
Trước khi đi vào HNTĐ 1990 chúng ta đi lùi lại thời điểm
lịch sử 1975 ngay sau khi Cộng Sản Việt Nam cưởng chiếm được Miền Nam Việt Nam
(MNVN) do sự phản bội của chính phủ Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh MNVN.
a-Thời kỳ cầm quyền tuyệt đối của Lê Duẩn :
TBT/CSVN Lê Duẩn
Kể từ ngày 30 tháng Tư năm 1975, với chiến thắng
quân sự và cưởng chiếm được Miền Nam. CSVN trên đà chiến thắng, tính kiêu binh
và đặt mục tiêu quyền lợi của đảng CSVN lên trên quyền lợi của đất nước. Sự
ngông cuồng của kẻ chiến thắng được nhắc đến qua câu tuyên bố bạt mạng của
Lê Duẩn năm 1975:” Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta
sẽ đi trên thảm vàng”. [i]
CSVNđã phạm nhiều sai lầm liên tục, mặc dù Tổng Bí Thư
Lê Duẩn đã đích thân đi thăm 6 tỉnh phiá Nam sau biến cố 30 tháng
Tư 3 tuần (tháng 5.1975) và chính Duẩn phát biểu trong Hội Nghị Trung
Ương lần thứ 24 tại Saì Gòn như sau:
“ Tại sao chúng nó là tư bản, chúng nó
bóc lột người ta dữ, mà năng suất của nó vẫn cao. Vì nó là tư bản
nhưng nó đi theo quy luật của nó, nó bóc lột nhưng mà vẫn tiến lên… Bây giờ
nông dân ở miền Nam họ làm rất khá, mà nông dân thì phần nào hoá tư sản rồi”.[ii]“Tại sao người thợ ở ngoài này không bằng người thợ ở trong kia? Mình trả lời làm sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh lại không được bằng trong kia, anh trả lời làm sao? Đảng ta phải có trách nhiệm về những điều sai như vậy. Có thể vì chiến tranh, vì nhiều thứ, tôi đồng tình như vậy, nhưng trong đó cũng có khuyết điểm của mình chứ không phải không có khuyết điểm đâu”
“Miền Bắc trước đây phải hợp tác hoá ngay lập tức... Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy. Miền Nam bây giờ phải để cho giai cấp tư sản phần nào đấy, phải cho nó phát triển phần nào đã. Phải để kinh tế gồm mấy thành phần thì nông dân mới theo ta, liên minh mới chặt chẽ. Bắt hợp tác hoá là không đúng, năng suất thấp xuống thì hỏng hết cả, họ sẽ không theo giai cấp vô sản nữa, không thống nhất được đâu. Người nông dân làm ra những sản phẩm, người ta muốn bán, nếu chúng ta không cho bán thì nông dân chọi lại với chúng ta, nguy hiểm lắm, không thể được. Nếu chúng ta không có một hình thức kinh tế để kéo nông dân đi tới thì ta không thống nhất được. Vì vậy Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này.” Ngưng trích.
Thời điểm nầy, người dân và người lính hai miền Nam, Bắc 95% đã chán ngán chiến tranh, họ chỉ mong Hoà Hợp Hoà Giải để Nam Bắc chung sống một nhà, tái thiết quê hương tan nát sau 30 năm chiến tranh. Nhưng Lê Duẩn và đồng bọn CSVN đã phản bội ước nguyện chính đáng của toàn dân, mà chỉ phục vụ cho quyền lợi của thiểu số đảng viên trong Bộ Chính Trị mà thôi.
Nhiều người thắc mắc, tại sao, Lê Duẩn là Tổng Bí Thư đầy quyền lực trong tay, còn hơn cả Hồ Chí Minh trước kia khi còn sống, mà những nhận định đúng đắn của Lê Duẩn không được áp dụng, đó là một nỗi bất hạnh của Việt Nam, bởi vì tuy nói như thế nhưng Lê Duẩn không dám làm một điều gì trái ý với bọn công thần trong Bộ Chính Trị, đi lệch là cuộc đời Lê Duẩn cũng sẽ ra tro. Ghê gớm thay quyền lực đen, ngấm ngầm trong BCT, BCH/TW Đảng.
b-Nguyên nhân xảy ra Hội Nghị Thành Đô:
Do đó từ sau 1975, Lê Duẩn và đồng bọn trong BCT luôn áp dụng những bộ luật sắt máu, những hành động trả thù và vơ vét đối với người dân Miền Nam Việt Nam (MNVN) để từ đó bọn chúng được chia chác với nhau những gì chúng “Cướp được” .
Từ chỗ cướp của cải, tài sản của toàn dân, kế đến bọn chóp bu CSVN chứng kiến đươc trên truyền hình Châu Âu năm 1989 cảnh xử tử 2 vợ chồng Ceausescu do họ có nợ máu với dân Romania [iii]. Những sự kiện này bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, Romania v.v…làm họ hoảng sợ.[iv] Có thể gọi cho đúng hơn đó là cuộc “Hoảng Loạn” chưa từng có trong lịch sử hình thành đảng Cộng Sản tại Việt Nam.
c-Giải Pháp Đỏ và thời kỳ trị vì của TBT Nguyễn Văn Linh :
TBT/CSVN Nguyễn Văn Linh
Sư ra đi của Lê Duẩn trong chức vụ Tổng Bí Thư và mất sau đó tháng 7 năm 1986 (kẻ được mệnh danh là thù ghét Trung Cộng) [v] được đánh dấu là thời kỳ thuận lợi, là bước ngoặt lịch sử giúp cho tân Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và thủ tướng Đỗ Mười mạnh dạn bắt tay với Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam chỉ với một mục đích duy nhất “Còn đảng ,còn mình” bỏ mặc quyền lợi Dân Tộc. Cuộc liên minh ma, quỷ nầy có công bằng hay chỉ là hình thức chủ, tớ. Xin xem thái độ của người dân Việt Nam lúc đó ra sao?
Trước những biến động tại Đông Âu và Liện Xô, toàn dân Việt Nam thảy đều vui mừng vì họ mong có ngày dẹp đám tay sai của Cộng Sản Quốc Tế để trở lại chế độ Dân Chủ Tự Do. Những cuộc bùng nổ cách mạng âm ĩ trong Nam, ngoài Bắc làm cho bọn chúng lo sợ cho của cải tài sản vừa cướp được làm sao tẩu tán đi đâu (khác với hiện nay bọn chúng đã tuồn rất nhiều tài sản vào các ngân hàng Thụy Sĩ, Châu Âu và nhiều quốc gia khác) nên biện pháp khấu đầu thần phục Trung Cộng giải quyết một lúc nhiều vấn đề: vừa bão vệ được chế độ độc tài, vừa bão vệ được tài sản, vừa không phải lo bị thanh trừng do Cách Mạng Dân Chủ bùng nổ, chỉ cần toả mản một số điều kiện của quan thầy Trung Cộng là không lo về mặt quốc phòng vì theo chúng nghĩ dù có bành trướng cở nào thì TC cũng là một quốc gia cùng phe XHCN, cho nên bọn CSVN thà để mất nước hơn là mất đảng. Trên thế giới lúc ấy chỉ còn Trung Quốc là cái phao để cứu đảng CSVN, vì thế Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và đồng bọn đã dễ dàng quỳ mọp trước Bắc Kinh xin xí xoá lỗi lầm cũ và hợp tác để sống còn. Bọn bá quyền Bắc Kinh được dịp may hiếm có, tìm mọi cách đòi hỏi tối đa, CSVN chỉ còn nước khấu đầu quy thuận. CSVN thề quyết quên hết thù xưa và mật ước Thành Đô đã được ký kết và toàn dân Việt Nam không một ai được biết đến!!!
Bọn CSVN dễ dàng quên đi các cuộc tàn sát không gớm tay của Trung Cộng năm 1979 khi tấn công 6 tỉnh miền Bắc nước ta gây tổng số thiệt hại nhân mạng trên 60.000 dân quân[vi]. Dã man nhất là những vụ tàn sát hang ngàn phụ nữ và trẻ em trên đường lánh nạn. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn v.v….
Bia đá tường niệm đồng bào bị TC thảnm sát. Hình ảnh đồng bào bị quân Trung Cộng thảm sát.
Bộ Chính Trị CSVN cũng mau quên các tội ác của Trung Cộng khi chúng tấn công các tỉnh biên giới Lạng Sơn và Hà Giang.Từ năm 1984 đến 1987 Trung Quốc đã tung 6 sư đoàn tấn công CSVN tại các tỉnh Lạng Sơn,Hà Giang bằng nhiều đợt khác nhau. Gây thiệt hại hang ngàn thường dân và gần 10.000 bộ đội CSVN. Điển hình là trận Lảo Sơn (Núi Đất) từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1984.[vii] Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường. Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.
Chúng cũng mau quên trận tấn công Trường Sa đẩm máu 19.03. 1988 cách đó 2 năm với 3 chiến hạm vận tải CSVN bị chìm và 64 chiến sĩ thủy quân thiệt mạng.[viii]phiá Trung Quốc hoàn toàn vô sự vì lính Thủy Quân VN không được lịnh nổ súng để tự vệ. Toàn bộ nhóm đảo Trường Sa đến nay vẫn do Trung Cộng chiếm đóng.
“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”[ix]
Những trận đánh trên vùng biên giới Việt Trung và Trường Sa trên biển thảy đều bị CSVN dấu nhẹm, gần như toàn dân thảy đều bị bịt kín thong tin, nhưng những thiệt hại nhân sự và tài sản thì rất lớn, gây cho CSVN tâm trạng bất an, cộng với tình hình phe cộng sản Quốc Tế liên tiếp sụp đổ tại Đông Âu từ năm 1989 đến năm 1990 làm cho Bộ Chính Trị CSVN hoảng loạn. Do đó TBT Nguyễn Văn Linh phải đề ra “Giải Pháp Đỏ” không chỉ là lôi kéo Trung Cộng hợp tác mà là cúi đầu tuân phục Trung Quốc để mong ngưng cuộc chiến biên giới và cùng bắt tay chống Tư Bản.
Toàn dân thì hoàn toàn không biết gì về HNTĐ, trong Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Uơng đảng thì có kẻ biết người không, nhưng đại đa số thảy đều hèn nhát im lặng, một số can đảm hơn thì than vản và viết hồi ký như:
d- Lời thú nhận đắng cay của Nguyễn Cơ Thạch Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN:
BT Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch
Khởi đầu từ HNTĐ 1990 đất nước Việt Nam đã đi đến bước ngoặc bi thương, chính quyền thì như bù nhìn bỏ mặc cho bá quyền Trung Cộng làm mưa làm gió trên giang san Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch là một nhà ngoại giao kỳ cựu, khôn ngoan và hèn nhát , Thạchkhông dám thố lộ cùng ai về HNTĐ mà hắn biết, không dám viết hồi ký, không dám lạm bàn đến HNTĐ nhưng sau đó chính Thạch cũng đã thổ lộ đắng cay: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự.”[x]
e-Hồi ký đau thương của thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ:
Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ
Hội Nghị Thành Đô diễn ra năm 1990, mãi 14 năm sau tức 2004 Trần Quang Cơ, thứ trưởng Ngoại Giao CSVN mới đưa tập hồi ký 82 trang khổ A4 cho thân hữu xem, chưa dám xuất bản công khai. Nội dung hồi ký không có chi tiết cụ thể những ký kết giữa 2 bên Việt Trung. Ghi chép diển tiến hội nghị, các thủ đoạn của phía Trung Quốc nhằm đánh lừa CSVN. Trong khi đó CSVN nôn nóng thực hiện “Giải Pháp Đỏ” do Nguyễn Văn Linh đề xướng. Mong mỏi của CSVN lúc ấy là làm sao lôi kéo Trung Quốc thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vững chải bảo vệ XHCN. Trước tình hình Khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, Liên Xô điêu đứng và phe tư bản sẽ xoá sổ các nước XHCN còn lại. Ngược lại phía Trung Quốc hoàn toàn không có ý định làm chỗ dưa cho phe XHCN còn lại, mà là đang vuốt ve Mỹ giúp hiện đại hóa đất nước và quân đội Trung Quốc trở nên hùng cường khả dĩ chống lại được áp lực Liên Xô. Biết được nổi lo sợ sụp đổ chế độ của CSVN, Trung Cộng thúc ép CSVN phải giải quyết cuộc chiến tại Campuchia theo quan điểm của TQ đồng thời làm cho phe Campuchia Dân Chủ hiểu lầm không còn hợp tác với CSVN mà nghiêng về TQ và gây chia rẽ nội bộ CSVN để làm suy yếu và thôn tính VN khi tình hình cho phép. Đến giờ nầy chưa ai bên phía CSVN đưa ra văn bản chính thức các cam kết trong và sau HNTĐ gồm có những gì, nhưng phía Trung Quốc đã tung tin trên Hoàn Cầu Thời Báo là “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Thời báo) [xi]
f-Sự uất nghẹn của cựu Đại Sứ VN tại Trung Quốc, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và 60 đảng viên lảo thành:
TT Nguyễn Trọng Vĩnh TT Lê Duy Mật Giáo sư toán Hoàng Tụy
“Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc.[xii]
Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan... được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin".
"Công cuộc đổi mới gần ba mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc."
Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng, theo các tác giả bức thư, đã "đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh".
Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, "Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới".
Theo các Đảng viên chấp bút thư, thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập "cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
Những
người này cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản
thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần
trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính
trị.
Bức thư nêu ra một số yêu cầu chính, mà
trước tiên là Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và "từ bỏ đường lối sai
lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ,
trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách
kiên quyết nhưng ôn hòa".Chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam, theo nhận định trong thư. Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc”. Các tác giả kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước "thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
….Họ yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế …
Lá thư cũng khuyến cáo nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông. Quan điểm 'không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba' là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi." Ngưng trích.
Nhưng 61 đảng viên lảo thành dù có tấm lòng yêu nước theo cách suy nghĩ riêng của họ, nhưng họ quên một điều căn bản do đâu mà có hiện trạng nô lệ với Trung Cộng, do đâu mà có nạn tham nhũng tràn lan, do đâu mà có nạn đàn áp dân oan, do đâu mà có tình hình kinh tế sa sút trầm trọng, do đâu mà các khu chợ người Hoa mọc lên như nấm tại nhiều vùng của VN. Đó không chỉ là “Thoát Trung” mà phải “Thoát Cộng”là cội nguồn mọi yếu kém, kềm hảm đất nước Việt Nam trước tiến trình “Toàn Cầu Hoá Dân Chủ”.
II-Những hệ lụy sau khi ký kết Hội Nghị Thành Đô:
Sau năm 1990 ký kết HNTĐ năm 2000 CSVN đã ký kết với Trung Quốc nhiều hiệp ước tiếp theo mà phần thiệt hại luôn về phiá Việt Nam. Vì thế trong dư luận có sự bất bình, không tán thành hiệp định vì cho rằng chính phủ Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá nhiều:
“Về phương pháp phân chia trong Vịnh Bắc Việt thì đây là một phương pháp phân chia hoàn toàn bất bình đẳng mà Việt Nam bị thiệt hại rất nhiều mặt.”[xiii]
Ông Trương
Nhân Tuấn
Vụ Trung Cộng ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam qua giàn khoan Hải Dương 981:
“Thảm trạng không dám “thoát Cộng” rồi bây giờ không dám “thoát Trung” sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 tự do đến ngày 02/05 (2014) rồi thanh thản ra đi khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07 (2014) đã cho ta thấy rõ cái não trạng sợ hãi và ươn hèn của đảng CSVN đối với nhiệm vụ bảo quyền lợi của dân và của nước bi thiết đến nhường bao ?
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng Khi đảng đổi hướng, cờ Tàu thêm một ngôi sao nhỏ - ngôi sao nô lệ. (vietinfo.eu)
Cũng từ khi gìan khoan rút đi, không còn thấy Việt Nam bắn tiếng “đã chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lý” với Trung Quốc nữa.”[xiv]
Sau đây là hàng loạt các áp đặt nghịch lý của Trung Cộng đối với Việt Nam gây ra sự bất mản Trung Quốc gia tăng khắp thế giới và nhiều cuộc biểu tình đốt phá các công ty Trung Quốc diễn ra nhiều nơi tại Việt Nam.
Theo thống kêquốc tế
trêntrang mạng qianzhan.com Trung Quốc ngày 17 tháng 7
có bài viết dẫn các nguồn tin cho rằng, một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên
cứu Pew tiến hành ở 11 nước châu Á cho biết, có khoảng một nửa người được hỏi
có thiện cảm với Trung Quốc, nhưng, rất nhiều người được hỏi lo ngại về tranh
chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nước mình (thực ra chủ yếu là Trung Quốc nhảy
vào tranh chấp và xâm lược), lo ngại xảy ra xung đột quân sự.
93% người
Philippines, 85% người Nhật Bản, 84% người Việt Nam, 83% người Hàn Quốc lo ngại
về xung đột quân sự với Trung Quốc.[xv]Ngưng trích
Số người dân Việt Nam phản đối Trung Quốc gia tăng nhưng
tỷ lệ nghịch với chính phủ CSVN ngày càng ve vuốt quỵ lụy với Trung Cộng. Đó là
một nghịch lý cần phải được giải quyết vì nhà cầm quyền CSVN đi ngược lại với
nguyện vọng toàn dân Việt.
Những nghịch lý đó là:
-Những công trình xây dựng do Trung Quốc luôn
trúng thầu và xây dựng cẩu thả kém phẩm chất. -Những khu phố người Hoa hiện diện nhiều nơi trên đất nước Việt Nam như chỗ không người
-Những khu rừng đầu nguồn cho thuê dài hạn.
-Khu công ngiệp Bauxit Tây Nguyên do Trung Quốc quản lý gây ô nhiểm trầm trọng.
h- Biện pháp giải quyết dứt điểm:
Muốn “Thoát Cộng” và “Thoát Trung”một cách trọn vẹn và có hiệu quả là phải do toàn dân Việt Nam quyết định. Mọi sự vận động từ Người Việt Hải Ngoại và của quốc tế chỉ có tính cách hỗ trợ, nổ lực chính là do Toàn Dân Việt định đoạt. Trong phía Quốc Tế, vai trò của Hoa Kỳ là chính yếu, do đó vận động quốc tế Giải Thể chế độ cần phải vận động người dân, lưởng viện Quốc Hội,các hiệp hội Dân Sự tại Hoa Kỳ là cần thiết và quan trọng.
Người Việt Hải Ngoại toàn thế giới cần phải tham gia nhiều hơn nữa vào vòng chính. Sự có mặt đông đảo trên chính trường, nhất là trong nghành Lập Pháp và Hành Pháp tại các quốc gia trên toàn thế giới hưởng ứng thì mới mang lại kết quả mong muốn.
Tiến trình Giải Thể chế độ Cộng Sản tại Việt Nam cần có sự tiếp tay của mọi thành phần xã hội, trong đó đảng viên các cấp trong đảng CSVN, công an, bộ đội và công chức CSVN cũng phải được chú trọng vận động đúng mức.
Toàn dân Việt Nam quyết định vận mệnh đất nước vào thời điểm lịch sử nầy đánh dấu một trang sử Mới cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.
Long Điền
25 tháng 8 năm 2014
[i] http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2013/06/02/nhung-mam-non-khong-con-chet-yeu-dang-chi-hung/ NHỮNG MẦM NON KHÔNG CÒN CHẾT YỂU (Đặng Chí Hùng)
[ii] http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/le-duan-qua-mot-tai-lieu-moi-tim-111uoc/ Lê Duẩn qua một tài liệu mới tìm được do Đặng Phong đưa lên
Internet.
[iii]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nicolae_Ceau%C5%9Fescu
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Romania bị hành quyết.
[iv] http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_s%E1%BB%A5p_%C4%91%E1%BB%95_c%E1%BB%A7a_Li%C3%AAn_X%C3%B4_v%C3%A0_%C4%90%C3%B4ng_%C3%82u Sự sụp đổ của Liên
Xô và Đông Âu
[v] http://chinhnghiaquocgia.blogspot.com/2011/09/le-duan-va-trung-quoc.html Lê Duẩn và Trung Quốc
[vi] http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979 Chiến tranh biên
giới Việt-Trung, 1979
[vii] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100728_laoshan_battle.shtml 3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/07/100728_buitin_iv.shtml Bùi Tín nói về trận Núi Đất.
[viii] http://vietland.wordpress.com/2007/12/12/trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A5n-cong-va-tan-sat-d%E1%BA%A9m-mau-h%E1%BA%A3i-quan-nhan-dan-vi%E1%BB%87t-nam-t%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa-nam-1988/ Trung Quốc Tấn Công Và Tàn Sát Đẩm Máu Hải Quân Nhân Dân Việt
Nam Tại Trường Sa Năm 1988
[ix]
http://songnews.net/D_1-2_2-219_4-935/bi-mat-tham-khoc-ve-so-phan-cua-nu-tu-binh-viet-trong-cuoc-chien-trung-viet-1979-1989.html
Bí mật thảm khốc về số phận của nữ tù binh Việt trong cuộc chiến Trung-Việt
1979-1989[x] http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%C6%A1_Th%E1%BA%A1ch#cite_note-2 Nguyễn Cơ Thạch
[xi] http://www.rfa.org/vietnamese/blog/thanhdo-conf-trust-tranpa-08102014110958.html Uẩn khúc Hội nghị Thành đô: Lòng tin và sự minh bạch
http://www.banthedao.net/thongbaotintuc/loithutoi/loithutoi.html Lời
thú tội kinh hoàng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
[xii] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140729_veterans_open_letter.shtml Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung
http://anhbasam.wordpress.com/2014/07/29/thu-ngo-gui-bch-trung-uong-va-toan-the-dang-vien-dang-csvn/ Danh sách thư ngỏ và văn bản chính thức .
[xiii]
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-scholar-truong-nhan-tuan-on-the-sino-vietnamese-issue-part2-nan-11302008144044.html
Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000.[xiv] http://www.vietcatholic.net/News/Html/128149.htm CÀNG “ĐỊNH HƯỚNG” CÀNG “CHỆCH ĐƯỜNG”
[xv] http://m.phunutoday.vn/quan-su-quoc-phong/bao-tq:-viet-nhatphi-coi-trung-quoc-la-moi-de-doa-an-ninh-lon-nhat-51115.html 93% người Philippines, 85% người Nhật Bản, 84% người Việt Nam, 83%
người Hàn Quốc lo ngại về xung đột quân sự với Trung Quốc.
__._,_.___
Posted
by: "8406news ." <khoi8406hoaky@gmail.com>
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment