From: Tran Ho
Sent: Friday, April 26, 2013 4:49 AM
Subject: Tân Cương, một Tây Tạng thứ hai của Trung Quốc
Sent: Friday, April 26, 2013 4:49 AM
Subject: Tân Cương, một Tây Tạng thứ hai của Trung Quốc
Tân Cương, một
Tây Tạng thứ hai của Trung Quốc
Chính quyền Tân Cương triển khai
lực lượng cảnh sát dã chiến (REUTERS /C. Barria/Files)
Tú Anh
Trung Quốc lên án « khủng bố hồi giáo » phục kích hạ sát 15
cảnh sát và cán bộ huyện trong cuộc xung đột làm chết 21 người vào ngày hôm qua
24/04/2013 tại huyện Ba Thục, Tân Cương. Trái với người dân Tây Tạng tranh đấu
ôn hòa, người dân Tân Cương kháng chiến bằng máu. Bàn đạp trong chiến lược bành
trướng ảnh hưởng của Trung Quốc đã trở thành chiếc gai trong gót chân của Bắc
Kinh.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo ngày
25/04/2013, cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc thì vào thứ ba
23/04/2013 vừa qua chính quyền Ba Thục, Tân
Cương, nhận được báo cáo có một toán người tình nghi trang bị đao kiếm. Khi
công an và cán bộ huyện đến nơi để « kiểm tra » thì bị « khủng bố Duy Ngô Nhĩ » phục kích.
Xung đột xảy ra làm chết 21
người trong đó có 15 công an và cán bộ bị tử thương. Trong khi đó, cộng đồng
người Duy Ngô Nhĩ lên án công an, cảnh sát Trung Quốc sử dụng bạo lực. Chính phủ
Hoa Kỳ cũng kêu gọi Bắc Kinh phải tôn trọng quyền của sắc dân thiểu số và làm
rõ vụ xung đột ngày thứ ba vừa qua.
Theo giới phân tích thì phân
hóa giữa cộng đồng người Hán và người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tại Tân
Cương đã đến giai đoạn không thể hàn gắn được. Chuyên gia Pháp Jean-Vincent
Brisset thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế và Chiến lược IRIS nhận định Tân
Cương đã đi đến tình trạng « người Hán và Duy Ngô Nhĩ căm thù nhau, không bên
nào dung thứ bên nào ».
Tháng 7 năm 2009, một cuộc
xung đột sắc tộc kéo dài gần một tuần lễ. Chính quyền Bắc Kinh phải huy động 10 ngàn công an võ trang và xe bọc thép can
thiệp. Tổng cộng hơn 200 người thiệt mạng
theo số liệu của nhà nước và hàng chục bản án tử
hình ban ra sau đó dành cho người Duy Ngô Nhĩ .
Theo phân tích của chuyên gia
Jean-Vincent Brisset, căn nguyên nguồn cội của tình trạng hận thù dân tộc này bắt
nguồn từ chính sách « thực dân » của Bắc
Kinh.
Cũng như Tây Tạng, Tân Cương bị
Trung Quốc đô hộ dưới danh nghĩa « tự trị ». Thực tế là Trung Quốc đã đưa người
Hán lên hai vùng lãnh thổ chiếm đóng này để khai thác với mục tiêu biến dân bản
địa trở thành thiểu số.
Tuy nhiên, trái với trường hợp
Tây Tạng theo đạo Phật, người dân kháng cự bằng biện pháp bất bạo động
và tự thiêu, 117 người tính từ 2009.
Tại Tân Cương, cộng đồng Hồi giáo sẵn sàng tranh
đấu trực diện bằng mọi phương tiện. Tuy được gọi là « tự trị » nhưng Tân Cương
bị trói buộc sinh hoạt theo giờ Bắc Kinh. Nhân danh « ổn định xã hội » toàn bộ
chức vụ chính trị nằm trong tay người Hán.
Câu hỏi đặt ra là tại sao
Trung Quốc tuyên truyền giải phóng Tân Cương khỏi « giai cấp phong kiến bốc lột
» nhưng lại kềm kẹp Tân Cương khắc nghiệt như vậy ? Thứ nhất là do Tân Cương giàu tài nguyên thiên nhiên : dầu khí,
quặng mỏ kim loại và uranium, khám phá vào năm
2008.
Từ năm 2008, ngoài than đá với
trữ lượng hàng đầu tại Trung Quốc, Tân Cương trở thành khu vực cung ứng dầu hỏa
đứng hàng thứ hai cho Trung Quốc với 27,4 triệu tấn dầu thô mỗi năm, chỉ sau Đại
Khánh ở Hắc Long Giang. Về khí đốt, Tân Cương đứng hàng thứ ba và sẽ tăng lượng
khí đốt khai thác 24 tỷ mét khối hiện nay lên gấp đôi vào năm 2020 cung ứng cho
nhu cầu Hoa lục.
Tân Cương còn là một khu vực địa
chiến lược giáp ranh với Trung Á và là nơi đặt đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan
giúp cho Bắc Kinh phần nào bớt lệ thuộc vào Trung Cận Đông. Tân Cương cũng nằm
trên con đường « thương mại » giúp Trung Quốc xâm nhập thị trường sang Iran.
Cuối cùng, Tân Cương còn có
căn cứ Lop-Nor nơi Trung Quốc thử bom nguyên tử và tên lửa mang đầu đạn vi
trùng, không kể một thành phố bí mật tên Malan nơi đặt một trung tâm nghiên cứu
hạt nhân, rất có thể là căn cứ vũ khí hạt nhân bí mật.
Theo chuyên gia Thierry
Kellner, thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Bruxelles, Bắc
Kinh xem Tân Cương là « chiếc cầu » để tranh giành ảnh hưởng với Nga tại Trung
Á và mở rộng thế lực đến các vùng khác từ Trung Đông cho đến Nam Á và Đông Nam
Á.
Liệu chiếc cầu này có thể xây
dựng trên sự căm thù bất đội trời chung của hai sắc dân địa phương hay không ?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment