Nếu phải so sánh giữa hai lãnh
tụ của miền Bắc và miền Nam thì Hồ chí Minh là một tên tội đồ của dân
tộc đã đưa Việt Nam xuống đáy hỏa ngục. Còn Ông
Ngô Đình Diệm thì quả thực là một vị cứu tinh của dân tộc. Nếu không
có Ông Diệm thì dân Miền Nam Việt Nam không được hưởng 20 năm yên
bình và no ấm. Sau 1975 cho đến nay ngoài những công trình xây dựng
các cao ốc và một số đường xá cầu cống, nhưng thực tế tình hình
về đời sống của người dân ra sao chắc khỏi cần nhắc lại.
U.V.
CỘNG SẢN
VIỆT NAM TÀN ÁC HƠN CẢ THỰC DÂN PHÁP
Lời giới thiệu: Hồ chí
Minh có 2 ông thầy họ Mao, một là Mao Trạch Đông dạy hắn ta về chủ nghĩa đại
động, làm thế nào để cho Trung Cộng Đại Đồng với VN tức là sáp nhập VN vào
Tàu Cọng, Hai là Mao Toại, dạy Hồ Chí Minh ăn cắp. An cắp tác phẫm của các cụ
Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, ăn cắp tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm các cụ
này luôn. Ăn cắp vợ của Lê Hồng Phong, và còn nhiều thứ ăn cắp nữa. Chỉ có một
cái mà Hồ Chí Minh chẳng những không ăn cắp mà còn vứt ra, đó là cái họ Nguyễn
của cha ông hắn ta. Chẳng những vậy, hắn còn bêu xấu cái tội ngoại tình của mẹ
hắn bằng cách lấy họ Hồ theo ông Hồ Sĩ Tảo.
Hết thuốc chữa rồi, Hồ Chí Minh ơi!
Tiếng Dân
CỘNG SẢN VIỆT NAM TÀN ÁC
HƠN CẢ THỰC DÂN PHÁP
LÃO MÓC
Gần đây, trên các Diễn Đàn, thấy phổ biến rộng một tài liệu video của INA (Viện
Quốc Gia Pháp tồn trữ tài liệu Âm thanh và Hình ảnh): Hồ Chí Minh trả
lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp, tháng 6, 1964.
Rất nhiều người Việt ở Pháp được nghe nói đến Nguyễn Ái Quấc là tác giả
cuốn « Le procès de la colonisation française « (Bản Án chế độ
thực dân Pháp) xuất bản năm 1925 (1926, theo bản lưu trữ ở Đại Thư Viện
Quốc Gia, Paris).
Trong Hồi ký Trần Dân Tiên do Hồ Chí Minh viết để tự bốc thơm, tác giả
ghi : « Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển
« Bản án chế độ thực dân Pháp » ; quyển này gồm những tài liệu
chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện
quốc gia » (trang 37).
Thuỵ Khuê đã sưu khảo văn bản cùng nội dung và kết luận chắc nịch là Hồ Chí Minh
chưa đọc quyển Bản Án chế độ thực dân Pháp. Nói gì đến là tác giả ?
Không mấy khi có dịp nghe Hồ Chủ tịch mến yêu trả lời bằng tiếng Pháp, ta
cũng nên nghe qua để thưởng thức trình độ siêu-Việt của Người.
Thật là thất vọng ! Vì những lỗi Pháp ngữ vô số, những lỗi văn phạm sơ đẳng.
Làm sao với khả năng chừng đó mà có thể viết được cuốn «Le procès de la
colonisation française ?? ».
Thêm một huyền thoại tan vỡ. Ô
hô !
Than ôi cho Đảng. Than ôi cho những người trong nước còn chưa biết là đã bị bịp.
Đề nghị vị nào rành Pháp ngữ xin dịch ra Việt ngữ để bà con ta thưởng thức
« trình độ ngoại ngữ » của « Bác » Hồ.
HCM, Nguyên văn phỏng vấn và trả lời bằng tiếng Pháp
Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution
militaire à la guerre du Sud Viêt Nam ?
Non, parce que ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, et le
pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre
d’agression, comme qu’ils disent, une guerre non déclarée. Comme vous savez
aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre
prolonge, plus les Américains et leurs valets, comment dire ça,
(se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils
supportent des échecs comme vous savez là récemment.
Par conséquent, la
guerre ne peut pas durer éternellement, et je suis très heureux que les
politiciens haut placés français ont reconnu cela.
Vous pensez que le général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain
moment, arbitrer le conflit ?
Arbitrer ! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous
ne sommes pas des équipes de foot ball. Rire et ricanement.
Au-delà des Accords de
Genève si je ne me trompe, une idée du général de Gaulle est la
neutralisation de tout le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous
paraît intéressante ?
Comme j’ai déjà dit quelquefois, c’est une idée intéressante, mais ça dépend
la volonté de ces peuples, et… la manière comment on procède.. à la réaliser.
C’est une grande
question.. et je ne peux pas dire que je suis d’accord,…je ne dis pas que je
ne suis pas d’accord, n’est-ce pas ? Parce que.. vous dites
fleurs, fleurs ; il y a beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses,
des blanches, des rouges, des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne
sentent pas bon… , mais on dit fleurs, n’est-ce pas ?
Monsieur le Président, nous avons constaté avec chagrin au cours de notre
voyage au Nord Viêt Nam, que l’influence française est devenue à peu près
inexistante dans votre pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout
le français. Et je me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se
rétablir tels que la France continue à jouer… une sorte de rôle
culturel ?
Avec la France surtout, et avec tous les autres pays, nous voulons avoir une
coopération amicale, culturelle, économique, etc… , mais je suis sûr que vous
ne voulez pas avoir, n’est-ce pas, que la France ait l’influence
qu’elle avait avant, … c’est une autre chose … mais coopération culturelle,
économique, qu’est ce qu’il y a encore ?, sportive par exemple, etc…etc…
nous, nous désirons.
Si la guerre se cristallise au Sud et se poursuit encore pendant quelques
années, pensez-vous que l’avenir économique du Nord Viêt Nam soit viable ?
Je suis sûr que ça non seulement viable, mais ça progresse. Parce que vous
avez vu vous-même, vous avez constaté vous-même que, ici, nous travaillons
beaucoup, notre peuple travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce
pas ?, et avec dévouement, avec enthousiasme.
D’un côté, nous travaillons pour…, comment dirais-je, pour principalement,
n’est-ce pas, de nos propres forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle
des pays socialistes.
Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé des progrès, pas tant comme nous le
voulons, nous avons réalisé des progrès et dans l’avenir, nous progressons
nous-mêmes.
Vous mentionnez là l’aide des pays socialistes. Est-ce que cette aide ne
s’est pas trouvée légèrement compromise à la suite du conflit idéologique
entre la Russie et la Chine ?
Non,…… parce que ces questions, n’est-ce pas, n’est pas différence
idéologique entre nos différents partis-frères, c’est nos affaires
intérieures ; ça passera et l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide
fraternelle continue, continuera, c’est très précieuse pour nous.
Certains ont l’impression chez nous, Monsieur le Président, que le Nord Viêt
Nam se trouve actuellement assez isolé, asphyxié même, et, politiquement , il
ne pourra difficilement éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine.
Qu’est-ce que vous répondez à ça ?
JAMAIS !! (Comme un cri)
Nguyễn Ngọc Quỳ
Paris, 5-4-11
*
Chuyện «Bác» Hồ «thuổng» thơ, «mượn» văn của người khác làm của mình là chuyện
bình thường, giống như Đảng và Nhà Nước ta vừa qua đã dùng «luật rừng» để xử
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế.
Khi ra đi tìm đường cứu nước, «Bác» Hồ đã viết «Bản án chế độ thực dân
Pháp»; để xứng đáng là «hậu duệ» của «Bác» Hồ, Lão Móc xin viết «BẢN
ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM».
«Bản án chế độ CSVN» được y cứ vào các sách vở, những việc làm của những người
lãnh đạo Đảng CSVN từ «Bác Hồ» đến «những hậu duệ" của «Bác» hiện nay.
Bản án này gồm 4 cáo trạng như sau:
I. CÁO TRẠNG SỐ 1 :
Bản án của chế độ CSVN bắt đầu từ Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất phát động từ
thập niên 1950, được tổ chức tinh vi qua chính sách «THUẾ NÔNG NGHIỆP» là một
hình thức đầu tiên của Cải Cách Ruộng Đất. Khi chính sách thu thuế thành
công, nghĩa là mọi người giàu cũng như nghèo đều không còn ai đủ tiền, đủ
thóc để đóng thuế thì «Bác» Hồ đưa tới «đấu tranh chính trị». Có nghĩa là xã
tập họp dân tới hội trường đã có để sẵn thừng, hèo, gậy và những dụng cụ tra
tấn khác.
«Những người thiếu thuế không kể ít hay nhiều, đều bị bắt, điệu ra trước hội
nghị và tra tấn không phải để biết tại sao không nộp được thuế, mà chỉ
cần biết kẻ nào đã xúi dục không nộp thuế. Chủ tịch cuộc họp không hỏi lơ mơ :
«Ai xúi mày không nộp thuế?» mà hỏi một cách rõ ràng: "Có phải thằng Ất
xui mày không nộp thuế, phải không? Nói mau!» và tức khắc đánh đập, kềm
kẹp, tra tấn cho đến lúc nạn nhân chịu không nổi, đuối sức, chỉ khẽ gật đầu.
Nếu không gật đầu, nạn nhân có thể bị tra tấn suốt đêm đến chết… Hễ nạn nhân
gật đầu tỏ ý là tên Ất nào đó đã xui không nộp thuế thì những người này bị bắt
tức khắc. Sự thực thì những người này đã được VC ghi tên trong sổ đen; chủ tịch
buổi họp chỉ việc chọn lựa từng tên một rồi tra tấn những người thiếu thuế bắt
phải khai đúng tên những người trong sổ, để sẵn trước mặt.
Những người bị khai - nói đúng hơn là bị buộc tội xui không nộp thuế - bị tra
tấn một mức gắt gao hơn và phải trả lời câu hỏi: «Mày ở trong tổ chức phản động
nào? Và trong tổ chức phản động của mày có thằng (Bính, Đinh) không? Về câu hỏi
thứ nhất thì người bị tra khảo có thể bịa ra bất cứ đảng phái nào. Có người tự
nhận là đảng Việt Gian. Và có một nông dân quýnh quá, nghĩ không ra đảng,
khai ngay là «Đảng Cộng Sản» vì từ bé anh ta chỉ nghe nói lờ mờ có «đảng Cộng
Sản», không rõ là cách mạng hay phản động. Về câu hỏi thứ hai thì người bị
tra hỏi không được khai lung tung, phải khai đúng tên mà chủ tịch hội nghị đã
mớm.
Tất cả những người «phản động» có tên trong sổ đen lần lượt bị khai, bị bắt
và bị tra tấn. Họ thuộc đủ thành phần, không cứ giàu nghèo, và sự thật cũng
không phải «phản động» (nói đúng ra thì phần đông họ chỉ có thái độ «lưng chừng».
Đối với CS thì «lưng chừng» cũng nặng tội như phản động).
«Anh em ta quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi».
Xin thưa những câu thơ sắt máu trên chính là của nhà thơ Xuân Diệu đã làm
theo lệnh Đảng vì Đảng quyết tâm đánh tan xương những phần tử phản động và
lưng chừng vì hài cốt họ không còn nguyên vẹn sau khi bị đánh chết.
«Nói về việc tra tấn thì thường có mấy phương pháp điển hình xã nào cũng áp dụng:
Nạn nhân phải quỳ, hai tay giơ lên đỡ một thùng đá đặt ngay trên đầu.
Nạn nhân bị treo hai chân, hoặc hai tay vào một sợi thừng sắt qua xà nhà. Một
lúc lại kéo lên, kéo xuống, vừa đánh vừa hỏi, thỉnh thoảng buông rơi «cái bịch».
Sự thật về miền Bắc như thế đó. «Bác» Hồ đã cho lập sổ đen, phân loại dân
chúng thành bần cố nông, phú hào, điạ chủ v.v… để tiêu diệt những người đó từ
năm 1950.
Và người cha là một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội đã phải cúi đầu nhận tội với
con gái của mình trong một cuộc đấu tố qua diễn tả của nhà thơ Nguyễn Chí
Thiện như sau:
«Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết!
Con đã đi bóc lột nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội ».
Đó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đấu trường giăng giối với con.
Và khi nhuộm đỏ miền Nam, CSVN cũng đã áp dụng cùng một chính sách như miền Bắc,
nhưng tinh vi hơn.
Sau 61 năm cai trị miền Bắc bằng Cải Cách Ruộng Đất và 37 năm cai trị miền
Nam bằng hình thức «tắm máu trắng» với các thủ đoạn Tập Trung Cải tạo «ngụy
quân, ngụy quyền», vùng Kinh Tế Mới, đánh Tư Sản Mại Bản, «xuất cảng» người để
lấy vàng qua hình thức bán bãi vượt biên, CSVN đã hoàn thành chỉ tiêu:
-Lưu manh hóa xã hội;
-Bần cùng hóa nhân dân;
-Nô lệ hóa con người
Như chính cố đảng viên cao cấp của CSVN là Trần Độ đã nhận xét như trên.
Đây chính là tội ác tày trời của đảng CSVN vì đã dùng biện pháp ĐẤU TỐ TRONG
CHIẾN DỊCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, CON «ĐẤU» CHA, VỢ «TỐ» CHỒNG biến dân tộc
Việt Nam trở thành những con người hèn hạ, sợ sệt, vô cảm cam tâm cúi đầu sống
kiếp nô lệ, không được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền vốn là những
quyền mà họ phải được hưởng.
II. CÁO TRẠNG SỐ 2 :
Để phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất, “Bác” Hồ tổ chức các lớp
“Chỉnh Huấn” rất chu đáo, học viên sau nhiều lần bàn cãi gay go và được chính
“Bác” Hồ đích thân giải đáp thắc mắc, đã nhất trí nhận định rằng:
Địa chủ Việt Nam luôn luôn cấu kết với Đế quốc Pháp, địa chủ và đế quốc đều
là kẻ thù, phải tiêu diệt cả hai.
Đó là để thực hiện khẩu hiệu của đảng Lao Động Việt Nam: đưa Phản
Phong lên hàng Phản Đế do Hồ Chí Minh mang về từ Trung Quốc từ năm
1951, mà đến năm 1953 mới thực hiện được.
Theo Mao Trạch Đông, “phản phong” nghĩa là “tiêu diệt giai cấp địa chủ”,
“phản đế” là “chống thực dân (Pháp)”.
Khi “nhân dân” đã nhận định “địa chủ” là kẻ thù, thì kẻ thù phải đền tội.
Xứ sở “Bác” Hồ 60 năm trước vốn là một xứ sở văn minh, luật pháp phân minh chứ
không như vào năm 2011, có con mụ Ngô Bá Thành, Tiến sĩ Công pháp Quốc
tế, theo đảng ta mà không được trọng dụng nên đã giở giọng thù nghịch mỉa
mai: "Việt Nam có một rừng luật nhưng xài toàn luật rừng!”
Báo Nhân Dân số xuất bản ngày 2 tháng 2 năm 1956 ghi rõ thành tích vĩ đại của
“Bác” Hồ và là bằng chứng của Đảng kể tội bọn địa chủ như sau:
“Ở xã Nghĩa Khê, thuộc tỉnh Bắc Ninh, bọn địa chủ tổ chức mấy em thiếu nhi đi
ăn cắp tài liệu, ném đá vào các cuộc họp của nông dân. Ở Liễu Sơn, chúng dùng
một em thiếu nhi đi đốt nhà khổ chủ, nhưng bà con nông dân kịp ngăn được.
Thâm độc hơn, ở Liễu Hà chúng cho mấy em thiếu nhi ăn bánh chưng có thuốc độc,
làm mấy em ngộ độc suýt chết. Ở Vân Trường chúng dụ dỗ em Sửu, rủ hai em gái
nữa nhảy xuống giếng để gây hoang mang trong thôn xóm. Ở Đức Phong (Hà Tĩnh)
chúng mua bài tú-lơ-khơ (bài Trung Cộng mang sang) cho các em mãi chơi, bỏ
trâu ăn lúa phá hoại mùa màng…”.
(Nếu so sánh với “vụ án
2 bao cao su dùng rồi” đối với Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ do báo Đảng
loan tải vào năm 2011, thì đâu có mùi mẽ gì so với việc làm của “Bác” Hồ
trong Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) cách đây 60 năm).
Cán bộ CCRĐ bắt vợ địa chủ phải khai từ trước đến giờ đã thâu thuế quá cao,
nghĩa là đã thiếu nợ nông dân, phải trả ngay tức khắc, hoặc bị bắt buộc ký giấy
nợ rồi hẹn trả từ từ.
“Một cách tống tiền khác là bắt vợ địa chủ lôi đi biểu diễn khắp làng, mỗi
tay mang một bãi phân bò tươi, cổ đeo một tấm biển lớn đề: “Tôi là địa chủ
ngoan cố”. Nếu bà có con mọn thì chắc chắn là hai mẹ con phải bị giữ ở hai
nhà để con không được bú và mẹ bị căng sữa, trong một thời gian rất lâu. Nếu
con đã lớn thì mỗi đứa cũng phải giữ ở một nơi và đứa nào cũng bị dọa nạt cho
tới khi chúng công khai - đúng hoặc không đúng - những nơi cha mẹ chúng chôn
giấu của cải. Trẻ con non gan nên thường khai lung tung. Mặc dầu, hễ chúng
khai chỗ nào là lập tức cốt cán đưa cuốc, bắt mẹ chúng đào chỗ ấy. Công cuộc
“đào mỏ” này có thể kéo dài hàng tháng, nên nền nhà địa chủ gần như không còn
chỗ nào không đào tới. Nhiều nông dân, sau đấu tố, được lãnh nhà địa chủ để ở
thường không có phương tiện để sửa sang lại nền nhà cho bằng phẳng”.
Trong chiến dịch CCRĐ, khi một người bị kết tội là địa chủ thì phần đông họ đều
bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng và vài mảnh áo rách. Rồi tiếp theo
là “lễ truất hữu tài sản” của họ được tổ chức rất trọng thể. Sau đây là một
bài báo tả buổi tịch thu tài sản đăng trong báo Cứu Quốc số 2741, ngày 1
tháng 1 năm 1956:
“Nông dân thôn Thượng rùng rùng kéo đến nhà tên Phong (địa chủ). Cờ phơi phới.
Tiếng trống thiếu nhi rồn rập. Những tiếng hô khẩu hiệu “Đả đảo” và “Hoan hô”
không ngớt.
Giữa sân lù lù một đống cày cuốc, ô doa, liềm hái, thúng mủng cho tới nồi ba
mươi, nồi mười, mâm đồng, chậu thau… hàng dẫy. Quanh sân những cây hải đường,
cây mẫu đơn rực rỡ.
Đồng chí cốt cán gọi vợ tên Phong (có lẽ tên Phong bị đi tù hoặc bị xử tử rồi).
Đồng chí nhân danh Nông hội tuyên bố tịch thu tài sản của nó.
Tiếng đấu tranh của nông dân mỗi lúc càng gay gắt, như không thể chấm dứt.
Quanh đó đồng bào đứng hàng trong, hàng ngoài. Đồng chí cốt cán tuyên bố, vạch
rõ cho con mẹ địa chủ thấy đời nó, đời cha, đời ông nó không lao động chuyên
bóc lột, chiếm đoạt mới có những của này. Của này là của nông dân. Con mẹ địa
chủ mặt tái mét. Cả người nó run run. Đồng chí dõng dạc tuyên bố xóa bỏ hẳn tất
cả quyền chiếm hữu gồm 24 mẫu ruộng và toàn bộ tài sản của nó. Tiếng vỗ tay
ran lên “Hồ chủ tịch muôn năm!”, “Hoan nghênh chính sách tịch thu, trưng thu,
trưng mua của Đảng và của Chính phủ!”.
Hàng đoàn thanh niên nam nữ quẩy những gánh thóc từ nhà ngang qua sân. Hai
con trâu cũng vừa dắt ra. Tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô vang dậy. Bà con thu xếp
quẩy đồ đi. Khiêng, vác, gánh lũ lượt. Tiếng trống ếch thiêu nhi càng ròn rã”
Và, có lẽ không lời cáo trạng nào hùng hồn hơn lời cáo của nhà thơ Nguyễn
Chí Thiện, người tù 27 năm vì tội làm thơ chống chế độ, với bài thơ “Từ
buổi Đảng về”:
“Từ buổi Đảng về họ mạc tới thăm
Do thông cảm chỉ ngồi chơi chốc lát
Miếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bát
Trẻ già khao khát tháng năm!
Con chó, con mèo mất tích mất tăm
Vì đâu nông nỗi?
Chiếc kéo Đảng dùng cắt tem phân phối
Gạo ngô từng lạng từng cân
Đã cắt nhỏ tình thân cốt nhục
Manh áo, niêu cơm, cuộc đời rữa mục
Vợ chẳng cậy chồng, con chẳng cậy cha
Mẹ hiền đành ôm bụng tống thai ra
Giỗ Tết nói chi chuyện người trong mả!
Chao ôi, buồn tất cả
Mất cả rồi những bản tình ca
Những điệu ru trìu mến thiết tha
Gắn bó với ta từ hồi ẵm bú.
Trẻ con đói chột còi lam lũ
Còn đâu bi, đáo khăng, cù
Tiếng sáo diều vời vợi chiều thu
Chỉ còn là âm hưởng vi vu thời xa cũ
Luyến tiếc, than van đi tù lượt lũ
Thiếu chi rừng rú hoang vu
Để đất vàng sao cùng ánh sáng Mùa Thu
Dựng những trại tù làm trụ!
Ôi từ buổi Đảng về làm chủ
Khổ nhục chất chồng không thể đo cân!
Cụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ!
Con chuột mà có dịp tháo thân
Cũng ba cẳng bốn chân
Chạy khỏi cái thiên đường của cụ!”
III: CÁO TRẠNG SỐ 3 :
Vụ xử án ngày 4-4-2011 kết tội Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm
quản chế khiến nhiều nước trước thế giới lên tiếng phản đối thực ra đã là “một
bước tiến bộ vượt bực” của luật pháp chế độ cộng sản Việt Nam.
Xin mời độc giả xem lại cảnh “Tòa án Nhân Dân” của “Bác” Hồ xử tội điạ
chủ trong Cải Cách Ruộng Đất cách đây 60 năm để thấy mạng sống của người dân
Việt Nam rẻ như bèo ra sao:
“Tòa gồm có một chánh án, vài thẩm phán và một số công cáo ủy viên nhưng
không hề có người biện hộ cho bị cáo. Tòa xử theo “biên bản cuộc đấu” và
không cho bị cáo tự bào chữa.Bồi thẩm đoàn cũng gồm toàn nông dân đã làm chủ
tọa đoàn trong cuộc đấu tố.
Những người bị kêu án tử hình bị bắn ngay sau khi tuyên án và hố chôn đã đào
sẵn, trước khi tòa nhóm họp. Hồi đầu, những người bị xử tử hình được phép
tuyên bố vài lời trướckhi bị bắn, nhưng sau khi một người một người, trước
khi chết, hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Đảng Lao Động muôn năm!” thì
thủ tục “tư sản” này bị bãi bỏ.Từ đó về sau, hể tòa tuyên án thì tức khắc cán
bộ đứng sau nạn nhân nhanh tay nhét giẻ vào miệng rồi lôi đi. Một điều đáng
thương cho những người bị hành quyết là những tự vệ xã cầm súng bắn phần nhiều
mới cầm súng bắn lần đầu, nên bắn trật bậy bạ. Nhiều nạn nhânbị lôi đi chôn
chưa chết hẳn. Những cuộc xử bắn điạ chủ bao giờ cũng tổ chức thành biểu
tình. Công chúng vỗ tay hoan hô khi nạn nhân ngã gục dưới lằn đạn” (Từ Thực Dân Đến Cộng Sản,
trang 254).
“Biên bản cuộc đấu” để kết án tử hình nêu trên được lập ra do một cuộc đấu diễn
ra ở mỗi thôn làng miền Bắc từ năm 1953-1956 như sau:
“Mỗi cuộc đấu tố đều tổ chức ngoài trời, thường là sân banh. Dân mỗi làng ngồi
trong một khoảng đất có vạch vôi trắng làm giới hạn. Khán đài làm bằng gỗ và
tre, cao ba từng. Từng dưới có 14 “thư ký” ngồi, 13 người là bần cố nông chỉ
ngồi làm vì, một người là trung nông, biết đọc, biết viết, ngồi hí hoáy. Từng
trên là chủ tọa đoàn gồm 7 bần cố nông trong số đó có chủ tịch nông hội làm
chủ tọa cuộc họp và một phụ nữ đóng vai công an trưởng. Người đàn bà này chỉ
huy tự vệ xã, và cứ 5 phút lại hò hét, ra lệnh cho người bị đấu đứng trước
khán đài phải quỳ xuống, đứng lên, dơ tay lên trời, khoanh tay trước ngực,
giang tay ra hai bên v.v…Trên từng cao nhất của khán đài treo ba bức ảnh khổng
lồ, Hồ Chí Minh ở giữa, Malentov bên phải và Mao Trạch Đông
bên trái. Đội Cải Cách Ruộng Đất nấp phía sau khán đài để nhắc và ra lệnh cho
chủ tọa đoàn. Đôi khi có cố vấn Tàu mặc quần áo Việt cùng ngồi với họ.
Để chuẩn bị Cải Cách Ruộng Đất, “Bác” Hồ cho cán bộ, đảng viên đi học khoá chỉnh
huấn. “Bác” dạy là phải dựa vào Liên Sô, Trung Quốc để giành độc lập. Nhiều đảng
viên thắc mắc tại sao phải liên kết với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa? Họ viện dẫn
rằng nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia chẳng cần liên kết với khối nào mà vẫn
kiện toàn được độc lập. Hơn thế nữa, vì họ đứng trung lập giữa hai khối
nên cả hai đều phải kính nể họ. Vì giảng viên không “đả thông” nỗi nên “Bác”
Hồ phải đích thân đến thuyết phục từng người. “Bác” gọi những nước trung lập
là những nước“làm đĩ chính trị”. Khi giảng cho cả lớp, “Bác” Hồ
nói:
“Đối với những chú không dứt khoát tư tưởng, còn đang lưng chừng thì tôi
khuyên nên dứt khoát ngay từ bây giờ; một bên là tổ quốc, một bên là quân
thù. Chú nào muốn “dinh tê” thì xin cứ việc. Công an địa phương sẽ cấp giấy
ngay tức khắc”.
Bởi vậy mà trong mười ngày học tập về Cải Cách Ruộng Đất, lúc đầu học viên
còn thảo luận sôi nổi, nhưng cuối khoá họ ngoan ngoản chấp thuận luận điệu của
Đảng, để may ra sau này mình còn được xếp vào hàng “địa chủ kháng chiến” như
Đảng bảo đừng hoảng sợ. Là những “địa chủ” đi theo Đảng lâu năm nên họ biết rằng
thái độ khôn ngoan hơn cả là đứng về phía Đảng, nên cuối cùng tất cả đồng ý với
Trường Chinh về Cải Cách Ruộng Đất nên đứng lên tự mình… đả đảo mình,
họ hô to “Đả đảo địa chủ”.
Và như mọi người đều biết, chính Trường Chinh Đặng Xuân Khu đã
đem cha mẹ mình ra mà tố
Và nhà thơ Xuân Diệu, đã thay những lời thơ thấm đẫm tình yêu bằng những
lời thơ sắt máu:
“Ai về Bố Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu (1)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù!”
Và hãy nghe nhà thơ Lưu Trọng Lư, từ “con nai vàng ngơ ngác/ đạp
trên lá vàng khô” tự lột xác biến thành “con sói ngu ngơ” của chủ nghĩa cộng
sản:
“Cha đời địa chủ gian tham
Không cho người ở học hành ấm no
Tháng ngày bắt giữ trong nhà
Chào cờ không biết, cụ Hồ nào hay
Bây giờ Đảng đã về đây
Chúng tôi do Đảng cầm tay dắt dìu
Nông dân theo Đảng quyết liều
Đấu cho ngã gục đổ nhào chúng đi!”
*
Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh đem về áp đặt cho đất nước Việt
Nam dựa trên sự khủng bố và giả dối.
Chính Nguyễn Khắc Viện, một lý thuyết gia mác-xít gạo cội của chế độ
đã phải nhìn nhận rằng người Cộng Sản bị phân đôi:
“Ngồi với nhau thì trao đổi chân thật, thì nói một đàng; mà khi họp lại bàn bạc,
viết lên báo chí thì lại nói một nẽo. Trong mỗi người Cộng Sản có hai con người:
con người thật và con người giả. Làm sao có thể xây dựng một xã hội mới với
con người giả. Làm sao có thể xây dựng một cái gì tốt đẹp và bền vững trên một
nền tảng giả?”
*
“Tôi đã bỏ ra trên 50 năm để đánh đuổi thực dân, dành lại độc lập, tự do cho
dân tộc. Nhưng sau 50 năm tôi mới nhận ra rằng cái thể chế mà tôi giúp tạo
dựng lên nó còn tệ hơn chế độ thực dân của 60 năm trước”. (2)
Xin mượn nhận xét của cố Trung Tướng Trần Độ, người đã bắt sống Tướng De
Castrie của quân đội thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ, về chủ nghĩa
cộng sản Việt Nam để thay lời kết cho cáo trạng số 3 trong “Bản Án Chủ
Nghĩa Cộng Sản Việt Nam”.
IV. CÁO TRẠNG SỐ 4 :
Không biết quyển “Bản án chế độ thực dân Pháp” mà ông Hồ Chí
Minh “thuổng” của ai đó làm của mình, lại bị nhà phê bình Thụy Khuê ở
Paris phát hiện - cũng giống như nhiều năm trước, “Bác” Hồ bị học giả Lê Hữu
Mục phát hiện “Bác” cũng đã “thuổng” Ngục Trung Nhật Ký của một tù
nhân người Tàu chết trong tù làm của mình - dày bao nhiêu trang. Nhưng khi
Lão Móc tập trung tài liệu để viết “Bản án chế độ xã hội chủ nghĩa Cộng Sản
Việt Nam” thì có thể nói: trúc Nam Sơn không ghi hết tội – như đã
kể trong các cáo trạng 1,2, 3.
Bản cáo trạng số 4 gồm các tội ác của chủ nghĩa CSVN như sau:
1- Tàn ác với đồng bào:
“… Năm 1952, cuộc chỉnh đảng, chỉnh huấn cán bộ, tôi đã nghe loáng thoáng về
đợt cải cách ruộng đất thí điểm ở Thái Nguyên, xử tử điạ chủ Nguyễn Thị Năm.
Lúc đó tôi đang phục vụ chỉnh đảng, chỉnh huấn ở một tỉnh miền núi. Hai khóa
đầu chỉnh đảng, nội dung chủ yếu “chống tư tưởng tiểu tư sản”. Cụ thể chống hủ
hoá tham ô. Tham ô lúc đó chưa có của cải gì, cuối cùng là truy nhau về hủ
hóa: bản tổng kiểm thảo nào cũng buộc phải có vài sự việc về “lăng nhăng”. Nếu
không nhận thì phải truy cho tới cùng, bao giờ có nhận mới là “gục”. Cố nhiên
nhiều anh đã tự bịa ra những tình huống hủ hóa khá hấp dẫn. Các cô cán bộ trẻ
thực sự chưa có hủ hoá thì phải nhận là “có tư tưởng”. Thế rồi cũng khóc lóc
sướt mướt, căm thù…
… Mẫn đẻ, bảy tháng sau tôi mới có dịp về quê thăm con. Quê tôi đã làm xong
giảm tô giảm tức, sắp bước sang cải cách ruộng đất. Tôi chỉ ở nhà vài ngày.
Ít lâu sau nghe tin sét đánh: bố vợ tôi: thầy Lê Đôn, đang làm bí thư huyện -
đã bị lôi về bắn bỏ. Thế là tôi không dám về thăm vợ con nữa”.
Chờ tới hai mươi tháng sau tình hình tạm yên, người chồng đảng viên mới dám lần
mò về thăm vợ, lúc đầu bị vợ không dám nhìn vì sợ chồng bị án “liên quan”,
anh chồng phải cắt nghĩa mãi mới được vợ cho ở nhà… mình (vì nhà vợ, tức nhà địa
chủ đã bị tịch thu), rồi mới nghe người vợ kể về việc:
“… Gọi là “tòa án nhân dân đặc biệt” xử đầu sỏ để trấn áp địch, phát động
nông dân, người ta cần bắn ngay trước mặt mọi người kia mà. Một tên đội phó
trong đội cải cách ra chỉ huy hành hình bố. Ba du kích vác súng đứng hàng
ngang.
“Không tưởng tượng được,
ba người ấy đều là học trò cũ của thầy! Thằng Hưng, thằng Thẩm, thằng Huấn, đều
đi bộ đội về. Tên chỉ huy hô: "Số một ngắm bắn, bắn!”. Súng nổ, bố nẩy
vai trái lên! Tưởng đạn đã vào người, nhưng chưa. Nẩy vai lên hình như bố hô
khẩu hiệu. “Số hai ngắm bắn, bắn!”. Bố lại nẩy vai lần nữa, đạn vẫn không vào
người. Trong quần chúng lúc này đã ồn ào! “Bắn oan người ta, thần linh cản đạn
không cho trúng người!. “Số ba: Bắn!” Bố lại nẩy vai lên. Người vẫn đứng trơ
trơ, mắt giương trừng. Cột chân đã lung lay, giẻ nhét ở miệng tuột ra lòng
thòng
(ghi chú: nhét giẻ để ngăn tử tội đừng tung hô “Hồ Chí Minh muôn năm”
trước khi chết). Hết phát thứ ba không trúng, mừng quá, cả ba chúng
em lao lên. Nhiều người cũng xúm xít lại. Ba du kích bắn không trúng bỏ
súng trốn. Em hô hào mọi người cứu bố em! Lúc đó nhộn nhạo như vỡ chợ. Tên đội
phó mặt tái nhợt, mím chặt môi xông lên. Em đã kịp níu tay nó. Nó hất tay em
ra, rút phựt con dao nhọn từ trong bọc xuyên phập qua cổ bố từ trái sang phải.
Bố chao qua cái cọc lao đầu xuống cái hố đã đào sẵn, máu phun phì phì. Thằng
Vang, con Vọng lăn đùng ra đất, em cũng ngất xỉu luôn. Anh em họ nhà anh xúm
đến khiên em về nhà này”.
2 -Tàn nhẫn với đồng chí:
Sống dưới chủ nghĩa cộng sản, con người bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần,
từ thường dân cho đến đảng viên kỳ cựu. Bằng chứng sau đây cho thấy rằng,
trong khi bị giam, đảng viên cộng sản là những người người đau khổ nhất. Ngô
Đức Mậu (cháu nhà cách mạng Ngô Đức Kế), một đảng viên cộng
sản kỳ cựu đã từng nhiều năm sống trong ngục Lao Bảo hồi Pháp thuộc, đã tả nỗi
đau khổ trong ngục thất cộng sản:
“… Những lúc bị giam giữ trong buồng riêng cô quạnh, rét mướt, đau khổ, những
anh em thường an ủi nhau: củng cố lòng tin để chịu đựng ngược đãi, củng cố
lòng tin để sống… vì ở tù đế quốc và ở tù hiện nay (cộng sản) nó khác nhau
xa. Ở tù đế quốc bị hành bằng thể xác nhưng tin thần lành mạnh được an ủi,
khoan khoái… Còn ở đây (tù cộng sản) thì sao? Chúng tôi bị dày xéo cả thể
chất lẫn tinh thần. Chung quanh chúng tôi, ai nấy đều cho chúng tôi là địch,
là kẻ bán nước hại dân, thì bảo họ đồng tình với chúng tôi sao được…”
Cũng trong bài báo được đăng tải trên tờ Nhân Dân ngày 30-10-1956, ông Ngô Đức
Mậu còn than vãn là bị chính các đồng chí cộng sản của ông tra tấn, không cho
ông tự bào chữa:
“Những việc mà số anh em cán bộ ở Hà Tĩnh dựng đứng lên, hoặc lật ngược lại
những thành tích đã qua của tôi (từ thời Đông Dương Cộng Sản Đảng) để truy bức
tôi suốt ngày đêm, để buộc tội phải nhận những việc tôi chưa hề làm, mà cũng
chưa bao giờ nghĩ tới… Cuộc truy bức càng ngày càng nặng, nó vượt ra ngoài
khuôn khổ của một cuộc đấu tranh về nguyên tắc. Tôi ỳ ra mãi cũng không được.
Nhiều ý nghĩ khác (tự tử chẳng hạn) lại nẩy nở ra và xoay quanh trong đầu
óc tôi như chong chóng.”
3-Tàn bạo với đối phương:
Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh đem về áp đặt cho đất nước Việt
Nam mà người dân miền Bắc đã phải gánh chịu qua Cải Cách Ruộng Đất với chủ
trương “trí, phú,địa, hào đào tận gốc, bóc tận rễ” đã gây ra biết bao nhiêu
đau thương, oan trái.
Sau đó, “Bác” Hồ đã khóc lóc, sửa sai.
Vậy mà sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, “một cuộc tắm máu trắng” lại
xảy ra cho người dân miền Nam với việc đổi tiền, đánh tư sản mại bản, đẩy dân
đi vùng “kinh tế mới”. Và hàng trăm ngàn quân, công, cán chính của chế độ miền
Nam lại cũng bị tiếp tục truy bức suốt ngày đêm, theo kiểu mà những người
CSVN đã áp dụng đối với “đông chí” của họ - như ông Ngô Đức Mậu đã kể bên
trên - bằng cách khai lý lịch và tờ thú tội.
Và hiện nay, 87 triệu công dân Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều “được” sống
trong chế độ kiểm soát bằng lý lịch như dưới thời “Bác” Hồ.
4-Hèn nhát với ngoại bang:
Trong khi đó thì CSVN lại vô cùng hèn nhát khi đem dâng hai đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cho Trung Cộng.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Đông
Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), và nới rộng lãnh hải
ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng của chế độ chủ
nghĩa xã hội Hồ Chí Minh lập tức gửi văn thư cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng Quốc Vụ
Viện Trung Cộng, trích y như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố
ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định
về hải phận của Trung Quốc…”
Và những hậu duệ của “Bác”ngày nay lại còn dâng thêm ải Nam Quan, thác Bản Giốc
và “bán” luôn vùng Tây Nguyên cho “đàn anh phương Bắc”.
*
Bertrand de Jouvenel (1903-1987) có câu nói vô cùng chí lý: “Một xã hội
loài cừu đồng thời phải sinh ra một nhà nước của loài sói”.
Hơn 60 năm qua, ông Hồ Chí Minh và những người thừa kế đã đem chủ nghĩa cộng
sản áp đặt cho đất nước, gieo tang thương cho đất nước; đau thương, tang tóc
cho con người - tàn ác hơn cả chế độ thực dân Pháp mà chính những
người cộng sản thuộc loại “công thần” như các ông bà Ngô Đức Mậu, Trần
Độ, Dương Thu Hương, Lê Hiền Đức… cũng đã phải lên
LÃO MÓC
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment