Wednesday, April 24, 2013

Người đi tìm mộ


 

Kính chuyển Quý Vị một bài viết hay.  Đáng đọc để xem tâm của chúng ta có trong sáng hay uẩn đục trước những việc làm tử tế!

 

Kính chúc Quý Vi luôn vui.

 

 

 

-------------------------------------------


 

 

Người đi tìm mộ

________________________________________________________________________________________________ 

Việt Luận

   Một bản tin trên báo Úc hôm Thứ Hai 15/4 vừa qua mang tựa đề“Vietnam veteran Brian Cleaver is on a quest to find enemy remains of 42 Vietnamese soldiers killed” (by Ian McPhedran, News Limited Network) khiến người đọc phải suy nghĩ.



Cựu chiến binh Úc  Brian Cleaver tại một nơi ở Vietnam trong thời gian ông tìm kiếm 42 tử thi của VC trong trận đánh tháng 5 năm 1968
 

Brian Cleaver là 1 cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam, thuộc Tiểu đàn 3 Bộ Binh (3RAR). Từ 10 năm qua, Brian Cleaver đã có cả thảy 8 chuyến đi Việt Nam với mục đích tự chọn là “muốn đánh dấu 45 năm kỷ niệm trận đánh của quân Úc tại căn cứ hỏa lực Balmoral hồi tháng Năm 1968 bằng một nghĩa cử thiết thưc đầy tính nhân bản: giúp thân nhân của 42 cán binh Việt Cộng đã bị quân Úc bắn hạ và chôn tập thể tại trận địa tìm được di cốt người thân của mình”.

Xin ngược giòng thời gian đôi chút. Theo tài liệu quân sử Úc, trong kỳ Tổng công kích Tết Mậu Thân đợt 2 của CSBV, tháng 5/1968. Lực lượng đặc nhiệm số 1 của Úc (The 1st Australian Task Force- LLĐN1) có nhiệm vụ tăng cường 2 Tiểu đoàn BB, 1RAR và 3RAR, đến vùng lãnh thổ khoảng 20 km phiá Bắc Biên Hoà với nhiệm vụ chặn đứng con đường xâm nhập của Cộng quân vào khu quân sự Long Bình hoặc tiến về thủ đô Sàigòn. Để yểm trợ cho các cuộc hành quân lục soát, ngăn chặn của 2 Tiểu đoàn này, 3 căn cứ hoả lực được thiết lập. Đó là các căn cứ hoả lực “Cogee”, “Coral” và “Balmoral”. Căn cứ "Coral" nằm ở vị trí khoảng 7 km phiá Bắc quận Tân Uyên. Ngày 12/5/1968, quân Úc vừa đến địa điểm bắt đầu thiết lập vị trí phòng thủ cho Coral thì sáng sớm 13/5/1968 căn cứ này bị Cộng quân tập trung tấn công đánh phủ đầu. Trận chiến diễn ra dữ dội trong 2 ngày liền. Cuối cùng Cộng quân phải rút lui nhưng vẫn lẩn quẩn trong vùng. Đến ngày 24/5/1968, Úc cho lập thêm căn cứ hỏa lực Balmoral –cách Coral khoảng 4 km về hướng Bắc để tạo thế ỷ dốc. Căn cứ này do TĐ 3RAR trú đóng. Ngày 25/5/1968, 4 chiến xa Centurion của Chi đội 2, Chi đoàn C, Trung đoàn 1 Chiến Xa (1 Armoured Regiment ) được 1 Trung đội BB tùng thiết bảo vệ từ Coral tiến vào Balmoral. Trên đường di chuyển đơn vị hỗn hợp này đã khám phá, tấn công và phá huỷ nhiều hầm hố của Cộng quân, chứng tỏ VC vẫn bám sát quân Úc. Ngay rạng sáng ngày 26/5/1968 Cộng quân tập trung quân mở cuộc tấn công. Tương tự như trận đánh ở Coral, Cộng quân lại dùng chiến thuật cố hữu tiền pháo hậu xung. Đồng thời các ổ súng cối 82 ly VC cũng tập trung bắn xối xả vào Coral để ngăn chặn việc yểm trợ hoả lực cho Balmoral. Trung đoàn 165 Chủ lực của Cộng quân trong màn đêm, xung phong định phá cổng căn cứ nhưng bị chiến xa Úc hạ nòng trực xạ, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người.

Để phục hận, 2 giờ rưỡi sáng ngày 28/5/1968 Cộng quân lại liều lĩnh mở đợt tấn công thứ nhì vào Balmoral.

Thoạt tiên chúng nổ súng nghi binh vào vị trí của ĐĐ A/TĐ 3 RAR nhưng ngay sau đó, 1 lực lượng lớn ồ ạt xung phong vào vị trí của ĐĐ D/TĐ 3RAR ở mặt kia của căn cứ, phiá cổng chính, một vùng đất bằng và trống trải. Đấy quả là chuyện điên rồ lập lại lỗi lầm chết nguời của VC 2 đêm trước. Và tương tự như lần đầu, các làn sóng biển người VC bị hoả lực Úc chặt gãy như rạ. Duới hoả lực áp đảo, Cộng quân bị chặn đà tiến, chỉ còn nuớc nằm bẹp trên mặt đất và dưới các hố bom, hố đạn pháo chung quanh căn cứ và không chém vè được vì bị hoả lực Úc liên tục ngăn chặn.

Khi mặt trời lên, quân Úc từ căn cứ Balmoral bung ra lục soát và tảo thanh. Một số VC bị thuơng hoặc quá sợ hãi còn nằm lại tìm cách chống cự nhưng đều bị bắn hạ hoặc bị bắt. Quân Úc bắt 7 tù binh và đếm được 42 xác VC bỏ lại tại chỗ. Tương tự như trận đánh 2 đêm trước, trước nhiều mảnh vụn của tử thi VC vuơng vãi không thể thu nhặt, quân Úc phải dùng xe ủi dọn sạch khu vực và chôn cất thi thể VC trong một số hố tập thể. Dấu máu kéo lê khắp nơi cho thấy chúng cũng đã phải kéo theo nhiều xác đồng bọn.

Sau ngày 28/5/1968 Cộng quân ngưng hẳn không còn dám mở thêm cuộc tấn công nào vào 2 căn cứ Coral và Balmoral nữa, nhưng các cuộc hành quân tuần thám và lục soát của quân Úc quanh 2 căn cứ vẫn có những cuộc chạm súng lẻ tẻ. Đầu tháng Sáu 1968 khi tình hình chiến trường thay đổi, quân Úc được lệnh rút khỏi 2 căn cứ hoả lực Coral và Balmoral. Đơn vị cuối cùng ra khỏi căn cứ vào ngày 6/6/1968. Tổng cộng trong suốt thời gian này, phiá Úc có 25 quân nhân tử thuơng đổi lại ít nhất 300 Cộng quân bị bắn hạ.

*

Brian Cleaver nhớ lại, trong trận đánh tại Balmoral, thi thể VC ngã như rạ chung quanh vị trí của anh và đồng đội, sau đó được chon ngay trogn 1 hố bom nằm ngay phía trước vị trí ổ đại liên của các đồng đội Paul Donnelly, Ian "Pom" Robertshaw và John Bryant thuộc Tiểu đội 4, Trung đội 11, Đại đội D “Delta”.

Sau khi về nước, theo lời Brian Cleaver, anh bị hội chứng khủng hoảng tâm thần PTSD (suffers from post traumatic stress disorder) và không nguôi cơn ám ảnh về quang cảnh kinh hoàng đã chứng kiến. Từ đó, anh đã có 8 chuyến đi Việt Nam, lên thăm lại chiến trường xưa và tự bỏ tiền, xin phép nhà cầm quyền CS địa phương để thực hiện các cuộc đào bới tìm kiếm vị trí ngôi mộ chôn xác 42 cán binh VC năm xưa trong đồn điền cao su gần xã Bình Mỹ, cách Sài gòn khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Theo Brian Clever, anh chỉ có ước muốn duy nhất là để “thu nhặt và hoàn trả di cốt cho thân nhân những cán binh đó”.

Cho tới nay Brian Cleaver kể, anh đã thuê một số người dân địa phương giúp đào bới cả thảy 5 hố bom lớn trong khu vực nhưng vẫn chưa tìm thấy một mẩu xương nào. Giới chức CS địa phương tại Bình Mỹ tỏ vẻ hợp tác với anh trong chuyện này, họ tuyên bố dành mọi dễ dãi cho anh, nhưng trong tất cả mọi chuyến đi tìm kiếm của anh, luôn luôn đều có người của nhà cầm quyền đi kèm. Nhất cử nhất động đều bị bám sát. Brian Cleaver nói, thật tình anh không hiểu ý định của nhà cầm quyền CS tại địa phương muốn gì (?).

Cho dù đã 5 lần đào bới và chưa thấy có dấu hiệu nào nhưng Brian Cleaver nói anh vẫn tin chắc 100% rằng một trong những hố bom xưa quanh chu vi căn cứ Balmoral chính là mồ chôn tập thể của 42 Cộng quân. "Chắc chắn phải nằm gần đâu đó, không thể nào nghi ngờ gì cả”(They are there somewhere, there is no doubt whatsoever).

Trong suốt thời gian tìm kiếm, Brian Cleaver cho hay đã cùng với những gnười Việt giúp anh đào bới phăng ra được tung tích của thân nhân 33 cán binh đã chết trong trận đánh Balmoral năm xưa.

Tới năm nay, sau lần đào mới nhất, Brian Cleaver nói anh đã thật sự kiệt quệ, cả thể chất lẫn tinh thần, và đành quyết định thôi không quay lại Việt Nam nữa.

Trong suốt 12 tháng qua, Brian Cleaver đã bị ám ảnh, dằn vặt không nguôi về chuyện này nhưng nay thì đành chịu. Anh cho biết đã chuyển giao tất cả những tài liệu, chi tiết tin tức cùng những gì tìm kiếm được trong 10 năm qua cho phía nhà cầm quyền CSVN để họ có thể tiếp tục công việc cho đến lúc thành công, nếu họ muốn.

Câu chuyện của Brian Cleaver và nỗ lực (không thành) suốt 10 năm qua của anh đã được nhà làm phim tài liệu Úc David Bradbury ghi lại để sẽ đưa ra trình chiếu trong dịp kỷ niệm 100 năm trận ANZAC vào năm 2015 tới đây.

*

Câu chuyện của Brian Cleaver chỉ có vậy và chưa có hồi kết cuộc. Nó cho thấy tâm trạng của 1 con người sống sót sau một cuộc chiến (dù là anh ta tình nguyện nhập ngũ, chọn cuộc sống quân nhân, tình nguyện sang chiến đấu tại Việt Nam để bảo vệ lý tưởng tự do, dân chủ cho nhân loại; hay anh ta chỉ là một binh sĩ quân dịch, không may bị bốc thăm trúng tên phải nhập ngũ và phải theo đơn vị nhận lệnh chính phủ đương thời…) vẫn luôn băn khoăn thao thức về thân phận ‘con người’ trong chiến tranh, về nỗi đau của gia đình, của thân nhân, cha mẹ, vợ con, anh em người đã chết bao năm vẫn chẳng biết người thân mình nằm xuống nơi đâu, không được một lần chính thức cúi đầu thắp hương tưởng niệm trước chút di cốt người thân…

Brian Cleaver không phải là cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN duy nhất có lòng muốn giúp thân nhân của những cán binh CSVN (kẻ thù cũ trong chiến tranh) tìm thấy di cốt người thân của họ. Đã có rất nhiều cựu chiến binh Úc, cũng như Hoa Kỳ, từ nhiều năm qua đã chứng tỏ tình người, lòng nhân đạo của họ bằng những hành động tương tự, cả phương diện cá nhân, cũng như qua các tổ chức CCB hay chính thức qua mối quan hệ ngoại giao cấp chính phủ.

Những cựu chiến binh ngoại quốc này (đồng minh của VNCH, kẻ thù của CSBV khi xưa) làm vậy vì đều cùng một quan điểm “nghĩa tử là nghĩa tận”. Việc làm của họ thể hiện ý nghĩa nhân bản của đạo lý làm người. Bất chấp việc có thể bị nhà cầm quyền CSVN lợi dụng, kiếm chác, tuyên truyền. Và không thấy trên báo chí Úc, Mỹ hay dư luận có ai chê cười Brian Cleaver hay những người có hành động tương tự là “tay sai VC, là kên kên kiếm chác trên xương cốt VC…”. Cũng không thấy ai viện dẫn thái độ của bọn cầm quyền CSVN “ăn chặn tiền bạc ngay trong việc cải táng, lập mộ giả toàn xương trâu bò cho chính cán binh của họ để hô lên rằng “CSVN đối xử với chính người đã chết cho họ như thế thì tại sao những người như Brian Cleaver lại phải nhọc lòng thương xót bá vơ?”.

Tương tự như vậy, khi người Mỹ, người Úc miệt mài bao năm trường cố tìm cho bằng được di cốt đồng đội bỏ mình trên chiến trường VN để cải táng hồi hương, chẳng thấy có người Mỹ, người Úc nào hô hào “phải để mặc xương cốt đồng đội họ đã hy sinh trên chiến trường năm xưa để làm chứng tích cho một cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ tự do, chống cuộc xâm lăng của làn sóng đỏ v.v”.

Người Mỹ, người Úc không đả kích, không mỉa mai chuyện CCB Mỹ, CCB Úc đi tìm di cốt đồng đội của họ (và của cả kẻ thù) và cả người Việt tỵ nạn CS, người CQN/QLVNCH hiện đã là công dân Mỹ, công dân Úc cũng không thấy ai mỉa mai chê cười việc làm của Brian Cleaver và những CCB Mỹ, Úc. Phải chăng vì đó là chuyện của người Mỹ, người Úc (chính gốc)? Còn mình là người Việt (Mỹ gốc Việt, Úc gốc Việt) nên chẳng cần để ý?

*

Nhưng mình phải để ý, phải mỉa mai, phải chê cười (và cả kết án, lăng nhục thậm tệ) nếu người đi tìm di cốt là người Việt (dù cho và kể cả chỉ đi tìm di cốt của đồng đội, của bạn tù (QLVNCH chứ không phải của kẻ thù cũ, của cán binh CSBV)! Trái với trường hợp của Brian Cleaver, ông Nguyễn Đạc Thành, một cựu Thiếu Tá TG/VNCH, người tù năm xưa, sau khi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO nhân đạo, bỏ công sức, tiền bạc cá nhân bao năm trời lặn lội đi tìm nơi các bạn tù năm xưa bỏ mình trên núi rừng Việt Bắc hoang lạnh để giúp thân nhân họ cải táng về thờ cúng thì bị ném đá tơi bời là kên kên, là buôn xương cốt… (dù ông ta chưa hề ngửa tay nhận đồng xu nào của bất cứ gia đình, thân nhân nào). Thậm chí nhiều người (không có thân nhân cha anh là tù cải tạo bỏ mình trong núi rừng) hô hào “nếu bốc mộ của họ đi chính là tiếp tay CSVN xóa bỏ tội ác để sau này không còn vết tích (!?)

Gần đây nhất, khi ông Thành và tổ chức VAF (chưa biết là được Hoa Kỳ hỗ trợ thế nào) vận động tu bổ, trùng tu các mộ phần tử sĩ QLVNCH trong nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, vì sự có mặt của Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn, lại một lần nữa bị dư luận người Việt hải ngoại (trên internet) lăng mạ tơi bời. Nào là “hợp pháp hóa việc đổi tên NT mà CSVN đã làm,”, nào là “phải đòi CSVN phục hồi tượng Thương Tiếc, chính thức công nhận đây là NTQĐBH của QLVNCH thì mới chấp nhận cho tu bổ…”. Nào là, “CSVN chuẩn bị dọn đường cho NĐThành về ứng cử (?) Kể cà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon, Lê Thành Ân, người trước đây khi mới được bổ nhiệm vào chức vụ này, đã từng được không biết bao người Việt khắp nơi viết bài ca ngợi, hoan hô “vẻ vang dân Việt” nhưng nay, khi cùng ông Thành đến niệm hương tại Nghĩa trang QĐBH cũng bị nghi ngờ là “công chức Mỹ thì thi hành chính sách của Mỹ, có gì là lạ’! Mà chính sách của Mỹ thì chỉ vì “quyền lợi của Mỹ, có bao giờ Mỹ thương người Việt thật tình, bằng chứng VNCH bị bỏ rơi năm 1975 còn sờ sờ kinh nghiệm đau thương…”

*

Ấy thế nhưng điều còn khó hiểu hơn vậy là khi có tin báo động “dường như CSVN đã bắt đầu xúc tiến việc san ủi để làm đường xuyên qua NTQĐBH (thư báo động của Lê Tùng Châuhttp://www.hennhausaigon2015.com/2013/04/13/35794/) thì cho tới nay chưa thấy có ai lên tiếng, hay chỉ lên tiếng một cách buông xuôi “đã bảo rồi, CSVN là như vậy, ai mà tin được”.

Biết bao hội đoàn, tập thể người Việt hải ngoại –nhất là các tổ chức hội đoàn CQNVNCH-, bao cá nhân từng quen biết, họp hành với Dân biểu, Thượng nghị sĩ, với các cấp CCB Mỹ, Úc vv chưa thấy ai lên tiếng, ai hô hào cần phải mở cuộc vận động với giới CCB Hoa Kỳ, CCB Úc, vận động các Bộ CCB Mỹ, Bộ CCB Úc, qua con đường ngoại giao đòi CSVN phải trả lời, phải minh định “không thể có hành động trắng trợn, phi nhân tính đến độ xâm phạm nơi an nghỉ của những người lính đã nằm xuống” như thế.

Hay là tại vì “cứ mặc cho CSVN làm để lột trần bộ mặt phi nhân của chúng”?

Việt Luận

 

Tran Nam

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link