Mỹ
Siết Gọng Kềm TC
(04/24/2013)
Tác
giả : Vi Anh
Một
thoáng thời sự và sự kiện quan trọng về vùng biển Á châu Thái Bình Dương trong
tương quan Hoa kỳ và Trung Cộng mới đây. Tin Reuters ngày 15 tháng Tư, 2013,
Nhật-Mỹ đạt thỏa thuận trong cuộc đàm phán gia nhập TPP. Tin quốc tế tổng hợp,
Mỹ nhơn cơ hội CS Bắc Hàn lên cơn hăm doạ tấn công Mỹ, Nhựt, Nam Hàn, Mỹ đã
điều nhiều phi cơ chiến lược B2, B 52, F 22, hai hàng không mẫu hạm loại tấn
công vào vùng biển rất gần TC, được dân chúng Nhựt và Nam Hàn nhiệt liệt ủng
hộ. Thế là Mỹ gần như đã hòan thành chiến dịch hai mặt giáp công: bao vây kinh
tế và bao vây quân sự đối với Trung Cộng.
Và lần đầu tiên, TC công khai, minh thị và chánh thức lên tiếng chống Mỹ trong chiến lược này. Chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thăm Bắc Kinh, Bộ Quốc phòng TC tấn công Hoa Kỳ làm gia tăng tình hình căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương, qua chiến thuật tăng cường sự hiện diện quân sự và kiếm thêm đồng minh trong vùng. Mỹ khuyến khích Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cứng rắn hơn trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Báo Quân đội Giải phóng Nhân dân của TC kêu gọi Trung Quốc cần phải tăng cường quốc phòng để đối phó với một nước phương tây thù nghịch đang tìm cách phá hoại Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc còn ra Bạch Thư Quốc Phòng cảnh báo: Trung Quốc đối diện nhiều đe dọa an ninh phức tạp và các thách thức, nghĩa là phải nỗ lực bảo vệ sự thống nhất đất nuớc, chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi phát triển - quân đội Trung Quốc sẵn sàng phản ứng và răn đe kiên quyết mọi hành động khiêu khích phá họai chủ quyền, an ninh và lãnh thổ của Trung Quốc.
Một, cuộc bao vây kinh tế của Mỹ đối với TC coi như sắp hoàn thành để đi vào thực hiện. Tổ chức do Mỹ chủ động hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership, coi như hoàn thành với sự gia nhập của Nhựt, siêu cường kinh tế thứ ba trên thế giới và đồng minh gần gũi của Mỹ, nơi Mỹ còn mấy chục ngàn quân trú đóng. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công khai và mạnh dạn tuyên bố rằng, hiệp định mậu dịch với các nước Thái Bình Dương là một ưu tiên của Hoa Kỳ.
Hai, cuộc bao vây quân sự của Mỹ đối với TC đã hoàn thành và ngày càng chặt chẽ. Mỹ đã chuyển 60% hải lực sang Thái Bình Dương, tái phối trí quân Mỹ ở Okinawa, lầu đầu tiên đổ quân thường trú ở Úc, dàn xếp các căn cứ tiếp liệu thuận lợi hơn trong việc lập vòng vây ngăn chận sự bành trướng hải lực của TC.
Mới đây nhứt Mỹ đã đưa phi cơ chiến lược trải thảm B52 và B2 và lần đầu tiên đưa phi cơ tàng hình oanh kích F22 có mặt trên bầu trời Nam Hàn. Đó là một bước chiến lược TC rất lo ngại. Từ lâu TC trợ trưởng CS Bắc Hàn không phải vì tình đồng chí, đồng rận gì cả-- mà vì quyền lợi cũa TC. TC biết rõ như hai với hai là bốn, nếu hai miển Nam Bắc Triểu tiên thống nhứt, chắc chắn Nam Hàn sẽ thắng dù bằng kinh tế, chánh trị hay quân sự. Nếu vậy trái độn Bắc Triều Tiên sẽ không càn, quân Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ sẽ sát nách TC. Và làn sóng CS Bắc Triều di tản qua TC sẽ tạo một vấn đế quá lớn cho TC đang trong hoàn cảnh nhân mãn.
Từ tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.
Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người.
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tuyên bố với báo chí rằng thỏa thuận này «là tất yếu phản ánh một thực tế trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh». Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.
Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công.
Mỹ cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không người lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Ba và cuối cùng, qua thế giới sử người ta thấy Mỹ rất dè dặt, cẩn trọng trong việc tham gia các cuộc xung đột có tính quốc tế nên thường can dự, tham gia vào rất chậm. Nhưng đã tham gia thì dồn mọi nỗ lực, huy động mọi tài nguyên nhân tài vật lực, chỉ có thắng chớ không có thua như trong Thế Chiến 1, 2 và Chiến tranh Lạnh.
TC đã làm một sai lầm chiến lược khi tỏ ra là một nước lớn, muốn giành thế hải thượng trên Thái bình Dương với Mỹ. Chánh quyển Mỹ, bất phân đảng phái, hành pháp, lập pháp và nhân dân Mỹ đã thấy mối nguy của TC. Đến đổi chỉ đồng phục của phái đòan lực sĩ Mỹ mặc đi dự Olympic mà “made in China”, quí vị dân biểu nghị sĩ đã phẫn nộ, đòi đốt bỏ. Nhân dân và chánh quyền Mỹ coi TC đã mở mặt trận tấn công Mỹ trên phương diện chiến tranh trên mạng. TC hãy coi chừng, tự hậu không dễ yên thân với Mỹ để tăng gia kinh tế như Ô. Đạng tiểu Bình dặn dò những người hậu bối đang cầm quyền Đảng Nhà Nước TC đâu./
Và lần đầu tiên, TC công khai, minh thị và chánh thức lên tiếng chống Mỹ trong chiến lược này. Chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thăm Bắc Kinh, Bộ Quốc phòng TC tấn công Hoa Kỳ làm gia tăng tình hình căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương, qua chiến thuật tăng cường sự hiện diện quân sự và kiếm thêm đồng minh trong vùng. Mỹ khuyến khích Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cứng rắn hơn trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Báo Quân đội Giải phóng Nhân dân của TC kêu gọi Trung Quốc cần phải tăng cường quốc phòng để đối phó với một nước phương tây thù nghịch đang tìm cách phá hoại Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc còn ra Bạch Thư Quốc Phòng cảnh báo: Trung Quốc đối diện nhiều đe dọa an ninh phức tạp và các thách thức, nghĩa là phải nỗ lực bảo vệ sự thống nhất đất nuớc, chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi phát triển - quân đội Trung Quốc sẵn sàng phản ứng và răn đe kiên quyết mọi hành động khiêu khích phá họai chủ quyền, an ninh và lãnh thổ của Trung Quốc.
Một, cuộc bao vây kinh tế của Mỹ đối với TC coi như sắp hoàn thành để đi vào thực hiện. Tổ chức do Mỹ chủ động hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership, coi như hoàn thành với sự gia nhập của Nhựt, siêu cường kinh tế thứ ba trên thế giới và đồng minh gần gũi của Mỹ, nơi Mỹ còn mấy chục ngàn quân trú đóng. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công khai và mạnh dạn tuyên bố rằng, hiệp định mậu dịch với các nước Thái Bình Dương là một ưu tiên của Hoa Kỳ.
Hai, cuộc bao vây quân sự của Mỹ đối với TC đã hoàn thành và ngày càng chặt chẽ. Mỹ đã chuyển 60% hải lực sang Thái Bình Dương, tái phối trí quân Mỹ ở Okinawa, lầu đầu tiên đổ quân thường trú ở Úc, dàn xếp các căn cứ tiếp liệu thuận lợi hơn trong việc lập vòng vây ngăn chận sự bành trướng hải lực của TC.
Mới đây nhứt Mỹ đã đưa phi cơ chiến lược trải thảm B52 và B2 và lần đầu tiên đưa phi cơ tàng hình oanh kích F22 có mặt trên bầu trời Nam Hàn. Đó là một bước chiến lược TC rất lo ngại. Từ lâu TC trợ trưởng CS Bắc Hàn không phải vì tình đồng chí, đồng rận gì cả-- mà vì quyền lợi cũa TC. TC biết rõ như hai với hai là bốn, nếu hai miển Nam Bắc Triểu tiên thống nhứt, chắc chắn Nam Hàn sẽ thắng dù bằng kinh tế, chánh trị hay quân sự. Nếu vậy trái độn Bắc Triều Tiên sẽ không càn, quân Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ sẽ sát nách TC. Và làn sóng CS Bắc Triều di tản qua TC sẽ tạo một vấn đế quá lớn cho TC đang trong hoàn cảnh nhân mãn.
Từ tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.
Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người.
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tuyên bố với báo chí rằng thỏa thuận này «là tất yếu phản ánh một thực tế trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh». Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.
Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công.
Mỹ cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không người lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Ba và cuối cùng, qua thế giới sử người ta thấy Mỹ rất dè dặt, cẩn trọng trong việc tham gia các cuộc xung đột có tính quốc tế nên thường can dự, tham gia vào rất chậm. Nhưng đã tham gia thì dồn mọi nỗ lực, huy động mọi tài nguyên nhân tài vật lực, chỉ có thắng chớ không có thua như trong Thế Chiến 1, 2 và Chiến tranh Lạnh.
TC đã làm một sai lầm chiến lược khi tỏ ra là một nước lớn, muốn giành thế hải thượng trên Thái bình Dương với Mỹ. Chánh quyển Mỹ, bất phân đảng phái, hành pháp, lập pháp và nhân dân Mỹ đã thấy mối nguy của TC. Đến đổi chỉ đồng phục của phái đòan lực sĩ Mỹ mặc đi dự Olympic mà “made in China”, quí vị dân biểu nghị sĩ đã phẫn nộ, đòi đốt bỏ. Nhân dân và chánh quyền Mỹ coi TC đã mở mặt trận tấn công Mỹ trên phương diện chiến tranh trên mạng. TC hãy coi chừng, tự hậu không dễ yên thân với Mỹ để tăng gia kinh tế như Ô. Đạng tiểu Bình dặn dò những người hậu bối đang cầm quyền Đảng Nhà Nước TC đâu./
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment