Wednesday, April 24, 2013

GIẤC MƠ TRUNG HOA – CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI


From: nguyen phong quang <Sent: Tuesday, April 23, 2013 11:02 PM
Subject: [exryu-ww-vannghe] GIẤC MƠ TRUNG HOA – CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI

 

 

GIẤC MƠ TRUNG HOA – CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI


Posted on Tháng Tư 22, 2013

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ


 

0_037984001347441548
 
Ngày 14/3/2013, Tập Cận Bình, Tổng bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch Quân ủy Trung Uơng đã được Quốc Hội Trung Cộng chính thức bầu lên làm Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Như vậy, họ Tập đã nắm trọn quyền lãnh đạo Nhà nước, ĐCSTQ và Quân đội trong 10 năm tới đây.

 

Ngày 17/3/2013, phát biểu trong lễ bế mạc khóa họp thường niên Quốc hội Trung Cộng, Tập Cận Bình kêu gọi: “Sẽ phấn đấu để tiếp tục thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa và giấc mơ Trung Quốc.” Họ Tập tin tưởng rằng: “Trong lịch sử hiện đại, chưa bao giờ, chúng ta lại ở gần một sự phục hưng quốc gia Trung Hoa như vậy và tôi tin chắc rằng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu nầy.” Như vậy, họ Tập đã bộc lộ rõ tham vọng muốn làm bá chủ, thống trị thế giới. Nhưng, trên thực tế, Trung Cộng vẫn còn bám lấy chủ nghĩa Cộng Sản để xây dựng chế độ độc tài toàn trị, đi ngược lại với trào lưu tiến hóa của nhân loại: “DÂN CHỦ HÓA TOÀN CẦU” thì khó lòng thực hiện giấc mơ Trung Hoa, vì khát vọng của nhân dân Trung Hoa Lục Địa là đòi hỏi ĐCSTQ chuyển đổi từ chế độ độc tài toàn trị sang chế độ “TỰ DO – DÂN CHỦ” và tôn trọng NHÂN QUYỀN. Vì vậy, Tập Cận Bình và nhóm lãnh đạo Trung Nam Hải phải ra sức phục hồi CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN, tin tưởng vào tài lãnh đạo của Tập Cận Bình tiếp tục phấn đấu cho một giấc mơ Trung Hoa. Họ Tập không có con đường lựa chọn nào khác là phải tiếp tục thực hiện giấc mơ bành trướng Trung Hoa của Mao Trạch Đông và nó sẽ là cơn ác mộng chẳng những của nhân loại mà cho cả dân tộc Trung Hoa.

 

GIẤC MƠ TRUNG HOA HOANG TƯỞNG CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG:

 

Từ năm 1939, Mao Trạch Đông viết cuốn “Cách mạng Trung hoa và Đảng CSTH”, Mao Trạch Đông đã viết: “Sau khi đánh bại Trung Hoa, các thế lực đế quốc xâm chiếm những nước chư hầu: Nhật chiếm Cao Ly, Đài Loan, Ryukyu, Rescadores và Port Athur. Anh chiếm Miến Điện, Boutan, Hồng Kông. Pháp chiếm Việt Nam…”

Năm 1953, Trung Cộng tấn công và sát nhập Tây Tạng vào lãnh thổ Trung Hoa. Năm sau, họ in bản đồ quốc gia, trong đó lãnh thổ nước Tàu bao gồm tất cả quốc gia Đông Nam Á mà còn lấn sang cả lãnh thổ Ấn Độ và Liên Xô. Bản đồ năm 1973, họ giành hết chủ quyền trên hầu hết các đảo trên biển Đông, ranh giới lãnh hải của Tàu chạy dọc theo bờ biển Việt Nam xuống gần Nam Dương và chạy ngược lên gần đảo Lữ Tống của Phi Luật Tân.

Năm 1965, trong một buổi họp của Bộ Chính Trị, Mao Trạch Đông đã tuyên bố: “Chúng ta phải lấy lại vùng Đông Nam Á gồm Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã lai và Tân Gia Ba…gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây khi chúng ta thâu hồi được toàn vùng Đông Nam Á.” Năm 1974, lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam, họ chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Mao Trạch Đông là người mang chứng bệnh hoang tưởng; vì vậy, năm 1956, Lưu Thiếu Kỳ và toàn Bộ Chánh Trị hủy bỏ điều lệ ĐCSTH: “Lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo trong toàn ĐCSTH.” Lý do tư tưởng của Mao thiếu thực tế và sống trên mây. Mao Trạch Đông, một người chưa bao giờ xuất ngoại ra khỏi nước Trung Hoa, thế mà Mao muốn Trung Hoa phải hơn nước Anh. Nhưng hơn cách nào? Nước Anh sản xuất rất nhiều thép, thế là Mao ra lệnh: “Toàn thể Trung Hoa phải sản xuất sắt thép hơn nước Anh mới được.

Thế là hàng trăm triệu người thi đua tạo ra sắt thép. Hầu hết những khu rừng cây bị biến mất để làm cũi đun lò. Mao Trạch Đông đi xe lửa xuyên đại lục, nhìn thấy hàng ngàn ánh lửa của các lò đốt, Mao rất hài lòng. Kết quả rừng cây biến mất, thiếu cũi thì người ta phải lấy cả giường ngủ, cửa sổ, cửa cái, cột nhà…ngay cả chùa chiền, đền đài, miếu mạo cũng bị hạ xuống lấy gỗ làm cũi đốt lò.

Thiếu sắt thép ư? Lấy dao kéo trong nhà, lấy cả chốt cửa…chỉ thị trên ban xuống là mỗi làng, mỗi xã, mỗi quân, mỗi tỉnh phải đạt chỉ tiêu như vậy. Vì hàng trăm triệu người lo đốt lò lấy thép dâng Mao Chủ Tịch để lập công nên ruộng vườn không có người cày, rồi dân chết đói hàng triệu người. Sự thật về nạn đói khủng khiếp nhất của lịch sử nhân loại do Mao Trạch Đông là thủ phạm đã giết 36 triệu người tại Hoa Lục trong những năm 1958 đên 1961. Trình độ học thức của Mao chưa tốt nghiệp Trung học mà đòi hỏi Trung Hoa phải có được 700 triệu tấn sắt thép để vượt qua mặt Mỹ và Anh mới được.

Nhà báo Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) tác giả quyển “STÈLES – LA GRANDE FAMINE EN CHINE 1958 – 1961 – 36 MILLIONS DE MORTS”. Chuyện chưa kể về nạn đói lớn dưới thời Mao mới được xuất bản ở phương Tây và được tán thành nhiệt liệt. Ông khẳng định rằng: “Chiến dịch BƯỚC ĐẠI NHẢY VỌT dưới thời Mao Trạch Đông lãnh đạo là nguyên nhân gây ra nạn đói chứ không phải thiên tai.”

Cho tới bây giờ, 50 năm đã trôi qua, chính sử Tàu Cộng vẫn khẳng định nạn đói năm 1958 – 1961 là do thiên tai. Tác phẩm của ông Dương Kế Thằng cho thấy nạn đói ở tầm mức khổng lồ là do nguyên nhân chính trị, rất trực tiếp. Nông nghiệp bị hợp tác hóa thô bạo để nông dân phụ thuộc vào sự phân phối lương thực. Đảng viên địa phương xông vào tận bếp từng nhà và phạt những ai giữ lấy nguồn cung cấp thực phẩm cho riêng mình.

Sau đó, khi Mao khẩn trương công nghiệp hóa trong thời “Bước đại Nhảy vọt”, các quan chức địa phương hoảng hốt bắt đầu báo cáo phóng đại con số thu hoạch, đưa tới kết quả là nạn đói lớn nhất trong lịch sử hiện đại đã xảy ra. Ông nói: “Ở Trung Quốc, chính xác là những gì họ làm. Họ dùng một xã hội không tưởng do Marx khuyến khích, dù là nó có đẹp đi nữa, cũng rất nguy hiểm,” ông kết luận. “Chúng tôi được học rất nhiều về lịch sử. Nhưng, phần lớn là những điều không thật, toàn những chuyện bịa đặt để phục vụ tư tưởng. Một khi anh nhận ra là mình bị lừa, anh bắt đầu theo đuổi sự thật. Đó là những gì tôi làm: Tôi bị lừa nên tôi muốn viết ra sự thật, dù có bất kỳ điều gì nguy hiểm xảy ra đối với người đã viết nó.” Vì thế, nhiều người ở phương Tây đã gọi ông Dương là Solzhenitsyn của Trung Quốc.

 

GIẤC MƠ TRUNG HOA HOANG TƯỞNG CỦA TẬP CẬN BÌNH:

TẠI BIỂN ĐÔNG:

 

Những biến chuyển tại Châu Á – Thái Bình Dương gần đây cho thấy khu vực biển Đông và Hoa Đông đã bắt bắt đầu nổi sóng gió giữa Trung Cộng và nhiều quốc gia láng giềng như Nhật, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Malaysia, Việt Nam mà nguyên nhân chính vẫn là sự tranh chấp lãnh hải và các nguồn năng lượng. Đối với Hoa Kỳ, sự việc Trung Cộng bành trướng lực lượng Không, Hải quân và thiết lập nhiều căn cứ quân sự trên hải trình Nam Thái Bình Dương đã báo động Hoa kỳ phải chuyển trục về Á Châu và cơn ác mộng của nhân loại đã bắt đầu ló dạng và thành hình từ khi Hồ Cẩm Đào chuyển giao quyền lực qua tay Tập Cận Bình.

Gần đây nhất, vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đã được thảo luận trong một cuộc hội thảo tại Hoa Kỳ vào ngày 15/3/2013 do Hội Châu Á Asia Society (New York) cùng với Trường Hành Chánh Công của Lý Quang Diệu đồng tổ chức. Tập hợp nhiều nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ từ 6 nước: Hoa Kỳ, Singapore, Việt Nam, Trung Cộng, Philippines và Úc trước việc Trung Cộng liên tiếp có những hành động ngày càng lấn lướt ở vùng biển Đông, một trong những mối quan tâm là tìm hiểu xem đâu là giới hạn của tham vọng biển đảo của Bắc Kinh tại Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Philippines vừa quyết định khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Cộng trước Tòa án Quốc Tế về Luật Biển của LHQ.

Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng đã được đại diện cao cấp của Trung Cộng là tướng Chu Thành Hổ – Giám đốc Học viện Quốc Phòng thuộc Trường Đại học Quốc Phòng Trung Cộng – công khai bộc lộ trước đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế từ việc phản bác yêu cầu tài phán quốc tế của Philippines, xác định chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng, coi thường nổ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông để ngăn ngừa xung đột, cho đến việc xem Biển Đông là một vấn đề song phương Mỹ – Trung và nhất là chủ trương duy trì nguyên trạng hiện nay theo kiểu của Trung Cộng, tức là để cho Trung Cộng mặc sức tung hoành.

Các quốc gia Đông Nam Á và cộng đồng Quốc tế không thể chấp nhận ĐƯỜNG LƯỠI BÒ đầy tham vọng của Trung Cộng liếm dài trên Biển Đông, chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, vét sạch tài nguyên, hải sản, dầu khí của các quốc gia láng giềng. Diện tích 20% còn lại đủ để Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei để làm địa diểm du lịch cho du khách…tắm. Trung Cộng thường xuyên xua hàng ngàn tàu đánh cá tràn ngập Biển Đông và tàu chiến của họ không ngừng mở rộng vùng kiểm soát. Trong tương lai gần đây ngư dân Việt Nam sẽ không còn ngư trường để đánh bắt cá. Trung Cộng đã hoàn toàn không chế VN vì các tên lãnh đạo ĐCSVN quá nhu nhược và thụ động không có phản ứng thích nghi giống như Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải, khiến ngư dân miền Trung VN tiếp tục là nạn nhân của chính sách đàn áp của bọn côn đồ Rợ Đại Háng.

Mới đây, Đài phát thanh TC ngày 15/3/2013, dẫn lời của Tiêu Kiệt, Bí thư kiêm Thị trưởng cái gọi là “Thành phố Tam Sa” do Trung Cộng ngang nhiên thành lập vào tháng 6/2012 dựa trên cơ sở đường “lưỡi bò” bất hợp pháp do TC tự vẽ ra hòng độc chiếm Biển Đông. Hắn trân tráo tuyên bố TC đang gắp rút hoàn thiện hạ tầng cơ sở, xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để chuẩn bị mở tour du lịch vào tháng 5/2013 tới đây.

Ngày 26/3/2013, mặc dù trước đây, Malaysia cố tránh đối đầu trực diện với TC, nhưng HQ Trung Cộng ngang ngược phô trương một lực lượng đổ bộ được trang bị đầy đủ vũ khí: Tiểu hạm đội gồm 4 chiến hạm do chiếc tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) dẫn đầu, đã đến khu vực rạn san hô James Shoal, chỉ cách Malaysia 80 km và cách Brunei gần 200 km, nhưng cách bờ biển Hoa Lục đến 1.800 km và nằm sát đường “Lưỡi bò” 9 đoạn mà TC vẽ ra đòi chủ quyền 80%, gần như toàn bộ Biển Đông, nhằm cam kết bảo vệ Biển Đông, duy trì chủ quyền đất nước và phấn đấu thực hiện giấc mơ một Trung Quốc hùng mạnh.

Theo ông Gary Li, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp IHS Fairplay tại London, nhận định: “Một hành động phô trương lực lượng cả về số lượng lẫn sức mạnh chưa từng diễn ra ở một khu vực xa xôi tận miền cực Nam Biển Đông. Trường Sa là một chuyện, nhưng thị uy tại khu vực James Shoal lại là một chuyện khác hẳn.” Một lần nữa, TC đã gởi một thông điệp đến cả khu vực ĐNÁ trong năm nay mà Brunei làm chủ tịch ASEAN.

Theo Michael Auslin, chuyên viên về Đông Á tại American Enterprise Institute, việc Tàu Cộng tiến hành tập trận quân sự ở bãi James, khu vực cực Nam của đường “lưỡi bò” là để thách thức chính sách “xoay trục” sang Châu Á của chính quyền Obama. Phản ứng của Malaysia cho biết, tuyên bố của Tàu Cộng với bãi James là vô giá trị và chỉ là nổ lực nhằm chiếm các nguồn tài nguyên dầu khí nằm sâu trong vùng lãnh hải được Quốc tế công nhận là của Malysia.

Phát hành bản đồ nuốt trọn Biển Đông, cũng giống như việc in hình “lưỡi bò” vào hộ chiếu, điều mà trước đây đã bị một số học giả phê phán là không có cơ sở pháp lý, vì nếu đưa ra cơ quan tài phán quốc tế thì phải căn cứ vào Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1982 để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia:

-GS Mark J. Valencia (Mỹ): Tuyên bố của Trung Cộng về chủ quyền với Biển Đông rất mập mờ, không giải thích rõ ràng, thực ra đường CHỮ U là gì?

-GS Ramses Amer (Thụy Điển): Về mặt tư liệu, TC dù có chuẩn bị tốt hơn. Nhưng, thềm lục địa thì không thể chỉ căn cứ trên văn bản mà là “thực địa”. Dù TC có tuyên bố bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền của mình thì đó cũng chỉ là lời tuyên bố. Ông cho rằng: Chính các học giả TC cũng không am tường thực sự đường “lưỡi bò” thể hiện điều gì.

-GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga): TC muốn Biển Đông thành hồ của TC là không thể chấp nhận được. Rõ ràng, quan điểm của họ là hết sức thiếu nghiêm túc, chỉ mang tính tuyên truyền hơn là dựa trên cơ sở pháp lý. Chánh sách “ba không” của TC:

• Nói không với Quốc Tế Hóa vấn đề Biển Đông.

• Nói không với đối thoại đa phương.

• Nói không với bất kỳ cơ quan thứ ba vào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông.

Chánh sách đối ngoại “ba không” nầy, khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết. Điều nầy làm nước Nga lo ngại vì nước Nga cũng có lợi ích ở Biển Đông, vì là thành viên của khu vực lớn hơn là Châu Á – TBD nên chúng tôi muốn khu vực ổn định và hòa bình, bảo đảm tự do thông thương, vận chuyển và an ninh khu vực.

-GS Ian Townsed Gault (Canada): Các nước không cần phải lo ngại về đường “lưỡi bò”, vì khi TC phê chuẩn Công Ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS) và đường lưỡi bò trở nên vô giá trị, vì theo công ước chủ quyền quốc gia được tính từ đường cơ sở ven biển vươn ra bao nhiêu hải lý đã được quy định rõ. Hơn nữa, đường lưỡi bò mà TC vẽ không được giới luật gia công nhận. UNCLOS là một văn bản hiện đại. Một khi phê chuẩn, có nghĩa là TC phải từ bỏ việc đòi hỏi chủ quyền trong đường lưỡi bò.

-Tướng Daniel Schaeffer (Pháp): Trong các bản đồ của TC có in đường 9 đoạn nầy và họ luôn bảo vệ những gì mà nước nầy đã yêu sách chủ quyền Biển Đông trong khu vực bao quanh bởi 9 đoạn nầy. Cho đến nay, chánh quyền TC chưa bao giờ đưa ra bất kỳ văn bản pháp lý chính thức nào, khi tuyên bố chủ quyền của TC ở khu vực được khoanh vùng bởi 9 đoạn nầy. Vì thế, bản đồ nầy hoàn toàn không hợp lệ.

-Nazery Khalid (Mã Lai): Từ góc độ pháp lý, yêu sách của TC không phù hợp với bất kỳ quy định nào của UNCLOS.

-Lý Lệnh Hoa, một học giả Trung Hoa, phê phán: “Đường 9 đoạn trên là một đường hư ảo, không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật,” ông nhấn mạnh. “Tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm “Công Ước Biển LHQ” là phân định và bố cục lại vùng biển để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lý thềm lục địa và vùng biển kinh tế, thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để toàn thể nhân loại đều hướng tới con đường cùng nhau giàu có.”

-Chu Phương, Biên tập viên của Tân Hoa Xã, thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa’ của Trung Quốc. Ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, chường mặt cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở ván bài lật ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế. Chúng ta đã được nhìn thấy một đường biên giới 9 đoạn đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến nay, chúng ta mới sự thật không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được.”

Nhưng, bọn lãnh đạo Bắc Kinh thừa biết rằng, họ không có cơ sở pháp lý nào theo luật hàng hải quốc tế, để đòi chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông mà chỉ dựa vào sức mạnh quân sự ngày một tăng, để thực hiện tham vọng “giấc mơ Trung Hoa” của họ Tập bằng thái độ côn đồ, hiếu chiến “lấy thịt đè người”, dùng số đông để đánh bật các các nước tuyên bố chủ quyền tại các vùng tranh chấp ra khỏi Biển Đông. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo mới đây, đã dẫn lời của tên tướng La Viện nói rằng: “Trung Quốc cần củng cố tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách cắm cờ Trung Quốc, hoặc xây dựng căn cứ quân sự hoặc căn cứ ngư nghiệp ở Biển Đông”

 

TẠI BIỂN HOA ĐÔNG:

 

Ngang ngược và bất chấp phản ứng quyết liệt của Nhật Bản, TC đang có kế hoạch tiến hành khảo sát địa lý quần đảo tranh chấp Senkaku / Điếu Ngư nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải, nhưng không nói rõ các hoạt động đó có diễn ra ở trên quần đảo đang tranh chấp hay chỉ giới hạn ở ngoài biển?

Cả Bắc Kinh và Tokyo đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo nhỏ ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Cuộc tranh chấp nầy là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng quyết liệt giữa Trung Cộng và Nhật Bản, sau khi chánh phủ Nhật Bản quyết định mua lại quần đảo Senkaku / Điếu Ngư từ tay một người Nhật chủ sở hữu tư nhân, để thắt chặt quyền kiểm soát đối với quần đảo nầy. Trung Cộng liên tiếp đưa tàu Hải giám vào vùng biển tranh chấp, gây nên những cuộc “gây hấn” đe dọa lẫn nhau. Cả Tokyo và Bắc Kinh liên tục tổ chức các cuộc tập trận, triển khai và tăng cường các vũ khí hiện đại tối tân, để thị uy răn đe lẫn nhau và bước leo thang mới là đưa chiến đấu cơ hiện đại J-10 đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku để chuẩn bị đối đầu với các chiến đấu cơ hiện đại F-15 của Nhật Bản.

Theo ông Zhang Huifeng, thuộc Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa chất TQ (NASNG) thừa nhận việc vẽ bản đồ các quần đảo và bãi đá của TQ sẽ gặp khó khăn bởi vì Nhật Bản là nước đang xâm phạm và chiếm đóng các quần đảo nầy của TQ.

Trên thực tế, TC đang đối mặt với sự chỉ trích dữ dội sau khi TC thông báo sẽ đưa ra một tấm bản đồ mới, đánh dấu hơn 130 đảo lớn nhỏ ở Biển Đông và các đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông thuộc Trung Hoa Lục Địa, nó làm căng thẳng thêm trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Nhật và TC ở biển Hoa Đông. Phát ngôn viên Hồng Lỗi tiếp tục đổ dầu vào lửa, khi khẳng định: “Quần đảo Điếu Ngư và những hòn đảo nhỏ xung quanh đó là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời cổ đại.”

Tóm lại, Trung Cộng đang tranh chấp quyết liệt với Nhật Bản tại Hoa Đông và với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei tại Biển Đông, nhưng hoàn cảnh tại vị trí hai nơi nầy hoàn toàn khác nhau:

• Tại Hoa Đông: Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ ba trên thế giới, có những hạm đội hải quân hùng mạnh vào hàng thứ tư thế giới và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hải chiến trong Thế chiến II. Nhất là tinh thần “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” của dân tộc Nhật Bản không dễ dàng để ngoại bang bắt nạt nên Trung Cộng tỏ ra hèn nhát, chỉ dám gây hấn nhưng không dám gây chiến.

• Tại Biển Đông: Việt Nam không có sức mạnh quân sự đủ mạnh để có thể đương đầu với TC và bọn lãnh đạo ĐCSVN quá nhu nhược và thụ động không có sách lược bảo vệ chủ quyền lãnh hải khôn ngoan như Philippines, nên Trung Cộng không ngần ngại dùng vũ lực đánh chiếm các hòn đảo do VN kiểm soát. Năm 1974 họ thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay VNCH. Đến năm 1988, TC đánh chiếm thêm một số đảo khác tại vùng Trường Sa, đảo Gạc Ma một nỗi đau của dân tộc không bao giờ quên…

• Trước đây, Philippines cũng là nạn nhân của chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng. Vào giữa thập niên 1990, Trung Cộng đã thành công trong việc lấn chiếm bãi Vành Khăn (Mischief Reef) ngoài Trường Sa do Philippines kiểm soát. Rồi kể từ tháng 4/2012, Bắc Kinh lại áp dụng sách lược gặm nhấm đó với bãi Scarborough ở khu vực Macclefields Bank ngoài Biển Đông. Vì vậy, Philippines phải dùng đến vũ khí của kẻ yếu là khởi kiện Trung Cộng ra tòa án trọng tài LHQ được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Cựu Bộ trưởng QP Nhật Yuriko Koike nhận xét: “Phải chăng Trung Quốc, một lần nữa lại tự cho mình là “thiên triều” buộc cả thế giới khuất phục? Trung Cộng vẫn chánh thức tuyên bố Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương là những khu vực lợi ích cốt lõi, một cách nói để chỉ sự toàn vẹn lãnh thổ, giờ đây Bắc Kinh đang có ý đồ mở rộng khái niệm nầy ra toàn bộ vùng biển phía Nam Trung Quốc.” Tác giả nhận định, cuộc đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo ĐCSTQ càng làm cho những tuyên bố “chủ nghĩa dân tộc” của Trung Cộng thêm rõ nét.

Nhật Bản sẽ cương quyết không thỏa hiệp trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng trên biển Hoa Đông. Không có bất cứ nhượng bộ nào cho Bắc Kinh về quần đảo Senkaku / Điếu Ngư mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền. Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố như vậy tại cuộc gặp với Ngoại trưởng John Kerry. Đồng thời tiếp tục lôi kéo các nước khác tham gia vào mặt trận rộng lớn chống Trung Cộng, đó là Philippines, Việt Nam và một loạt các nước đang xung đột với Trung Cộng nhằm tranh chấp quần đảo Trường Sa trên biển Hoa Nam / Biển Đông.

“Sự cố” nầy khiến Bộ trưởng Quốc Phòng Lương Quang Liệt đã lên tiếng cảnh báo: “Trung Quốc nguy cơ chưa từng thấy từ bên ngoài.” Thật vậy, việc các lực lượng bên ngoài can thiệp vào những vùng tranh chấp lãnh hải trên biển Đông và Hoa Đông đang dần dần trở thành thực tế, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Cộng. Hoa Kỳ tuyên bố, nước nầy có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông. Không chỉ Mỹ mà cả Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và cả Nga đều có lợi ích sống còn trong việc duy trì giao thương ở Biển Đông, nhiều tuyến đường chuyên chở hàng hóa, dầu mỏ, khí đốt cực kỳ quan trọng của thế giới. Việc Hoa Kỳ xoay trục trở lại Châu Á – TBD trên thế mạnh làm bọn Bắc Kinh cay cú, hung hăng, phát cuồng gây sự với các nước láng giềng.

 

THỰC DÂN MỚI TRUNG CỘNG – CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI:

 

Trước tham vọng tranh giành quyền lực với siêu cường Hoa Kỳ để làm bá chủ thế giới, Trung Cộng ngày càng lộ rõ mục tiêu thống trị của mình với chính sách chiếm đoạt và khai thác tài nguyên trên khắp thế giới để phục vụ cho chiến lược bành trướng toàn diện và toàn cầu. Viễn tượng một số tài nguyên thiết yếu, đặc biệt là vấn đề năng lượng dần dần cạn kiệt. Trung Cộng dưới cái nhìn của thế giới như một mối đe dọa về tài nguyên, bất cần nhu cầu phát triển của các nước khác.

Là “phân xưởng của thế giới”, Trung Cộng rất cần đủ mọi loại nguyên liệu, đặc biệt là khoáng sản để cung cấp cho kỷ nghệ nặng: quặng sắt, đồng, chì, kẽm, côban, mangan, chromium. Sự phát triển ồ ạt về kỷ nghệ xây dựng, đồ gỗ và giấy khiến ¼ nhập cảng gỗ của thế giới là của Trung Cộng chiếm hạng nhất.

Cơn khát dầu của Trung Cộng một cách cấp bách đã làm thay đổi “địa chánh trị” của dầu hỏa. Xuất cảng dầu hỏa của Saudi Arabia sang Trung Cộng tăng gấp đôi so với những năm trước đây, vượt qua xuất cảng sang Mỹ. Hiện nay, Saudi Arabia cung cấp ¼ lượng dầu nhập vào Trung Cộng. Saudi Aramco đã khánh thành một khu lọc dầu trong tỉnh Phúc Kiến, tiếp nhận 300.000 thùng dầu thô / ngày từ Saudi Arabia và đang thành lập một nhà máy thứ nhì tại thành phố Thanh Hải.

Theo thống kê của IEA – International Energy Agency (Cơ quan Năng lượng Quốc tế), hiện nay, Trung Cộng tiêu thụ đến 10,4 % sản lượng dầu mỏ trên toàn thế giới. Với đà kỷ nghệ hóa bùng nổ, nhu cầu năng về năng lượng sẽ tăng lên gấp đôi trong 15 năm tới; vì vậy, có thể hiểu tại sao Trung Cộng bị cả thế giới lên án chánh sách vơ vét tài nguyên dầu hỏa ở khắp mọi nơi. Trung Cộng hiện nay mua dầu hỏa của 30 quốc gia; tuy nhiên, nguồn cung ứng chính là Saudi Arabia, Iran, Oman, Angola và Nga.

Để có cái nhìn toàn diện “Giấc mơ Trung Hoa” về chiến lược toàn cầu và toàn diện hiện nay của Trung Cộng. Xin nêu lên vài mục tiêu quan trọng:

 

CHÂU PHI:

Sự giàu có về tài nguyên chưa được khai thác đúng mức của Châu Phi làm Trung Cộng tối mắt và quyết tâm cột chặt lục địa nầy vào trong quỹ đạo của mình bằng chánh sách kết hợp ngoại giao với quyền lợi kinh tế, đặc biệt thông qua các chương trình viện trợ:

Nam Phi: có 33% trữ lượng chromium của thế giới, 77% trữ lượng mangan và 88% trữ lượng các kim loại nhóm platin.

Trữ lượng côban của Zambia và Congo-Brazzaville cộng lại là 52% của cả thế giới. Không kể các mỏ dầu của Angola, Nigéria, Sudan, Gabon…

Diễn đàn hợp tác Trung – Phi (Forum on China – Africa Cooperation – FOCAC) được thành lập năm 2000 là một trong những cơ cấu nhằm liên kết chặt chẽ Châu Phi với Trung Cộng. Theo các chuyên gia thì FOCAC là trường hợp đa phương, đơn phương, một công cụ độc hữu cho phép Trung Cộng bành trướng ảnh hưởng của mình qua chánh sách ngoại giao kết hợp với thương mại và sức mạnh mềm. Trung Cộng cũng không bỏ qua các diễn đàn đa phương như các tổ chức:

• African Union (AU).

• Common Market for Eastern and Southern Africa (COMESA).

• Economic Community of West African State (ECOWAS).

• Southern Africa Development Community (SADC).

Trung Cộng cũng có mặt trong hội đồng quản trị các ngân hàng phát triển như:

• African Development Bank (AfDB) từ năm 2003.

• West African Development Bank (WADB) từ năm 2004.

• China Development Bank cũng mở cho East African Development Bank (EADB) một hạn mức tín dụng là 30 triệu USD từ tháng 6/ 2008.

Theo giới phân tích, những làn sóng di dân của lao động Trung Hoa, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bất chấp tới những hệ lụy về môi trường đã làm “thức tỉnh” tâm lý bài Trung Cộng của người dân lục địa đen. Theo cựu đại sứ David Shinn tại Burkina Faso và Ethiopia thì có khoảng 1 triệu người Hoa đang định cư tại Phi Châu mà một số người đến đây từ thế kỷ trước.

Liên quan tới sự hiện diện đông đảo của người Hoa tại Phi Châu, báo Le Figaro đăng bài phóng sự nói về quan hệ căng thẳng giữa dân bản xứ với cộng đồng người Hoa tại địa phương. Sau Congo, Guinée và Soudan, bạo động lại diễn ra tại Zambia, xung đột thường xuyên diễn ra giữa giới chủ Trung Hoa và các thợ mỏ châu Phi. Tranh chấp nảy

sinh từ sự bất công, ngược đãi của giới chủ nhân Trung Quốc, họ ít khi nào tôn trọng các điều kiện hợp đồng hay chịu trả hơn đồng lương tối thiểu, nếu người thợ mỏ bản xứ phàn nàn hay lên tiếng phản đối là họ bị đuổi ngay. Sự hiện diện của Trung Cộng tại Phi Châu giàu tài nguyên như gỗ, dầu mỏ, và khoáng sản nầy là những công ty quốc doanh, trúng thầu hầu hết những dự án lớn xây cất đường xá, đập thủy điện và dinh thự của chánh phủ bằng những vật xây dựng rẻ tiền, kém chất lượng.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria, ông Lamido Sanusi đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ một Châu Phi bị ngập lụt bởi hàng hóa nhập cảng giá rẻ đến từ Trung Hoa Lục Địa. Ông cho rằng Châu Phi đang “mở cửa chào đón một hình thức chủ nghĩa đế quốc mới”. Trung Quốc lấy đi của chúng tôi các loại hàng hóa chất lượng và bán lại cho chúng tôi những thứ hàng hóa sản xuất hàng loạt. Đây là bản chất của chủ nghĩa thực dân.”

 

CHÂU MỸ LA TINH:

BRAZIL: Thành viên của nhóm các nước đang lên BRIC và cũng là nước có quan hệ nhiều nhất với Trung Cộng. Năm 2009, Trung Cộng là thị trường xuất cảng lớn nhất của Brazil. Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva lúc đó và Hồ Cẩm Đào ký thỏa thuận, qua đó China Development Bank và Sinopec cho Petrobras vay 10 tỷ USD đổi lại 200.000 thùng dầu thô/ngày trong 10 năm. Brazil còn là nước xuất khẩu quặng sắt số 1 thế giới và là nguồn cung cấp thứ ba của Trung Cộng.

VENEZUELA: Năm 2007, Venezuela thành lập một quỹ đầu tư chung cho các dự án hạ tầng trong nước và xây dựng nhà máy lọc dầu tại Hoa Lục. Tháng 9/2009, Venezuela ký hợp đồng đầu tư 16 tỷ USD với China National Petroleum Corperating (CNPC) để khảo sát mỏ dầu trong ku vực sông Orinoco hầu tăng xuất cảng dầu sang Trung Cộng lên 300.000 thùng/ngày. CNPC cũng đã đầu tư 300 triệu USD để dùng dầu Orimulsion trong các nhà máy điện.

ARGENTINA: Năm 2003, CNPC đầu tư vốn vào công ty dầu khí và khí đốt Pluspetrol. Tháng 9/2009, CNPC trả ít nhất 17 triệu USD để mua lại 84% vốn của YPF, công ty dầu lớn nhất của Argentina.

COLOMBIA: Trung Cộng dự tính xây một đường xe lửa dài 220 km từ thành phố Cartagena đến bờ biển Thái Bình Dương để cạnh tranh với kênh Panama, cho phép Trung Cộng xuất hàng hóa sang châu Mỹ La Tinh và nhập nguyên liệu dễ dàng hơn. Trung Cộng hiện là bạn hàng thứ 2 của Colombia sau Mỹ.

PANAMA: Quan tâm của Trung Cộng không phải vì tài nguyên mà vị trí chiến lược quan trọng của kinh đào Panama. Thông qua công ty Panama Ports Company (PPC) và Hutchison Port Holding (HPH) có cảng ở hai đầu kinh: Balboa ở phía Thái Bình Dương và Cristobal ở phía Đại Tây Dương. Trấn giữ hai đầu kinh Panama, cho phép Trung Cộng theo dõi mọi lưu thông, quân sự hay thương mại tại địa điểm then chốt nầy.

Và tất nhiên, Trung Cộng còn mua và khai thác dầu và kền ở Cuba. Đồng ở Chile. Dầu mỏ ở Ecuador. Đồng, quặng sắt và than ở Peru. Dầu, khí đốt và quặng sắt ở Bolivia. Chánh sách bốc lột tài nguyên nầy đã đưa đến những hệ lụy, sự phá hoại môi trường sống xuống cấp thê thảm, đều có một nguyên nhân chung, đó là nhu cầu ngày càng gia tăng của Trung Cộng đối với các nguồn tài nguyên trong khu vực Châu Mỹ La Tinh:

• Tại Ecuador, rừng Amazone bị tàn phá nặng nề.

• Dự án khai thác đồng của tập đoàn kim loại Chinalco của Trung Cộng ở Morococha, miền trung du Peru làm một đỉnh núi bị san bằng.

• Tại Brazil, vùng thảo nguyên Cerrado chuyển thành các cánh đồng trồng đậu tương.

• Tại Venezuela, các mỏ dầu đang được phát triển tại vành đai Orinoco.

Trung Cộng, một quốc gia đông dân số nhất thế giới đã gia nhập danh sách các quốc gia giàu có tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á đã tiêu thụ cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường tới mức không thể sửa chửa được. Giáo sư Micheal T Klare thuộc Đại học Hampshire (Mỹ) gọi là: “Một cuộc đua tìm kiếm những gì còn sót lại” và ảnh hưởng của nó hiển hiện tại Châu Phi, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác.

Ngoài Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh ngày càng trở thành trọng tâm trong nổ lực của Bắc Kinh vì các nguồn tài nguyên. Giáo sư Enrique Dussel Peters, giáo sư Đại học Mexico, nhận thấy khu vực đã trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Cộng mà hầu hết là nhằm tìm kiếm các nguyên liệu thô và do tập đoàn lớn của chính phủ Trung Cộng thực hiện như tập đoàn kim loại Chinalco và Tổng công ty Dầu Khí Hải Dương Trung Cộng CNOOC. Hầu hết các khoản vay này dành cho 4 nước xuất cảng tài nguyên chính: Venezuela, Brazil, Argentina và Ecuador để phục vụ cho việc khai thác mỏ và xây dựng hạ tầng giao thông.

 

CHÂU Á:

MYANMAR: Giáp biên giới Trung Cộng trên 2000 km, Myanmar có một cộng đồng di dân người Tàu đông đảo và lâu đời ở phía Bắc. Trong lãnh vực nhiên liệu, Myanmar có trữ lượng ước tính 3,2 tỷ thùng dầu và 2480 triệu mét khối khí đốt. Công ty CNPC đã khởi công xây dựng một ống dẫn dầu dài 2.300 km để chở dầu nhập từ Châu Phi và Trung Đông với dung lượng 400.000 thùng/ngày từ cảng Sittwe đến 2 thành phố Côn Minh, thủ đô tỉnh Vân Nam và Trùng Khánh. CNPC cũng dự trù xây một ống dẫn khí đốt dài 1.400 km giữa đảo Ramree và Côn Minh để chuyển tải 170 tỷ mét khối trong 30 năm.

Trong khuôn khổ chiến lược “chuổi ngọc trai”, Trung Cộng cũng đặt một trạm theo dõi thông tin tại quần đảo Coco để kiểm soát Ấn Độ Dương, một vùng then chốt của các tuyến hàng hải chuyên chở các nguyên liệu chiến lược.

VIỆT NAM: là một nước giàu tài nguyên, với trữ lượng hàng đầu trên thế giới cho một số khoáng sản như Phốt phát, bauxit, volfram và cả đất hiếm. Những mỏ dầu, than, vàng, đá quý, đồng, kẻm, thiếc, cromit, mangan, titan, than chì (graphite) đều có thể được khai thác với lợi nhuận. Hơn 50% xuất cảng của VN sang TC là nguyên liệu thô hoặc bán chế (semi-processed).

Những tác hại vô cùng nghiêm trọng hiện nay ở VN là việc đầu tư khai thác khoáng sản của TC qua hai dự án bauxit ở Lâm Đồng và Đắc Nông tiếp tục được triển khai; bất chấp những tác hại của hai dự án này về nhiều mặt như môi trường, kinh tế, xã hội và quan trọng nhất là về mặt an ninh quốc gia cho Việt Nam.

Rừng đầu nguồn của các tỉnh phía Bắc giáp giới Trung Cộng như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng…tổng diện tích là trên 398.000 ha cho TC mướn dài hạn 50 năm. Các tỉnh bán rừng là tự sát. Còn Trung Cộng tha hồ đốn gỗ, phá rừng đầu nguồn làm ảnh hưởng vô cùng tai hại tới môi trường sinh thái của Việt Nam.

 

HỌ TẬP SẼ PHẢI TRẢ GIÁ CHO “GIẤC MƠ TRUNG HOA”:

 

Lịch sử lại tái diễn, nếu như Mao Trạch Đông phải trả giá cho “giấc mơ Trung Hoa” điên rồ của mình đã làm cho 36 triệu người Trung Hoa chết thảm vì nạn đói. Thì ngày nay, Tập Cận Bình đang phải trả giá cho “giấc mơ Trung Hoa” không tưởng của mình, chẳng những cho cả thế giới, mà cho cả dân bản địa, cũng sẽ thê thảm khủng khiếp:

Hơn 50 thành phố Trung Cộng đang từ từ chìm sâu xuống đất do đất sụt lún liên tục. Trước hết, việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm, kết quả là bên dưới nhiều thành phố, trong số nầy có Bắc Kinh đã tạo ra những hố ngầm lớn nhất thế giới. Nhưng vấn đề sinh thái không dừng lại ở đó.

Ở Trung Quốc, các ao hồ đang bốc hơi, các dòng sông khô cạn, 75% diện tích rừng cây bị chặt phá. Vì tầng đất bề mặt bị hủy hoại, đất đai bị sa mạc hóa và những cơn bão cát tiếp tục phủ lên các thành phố, nhất là tại thủ đô Bắc Kinh.

Nhu cầu về lương thực và thực phẩm, gia tăng về thịt và len đã dẫn tới nhu cầu chăn nuôi gia súc, xuất hiện những đàn bò, dê, cừu…khổng lồ. Kết quả, những vùng cỏ mênh mông trên thảo nguyên và đồng bằng bị hủy diệt. Tầng đất bề mặt bị tơi vụn và đất biến thành bụi và cát. Riêng tại Bắc Kinh hàng năm phải hừng chịu ½ triệu tấn cát. Còn trong những năm gần đây, sa mạc nuốt chửng mấy ngàn làng mạc.

Nhà hoạt động bảo vệ môi sinh Lu Tongjing trong 7 năm qua đã đi quan sát các vùng sa mạc của TC, chụp hơn 20.000 tấm ảnh cho thấy cảnh lạc đà chết đói, giếng nước bị cát lấp kín. Tại miền Bắc mênh mông Hoa Lục, sa mạc Taklamakan chiếm một diện tích lớn hơn nước Pháp, những đàn cừu và dê không chỉ gặm cỏ mà còn bới rễ của các loài thảo mộc.

Tháng 3/2012, toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên Trung Cộng đã công bố báo cáo, theo đó bên dưới hơn 50 thành phố đã ghi nhận sụt lún liên tục. Theo tờ Epoch Times cho biết, tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Tây An. Thí dụ: Thượng Hải trong 100 năm qua đã sụt xuống 3 thước. Trong 30 năm qua, mặt đất ở thành phố Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền Đông sụt xuống 2,4 thước. Một bệnh viện địa phương ban đầu có 3 tầng, cuối cùng chỉ còn 2 tầng do một tầng chìm sâu xuống đất. Các cây cầu, tuyến đường sắt bị phá hủy, các vết nứt xuất hiện trên các ngôi nhà.

Theo GS Karl Gerth – Khoa lịch sử Trung Quốc hiện đại Đại học Oxford – cảnh báo: Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ làm các ao hồ đang bốc hơi, các dòng sông tan băng chảy, các dòng sông khô cạn. Trong 20 năm qua, tại tỉnh Hà Bắc bao quanh Bắc Kinh, trong số 1.000 cái hồ mà nay chỉ còn lại vài chục. Ngoài ra, nước của các con sông thường bị nhiễm bẩn kinh hoàng, điển hình là con sông Dương Tử. Mỗi năm, Trung Cộng cần ngày một nhiều hơn tài nguyên “nước” phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của con người. 85% diện tích canh tác ở miền Bắc cần nước tưới, nhưng để có nước, nông dân phải khoan các giếng sâu đến 300 thước, đến lượt các cánh rừng cũng đang biến mất. Sự gia tăng xuất cảng các sản phẩm làm bằng gỗ đã dẫn tới sự hủy diệt 75% diện tích rừng. Chánh phủ Bắc Kinh đang cố hạn chế việc chặt cây cối và các biện pháp này đang buộc người Trung Hoa tìm nguồn cung cấp gỗ ở nước ngoài và mua gỗ bất hợp pháp, chủ yếu là ở Nga và Việt Nam.

Trong thập tới, ở Trung Cộng sẽ xuất hiện hơn 150 triệu di dân hay người tỵ nạn sinh thái. Đội ngũ di dân đói khát khổng lồ nầy sẽ đổ đi về đâu? Karl Gerth nói không hề nghi ngờ, vùng đất hứa đó là vùng SIBERIA của NGA.

Ngoài việc hàng năm có thêm 4.000 km2 sa mạc, các thành phố lớn Trung Cộng còn bị đe dọa bởi các bãi rác khổng lồ xung quanh Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh có tới 7.000 bãi rác.

Kết luận của Karl Gerth đưa ra rất bi quan. Nền kinh tế thế giới đang chờ đợi sự tăng trưởng tiếp tục từ Trung Cộng, nhưng ít ai nghĩ tới sự tăng trưởng đó đang dẫn tới đâu? Bởi lẽ, Trung Cộng không phải là một hệ thống cô lập, có nghĩa là các thảm họa sinh thái của họ cũng làm hệ lụy đến cả thế giới còn lại.

 

MỘT ¼ LÃNH THỔ HOA LỤC CHÌM TRONG Ô NHIỄM:

Từ trung tuần tháng 2/2013, làn sương mù chứa các chất độc hại đã bao phủ tới ¼ lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của 600 triệu người, khiến Bộ Trưởng Bộ Môi Trường tên Chu Sinh phải lên tiếng thừa nhận rằng Hoa Lục không có cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm không khí. Ông cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của TQ từ Bắc Kinh lan ra 17 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên cả nước. Đặc biệt, 70% thành phố ở TQ đều không đạt các tiêu chuẩn về không khí. Cát bụi phân tử mang tên PM 2.5, có kích thước nhỏ hơn 2,5 micro met được coi là tác nhân chính làm gia tăng bệnh ung thư phổi ở TQ, vượt xa tiêu chuẩn của Nhật Bản tới 25 lần. Chỉ trong vòng 10 năm tình trạng ung thư phổi ở Bắc Kinh tăng tới 60%.

Các chuyên gia Viện nghiên cứu Viễn Đông Igor Ushakov lưu ý rằng, thành phố Bắc Kinh với dân số 20 triệu dân, có tới 4 triệu chiếc xe hơi, chưa kể xe của người dân ngoại ô vào thủ đô. Đây là thật sự là thảm họa sinh thái, một vấn đề nghiêm trọng đối với người dân Trung Hoa, gây ra những hậu quả xã hội. Năm 2012, tại TC đã gia tăng 30% cuộc biểu tình liên quan đến môi trường. Những người già trên 50 tuổi sống ở phía Nam sông Dương Tử không thoát khỏi môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng. Sương mù và khói đen ngòm trên bầu trời TC, liên quan đến vấn đề nầy do ngành năng lượng của TC chủ yếu dựa vào than đá và điều đó lượng khí thải rất cao.

 

TẠI TRUNG CỘNG 28.000 DÒNG SÔNG ĐÃ BIẾN MẤT:

Bộ Thủy lợi và Cục Thống kê Quốc gia TC mới đây đã thông báo kết quả của cuộc tổng điều tra thủy lợi toàn quốc lần thứ nhất đã cho thấy số lượng các dòng sông có diện tích từ 100 km2 trở lên ở nước nầy đã giảm một nửa so với những năm 1990, nghĩa là trong vòng 20 năm qua đã có 28.000 dòng sông đã biến mất.

Giới chức liên quan của TC cho rằng nguyên nhân chủ yếu là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia môi trường lên tiếng chỉ trích rằng sự biến mất của các dòng sông cho thấy hệ lụy của việc khai thác tài nguyên vội vàng, quá mức và thiếu sự tư vấn từ cộng đồng.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Môi trường Mã Tuấn thì việc có một số lượng lớn dòng sông ở TC biến mất là một sự thật không thể tranh cãi, bởi vì TQ đã khai thác tài nguyên các dòng sông một cách thái quá, trong đó chủ yếu là khai thác nguồn nước ngầm, phá hoại môi trường và sa mạc hóa các cánh rừng. Theo LHQ, TC là một trong 13 nước thiếu hụt tài nguyên nước nghiêm trọng nhất toàn cầu.

Báo Le Monde ngày 24/01/2012 đưa tin: “Tại TQ, hồ nước ngọt lớn nhất đã khô cạn”. Về nguyên nhân của tình trạng này, Bắc Kinh đổ lỗi do thiếu mưa, để che dấu các hậu quả của đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp. Những ai đến vùng hồ Bà Dương (Po Yang) đều chứng kiến một cảnh tượng thê thảm: từ diện tích 3.500 km2 hồ nầy, ngày nay chỉ còn 200 km2 chỉ còn lại là một vùng đất khô kiệt. Hồ không đủ nước, cá không có, tàu bè cũng không thể di chuyển…”

TÓM LẠI: “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình, chính là “sự trỗi dậy về địa lý chính trị”. Quả thật, đó là cơn ác mộng chẳng những của nhân loại mà cho cả dân tộc Trung Hoa. Bóng ma nầy ám ảnh nhân loại, không chỉ Châu Á mà cả thế giới (The specter haunting the continent is that of China’s geo-political rise).

Trung Cộng đang gồng cơ bắp để bành trướng lãnh thổ và lãnh hải, vơ vét và chiếm đoạt tất cả tài nguyên đặc biệt là dầu mỏ của thế giới, bất chấp những hệ lụy tới môi trường sống của các nước đó. Chính sự điên cuồng tự cho rằng 80% Biển Đông là ao nhà của TC (internal lake). Một Trung Cộng phi dân chủ đang vươn mình ra thế giới đầy thách thức với cả thế giới tự do mà đứng đầu là Hoa Kỳ, nhằm thay đổi cán cân quyền lực (major power shiflts) với tham vọng làm bá chủ, thống trị thế giới. “Giấc mơ Trung Hoa” của Mao Trạch Đông trước đây và “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình hiện nay đều là những giấc mơ không tưởng, cuối cùng nó chỉ là những bóng ma ám ảnh nhân loại và thế giới…

 

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link