http://www.bbc.co.uk/
vietnamese/world/2013/04/ 130424_nyt_dissent_vn.shtml
‘Bất mãn chưa từng thấy’?
BBC - Cập nhật: 08:23 GMT - thứ tư, 24 tháng
4, 201
Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu
đi rất nhiều
Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4
vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.
Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc
bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York
Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành
phố Hồ Chí Minh.
Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư
Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.
Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.
‘Không tin Đảng nữa’
“Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của
Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng
ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo
bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.
“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”
“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”
“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”
“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”
"Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này
tôi chưa bao giờ thấy sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức
độ như hiện nay."
“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó
sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.
Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.
Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ.
Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.
Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.
Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ.
Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.
‘Bi quan sâu sắc’
Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những
khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục
“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến
phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm
trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng
Cuộc), nói với New York Times.
Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.
Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.
Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.
Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.
Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.
Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.
Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.
“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.
Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.
Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.
Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.
Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
‘Căng thẳng trong Đảng’
Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự
ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam
Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times
rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng
Cộng sản dâng cao.
Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.
Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.
“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.
Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:
“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi... Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”
Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”
Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.
Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.
“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.
Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:
“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi... Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”
Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”
‘Giá đừng phản chiến’
Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong
trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:
“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.
Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”
Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:
“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”
“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.
Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”
Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:
“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”
Trung Quốc bá quyền
Thái Bình Dương nổi sóng - Cậu Út Ân đọc sách
“Quân Vương”
Việt Nguyên
Ván cờ thế giới bất ngờ chuyển qua khúc quanh
mới. Ngày 8 Tháng Tư, 2013 cựu thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, một trong
bốn diễn viên chính cùng với cựu T T Hoa Kỳ, Ronald Reagan, Giáo Hoàng John Paul
II và Tổng Bí Thư Ðảng CS Xô Viết MiKhail Gorbachev, đã qua đời.
Chiến tranh lạnh giữa Hoa kỳ và Xô Viết đã kết thúc, chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiếp diễn. Diễn viên phụ trong chiến tranh lạnh mới, ông Vua “nhi đồng” Cộng Sản Bắc Hàn Kim Chánh Ân, gương mặt đần độn giống như Trư Bát Giới, diễn kịch quá trớn ra ngoài sự kiểm soát của đàn anh Trung Cộng, cầm súng bắn thị oai, hăm dọa phóng hỏa tiễn tầm xa tưởng tượng qua Hoa Kỳ, đánh bom nguyên tử chưa làm. Hoa Kỳ phải đưa hỏa tiễn đến đảo Guam. Bắc Hàn đóng cửa các nhà máy vùng biên giới, tuyên bố sẽ không bảo đảm an toàn cho nhân viên các tòa Ðại Sứ và các cơ quan Quốc Tế ở Hàn Quốc. Hăm dọa lan qua đến Nhật Bản. Sự hăm dọa nguyên tử của Bắc Hàn là ván bài xì phé che lấp căn bản tranh chấp giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ từ sau trận chiến Triều Tiên như chủ tịch Kim Chánh Ân tuyên bố “giải quyết lần chót” nhằm đẩy 20,000 quân Hoa Kỳ ra khỏi vùng phi quân sự trong khi trận chiến với Hoa Kỳ và Nam Hàn ở vùng biên giới Bắc và Nam Hàn nếu xảy ra sẽ là một chiến bại chắc chắn cho Bắc Hàn. Với một triệu quân hiện dịch và 5 triệu quân trừ bị Bắc Hàn đối diện với 2000 xe tăng và 8000 hệ thống pháo binh phòng thủ, trận chiến sẽ kết thúc dưới ba ngày và Bắc Hàn sẽ biến mất trên bản đồ với một Triều Tiên thống nhất điều mà Trung Cộng không muốn.
Ván bài xì phé của cậu Út Ân lại có một kết quả tốt khác, Hoa Kỳ có lý do để mắt nhiều hơn vào vùng Thái Bình Dương và bá quyền Trung Quốc, sau khi Hoa Kỳ đã rút quân khỏi Iraq và A Phú Hãn
Chiến tranh lạnh giữa Hoa kỳ và Xô Viết đã kết thúc, chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiếp diễn. Diễn viên phụ trong chiến tranh lạnh mới, ông Vua “nhi đồng” Cộng Sản Bắc Hàn Kim Chánh Ân, gương mặt đần độn giống như Trư Bát Giới, diễn kịch quá trớn ra ngoài sự kiểm soát của đàn anh Trung Cộng, cầm súng bắn thị oai, hăm dọa phóng hỏa tiễn tầm xa tưởng tượng qua Hoa Kỳ, đánh bom nguyên tử chưa làm. Hoa Kỳ phải đưa hỏa tiễn đến đảo Guam. Bắc Hàn đóng cửa các nhà máy vùng biên giới, tuyên bố sẽ không bảo đảm an toàn cho nhân viên các tòa Ðại Sứ và các cơ quan Quốc Tế ở Hàn Quốc. Hăm dọa lan qua đến Nhật Bản. Sự hăm dọa nguyên tử của Bắc Hàn là ván bài xì phé che lấp căn bản tranh chấp giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ từ sau trận chiến Triều Tiên như chủ tịch Kim Chánh Ân tuyên bố “giải quyết lần chót” nhằm đẩy 20,000 quân Hoa Kỳ ra khỏi vùng phi quân sự trong khi trận chiến với Hoa Kỳ và Nam Hàn ở vùng biên giới Bắc và Nam Hàn nếu xảy ra sẽ là một chiến bại chắc chắn cho Bắc Hàn. Với một triệu quân hiện dịch và 5 triệu quân trừ bị Bắc Hàn đối diện với 2000 xe tăng và 8000 hệ thống pháo binh phòng thủ, trận chiến sẽ kết thúc dưới ba ngày và Bắc Hàn sẽ biến mất trên bản đồ với một Triều Tiên thống nhất điều mà Trung Cộng không muốn.
Ván bài xì phé của cậu Út Ân lại có một kết quả tốt khác, Hoa Kỳ có lý do để mắt nhiều hơn vào vùng Thái Bình Dương và bá quyền Trung Quốc, sau khi Hoa Kỳ đã rút quân khỏi Iraq và A Phú Hãn
Hoa Kỳ Dân Chủ
Sở dĩ cả Bắc Hàn và Trung Cộng muốn thử thách
Hoa Kỳ vì dưới cái nhìn của hai nước Hoa Kỳ đang trên đường suy thoái. Nền dân
chủ trẻ trung hai trăm năm của Hoa Kỳ đang bị thách thức. Hệ thống dân chủ của
Hoa Kỳ hỗn loạn sau kỳ bầu cử tổng thống Tháng Mười Một năm 2012, Hoa Kỳ đang
mang món nợ khổng lồ hàng ngàn triệu Mỹ kim, ngân quỹ thâm thủng, chính khách
được dân bầu không hiểu đứng về phía nào, dân chúng hay đảng? Cộng Hòa không
hợp tác với tổng thống đảng Dân Chủ, ngay cả trong đảng Cộng Hòa cũng chia rẽ
và hầu như không ông đại diện dân nào chú ý đến ngân sách. Trong vòng thập niên
qua Hoa Kỳ, nhìn từ bên ngoài, kém hùng cường, kém phồn thịnh từ sau hai trận
chiến Iraq và A Phú Hãn. Số thất nghiệp cao ở mức 7.6% không xuống dưới 6% như
T T Obama đã hứa năm tranh cử 2008. Nhưng, nền dân chủ Hoa Kỳ trong hai trăm
năm qua không bao giờ bằng phẳng.
Trong vòng 6 tháng qua, kinh tế có vẻ như đã ổn định, dân chúng có vẻ tin năm 2013 là năm kinh tế hồi phục như định luật kinh tế Vernon, trong đó theo chu kỳ trồi sụt mỗi hai mươi năm , năm 2013 là năm bắt đầu của chu kỳ mới bắt đầu lên và vì vậy quỹ đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán Wall St.
Nhưng những dấu hiệu xấu và tốt hầu như ngang nhau. Những dấu hiệu tốt đang diễn ra trong sáu tháng qua có thể chỉ là một cái “nhảy mũi” của thập niên xấu. Không ai có thể đoán được tương lai của một Hoa Kỳ có lịch sử trẻ trung. Những người yêu nước Mỹ, khác với Trung Cộng và Bắc Hàn, thì nhận thấy nước Mỹ mỗi ngày một phồn thịnh và hùng cường hơn sau những “bước vấp” nhờ hệ thống chính quyền dân chủ hữu hiệu. Dân các nước như Trung Hoa, Việt Nam vẫn muốn đến Hoa Kỳ và chưa có ngọn sóng di dân nào qua Trung Hoa. Nền dân chủ Hoa Kỳ trong hai trăm năm vẫn đứng vững qua những biến động như trận nội chiến Nam Bắc, thập niên 1960 với nạn kỳ thị da màu, ám sát TT John F. Kennedy và Martin Luther King. Tổng cộng gia tài quốc gia và tài sản tính trung bình trên đầu người Hoa Kỳ vẫn giàu nhất thế giới (Na Uy là nước giàu nhất thế giới tính theo đầu người.)
Không ai biết rõ lịch sử sẽ đi về đâu nhưng Hoa Kỳ vẫn là một nước giàu, năng động, quân lực hùng mạnh nhất thế giới với sức mạnh quân sự không có đối thủ, các trường đại học đứng đầu thế giới vẫn là mơ ước của những sinh viên trẻ trên khắp thế giới, đồng Mỹ lim vẫn là căn bản tiền tệ mặc dù các nước đang lên BRICS (Ba Tây, Nga, Ấn, Trung Hoa) muốn thay đổi hệ thống tiền tệ.
Tình trạng Hoa Kỳ hiện nay đúng như Arthur Schlesinger mô tả trong sách “Chu kỳ của nền Dân Chủ Hoa Kỳ” năm 1986, chu kỳ đi từ thụ động qua chủ động, trong thời kỳ tốt như thời kỳ Reagan thì độc lập, tự do cá nhân, tự do kinh tế không tùy thuộc chính quyền, khi kinh tế suy thoái như thời kỳ Obama thì dân chúng trở lại cần chính quyền.
Ðiều khôi hài khác biệt nhất giữa nền dân chủ Hoa Kỳ và các chế độ độc tài Nga và Trung Cộng là “Bí Mật.” Các chế độ cộng sản cố tình giấu giếm, ngăn chặn tin tức từ quân sự đến kinh tế nhưng dân chúng đều rõ tất cả những điều chính quyền cố tình giấu giếm còn chính quyền Hoa Kỳ giữ bí mật (những bí mật chỉ được giải sau 50 năm) và không ai rõ chính quyền dân chủ Hoa Kỳ giấu bí mật nào và giấu bao nhiêu? Chính quyền ấy khác các chính quyền độc tài ở một điều chính là dân không bao giờ mất tin tưởng vào chính quyền và có phản ứng quá độ trong một xã hội cởi mở và kinh tế thị trường tự do.
Trong vòng 6 tháng qua, kinh tế có vẻ như đã ổn định, dân chúng có vẻ tin năm 2013 là năm kinh tế hồi phục như định luật kinh tế Vernon, trong đó theo chu kỳ trồi sụt mỗi hai mươi năm , năm 2013 là năm bắt đầu của chu kỳ mới bắt đầu lên và vì vậy quỹ đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán Wall St.
Nhưng những dấu hiệu xấu và tốt hầu như ngang nhau. Những dấu hiệu tốt đang diễn ra trong sáu tháng qua có thể chỉ là một cái “nhảy mũi” của thập niên xấu. Không ai có thể đoán được tương lai của một Hoa Kỳ có lịch sử trẻ trung. Những người yêu nước Mỹ, khác với Trung Cộng và Bắc Hàn, thì nhận thấy nước Mỹ mỗi ngày một phồn thịnh và hùng cường hơn sau những “bước vấp” nhờ hệ thống chính quyền dân chủ hữu hiệu. Dân các nước như Trung Hoa, Việt Nam vẫn muốn đến Hoa Kỳ và chưa có ngọn sóng di dân nào qua Trung Hoa. Nền dân chủ Hoa Kỳ trong hai trăm năm vẫn đứng vững qua những biến động như trận nội chiến Nam Bắc, thập niên 1960 với nạn kỳ thị da màu, ám sát TT John F. Kennedy và Martin Luther King. Tổng cộng gia tài quốc gia và tài sản tính trung bình trên đầu người Hoa Kỳ vẫn giàu nhất thế giới (Na Uy là nước giàu nhất thế giới tính theo đầu người.)
Không ai biết rõ lịch sử sẽ đi về đâu nhưng Hoa Kỳ vẫn là một nước giàu, năng động, quân lực hùng mạnh nhất thế giới với sức mạnh quân sự không có đối thủ, các trường đại học đứng đầu thế giới vẫn là mơ ước của những sinh viên trẻ trên khắp thế giới, đồng Mỹ lim vẫn là căn bản tiền tệ mặc dù các nước đang lên BRICS (Ba Tây, Nga, Ấn, Trung Hoa) muốn thay đổi hệ thống tiền tệ.
Tình trạng Hoa Kỳ hiện nay đúng như Arthur Schlesinger mô tả trong sách “Chu kỳ của nền Dân Chủ Hoa Kỳ” năm 1986, chu kỳ đi từ thụ động qua chủ động, trong thời kỳ tốt như thời kỳ Reagan thì độc lập, tự do cá nhân, tự do kinh tế không tùy thuộc chính quyền, khi kinh tế suy thoái như thời kỳ Obama thì dân chúng trở lại cần chính quyền.
Ðiều khôi hài khác biệt nhất giữa nền dân chủ Hoa Kỳ và các chế độ độc tài Nga và Trung Cộng là “Bí Mật.” Các chế độ cộng sản cố tình giấu giếm, ngăn chặn tin tức từ quân sự đến kinh tế nhưng dân chúng đều rõ tất cả những điều chính quyền cố tình giấu giếm còn chính quyền Hoa Kỳ giữ bí mật (những bí mật chỉ được giải sau 50 năm) và không ai rõ chính quyền dân chủ Hoa Kỳ giấu bí mật nào và giấu bao nhiêu? Chính quyền ấy khác các chính quyền độc tài ở một điều chính là dân không bao giờ mất tin tưởng vào chính quyền và có phản ứng quá độ trong một xã hội cởi mở và kinh tế thị trường tự do.
Trung Quốc bá quyền
Trung Hoa với năm nghìn năm lịch sử khác với
lịch sử của Hoa Kỳ. Trong năm nghìn năm, Trung Hoa cũng theo những chu kỳ lịch
sử như những quốc gia khác, mỗi lần suy, con Rồng nằm ngủ, khi thịnh con Rồng
vùng dậy và xâm lăng các nước láng giềng. Trong lịch sử cận đại, Trung Cộng vẫn
có một thái độ cố hữu của người Hoa. Thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970,
trong hai mươi năm, Trung Cộng gây hấn với Xô Viết, Mao gây chiến tranh biên
giới với Ấn Ðộ và năm 1979 đại bại khi Ðặng Tiểu Bình dạy Việt Nam một bài học,
từ Indonesia qua Phi Châu những can thiệp quân sự của Trung Cộng đều mang đến
kết quả thảm hại.
Ðặng Tiểu Bình có tinh thần của một anh “quân tử Tàu” người quân tử đợi mười năm trả thù không muộn, và người Tàu, như trong các truyện cổ, thù rất dai. Họ Ðặng trong thập niên 1980 ra chính sách cho đảng Cộng Sản Trung Hoa: “Giấu khả năng và tiềm lực để chờ đợi thời cơ,” chính sách tiên quyết của đảng. Bộ mặt hiền lành của Trung Cộng thể hiện trong hai thập niên từ 1980 đến năm 2000: Trung Cộng củng cố kinh tế, theo thị trường tự do, hòa hoãn với Hoa Kỳ. Năm 2011, được thế giới đánh giá là nền kinh tế Trung Hoa đứng hạng nhì sau Hoa Kỳ, vượt qua Nhật Bản, Trung Cộng trở mặt không còn giữ thái độ “xã hội hài hòa” của Khổng Tử, gây hấn trên biển Ðông, giành đất với láng giềng, vẽ bản đồ “lưỡi bò” trên Thái Bình Dương.
Kẻ thù số một của TC là Nhật, gây hấn trên Thái Bình Dương, Trung Cộng gây ra cuộc chạy đua vũ khí vĩ đại tại vùng Thái Bình Dương từ Malaysia, Indonesia, Brunei, Úc, Việt Nam, Philippines, nước nào cũng sắm tiềm thủy đĩnh. Philippines và Nhật thành đồng minh, đối tác chiến lược chống lại Trung Cộng nhưng chỉ có Nhật là cường quốc Hải Quân đối đầu với Trung Cộng, muốn trả thù Nhật về mối thù thời thế chiến thứ hai, Hải Quân Trung Cộng chưa đủ sức đối đầu với Nhật trên biển. Giành quần đảo Ðiếu Ngư, quần đảo nằm giữa TC, Ðài Loan và Nhật, Trung Cộng gây hấn cả mấy tháng. Tàu chiến nhắm vào các tàu Nhật, tàu tuần đi vào vùng Nhật kiểm soát không xin phép. Từ mùa Thu 2011 tổng cộng có 28 lần vi phạm hải phận. Năm 1895, sau chiến tranh Hoa Nhật, Nhật đã giành được Ðiếu Ngư, đến sau Thế Chiến Thứ Hai Hoa Kỳ kiểm soát đảo, năm 1972 Hoa Kỳ giao đảo cho Nhật làm cả Trung Cộng lẫn Ðài Loan giận dữ. Từ 1969 vùng đảo cho thấy có nhiều mỏ dầu hỏa, tương tự như ở Hoàng Sa vùng đảo có nhiều tài nguyên, nhưng khác với Nhật và Philippines đã đứng đối đầu với kẻ thù, bắt tàu đánh cá vũ trang, bắt giữ tàu chiến, Việt Nam nhượng bộ kẻ thù để Trung Cộng lập quận Tam Sa và đưa du khách ra du lịch Hoàng Sa.
Thủ đoạn của Trung Cộng trong hai năm qua đối với các nước láng giềng giống nhau: dùng thuyền đánh cá giả dạng đến các đảo để thử sau đó đến tàu thám thính với Hải Quân Trung Cộng đứng từ xa.
Trung Cộng với nền kinh tế đang lên, đang nghĩ là Nhật cần Trung Cộng hơn là TC cần Nhật. Năm 2010, Trung Cộng phản ứng Nhật bắt giữ thuyền đánh cá TC vi phạm hải phận bằng cách ngưng bán các loại “đất hiếm” (rare earth elements), bắt giữ thương gia Nhật, gây phong trào chống Nhật. Kết quả trái với Trung Cộng mong đợi, đây là bài học cho VN, TC không lấn tới ở Philippines và Nhật. Phong Trào chống Nhật gây kết quả ngược là năm 2012, thống đốc của Tokyo muốn mua những đất đai tranh giành bởi Trung Cộng và cuối cùng chính quyền Nhật đã mua những đảo đó. Bắc Kinh càng gây hấn càng thua, nếu chịu nhục như chính quyền CSVN thì Bắc Kinh làm tới.
Phong trào quốc gia quá khích do đảng CSTQ tạo ra nhằm để đoàn kết tất cả người Hoa trên thế giới dùng lại những bản đồ cũ của một đế quốc trước khi bị Ngũ cường chiếm. Cả Trung Cộng lẫn Kim Chánh Ân của Bắc Hàn áp dụng sách “Quân Vương” (The Prince) của Niccolo Machiavelli dạy cho ấu chúa Lorenzo de Medici thế kỷ 16, những nhà độc tài và những chính phủ độc tài muốn cai trị dân phải tạo ra một kẻ thù chung tưởng tượng để giữ chế độ và ngôi vua.
Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai thường hay bị gọi là Ðế Quốc Mỹ, nhưng khác với Ðế Quốc La Mã, Hoa Kỳ không chiếm đất bất kỳ quốc gia nào trong khi con rồng đỏ Trung Quốc đang lên giống như Ðại Tần (thời Tần, Trung Hoa gọi La Mã là Ðại Tần), chiếm đất (như vùng biên giới Việt Nam) dành đảo. Trung Cộng với nền kinh tế kỹ nghệ đang lên dường như không thể ngừng. Nhà bình luận Pháp nổi tiếng Martin Jacques năm 2009 nghĩ Trung Cộng sẽ qua mặt Mỹ và thế giới không thể nào chặn được con Rồng đang bay lên. Ông Arvind Subramarian thuộc viện nghiên cứu Peterson cũng cho là Trung Cộng sẽ qua mặt Hoa Kỳ, làm chủ thế giới vì Hoa Kỳ hiện giờ giống như Ðế Quốc Anh sau Thế Chiến Thứ Hai bị cuộc khủng hoảng kinh đào ở Suez Ai Cập năm 1956. Iraq và A Phú Hãn là bước đầu dẫn đến sự suy sụp cho Hoa Kỳ như Anh ở Ai Cập. Hai nhà bình luận Jacques và Subramarian thiên về kinh tế còn nhà phân tích Edward Luttwak không phải là kinh tế gia có cái nhìn khác. Ông cho là Trung Cộng có lợi thế kinh tế nhưng không thành siêu cường vì “định luật sắt về chiến lược” áp dụng cho mọi quốc gia, mọi văn hóa trong mọi thời kỳ cho thấy khi một quốc gia đang lên trở nên hùng mạnh và phách lối thì các quốc gia láng giềng sẽ đoàn kết chống lại như ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 19, khi nước Ðức trở nên giàu có nhờ nền kinh tế lớn mạnh thì Pháp và Anh trở thành đồng minh ngăn chặn Ðức. Hiện nay ở Á Châu người ta đã thấy phản ứng tương tự, Philippies và Nhật đã liên kết ngăn chặn CSTQ, đồng minh của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên dang tay chào đón Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương không như CSVN vẫn xem anh CSTQ kẻ thù chung của dân Việt là đồng chí.
Bản chất người Hán không thay đổi. Ngày xưa Trung Hoa xem các nước láng giềng miền Bắc là Rợ, các nước miền Nam như Việt Nam là Man thì nay TC vẫn tự xem mình là Trung Quốc cái rốn của thiên hạ.
Năm 2011, Vương Kỳ Sơn (Wang Qi Shan) hiện là một trong bảy ủy viên Trung Ương đảng CSTQ, cầm đầu phái đoàn đối thoại kinh tế và chiến lược tới Hoa Kỳ đã tuyên bố “Trung Quốc có nền văn hóa cổ thâm sâu khó hiểu còn dân Hoa Kỳ là dân của một nước mới giản dị thiếu văn minh.” Ông Lattwak đem ví dụ lịch sử mà tất cả người Việt Nam đều thuộc: đời nhà Nguyên và nhà Thanh, Rợ ngoài biên cương chiếm Trung Hoa dù người Hán cố xây bức Ðại Trường Thành để ngăn chặn.
Năm 2007, một ví dụ khác cho thấy thái độ cao ngạo của chính quyền Trung Cộng, Ấn Ðộ gởi một phái đoàn trí thức trẻ đến Trung Hoa trao đổi văn hóa, Trung Cộng đã từ chối cấp giấy chiếu khán cho một thành viên Ấn vì ông ở trong vùng đang tranh chấp giữa Ấn và Hoa.
Cái xã hội hài hòa của Trung Cộng giống như nước Ðức thời Bismack. Ở biển Ðông, Trung Cộng không còn dùng sức mạnh kinh tế mềm dẻo, bộ mặt xâm lăng càng ngày càng hiện rõ. Ngược lại Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai, sau khi Pháp và Anh trở lại sau khi Nhật thua, đến vùng Thái Bình Dương với viện trợ kinh tế và sau chiến tranh Việt Nam đã có bộ mặt tử tế hơn. Trung Cộng phải đối đầu với Hoa Kỳ chẳng những ở Biển Ðông mà còn ở Phi Châu và A Phú Hãn vì lòng tham, xây hải cảng, lập ống dẫn dầu ở Phi Châu và A Phú Hãn. TC bị cái gai căn cứ quân sự Mỹ ở lại A phú Hãn đến 2024 sau Hoa Kỳ rút quân năm 2014.
Ông Odd Arne Westad cho thấy tương lai không có gì là sáng chói cho CSTQ về phương diện ngoại giao. Hồi thập niên 1960 Trung Cộng lên chân nhờ thế giới ghét Mỹ ghét Xô Viết nhưng sau đó vì Mao Trạch Ðông làm mất tình bằng hữu như ngăn viện trợ cho Bắc Việt thời chiến tranh Việt Nam (tài liệu của ông Westad khác với luận điệu bán nước, bán Trường Sa Hoàng Sa của đảng CSVN vì CSVN có nợ với Trung Cộng) sau đó Ðặng Tiểu Bình làm mất lòng VN vì trận chiến biên giới 1979. Ở Phi Châu hình ảnh Trung Cộng cũng bắt đầu đen tối khi TC ủng hộ chiến tranh du kích kiểu Mao ở Ghana. Kinh tế xây dựng của TC cũng khác với viện trợ Hoa Kỳ, chương trình kinh tế ngắn hạn chủ trương hối lộ, vơ vét nguyên liệu chở về Trung Hoa, xây đường sá cẩu thả sập đổ khi Trung Cộng rút về, vắt chanh bỏ vỏ.
Ông Luttwak nghĩ Trung Cộng chỉ có một cách giải quyết là cải tổ một nước Trung Hoa trở thành một nước hoàn toàn dân chủ.
Các học giả Tây Phương nghiên cứu thiếu ý kiến của người VIệt. Trên bốn nghìn năm ở cạnh Trung Hoa, người Việt hiểu thế nào là tình hữu nghị Trung Quốc. Ở thế kỷ thứ 21, Trung Cộng giống như triều nhà Minh vào thế kỷ 16, các nước “man rợ” nổi dậy chống Trung Hoa. Thời ấy Việt Nam có Vua Lê Lợi, với lòng yêu nước và dũng cảm, mười năm kháng chiến ở vùng Nghệ An. Thời nay, Việt Nam có đảng Cộng Sản, xuất phát từ Cách Mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh, với 14 tân thái thú có lòng yêu tiền cực độ. Gần đây, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã giận dữ với nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên và dân Việt Nam khi dân đòi bỏ điều bốn Hiến Pháp, ông Trọng đã kể công đảng từ ngày kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, làm tôi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn con cóc và con bò cạp: “Con bò cạp không biết bơi nên nhờ con cóc cõng qua sông. Qua được bên kia sông, con bò cạp quay lại trở mặt cắn chết con cóc và mắng: ‘Mày ngu nên đã nghe lời tao!’” Tội nghiệp cho con cóc Việt Nam!
Ðặng Tiểu Bình có tinh thần của một anh “quân tử Tàu” người quân tử đợi mười năm trả thù không muộn, và người Tàu, như trong các truyện cổ, thù rất dai. Họ Ðặng trong thập niên 1980 ra chính sách cho đảng Cộng Sản Trung Hoa: “Giấu khả năng và tiềm lực để chờ đợi thời cơ,” chính sách tiên quyết của đảng. Bộ mặt hiền lành của Trung Cộng thể hiện trong hai thập niên từ 1980 đến năm 2000: Trung Cộng củng cố kinh tế, theo thị trường tự do, hòa hoãn với Hoa Kỳ. Năm 2011, được thế giới đánh giá là nền kinh tế Trung Hoa đứng hạng nhì sau Hoa Kỳ, vượt qua Nhật Bản, Trung Cộng trở mặt không còn giữ thái độ “xã hội hài hòa” của Khổng Tử, gây hấn trên biển Ðông, giành đất với láng giềng, vẽ bản đồ “lưỡi bò” trên Thái Bình Dương.
Kẻ thù số một của TC là Nhật, gây hấn trên Thái Bình Dương, Trung Cộng gây ra cuộc chạy đua vũ khí vĩ đại tại vùng Thái Bình Dương từ Malaysia, Indonesia, Brunei, Úc, Việt Nam, Philippines, nước nào cũng sắm tiềm thủy đĩnh. Philippines và Nhật thành đồng minh, đối tác chiến lược chống lại Trung Cộng nhưng chỉ có Nhật là cường quốc Hải Quân đối đầu với Trung Cộng, muốn trả thù Nhật về mối thù thời thế chiến thứ hai, Hải Quân Trung Cộng chưa đủ sức đối đầu với Nhật trên biển. Giành quần đảo Ðiếu Ngư, quần đảo nằm giữa TC, Ðài Loan và Nhật, Trung Cộng gây hấn cả mấy tháng. Tàu chiến nhắm vào các tàu Nhật, tàu tuần đi vào vùng Nhật kiểm soát không xin phép. Từ mùa Thu 2011 tổng cộng có 28 lần vi phạm hải phận. Năm 1895, sau chiến tranh Hoa Nhật, Nhật đã giành được Ðiếu Ngư, đến sau Thế Chiến Thứ Hai Hoa Kỳ kiểm soát đảo, năm 1972 Hoa Kỳ giao đảo cho Nhật làm cả Trung Cộng lẫn Ðài Loan giận dữ. Từ 1969 vùng đảo cho thấy có nhiều mỏ dầu hỏa, tương tự như ở Hoàng Sa vùng đảo có nhiều tài nguyên, nhưng khác với Nhật và Philippines đã đứng đối đầu với kẻ thù, bắt tàu đánh cá vũ trang, bắt giữ tàu chiến, Việt Nam nhượng bộ kẻ thù để Trung Cộng lập quận Tam Sa và đưa du khách ra du lịch Hoàng Sa.
Thủ đoạn của Trung Cộng trong hai năm qua đối với các nước láng giềng giống nhau: dùng thuyền đánh cá giả dạng đến các đảo để thử sau đó đến tàu thám thính với Hải Quân Trung Cộng đứng từ xa.
Trung Cộng với nền kinh tế đang lên, đang nghĩ là Nhật cần Trung Cộng hơn là TC cần Nhật. Năm 2010, Trung Cộng phản ứng Nhật bắt giữ thuyền đánh cá TC vi phạm hải phận bằng cách ngưng bán các loại “đất hiếm” (rare earth elements), bắt giữ thương gia Nhật, gây phong trào chống Nhật. Kết quả trái với Trung Cộng mong đợi, đây là bài học cho VN, TC không lấn tới ở Philippines và Nhật. Phong Trào chống Nhật gây kết quả ngược là năm 2012, thống đốc của Tokyo muốn mua những đất đai tranh giành bởi Trung Cộng và cuối cùng chính quyền Nhật đã mua những đảo đó. Bắc Kinh càng gây hấn càng thua, nếu chịu nhục như chính quyền CSVN thì Bắc Kinh làm tới.
Phong trào quốc gia quá khích do đảng CSTQ tạo ra nhằm để đoàn kết tất cả người Hoa trên thế giới dùng lại những bản đồ cũ của một đế quốc trước khi bị Ngũ cường chiếm. Cả Trung Cộng lẫn Kim Chánh Ân của Bắc Hàn áp dụng sách “Quân Vương” (The Prince) của Niccolo Machiavelli dạy cho ấu chúa Lorenzo de Medici thế kỷ 16, những nhà độc tài và những chính phủ độc tài muốn cai trị dân phải tạo ra một kẻ thù chung tưởng tượng để giữ chế độ và ngôi vua.
Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai thường hay bị gọi là Ðế Quốc Mỹ, nhưng khác với Ðế Quốc La Mã, Hoa Kỳ không chiếm đất bất kỳ quốc gia nào trong khi con rồng đỏ Trung Quốc đang lên giống như Ðại Tần (thời Tần, Trung Hoa gọi La Mã là Ðại Tần), chiếm đất (như vùng biên giới Việt Nam) dành đảo. Trung Cộng với nền kinh tế kỹ nghệ đang lên dường như không thể ngừng. Nhà bình luận Pháp nổi tiếng Martin Jacques năm 2009 nghĩ Trung Cộng sẽ qua mặt Mỹ và thế giới không thể nào chặn được con Rồng đang bay lên. Ông Arvind Subramarian thuộc viện nghiên cứu Peterson cũng cho là Trung Cộng sẽ qua mặt Hoa Kỳ, làm chủ thế giới vì Hoa Kỳ hiện giờ giống như Ðế Quốc Anh sau Thế Chiến Thứ Hai bị cuộc khủng hoảng kinh đào ở Suez Ai Cập năm 1956. Iraq và A Phú Hãn là bước đầu dẫn đến sự suy sụp cho Hoa Kỳ như Anh ở Ai Cập. Hai nhà bình luận Jacques và Subramarian thiên về kinh tế còn nhà phân tích Edward Luttwak không phải là kinh tế gia có cái nhìn khác. Ông cho là Trung Cộng có lợi thế kinh tế nhưng không thành siêu cường vì “định luật sắt về chiến lược” áp dụng cho mọi quốc gia, mọi văn hóa trong mọi thời kỳ cho thấy khi một quốc gia đang lên trở nên hùng mạnh và phách lối thì các quốc gia láng giềng sẽ đoàn kết chống lại như ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 19, khi nước Ðức trở nên giàu có nhờ nền kinh tế lớn mạnh thì Pháp và Anh trở thành đồng minh ngăn chặn Ðức. Hiện nay ở Á Châu người ta đã thấy phản ứng tương tự, Philippies và Nhật đã liên kết ngăn chặn CSTQ, đồng minh của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên dang tay chào đón Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương không như CSVN vẫn xem anh CSTQ kẻ thù chung của dân Việt là đồng chí.
Bản chất người Hán không thay đổi. Ngày xưa Trung Hoa xem các nước láng giềng miền Bắc là Rợ, các nước miền Nam như Việt Nam là Man thì nay TC vẫn tự xem mình là Trung Quốc cái rốn của thiên hạ.
Năm 2011, Vương Kỳ Sơn (Wang Qi Shan) hiện là một trong bảy ủy viên Trung Ương đảng CSTQ, cầm đầu phái đoàn đối thoại kinh tế và chiến lược tới Hoa Kỳ đã tuyên bố “Trung Quốc có nền văn hóa cổ thâm sâu khó hiểu còn dân Hoa Kỳ là dân của một nước mới giản dị thiếu văn minh.” Ông Lattwak đem ví dụ lịch sử mà tất cả người Việt Nam đều thuộc: đời nhà Nguyên và nhà Thanh, Rợ ngoài biên cương chiếm Trung Hoa dù người Hán cố xây bức Ðại Trường Thành để ngăn chặn.
Năm 2007, một ví dụ khác cho thấy thái độ cao ngạo của chính quyền Trung Cộng, Ấn Ðộ gởi một phái đoàn trí thức trẻ đến Trung Hoa trao đổi văn hóa, Trung Cộng đã từ chối cấp giấy chiếu khán cho một thành viên Ấn vì ông ở trong vùng đang tranh chấp giữa Ấn và Hoa.
Cái xã hội hài hòa của Trung Cộng giống như nước Ðức thời Bismack. Ở biển Ðông, Trung Cộng không còn dùng sức mạnh kinh tế mềm dẻo, bộ mặt xâm lăng càng ngày càng hiện rõ. Ngược lại Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai, sau khi Pháp và Anh trở lại sau khi Nhật thua, đến vùng Thái Bình Dương với viện trợ kinh tế và sau chiến tranh Việt Nam đã có bộ mặt tử tế hơn. Trung Cộng phải đối đầu với Hoa Kỳ chẳng những ở Biển Ðông mà còn ở Phi Châu và A Phú Hãn vì lòng tham, xây hải cảng, lập ống dẫn dầu ở Phi Châu và A Phú Hãn. TC bị cái gai căn cứ quân sự Mỹ ở lại A phú Hãn đến 2024 sau Hoa Kỳ rút quân năm 2014.
Ông Odd Arne Westad cho thấy tương lai không có gì là sáng chói cho CSTQ về phương diện ngoại giao. Hồi thập niên 1960 Trung Cộng lên chân nhờ thế giới ghét Mỹ ghét Xô Viết nhưng sau đó vì Mao Trạch Ðông làm mất tình bằng hữu như ngăn viện trợ cho Bắc Việt thời chiến tranh Việt Nam (tài liệu của ông Westad khác với luận điệu bán nước, bán Trường Sa Hoàng Sa của đảng CSVN vì CSVN có nợ với Trung Cộng) sau đó Ðặng Tiểu Bình làm mất lòng VN vì trận chiến biên giới 1979. Ở Phi Châu hình ảnh Trung Cộng cũng bắt đầu đen tối khi TC ủng hộ chiến tranh du kích kiểu Mao ở Ghana. Kinh tế xây dựng của TC cũng khác với viện trợ Hoa Kỳ, chương trình kinh tế ngắn hạn chủ trương hối lộ, vơ vét nguyên liệu chở về Trung Hoa, xây đường sá cẩu thả sập đổ khi Trung Cộng rút về, vắt chanh bỏ vỏ.
Ông Luttwak nghĩ Trung Cộng chỉ có một cách giải quyết là cải tổ một nước Trung Hoa trở thành một nước hoàn toàn dân chủ.
Các học giả Tây Phương nghiên cứu thiếu ý kiến của người VIệt. Trên bốn nghìn năm ở cạnh Trung Hoa, người Việt hiểu thế nào là tình hữu nghị Trung Quốc. Ở thế kỷ thứ 21, Trung Cộng giống như triều nhà Minh vào thế kỷ 16, các nước “man rợ” nổi dậy chống Trung Hoa. Thời ấy Việt Nam có Vua Lê Lợi, với lòng yêu nước và dũng cảm, mười năm kháng chiến ở vùng Nghệ An. Thời nay, Việt Nam có đảng Cộng Sản, xuất phát từ Cách Mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh, với 14 tân thái thú có lòng yêu tiền cực độ. Gần đây, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã giận dữ với nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên và dân Việt Nam khi dân đòi bỏ điều bốn Hiến Pháp, ông Trọng đã kể công đảng từ ngày kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, làm tôi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn con cóc và con bò cạp: “Con bò cạp không biết bơi nên nhờ con cóc cõng qua sông. Qua được bên kia sông, con bò cạp quay lại trở mặt cắn chết con cóc và mắng: ‘Mày ngu nên đã nghe lời tao!’” Tội nghiệp cho con cóc Việt Nam!
Giữa Việt Nam và Trung Quốc không có truyền thống hữu nghị, cũng
không có tương đồng về ý thức hệ
Nguyễn Trọng Vĩnh
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THỐNG
HỮU NGHỊ
Trong chuyến thăm Trung
Quốc tháng 10/2011 của đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, TBT Hồ
Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng câu: “Truyền thống hữu nghị giữa 2 Đảng và
2 nước là tài sản quý báu cần gìn giữ và truyền cho các thế hệ mai sau”… và từ
trước đến nay trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai bên, phía Trung Quốc thường nhắc
lại: “Hai nước chúng ta sông núi liền nhau, văn hóa tương đồng, hai đảng cùng
chúng ý thức hệ là cơ sở của tình hữu nghị bền vững…”.
Dựa trên diễn biến thực
tế, thử phân tích xem có đúng thế không?
Khách quan mà nói, tình
hữu nghị Việt – Trung có biểu hiện trong hai thập kỷ từ 1950 đến 1970. Trong
thời gian đó, Trung quốc giúp ta khá lớn về nhiều mặt. Trong sự giúp đỡ đó, có
lợi ích trước mắt và động cơ sâu xa của họ, vừa giúp ta vừa hạn chế thắng lợi
của ta. Dù sao ta cũng công nhận là có tình hữu nghị Trung – Việt. Còn ra
thì sao?
Không kể Trung Quốc đã
đô hộ nước ta 1000 năm, đến quân Nam Hán lại mang quân xâm lược nước ta, rồi nhà
Tống, Mông Cổ sau khi chinh phục xong làm chủ Trung Quốc cũng 3 lần xâm lược
nước ta, nhà Minh đem quân xâm lược, đánh bại Hồ Quý Ly, lại đô hộ nước ta 10
năm, nhà Thanh huy động 20 vạn quân chiếm đóng thủ đô Thăng Long. Năm 1974 Trung
Quốc huy động hải quân mạnh tiêu diệt bộ phận lực lượng Việt Nam Cộng hòa đóng
giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và cướp quần đảo từ tay Việt Nam Cộng hòa, lại
trẹo họng nói là “thu hồi”. Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân
xâm lăng các tỉnh biên giới nước ta. Gần đây, dựa vào cái “lưỡi bò” bất hợp
pháp thành lập cái gọi là huyện Tam Sa, thực hiện mọi thủ đoạn, chuẩn bị điều
kiện hòng chiếm nốt Trường Sa của chúng ta. Thế là chỉ có 2 thập kỷ (50 – 70)
nói trên tạm gọi là “hữu nghị”, còn thì suốt
chiều dài lịch sử, truyền thống của Trung Quốc là truyền thống xâm lược
nước ta.
Phía ta thì sao?
Năm 938, Ngô Quyền đánh
bại quân Nam Hán để khẳng định nền độc lập của nước Nam.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt
đánh tan quân xâm lược nhà Tống và có bài thơ đầy khí phách hào hùng:
Nam quốc sơn hà, Nam đế
cư
Tuyệt nhiên định phận tại
thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm
phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ
bại hư.
Từ năm 1258 đến 1288, quân
dân nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh từng gây kinh hoàng
cho nhiều nước từ Á sang Âu, đặc biệt năm 1288 dưới sự chỉ huy của Quốc công
tiết chế Trần Quốc Tuấn, quân ta đánh thắng trận Bạch Đằng oanh liệt danh tiếng
lẫy lừng khiến nhà Nguyên khiếp vía không xâm phạm lần thứ tư.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi 10
năm gian khổ chống ách đô hộ nhà Minh, cuối cùng giết Liễu Thăng, dọa Mộc Thạnh
hết hồn rút chạy, đến 1428 tống cổ Vương Thông về nước, khôi phục độc lập cho nước
nhà.
Năm 1789, Hoàng đế Quang
Trung hành quân thần tốc đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn
tín mà chạy mới thoát chết.
Tháng 2/1979, quân dân
các tỉnh biên giới, mặc dầu lực lượng ít ỏi, đã ngoan cường đánh trả 60 vạn quân
xâm lược tàn ác, buộc Đặng Tiểu Bình phải rút quân.
Nước ta ngoài việc phải
chống xâm lược của Trung Quốc qua các thời kỳ, còn phải chống xâm lược của thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Vậy
là truyền thống nước ta là truyền thống chống xâm lược.
Rõ ràng
truyền thống nước ta và truyền thống Trung Quốc đối nghịch nhau suốt chiều dài
lịch sử, thì làm gì có “tình hữu nghị quý báu truyền cho các thế hệ mai sau”!
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ
Ý THỨC HỆ
Ngay từ 1962, ông Đặng
Tiểu Bình đã muốn từ bỏ mô hình XHCN kiểu Stalin và đi theo con đường khác với câu
nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt”. Ông ta bị Mao Trạch
Đông xử lý kỷ luật. Sau khi được phục hồi và sau khi ông Mao chết, năm 1978 ông
Đặng lại nói lại câu nói đó và thực tế bắt đầu rẽ theo con đường TBCN mặc dầu
vẫn nói là “xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc”. Để kết thân với Mỹ, tháng 2/1979
Đặng Tiểu Bình xua quân đánh Việt Nam là đã gửi thông điệp cho Nhà Trắng rằng:
“Giữa chúng tôi (Trung Quốc) và Việt Nam không cùng ý thức hệ dù đều là Đảng
Cộng sản”.
Đại hội thứ 18 Đảng CS
Trung Quốc mới đây không còn đề cập CN Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông nữa
mà chỉ nêu lý luận “ba đại diện” của Giang Trạch Dân và “tư tưởng Đặng Tiểu
Bình”.
Tuy vẫn giữ câu “xây dựng
XHCN nghĩa đặc sắc Trung Quốc”, nhưng người ta có thể cho rằng xã hội Trung
Quốc hiện nay là XHTB chưa thật đúng nghĩa, còn do Đảng Cộng sản Trung Quốc
lãnh đạo.
Mô hình XHCN kiểu Stalin
tỏ ra không thích hợp, kìm hãm sản xuất, kìm hãm phát triển kinh tế, ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân trong khi đó một số người lãnh đạo lại hưởng đặc quyền
đặc lợi sống như đế vương, độc tài độc đoán dẫn đến Liên Xô tan rã, các nước
XHCN Đông Âu xụp đổ. Từ đó, chưa ai đưa ra được mô hình XHCN nào khác.
Việt Nam ta tất yếu phải
cuốn theo kinh tế thị trường, nhưng lãnh đạo vẫn lấy CN Mác – Lênin làm cơ sở
tư tưởng, vẫn chủ trương xây dựng CNXH. Thử hỏi xây dựng CNXH theo mô hình nào?
Trong xã hội ta hiện nay, nội dung gì là XHCN, không ai chỉ ra được. Còn nói
phát triển kinh tế thị trường “theo định hướng XHCN”. Cái đuôi “theo định hướng
XHCN” thật là mơ hồ, vô nghĩa.
Đã không có mô hình, không
có nội dung XHCN, thiết nghĩ chỉ nên nêu “lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” như nghị quyết Đảng đã từng ghi là đúng đắn và khả thi. Không cần nêu
CN Mác – Lênin mà “chỉ nêu tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ” vì cái gì ở Mác, ở Lênin
mà thích hợp với Việt Nam thì Hồ Chí Minh đã tiếp thu, cũng như những gì là
hay, là tốt của thế giới, của đạo Phật, đạo Thiên Chúa, của Khổng Tử, của Tôn
Trung Sơn đều đã có trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đã không có nội dung XHCN
thì nên lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là thích hợp.
Sự thật là không có truyền
thống hữu nghị Trung – Việt, cũng không có tương đồng ý thức hệ. Thế mà mỗi lần
có gặp gỡ cấp cao 2 bên, phía Trung Quốc vẫn nói ngon ngọt nào là trân trọng
tình hữu nghị Việt – Trung do Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã dày công vun đắp,
nào là xử lý bất đồng trên tinh thần “đại cục” quan hệ Trung – Việt làm trọng,
nào là mọi vấn đề đều có thể thương lượng nội bộ để giải quyết trên tinh thần
đồng chí, anh em cùng chung ý thức hệ, v.v. Giang Trạch Dân còn “sáng tạo” ra
“phương châm 16 chữ và 4 tốt” để phỉnh phờ, mê hoặc lãnh đạo ta, làm sợi dây vô
hình cột Việt Nam vào cỗ xe của họ, kéo ta lệ thuộc vào họ.
Những ai có đầu óc thực
tế đều thấy rằng hiện nay mối nguy hiểm đối với nước ta không phải đến từ đế
quốc Mỹ mà đến từ chủ nghĩa bá quyền bành trướng Đại Hán.
Vấn đề đặt ra đối với nước
ta hiện nay là: thoát ra khỏi mọi ràng buộc tham lam, ác ý, thực hiện đường lối
chủ trương độc lập tự chủ, thực hiện ngoại giao cân bằng giữa các nước lớn, một
mặt không phá bỏ hiện trạng hữu nghị hòa bình với Trung Quốc, mặt khác thắt
chặt mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn Nga, Nhật, Ấn Độ, Mỹ, cải cách thể
chế, thực hiện dân chủ, gắn bó với khối đại đoàn kết dân tộc, trọng dụng hiền
tài, xóa bỏ mọi lợi ích nhóm, phe phái quyền lực để đưa đất nước thoát khỏi yếu
kém tụt hậu và tiến lên.
N.T.V.
Đi tìm "thế lực thù địch"
Hồn quê
Các bài liên hệ
Từ lâu, tôi đã nghe nhiều, rất nhiều cụm từ “thế lực thù địch”.
Nghe đến nhàm, nhưng chẳng ai chỉ giùm tôi, bởi nó vô hình. Vậy thì phải đi tìm
thôi.
Tôi đã đi tìm thế lực thù địch từ những ngày hợp tác hóa, đầu
những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường xã
hội chủ nghĩa.
Cái ngày mà tôi chưa phân biệt được chủ nghĩa Mác đúng sai thế
nào.
Cái ngày mà khi có kẻng là xã viên hợp tác ra đồng, chờ phân việc,
làm chiếu lệ vài giờ rồi về. Tối họp bình công chấm điểm thì cãi nhau om sòm,
mà có nhiều nhặn gì đâu, giỏi lắm mỗi công một cân thóc. Để
rồi “Ơi anh chủ nhiệm anh chủ nhiệm/ Hai tiếng thân yêu lời cảm mến/
Tay anh nắm chặt tay xã viên/ Xốc cả phong trào cùng tiến lên” đi vào
trang sách học sinh theo thơ Hoàng Trung Thông.
Cái ngày mà khi thu hoach thì bố mẹ đi trước, con cái theo sau
(gọi là đi mót) cướp hết những thứ ngon. Cuối buổi thu hoạch về sân kho hợp tác
chỉ những đống lúa xơ xác, hoặc những đống khoai chạc khoai rễ. Để rồi “Dân
làm chủ dập dìu hợp tác / Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn” đi vào trang sách học sinh theo
thơ Tố Hữu.
Cái ngày mà đói triền miên, cả năm may ra có bữa no cơm và có
thịt, đó là ngày tết. Để rồi “Những người lao động quang vinh/ Chúng ta
là chủ của mình từ đây” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu.
“Chẳng nhẽ chủ nghĩa cộng sản lại thế này ư?” Từ thắc mắc đó tôi
đọc “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và “Chính trị kinh tế học”. Vì còn tuổi vị thành
niên, nên dù nghi ngờ nhưng tôi chưa dám nghĩ Mác sai, nhưng ít nhất là ta làm
sai Mác. Mác nói, đại ý “phải phân biệt vô sản và vô sản áo rách (bọn khố rách,
áo ôm)”. Ta đã dùng “vô sản áo rách” trong CCRĐ. Ta đã cưỡng bức vào hợp tác
xã, trong khi lẽ ra phải hoàn toàn tự nguyện. Trong “Chính trị kinh tế học”,
theo Khơ rút sốp “có thể đoạt chính quyền bằng nghị trường”, còn theo
Bregiơnhep “chỉ có thể đoạt chính quyền bằng bạo lực”, ta theo bạo lực. Tại sao
lại phải dùng bạo lực? Tôi tự hỏi vì tôi đã đọc đâu đó “bạo lực là sản phẩm của
phía yếu, bất tài và vô lực”. Tất cả những nhà cầm quyền theo chủ thuyết “sức
mạnh chính trị nằm trên đầu nòng súng” đã đưa đất nước họ (trục phát xít) gục
ngã. Sau gục ngã có thể họ bị yếu, có thể họ thuộc bài nên đã điều chỉnh hướng
đi. Các nước theo trục chủ nghĩa xã hội lại tiếp tục theo vết xe đổ đó, để đến
nay tan rã. Thảm thay!!!
Cái thời mà, thế hệ cha anh tôi, những người đã qua CCRĐ luôn
thuộc nằm lòng câu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”hoặc “chủ
nghĩa cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
Tôi vào đại học, vào bộ đội. Dù làm khoa học và công nghệ, nhưng
tôi luôn tìm hiểu về chế độ, khi mà tuyên truyền và thực tế luôn ngược nhau.
Tôi đọc mọi loại sách, từ các sách văn học, xã hội học và chính trị; tiếp cận
với nhiều tầng lớp người từ cao xuống thấp, từ cổ đến kim. Do công tác đi đây
đó nhiều, nhất là các công xưởng, lại sống hòa nhập nên tôi có điều kiện tiếp
cận thực tế. Qua lý thuyết và thực tế tôi đã dần tìm ra thế lực thù địch. Đúng
hơn là cái gì đã kìm hãm sự phát triển của nước.
Còn nhớ những năm cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ trước có lần
tôi nói với bố tôi (đang là cán bộ cao cấp) rằng “đảng sai bố ạ”, bố tôi rằng
“đường lối đúng, thực hiện sai”. Đáp “lý thuyết đúng là tự nó đem lại tốt đẹp
cho xã hội, ta chẳng làm được gì cả, sao gọi là đúng? Nói vậy là bao biện”. Bố
tôi lặng im. Lại hỏi “một xã hội sẽ ra sao nếu trí phú địa hào đào tận gốc,
trốc tận rễ?” Rằng “câu hỏi đó đã được Gabriel García Márquez – chủ nhân của
giải noben văn học 1982 đã hỏi trong một gặp gỡ các nhà văn Á - Phi - Mỹ La
tinh, mà chẳng ai biết thế nào để trả lời”. Vài năm sau bố tôi nói “con đúng,
bố sai – từ nay con thay bố giải quyết các việc trọng đại trong gia đình”. Cũng
từ đó cho đến lúc lìa trần, ông dị ứng với vô tuyến, đài và báo chí (công cụ
tuyên truyền) – những thứ mà trước đây là thực đơn hàng ngày của ông. Ông quay
lại nghề tử vi, địa lý và kinh dịch – như là nghề gia truyền; nhưng khi đi theo
đảng ông phải bỏ. Chính nghề này đã cứu ông cả vật chất, tinh thần và để lại
nhiều ân đức trước khi qua đời.
Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước,
khi người ta cơ cấu những cán bộ chính trị đi tập huấn một thời gian về làm
hiệu trưởng các trường cấp 2 và 3, tôi như đã thấy manh nha một cái gì? Sau đó,
khi “chuột chạy cùng sào, nhảy vào sư phạm”; tôi đã thấy rằng: “xã hội ta sẽ
thê thảm khi những người học yếu nhất vào giáo dục”. Rồi cải cách giáo dục, như
một sự tàn phá đất nước nhanh nhất. Mười lăm năm đi học không có ai dạy cho ta
yêu bố mẹ, anh em cả; nhưng được dạy nhiều về lý tưởng cộng sản “vì lý
tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. Phải chăng bỏ qua cái
thực thể hữu hình, chạy theo cái vô hình kiểu “bỏ hình bắt bóng” là đặc trung
nền giáo dục của chúng ta?
Rút cục ta đã đào tạo ra những thế hệ “ăn theo nói leo” là chính,
ai không như thế được đội cái mũ “tiểu tư sản trí thức” ngay. Ta không dùng
những người tài giỏi, nhưng lại coi trọng những người khôn vặt, láu cá nhiều
mưu ma chước quỷ. Chính cái sự đào tạo và sử dụng người đã hủy hoại nhân cách
của nhiều thế hệ.
Từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước lại đây, tôi đã chứng
kiến rất nhiều những cuộc chạy chức quyền, chia các vai quyền lực từ các bàn
nhậu. Mấy chục năm công tác tôi thấy quá rõ kinh phí bôi trơn cho guồng máy,
thông thường là 40% chi phí đầu tư, nhiều chỗ còn hơn. Kinh phí vào công trinh
chỉ xấp xỉ một nửa. Đất nước không đổ nát mới là sự lạ.
Cách đây hơn năm thế kỷ Thân Nhân Trung đã viết:
"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh
thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân
tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..."
Đất nước ta không đào tạo và sử dụng được hiền tài, chỉ dùng được
những ai dễ sai bảo, biết ăn theo nói leo, thậm chí vô sản áo rách. Dùng hiền
tài đâu có dễ, những người không tài làm sao sử dụng được hiền tài, các bậc
hiền tài đâu chịu làm đầu sai. Những người có tri thức, biết được điều hay lẽ
phải (tri là biết; thức là hay), sao lại có thể a dua theo bầy đàn không có tri
thức dẫn lối? Trong hoàn cảnh ấy, hiền tài chỉ có hai con đường, hoặc vùng lên
rồi bị diệt như “Nhân văn Giai phẩm” hay như “vụ xét lại chống đảng”. Hoặc co
vào ở ẩn bất hợp tác như đa phần còn lại. Rút cục hiền tài không “can dự” được
vào sự phát triển đất nước. Không phải vô cớ mà ở nước Đức có bia mộ ghi “ở đây
đã an táng một người, mà người đó dùng được rất nhiều người tải giỏi”.
Vậy là “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối. Mà cái
ngu là tổ phụ của cái ác, tàn phá đất nước hơn tỷ lần cái ác. Con đường cách
mạng đất nước ta (mà đặc biệt là cách mạng phát triển xã hội sau năm 1975) đang
đi là con đường thiếu ánh sáng tri thức soi đường. Để rồi sau bao nhiêu năm đi
vào bóng đêm. Đất nước sau gần bốn mươi năm thống nhất tựa như đổ nát. Nạn tham
nhũng tràn lan làm rỗng ruột kinh tế, tai nạn giao thông chết người như có
chiến tranh, giáo dục lụn bại, nhân cách đạo đức suy đồi, kẻ thù truyền kiếp
phương Bắc uy hiếp trên biên giới, rừng núi, biển đảo và đồng bằng. Cách mạng
đâu phải là sự nghiệp của bầy đàn khố rách áo ôm kiểu “mo cơm quả cà đi xây
dựng chủ nghĩa cộng sản”. Cũng do ngu tối mà từ ngày độc lập, chúng ta chưa tìm
được con đường đi cho đất nước.
Không nghi ngờ gì nữa “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự
ngu tối, thế lực nào dung túng cho cái ngu, để cho cái ngu hoành hành thì đấy
chính là thế lực thù địch của đất nước ta, dân tộc ta.
Thời nay ai thiết người tài
Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời
Thằng thông minh nó lắm lời
Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu
Thằng ngu tuy có lù khù
Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh
Sự đời nghĩ lại mà kinh
Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời
Thằng thông minh nó lắm lời
Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu
Thằng ngu tuy có lù khù
Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh
Sự đời nghĩ lại mà kinh
Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
H.Q.
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Sinh viên luật đề nghị tranh luận về vụ Đoàn Văn Vươn
THƯ ĐỀ NGHỊ TRANH LUẬN
Gửi:
– Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM trường Đại học Luật TP. HCM (sau
đây gọi tắt là Đoàn trường);
– Tác giả bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý
cho Đoàn Văn Vươn” được đăng trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com)
vào ngày 09-04-2013, bút danh Trung Nhân.
Chúng tôi:
– Nguyễn Trang Nhung, sinh viên lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, Đại
học Luật TP. HCM;
– Bùi Quang Viễn, sinh viên lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, Đại học
Luật TP. HCM;
– Phạm Lê Vương Các, sinh viên lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, Đại
học Luật TP. HCM.
Xét rằng:
– Thư yêu cầu xin lỗi của chúng tôi, được gửi cho Đoàn trường vào
ngày 15-04-2013, đã không được Đoàn trường hồi đáp;
– Hành vi của những người trưởng thành, đặc biệt là những sinh viên
Luật, cần dựa trên cơ sở duy lý và hợp pháp, cũng như với tinh thần tôn trọng
lẫn nhau.
Trước khi thực hiện các hành động pháp lý như đã nêu trong thư yêu
cầu,
ĐỀ
NGHỊ:
Đoàn trường và tác giả Trung Nhân, cùng chúng tôi, Nguyễn Trang
Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, tổ chức một buổi tranh luận về
những vấn đề pháp lý liên quan đến Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn cũng
như bài viết của tác giả Trung Nhân về Tuyên ngôn này.
Chi tiết buổi tranh luận như sau:
1. Nội dung:
– Tranh luận về tính pháp lý của việc chúng tôi đưa ra Tuyên ngôn
Công lý cho Đoàn Văn Vươn. Việc làm này có hợp pháp không? Tại sao?
– Tranh luận về tính pháp lý của việc Đoàn trường đăng tải bài
viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” trên
website của Đoàn trường vào ngày 09-04-2011. Việc làm này có hợp pháp không?
Tại sao?
2. Chủ tọa buổi tranh luận: Do Đoàn trường lựa chọn;
3. Địa điểm và Thời gian: Do Đoàn trường lựa chọn;
4. Yêu cầu:
– Địa điểm được lựa chọn cần đảm bảo rằng mọi sinh viên, nếu muốn,
đều có thể dự khán buổi tranh luận;
– Đoàn trường và tác giả bài viết kể trên, cùng ba sinh viên chúng
tôi, mỗi bên chuẩn bị nhóm quay phim và chụp hình. Phim và hình của buổi tranh
luận sẽ được đăng tải công khai trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com),
blog Công lý cho Đoàn Văn Vươn (tuyenngondvv.blogspot.com) và Youtube (youtube.com).
Hy vọng rằng, Đoàn TNCS HCM trường Đại học Luật TP. HCM – tổ chức
thanh niên lớn nhất của một đại học chuyên ngành Luật hàng đầu đất nước – sẽ
chấp thuận lời đề nghị của chúng tôi về buổi tranh luận thuần túy mang tính
pháp lý này.
Đồng thời, tin tưởng rằng, buổi tranh luận mà chúng tôi đề nghị,
nếu không bị khước từ bởi Đoàn TNCS HCM trường Đại học Luật TP. HCM, sẽ mang
đến những kiến thức pháp lý bổ ích cho các bạn sinh viên Luật nói riêng và sinh
viên cả nước nói chung.
Thời hạn để Đoàn trường trả lời thư đề nghị tranh luận này là 7
ngày, kể từ ngày hôm nay, 23 tháng 04 năm 2013. Chúng tôi tiếp tục để ngỏ các
hành động pháp lý – khởi kiện, tố cáo và yêu cầu khởi tố – như đã nêu trong thư
yêu cầu xin lỗi, trong trường hợp Đoàn trường vẫn khước từ hồi đáp.
TP. HCM, ngày 23 tháng 04 năm 2013
Người đề nghị:
(Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn đã ký)
Nguồn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment