Wednesday, April 24, 2013

VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN: HÙM CHẾT ĐỂ DA...


 

VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN:
            HÙM CHẾT ĐỂ DA...
 
LÃO MÓC
 
Có người khuyên Lão Móc chỉ nên viết về những cái xấu của bọn lãnh đạo đảng CSVN, không nên viết về các vị cựu Tướng, Tá và lãnh đạo của Miền Nam mà làm gì vì không có lợi cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và khuyên Lão Móc “không nên nặng lời”, nên lịch sự với các vị này, cũng như bọn VC gian ác và bọn tay sai của chúng!
 
Lời khuyên mới nghe qua thì có lý, nhưng ngẫm nghĩ lại không đúng chút nào. Bởi lẽ chính những kẻ lãnh đạo Miền Nam và những cựu Tướng Tá của QLVNCH khi ra hải ngoại với những việc làm đổ đốn và những lời tuyên bố sặc sụa mùi hôn đít bạo quyền CSVN đã làm nhục chế độ miền Nam, đã làm hại không ít cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ mà người Việt tỵ nạn hải ngoại đã theo đuổi trong mấy chục năm qua.
 
Về chuyện “không nên nặng lời”, phải lịch sự ngay cả với bọn lãnh đạo đảng VC và bọn tay sai của chúng, Lão Móc sẽ xin thưa chuyện trong một bài viết khác.
 
Phần khác, lịch sử vốn công bằng. Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn, bố của ông Bùi Tín không thể ngồi chung chiếc chiếu lịch sử với nhà ái quốc Phan Bội Châu.
 
Các cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Hữu Hạnh không thể ngồi cùng chiếc chiếu lịch sử với các vị dũng Tướng QLVNCH đã chết theo thành: Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ.
 
Và, cố Tổng Thống Dương Văn Minh không thể ngồi cùng chiếc chiếu lịch sử với cố Tổng Thống Trần Văn Hương.
 
Do đó, mà có bài viết này. Bởi vì: lịch sử không do chúng ta viết thì ai sẽ viết?!
 
*
          Số là trong mấy ngày Tết, có người bạn vong niên mang đến cho tôi tờ Pháp Luật (TP.HCM) số Xuân Quý Mùi. Đọc bài "Võ Văn Kiệt như tôi biết" của Lý Quí Chung có đoạn như sau:
          "Mối hảo cảm dành cho ông Dương Văn Minh
          ... Cách đây hai năm, vào một chiều cận Tết, tôi được thư ký riêng của ông (Võ Văn Kiệt - chú thích của người viết bài này) nhắn mang v?t tennis đến sân trong Dinh Thống Nhất. Sau các trận đấu là buổi tiệc tất niên thân tình của anh em chơi ở sân này. Các câu chuyện cuối năm, từ chuyện này bắt sang chuyện khác, đến một lúc nói về ông Dương Văn Minh. Tôi sực nhớ chính cái sân tennis này từng được ông Minh đề cập đên trong những ngày ông chuẩn bị lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thì sẽ vào Dinh Độc Lập đánh tennis! Sở dĩ tôi kể chuyện này cho ông Kiệt nghe vì ông Kiệt cũng là người say mê môn quần vợt, ngoài ra vì tôi biết ông Kiệt thường dành những lời lẽ tốt đẹp khi đề cập tới ông Minh. Nghe xong câu chuyện của tôi, ông Kiệt tiết lộ một câu chuyện giữa ông và ông Minh như sau: Trước ngày rời đất nước cùng vợ sang Pháp, ông Minh đã tặng cho ông một túi xách bằng da dùng để vợt tennis, hộp banh và quần áo thể thao. Ông Võ Văn Kiệt kể tiếp: "Tôi đã tặng lại cho ông Minh và vợ ông hai "Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh". Tôi muốn hai ông bà nhớ rằng dù sống ở đâu, hai ông bà vẫn là công dân của thành phố này".   
          Đọc xong cái bài viết nịnh bợ ông Võ Văn Kiệt của ông "trí thức thành phần thứ ba" Lý Quí Chung thì ứa gan lắm, lại càng ứa gan hơn khi biết là ông cố Tổng Thống Dương Văn Minh và vợ của ông ta có nhận hai cái "Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh" do Võ Văn Kiệt tặng. Hèn chi mà m??i m?y năm trước đây, khi còn sống, ông đã tuyên bố muốn về Việt Nam như một người bình thường và có ở trong lòng đất nước, ông mới có điều kiện "đem tiếng nói thuyết phục bên kia tại quê nhà..."
 
          Bài viết sau đây xin được gửi đến hương hồn của ông Dương Văn Minh và những ông tai to, mặt lớn của chế độ miền Nam, nh?ng “trí th?c ??u ru?i” t?i h?i ngo?i đang muốn bắt tay hòa hợp hòa giải với Việt Cộng để chia phần trong cỗ tiệc xương máu của nhân dân Việt Nam.
 
*
          Tháng 3 năm 1865, Tổng đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển dâng sớ lên vua Tự Đức đại ý nói: "Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ vẫn chưa chuộc lại được, còn ba tỉnh miền Tây nay nằm ngang trước mũi giáo giặc, xin cho một đại thần vào để kinh lược hâu đương đầu với giặc".
 
          Trung quân Đô thống là Đoàn Thọ và Hiệp tá Đại học sĩ Trần Tiễn Thành tâu xin với vua Tự Đức cho Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản làm Kinh lược Đại thần. Vua ưng thuận.
 
          Mùa Thu năm 1865, Phan Thanh Giản đến Vĩnh Long nhậm chức Kinh lược Đại sứ, trông coi ba tỉnh còn lại của đất Nam Kỳ.
 
          Giữa tháng 6-1867, Phó Đề đốc De La Grandière ra lệnh tập hợp hạm đội tại Mỹ Tho, chuẩn bị đánh ba tỉnh miền Tây. Chờ cho lực lượng tập trung đầy đủ, ngày 19-6-1867, De La Grandière dùng Tư lệnh hạm Ondine đến Mỹ Tho. Nửa đêm ngày 19-6-1867, hạm đội Pháp rẽ sóng tiến sang Vĩnh Long.
 
          7 giờ sáng ngày 20-6-1867, hạm đội Pháp gồm các chiến hạm La Mitraille, Le Bourdais, L'Alom Prach, L'Espingole, Le Glaire, L'Arc, Le Fauconneau, La Hallebarde, tàu truyền tin Le Bien Hoa, một số quân vận hạm dưới quyền chỉ huy của Đại tá Reboul và Tư Lệnh hạm Ondine với De La Grandière đã thả neo trước thành Vĩnh Long. De La Grandière sai Le Grand De La Lirage tức Cố Trường mang thơ lên thành Vĩnh Long. Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Án sát Võ Doãn Thanh cố gắng thương thuyết nhưng De La Grandière cương quyết chiếm thành.
 
          Liệu thế không chống nổi, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản hạ lệnh giao thành rồi sai người về kinh đô Huế đem nộp áo mão đại trào, ấn triện, bằng sắc và một sớ tâu lên vua Tự Đức: "Nay gặp vận bĩ, việc dữ khơi ở trong cõi, khí xấu xuất hiện ở biên thùy. Việc cõi Nam Kỳ, một chốc đã thế này, không thể ngăn cản, phần của kẻ bầy tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho Quân Phụ. Đức Hoàng Thượng rộng xét xưa nay, biết rõ trị loạn, người thân kẻ hiền trong nước cùng lòng giúp đỡ. Kính cẩn phép trời, đổi dây thay bánh, lo trước tính sau, đại cuộc còn có cơ xoay chuyển. Kẻ hạ thần tới lúc tắt nghỉ, nghẹn ngào không biết nói sao, chỉ gạt nước mắt tỏ lòng quyến luyến, trong mong khôn xiết...".
 
          Phan Kinh lược cũng đã viết một lá thư, gửi cho các quan lại thuộc quyền và dân chúng ba tỉnh miền Tây: "... Thế của ta đối với người Phu Lãng Sa cũng như con nai đối với con cọp. Vậy bổn chức viết công thơ cho các quan văn cũng như tướng võ, hãy bẻ giáo mà giao thành trì, khỏi chống lại.
          Nhưng nếu bổn chức đã theo cơ trời mà không để tai họa rớt trên đầu lê thứ thì bổn chức trở thành kẻ phản thần đối với Đức Hoàng Thượng, bởi vì bổn chức đã trao ba tỉnh của Đức Hoàng Thượng mà không chống cự... Bổn chức đáng tội chết.
 
          Hỡi các quan và lê dân, các ngươi có thể sống dưới sự đô hộ của người Phú Lãng Sa, nhưng những lá cờ tam tài của Phú Lãng Sa không thể bay trên thành lũy mà nơi ấy bổn chức còn hơi thở...".
(Taboulet, La Geste Francaise en Indochine, Tom II).
 
          Sau đó Phan Kinh lược tuyệt thực, dặn dò con cháu không được hợp tác với giặc rồi uống thuốc độc tự vận.
 
*
          Hoàn cảnh của Kinh lược Đại sứ Phan Thanh Giản và ba tỉnh miền Tây cùng với hoàn cảnh của Đại tướng Dương Văn Minh và miền Nam Việt Nam năm 1975 có đôi chỗ giống nhau.
 
          Kinh lược sứ Phan Thanh Giản biết rằng với lực lượng yếu ớt và vũ khí thô sơ, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ khó lòng chống cự, nên để tránh cho lê thứ khỏi cảnh xương rơi máu đổ đã hạ lệnh giao thành. Đại tướng Dương Văn Minh mới vừa nhậm chức đã phải đối diện với cảnh thủ đô Sàigòn đang bị bao vây bởi những binh đoàn Cộng sản đông hơn và mạnh hơn gấp bội. Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh đầu hàng.
 
*
          Khi hay tin Hiệp biện Đại học sĩ, hàm Tòng nhất phẩm, Kinh lược Đại sứ ba tỉnh miền Tây, tiến sĩ xuất thân, giao thành cho giặc mà không chống cự, vua Tự Đức đã ra lệnh cách hết chức tước, truy đoạt hết phẩm hàm, đục tên trong bia Tiến sĩ. Triều đình đã luận tội ông nặng nề, xử tội "Trảm" dù Phan Kinh lược đã tự vẫn.
 
          Mười chín năm sau khi ông mất, năm 1886, triều đình mới khôi phục lại chức tước phẩm hàm cho ông dưới thời vua Đồng Khánh.
 
          Đương thời ông cũng như hậu thế sau này, không ít người đã buộc tội Phan Kinh lược là sơ giặc, chưa đánh đã hàng. Nhưng nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của Phan Kinh lược thì sao? Liều thân là chuyện dễ làm, thung dung tựu nghĩa mới là chuyện khó. Phan Kinh lược không sợ giặc. Giặc nào cũng chỉ làm cho ông chết là cùng. Ông không sợ chết thì ông còn sợ giặc nào? Phan Kinh lược đã quyết định giao thành để khỏi tốn xương máu lê dân, binh lính và không đợi triều đình và mọi người đương thời cũng như hậu thế định công, luận tội ông.
 
          Chính Phan Kinh lược tự luận tội mình:
          "... Bổn chức đáng tội chết!..."
 
          Phan Kinh lược đã tự buộc cho mình một mức trách nhiệm cao nhất khi ông đã "trao ba tỉnh của Đức Hoàng Thượng (cho giặc Phú Lãng Sa) mà không chống cự".
 
          "... Bổn chức đáng tội chết..."
 
          Và Phan Kinh lược đã ung dung, tự mình thi hành bản án của chính ông buộc cho ông. Bởi vì Phan Kinh lược "không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho Quân Phụ..."
 
          Triều đình dưới thời vua Đồng Khánh đã xét đoán hành vi của Phan Kinh lược dưới một cái nhìn khác, bớt khe khắt hơn khi cho khắc lại tên Phan Kinh lược trong bia Tiến sĩ cùng bãi bỏ cái án "Trảm" một người đã chết. Có phải chết là đã hết trách nhiệm đâu! Nếu lịch sử không sáng suốt, nếu cứ luận tội Phan Kinh lược như triều thần đời Tự Đức thì Phan Kinh lược dẫu đã chết vẫn chưa hết tội.
 
          Nhưng may thay, lịch sử bao giờ cũng phán xét một cách công minh.
 
          Tổng thống Dương Văn Minh trước đây đã từng có lần trả lời phỏng vấn của ký giả Nguyễn Ang Ca rằng nếu lịch sử được lặp lại thì ông cũng sẽ hành động giống như ông đã hành động ngày 30-4-1975.
 
          Phải! Nếu lịch sử được lặp lại thì chắc chắn các vị Tướng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Tỉnh Trưởng Hồ Ngọc Cẩn cũng sẽ hành động giống như họ đã làm năm 1975.
 
          Không muốn dân chúng đổ xương máu, cứ cho rằng ông Dương Văn Minh đã nói thật lòng đi nữa; cách xử sự của ông sau đó hẳn không thể giống như Phan Kinh lược đã làm một trăm lẻ tám năm trước đó. Ông Dương Văn Minh, qua cách nói của ông, muốn nói rằng việc làm của ông ngày 30-4-1975 là đúng, ông chẳng những vô tội mà ông còn có công nữa.
 
          Điều ấy có thể đúng ở một mặt nào đó. Đối với Cộng sản Hà Nội, ông Dương Văn Minh có công chứ không có tội.
 
          Nói như ông vậy thì bao nhiêu xương máu của quân dân miền Nam đổ ra để kéo dài cuộc chiến, có nghĩa là kéo dài cuộc sống tự do của miền Nam là đều vô ích cả hay sao?
 
          Và những người đổ xương máu ấy ra là đều có tội cả hay sao?
 
          Thôi hãy để lịch sử phán xét hành động ấy của ông. Chúng ta chỉ nói tới những gì ông nói, ông làm sau ngày 30-4-1975 đen tối đó.
 
          Ông sang Pháp sống. Cách đây 10 năm, ông lại công khai ngỏ ý muốn về Việt Nam sống nốt những ngày cuối đời. Ông nói rằng ông muốn về Việt Nam như một người bình thường và có ở trong lòng đất nước, ông mới có điều kiện "đem tiếng nói thuyết phục bên kia tại quê nhà...".
 
          Ai lại chẳng biết ông đại tướng khi mang cấp bậc cao nhất, chức vụ lớn nhất, vào lúc vinh quang nhất trong đời đã từng không thuyết phục được người dưới tay mình đừng hạ bệ mình!
 
          -Tạp chí Nhân Bản: Xin ông cho biết rõ hơn là ông được mời về để chuẩn bị một sự hợp tác nào đó hay là ông về với tính cách cá nhân?
 
          -DVM: Tôi về với tư cách một công dân cũng như tất cả mọi công dân Việt Nam khác...
 
          -Tạp chí Nhân Bản: Nhưng có một số người lại cho rằng Đại tướng Dương Văn Minh không có quyền xếp mình vào người dân thường để làm chuyện đó!
 
          -DVM: Tại sao lại cấm tôi làm chuyện đó?
 
          -Tạp chí Nhân Bản: Tại vì họ cho rằng Đại tướng Dương Văn Minh dù sao cũng là cựu Tổng thống, cựu chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Vì như vậy sẽ mang lại nỗi nhục cho giới chống Cộng. Ông có nghĩ đến chuyện đó không?
 
          -DVM: Không! Tôi không nghĩ như vậy...
 
          Khi ông Dương Văn Minh nói như vậy không phải là ông không biết mà là ông cố tình quên đi lời nói của Đức Khổng Phu Tử: Chính Danh, Định Phận. Ở cái tuổi 82 của ông, với học vấn của ông, ông không thể chối là ông không biết đến bốn chữ đó.
 
          Tại sao một đứa con nít sáu tuổi có thể vừa đi vừa mút cà -rem ngoài đường mà một ông thầy giáo thì không? Thân phận, vị trí mỗi người mỗi khác.
 
          Tại sao Phan Kinh lược nói: "Hỡi các quan và lê dân, các ngươi có thể sống dưới sự đô hộ của người Phú Lãng Sa, nhưng những lá cờ tam tài của Phú Lãng Sa không thể bay trên một thành lũy mà nơi ấy bổn chức còn hơi thở..."
 
          Tại sao Phan Kinh lược lại không thể giống như mọi người dưới quyền ông là có thể sống sau khi ba tỉnh miền Tây bị mất? Bởi vì Phan Kinh lược đã "Định Phận" cho mình: Là Kinh lược Đại thần, người có trách nhiệm bảo vệ ba tỉnh miền Tây! Phan Kinh lược xác nhận rằng trách nhiệm của ông khác với trách nhiệm và vị trí của một người lính trơn hoặc một người dân thường!
 
          Những vị anh hùng, thuộc cấp của Tổng thống Dương Văn Minh, mà còn "Định Phận" mình một cách hết sức đúng đắn, chững chạc, rất anh hùng trong giờ phút lâm tử của đất nước, mặc dù có thể cương vị của họ không bắt buộc họ phải bắt chước Phan Kinh lược nói với thuộc cấp, và cũng là nói với lịch sử:
 
          "... Bổn chức đáng tội chết..."
 
          Họ đã tự nhận trách nhiệm trước Quân đội, trước Dân tộc. Họ tự kết án mình, tự thi hành lấy bản án đưa tên tuổi họ vào lịch sử. Trong lúc đó, người Tổng Tư lệnh Tối cao của họ trong giờ phút cuối cùng, Đại tướng Tổng thống Dương Văn Minh ung dung sống, ung dung đi bầu cử Quốc Hội Cộng sản, ung dung lên phi cơ sang Pháp mang theo hai "Huy chương thành phố Hồ Chí Minh" do Thủ tướng Việt Cộng Võ Văn Kiệt trao tặng, ung dung tuyên bố là nếu lịch sử tái diễn, ông sẽ đầu hàng lần nữa. Và mấy năm trước khi chết già tại Mỹ, ông ung dung tuyên bố rằng ông sẽ về Việt Nam sống với Cộng sản, không cần biết tới một việc mà ai cũng thấy: ông chắc chắn sẽ là một công cụ tuyên truyền đắc lực cho Hà Nội; không cần biết rằng, chẳng đợi lịch sử tái diễn gì cả, ông đang chuẩn bị đầu hàng một lần nữa!
*
          "... Bổn chức đáng tội chết..."
 
          Tháng 6-1867, Kinh lược Đại thần Phan Thanh Giản đã hạ bút viết câu ấy tại thành Vĩnh Long. Bốn mươi tám năm sau, một con người tên Dương Văn Minh đã được sinh ra tại đất Vĩnh Long ấy. Năm ông này 60 tuổi ông làm một chức vụ lớn nhất, lớn hơn chức Kinh lược sứ của Phan Thanh Giản nhiều, trách nhiệm hơn chức Kinh lược sứ nhiều. Đó là chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Ông Tổng thống ấy đã ra lệnh đầu hàng trước kẻ thù và sau đó ông nói với những kẻ mà ông đầu hàng:
 
"Tôi năm nay 60 tuổi, rất vui mừng được làm người dân một nước độc lập".
 
          Hai con người, hai câu nói, hai thái độ xử sự và dĩ nhiên là tên tuổi sẽ được ghi vào lịch sử ở hai trang khác nhau. 
 
          "... Bổn chức đáng tội chết..."
          Kinh lược Đại thần Phan Thanh Giản.
 
          "... Tôi sẽ về Việt Nam..."
          Cố Tổng thống Dương Văn Minh.
 
          Hai câu nói khó quên! Hai con người khó quên!
          Ánh trăng rằm tháng Giêng và con đom đóm trên cây bần ven sông ở vùng đất lầy mới bồi!
 
        LÃO MÓC
          tieng-dan-weekly.blogspot.com
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog - 3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link