Đại sứ EU 'lo ngại' về nhân quyền ở VN
Cập nhật: 15:08
GMT - thứ năm, 18 tháng 4, 2013
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy thăm Hà Nội hồi
tháng 11/2012
Đại sứ Liên hiệp châu Âu ở Việt Nam Franz
Jessen nói EU "lo ngại sâu sắc" về các động thái của Hà Nội với
giới blogger.
Ông
Jessen nói Châu Âu đã nói với phía Việt Nam về lo ngại này tại phiên tham vấn
chính trị cao cấp giữa Việt Nam và EU hôm 15/4.
Các bài liên quan
Trước đó
hai bên cũng đã có tham vấn tư pháp ở cấp thứ trưởng hôm 12/4 ở Brussels.
Ông
Jessen nói với BBC hôm 18/4:
"Tại
tham vấn chính trị cao cấp giữa EU và Việt Nam, chúng tôi xem xét toàn diện
quan hệ EU - Việt Nam, dĩ nhiên bao gồm cả các vấn đề nhân quyền gần
đây."
"...Chúng tôi có một số vấn đề quan trọng trong quan hệ với
Việt Nam và nhân quyền rõ ràng là một trong số các vấn đề này.
Ông
Jessen cũng nói ngoài vấn đề nhân quyền, hai bên đã đề cập tới vấn đề an
ninh, người di dân và thương mại bên cạnh các vấn đề khác.
Vị Đại sứ
nói EU không nêu ra những trường hợp cụ thể nào khi đề cập tới vấn đề nhân
quyền vì ông nói EU nêu tên tuổi các nhân vật họ chú ý tới trong những cuộc
tiếp xúc khác với Việt Nam.
"Chúng tôi hoạt động rất tích cực ở cấp địa phương và có
danh sách những trường hợp mà chúng tôi lo ngại.
"Chúng tôi nêu những trường hợp này trong các cuộc gặp với
Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao.
"Chúng tôi thấy lo ngại về những diễn biến tiêu cực liên
quan tới việc đối xử với các blogger và tự do ngôn luận.
"Nhưng
chúng tôi cũng nhận thấy có những tiến bộ ở một số lĩnh vực như trong vấn đề
tự do tôn giáo.
"Chúng
tôi rất vui mừng khi thấy Tổng Bí thư [Nguyễn Phú Trọng] gặp gỡ Đức Giáo
hoàng ở Rome hồi tháng Một.
"Đối
thoại tôn giáo là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi đề nghị Việt Nam tập
trung tới và đã có những kết quả."
'Lo ngại sâu sắc'
"Phản ứng của họ
có thể khác với phản ứng của chúng tôi nhưng họ hiểu vấn đề và hiểu tầm
quan trọng của tự do thông tin và sử dụng internet không những để thể hiện
ý kiến chính trị mà còn để phát triển kinh tế."
Đại
sứ Franz Jessen
Ông
Jessen nói những diễn biến "tiêu cực" trong lĩnh vực tự do ngôn
luận ở Việt Nam gần đây là "lo ngại sâu sắc" và nói thêm:
"Điều
chúng tôi khuyên chính phủ ở đây là họ cần nhẹ nhàng hơn với các bloggers,
họ cần nhẹ nhàng hơn với các nhà báo vì nói cho cùng tự do thể hiện ý kiến
tốt cho cả các cá nhân và cho đất nước.
"Chính
quyền hiện nay đang có quan điểm không đồng nhất, có những lĩnh vực họ khá
thả lỏng nhưng có những lĩnh vực lại hạn chế."
Đại sứ
Jessen nói EU và Việt Nam có đối thoại nhân quyền thường niên và năm nay đối
thoại có thể diễn ra vào tháng Mười với cuộc gặp trù bị dự kiến xảy ra vào
trước mùa hè.
Ông cũng
nói các quan chức Việt Nam hoàn toàn ý thức được các vấn đề mà họ đang đối
mặt và đang gây lo ngại cho các đối tác.
Khi được
hỏi về cuộc gặp của ông với Tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Công an cách đây vài
tuần và với Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm 15/2, ông Jessen nói:
"Tôi
khá ngạc nhiên khi tới đây và thấy sự thông hiểu vấn đề ở các bộ, bao gồm cả
Bộ Công an.
"Điều chúng tôi khuyên chính phủ
ở đây là họ cần nhẹ nhàng hơn với các bloggers, họ cần nhẹ nhàng hơn với
các nhà báo vì nói cho cùng tự do thể hiện ý kiến tốt cho cả các cá nhân và
cho đất nước"
Đại
sứ Jessen (trái)
"Nhiều
trong số những vấn đề mà chúng tôi thấy thì họ cũng thấy rõ.
"Phản
ứng của họ có thể khác với phản ứng của chúng tôi nhưng họ hiểu vấn đề và
hiểu tầm quan trọng của tự do thông tin và sử dụng internet không những để
thể hiện ý kiến chính trị mà còn để phát triển kinh tế.
"Họ
hiểu rõ nhưng vẫn chưa biết phải làm gì với những người, chủ yếu là ở trong
nước, bày tỏ những ý kiến mà họ không muốn thấy."
"Điều
mà Thứ trưởng Ngoại giao, ông [Bùi Thanh] Sơn nói hôm thứ Hai là họ hiểu rằng
có lo ngại nhưng họ luôn nói rằng "Chúng tôi hiểu nhưng hãy cho chúng
tôi thời gian."
'Bản sắc văn hóa'
Đại sứ
Jessen, người có tám năm làm phó đại sứ EU ở Trung Quốc và trước đó có năm
năm làm việc ở Nhật Bản, nói ông nhận thấy sự khác biệt giữa Việt Nam và
các nước khác trong khu vực và nói thêm:
"Từ
góc độ của EU, Việt Nam thực ra là một nước khá lớn.
"Việt
Nam có dân số có lẽ bằng thành viên lớn nhất của EU còn về diện tích Việt
Nam cũng rộng hơn nhiều nước thành viên EU.
"So
với Trung Quốc thì Việt Nam nhỏ hơn nhưng gần như nước nào so với Trung Quốc
thì cũng nhỏ hơn cả.
"Giữa
Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam, tôi có thể thấy nhiều điểm chung của vùng
Đông Á.
"Nhưng
tôi rất ngạc nhiên khi tới Việt Nam và thấy rằng Việt Nam rất đặc biệt, có
lẽ vì lý do lịch sử và bản sắc văn hóa.
"Việt
Nam thật ra có nhiều khác biệt giữa các vùng [địa phương] so với những nước
khác."
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment