Wednesday, April 24, 2013

Việt Nam sắp đổi tiền cùng tên nước?


 

Việt Nam sắp đổi tiền cùng tên nước?


dantri, dlb - Cập nhật lúc 22-04-2013

Tiền thời VNDCCH. Ảnh minh hoạ.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tin đồn đổi tiền đã làm nóng dư luận tại Việt Nam. Trong lúc kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, lạm phát tăng cao, hệ thống ngân hàng trước nguy cơ sập vì nợ xấu, bong bóng bất động sản không thanh lý được..., lại có tin sẽ đổi tên nước.

Khi đổi tên nước, ắt phải đổi tiền mới. Nhiều tin đồn cho rằng, tỷ giá đổi sẽ là 10/1 (10 ăn 1). Như thế, Việt Nam có cơ hội cứu nguy cho hệ thống ngân hàng và các ông chủ lớn bất động sản... Thay vào đó, gánh nặng này sẽ dàn trải cho người dân hứng chịu. Mặc dù các quan chức nhà nước khẳng định chưa có sự đổi tiền, nhưng kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, lời hứa của các chính trị gia Việt Nam không nhất thiết phải giữ đúng!

Trong 3 lần đổi tiền trước đây, không lần nào nhà nước không lên truyền hình để phủ nhận tin đồn và trút tội cho những "thành phần xấu đã tung tin đồn thất thiệt". Và sau khi trịnh trọng hứa hẹn với dân là sẽ không đổi tiền thì vài ngày sau tiền... đổi!

Ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước đã trả lời phỏng vấn về vấn đề này.

Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này

Tin đồn này được xác định là một trong những nguyên nhân khiến tỉ giá USD “nhảy múa” mấy ngày gần đây, trong đó có thời điểm lên đến 21.500VND/USD.


Ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước.


Thưa ông, thời gian qua trên thị trường râm ran tin đồn sắp tới NHNN sẽ có thể thay đổi đồng tiền đang lưu hành bằng đồng tiền mới. Xin ông cho biết quan điểm của NHNN về thông tin này?

Tôi xin khẳng định rằng đây là thông tin bịa đặt. Có thể thông tin này xuất phát từ việc góp ý hiến pháp về thay đổi tên nước. Từ đó một số người suy diễn rằng sẽ phải in lại đồng tiền, như thế là NHNN sẽ đổi tiền.

Về phía NHNN khẳng định lại là không có chuyện đổi tiền trong thời điểm hiện nay. NHNN cũng khuyến cáo người dân bình tĩnh, yên tâm sử dụng đồng tiền do NHNN Việt Nam phát hành. Không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay.

Mỗi cuộc đổi tiền nếu có sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng và công phu với sự đồng ý của cơ quan lãnh đạo cao nhất cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng.  Một đề án như vậy sẽ đòi hỏi thời gian chuẩn bị, triển khai rất dài. Đơn cử như để đáp ứng việc đổi tiền thì NHNN phải chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn, tương ứng lượng tiền mặt đang lưu hành.

Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ tiền mặt trong lưu thông rất cao. Thậm chí để in được lượng tiền mặt như thế thì phải mất vài năm. Chi phí cho thực hiện kế hoạch đổi tiền như thế là vô cùng lớn. Do đó không thực hiện dễ như nhiều người suy diễn.

Ngoài ra, thực hiện đổi tiền cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội có phù hợp không? Cơ cấu đồng tiền còn hợp lý không? Hay bộ tiền có bị làm giả quá nhiều không khiến người dân mất lòng tin vào đồng tiền? Và với những căn cứ đó thì ở tình hình hiện nay, không có lý do gì để thực hiện việc đổi tiền.

Người dân vẫn còn ghi nhớ khá kỹ về những lần đổi tiền trong quá khứ, ví dụ như năm 1985. Khi đó mỗi gia đình, doanh nghiệp chỉ có hạn mức đổi tiền nhất định. Với tư cách là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo NHNN về phát hành tiền, xin ông cho biết quan điểm của mình về điều này?

Việc đổi tiền như thế gây rất nhiều thiệt hại cho người giữ tiền mặt. Theo cập nhật của chúng tôi thì trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây không còn quốc gia nào thực hiện việc đổi tiền với biện pháp hành chính như vậy nữa.

Để đổi tiền, cơ quan phát hành sẽ đưa vào lưu thông song song tiền cũ và tiền mới với mệnh giá tương đương, sau đó dần rút loại tiền cũ ra khỏi lưu thông. Đến thời điểm thích hợp sẽ tuyên bố chấm dứt lưu hành tiền cũ. Ví dụ như việc thay thế tiền cotton bằng tiền polymer được NHNN thực hiện thời gian vừa qua cũng theo phương thức như vậy. Với cách làm như thế sẽ không có ảnh hưởng gì tới quyền lợi cũng như hoạt động giao dịch của người dân.

Bên cạnh tin đồn về đổi tiền thì trong dư luận còn có tin đồn về việc NHNN sẽ phát hành tờ tiền mệnh giá 1 triệu đồng. Thông tin này có chính xác không, thưa ông?

Lâu nay người dân đồn thổi việc NHNN sẽ phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng do tiền mất giá là không đúng. NHNN không có chủ trương đó. Thời gian qua mọi người cũng thấy đồng tiền Việt Nam khá ổn định. Ngoài ra cơ cấu của bộ tiền đang lưu thông hiện nay vẫn phù hợp.

Từ phía cơ quan tham mưu phát hành tiền thì chúng tôi thấy tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng là hợp lý. Bên cạnh đó vẫn duy trì lượng tiền mệnh giá nhỏ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp người dân có thu nhập thấp. Việc phát hành tờ tiền 1 triệu đồng sẽ không hợp lý, thậm chí còn làm mất giá đồng tiền của chúng ta.

Một số sự kiện liên quan đến việc đổi tiền tại Việt nam


1. Ngày 5/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành Giấy Bạc Ngân Hàng. Giấy BNH đổi lấy Giấy Bạc Tài Chánh theo tỷ giá 1 Đồng năm 1951= 100 Đồng năm 1946. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng đã có hai cuộc định giá lại liên tiếp nhau vào năm 1951 và 1953, mỗi lần với thừa số 10. Năm 1954, đồng tiền này đã trở thành tiền tệ mới của quốc gia mới được công nhận Bắc Việt Nam, với tỷ giá với tiền Piastre đang lưu hành Việt Nam Cộng Hòa là 32 đồng Bắc Việt Nam = 1 piastre hay đồng Nam Việt Nam. Giấy Bạc Ngân Hàng có 9 loại mệnh giá: 1 Đồng, 10Đ, 20Đ, 50Đ, 100Đ, 200Đ, 500Đ, 1000Đ và 5.000Đ.

2. Ngày 28/2/1959, một đơn vị đồng khác đã thay thế loại thứ hai với tỷ lệ 1 đồng năm 1959 = 1000 Đồng năm 1951.

3. Sau 30/4/1975, tiền Miền Nam phải đổi thành tiền Giải Phóng với giá 500Đ Miền Nam cho mỗi Đồng Giải Phóng từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào; ở Thừa Thiên trở ra, 1000Đ Miền Nam đổi được 3Đ Giải Phóng.

4. Ngày 3/5/1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chánh, đã có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền Miền Bắc là 1Đ cũ thành 1Đ thống nhất, trong khi tại Miền Nam 1Đ Giải Phóng thành 8 hào tiền thống nhất.

5. Lần đổi tiền gần đây nhất xảy ra vào 4/9/ 1985, khi 10Đ tiền cũ đổi thành 1Đ tiền mới. 

Và năm nay, năm 2013, liệu khi đổi tên nước, sẽ phải đổi tiền với tỷ giá 10/1 (10 ăn 1)?

Ghi Chú: Số tiền cũ được đổi sang tiền mới bị hạn chế, nhất là những lần đổi tiền sau khi thống nhất, dân Miền Nam coi gần như mất trắng.

Nguồn: dantri, dlb

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

* Cứu nợ bất động sản, đổi tên nước và đổi tiền?

 


                                        ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

              Những hệ lụy xảy ra sau cuộc đổi tiền - “Đổi tiền 2013?”

Đổi tiền là gì ?

- Đổi tiền là việc Ngân Hàng Trung Ương (Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam) thu hồi toàn bộ tiền cũ và phát hành một loại tiền mới theo một tỷ giá quy đổi nhất định.

 

Ví dụ: ngày 14/9/1985, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tiến hành đổi tiền trên cả nước với tỷ lệ 10 đồng cũ ăn 1 đồng mới.
———————————

Hạn mức đổi tiền ?

- Hạn mức đổi tiền là [những] giá trị giới hạn tiền mặt mà một công dân, một hộ gia đình, một công ty, một tổ chức,... được phép đổi.

 

Ví dụ: trong lần đổi tiền tháng 9/1985:

+ Một hộ gia đình được đổi tối đa 2,000 đồng tiền mới.

+ Một hộ độc thân và mỗi người trong hộ tập thể được đổi tối đa 1,500 đồng tiền mới.

+ Một hộ kinh doanh được đổi tối đa 5,000 đồng tiền mới.
———————————

Tại sao phải có hạn mức đổi tiền ?

- Mục đích của đổi tiền thường được tuyên truyền là nhằm giảm lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường.

- Cho dù có đổi tiền với tỷ lệ nào đi nữa, việc đưa ra “HẠN MỨC ĐỔI TIỀN” là điều chắc chắn xảy ra.

Nếu đổi tiền giúp giảm được lượng tiền lưu thông, vậy thì tại sao lại đưa ra hạn mức đổi tiền đối với dân ? Những đồng tiền cũ không đổi được trở thành cái gì ? Có còn giá trị không ? Mời các bạn xem giải thích về những điều bí ẩn kia trong các phần dưới đây.
———————————

Nguyên nhân dẫn đến đổi tiền ?

 

- Siêu lạm phát: ngay tức thì sau đổi tiền thì lạm phát giảm xuống TRONG RẤT NGẮN HẠN (Về bản chất, việc giảm này là do thị trường bị rối loạn, người dân chỉ lo đi đổi tiền, thu gọn lại việc làm ăn nên KHÔNG DÁM CHI TIÊU dẫn đến “tổng cầu” tạm thời giảm xuống trong thời gian ngắn. Nhưng chất lượng cuộc sống giảm xuống rất nhiều vì KHÔNG DÁM TIÊU XÀI GÌ CẢ). Thật ra, “siêu lạm phát”, “lạm phát phi mã” chỉ là biểu hiện ra bên ngoài của nền kinh tế sụp đổ toàn diện mà thôi. Do đó, có thể xem “siêu lạm phát” là dấu hiệu nhận biết chứ bản thân nó không là nguyên nhân gốc rễ.

 

- Nguy cơ vỡ nợ của ngân hàng: khi nợ xấu tăng lên quá cao, thì việc đổi tiền giúp giảm số nợ này xuống BẰNG CÁCH QUỴT NỢ (sẽ được giải thích chi tiết sau).

 

Ví dụ: ông A gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại ngân hàng X. Đến ngày đổi tiền, ông A chỉ được phép rút ra 10 triệu đồng để đổi tiền do Nhà nước Việt Cộng quy định HẠN MỨC ĐỔI TIỀN chỉ là 10 triệu đồng/người.

 

 Như vậy, ông A coi như mất trắng số tiền (100-10)=90 triệu đồng kia. Đồng thời ngân hàng được phép quỵt 90 triệu đồng đó một cách hợp pháp. Do đó, ngân hàng X có quyền ghi giảm số tiền phải trả cho người gửi 90 triệu đồng trong sổ sách. Nhờ đó, bản cân đối kế toán trong ngân hàng X sẽ trở nên vững mạnh về tài chính. Thực chất, ngân hàng X trở nên mạnh lên như vậy chỉ là nhờ “ăn cướp hợp pháp”.

 

- Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng VC hiện nay cực lớn: VC công bố nợ xấu là 24 tỷ USD nhưng thực chất con số đáng tin cậy là khoảng 100 tỷ USD = 2,100,000,000,000,000 VND, đọc là “hai triệu một trăm nghìn tỷ đồng Việt Nam”.

Lẽ ra VC phải buộc những ngân hàng yếu kém phá sản từ vài năm trước và phá sản dần dần để lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia thì chúng lại nhận tiền hối lộ, …. để bây giờ, khi toàn bộ hệ thống ngân hàng sắp sụp đổ thì VC đưa ra cách ĐỔI TIỀN để giựt tài sản, của cải người dân với mỹ từ “đổi tiền để cứu hệ thống ngân hàng, từ đó cứu đất nước”. Đây là lời lập luận dối trá.

 

Nói gọn lại, trong tình cảnh kinh tế đất nước sụp đổ toàn diện, bọn đầu nậu VC sẽ đổi tiền để cướp của cải, tài sản người dân lần chót rồi lên máy bay ra ngoại quốc, để lại đống nợ nước ngoài khổng lồ và một đất nước tan hoang.

 

Thật ra, bây giờ, vẫn còn có thể cứu nền kinh tế Việt Nam mà không cần đổi tiền. Đó là VC chấp nhận nền chính trị đa nguyên, đa đảng, tự do, dân chủ để loại bỏ dần tham nhũng trong hệ thống công quyền, khôi phục lòng tin của giới doanh nhân, cải thiện môi trường kinh doanh, ...

Nhưng rõ ràng, cụm từ “đa đảng, tự do, dân chủ” không nằm trong đầu óc của VC. Hơn nữa, trong não của lũ đầu sỏ VC độc tài toàn trị chỉ có “cướp, cướp và cướp” mà thôi. Do đó, chắc chắn chúng sẽ chọn cách đổi tiền, để gọi là “cứu hệ thống ngân hàng, cứu nền kinh tế”.

Nhưng thực tế, đổi tiền có cứu được nền kinh tế không ? Thưa không. Hoàn toàn nói láo như thế để che mắt người dân như đã phân tích rõ ở trên.
———————————

Hậu quả của đổi tiền ?

 

- Những khoản tiền lớn của người dân (công ty, ….) gửi trong ngân hàng bị giựt hết .

 

- Cả xã hội ai cũng bị nghèo xuống rất nhiều, người càng nhiều tiền thì mất càng nhiều, người ít tiền cũng bị ảnh hưởng gián tiếp, lâu dài do cả nền kinh tế đi xuống nên càng kiệt quệ hơn.

 

Ví dụ: người giàu có 100 bị mất 60, giờ vẫn còn 40; người nghèo có 7 mất đi 3, giờ còn có 4. Toàn dân làm sao sống đây ?

 

- Quan chức chóp bu VC (kể cả bọn trong quân đội, công an) được đổi tiền không giới hạn nên chúng không hề nghèo đi, thậm chí còn giàu lên nữa (sẽ giải thích chi tiết sau).

 

- Toàn bộ cơ cấu kinh tế đang vận hành hiện nay sẽ bị phá sập hoàn toàn.

 

- Cả xã hội sẽ trở nên lầm than, khoảng cách giàu nghèo giữa dân thường và bọn quan chức VC sẽ RẤT LỚN.

 

Ngày đổi tiền đang đến gần, nếu những ai thực sự lo lắng cho gia đình, người thân thì nên lấy tiền VND mua USD hoặc hàng hóa.

Posted by cố vấn 

                                                                 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link