Nạo vét sông
Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm - Kiểm tra làm rõ các sai phạm
25/04/2013 03:10
Hôm qua 24.4, Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc gửi Thanh
tra Bộ, Cục Hàng hải, các Vụ Kết cấu hạ tầng và môi trường yêu cầu kiểm
tra, xác minh làm rõ thông tin Báo Thanh
Niên đã đăng liên quan đến việc nạo vét sông gian dối và cán bộ tại Cảng vụ Vũng
Tàu.
Việc kiểm tra, xác minh xử lý
phải báo cáo về Bộ trước ngày 10.5.2013.
Trong công văn này, Thứ trưởng
Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cũng cho biết thêm, ngay từ ngày 22.4, khi Báo Thanh Niên khởi đăng
bài viết Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm, Bộ GTVT đã lập tức yêu
cầu Cục Hàng hải VN, Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam kiểm
tra xử lý các thông tin để báo cáo Bộ. Cũng trong ngày 22.4, Tổng công ty
bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đã có ý kiến về việc đổ bùn đất nạo vét
tại khu vực cảng Posco. Trả lời PV
Thanh Niên tối qua, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, khẳng định: Nếu
đúng như những gì Báo
Thanh Niên phản ánh thì đó là việc không thể chấp nhận được.
“Qua kết quả kiểm tra, nếu phát hiện có sai phạm, Bộ sẽ xử lý nghiêm minh
và thông tin đầy đủ, công khai”, ông Công nói.
Trong một diễn biến khác, Phòng
Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã vào cuộc
xác minh các thông tin báo nêu. Một lãnh đạo Cục Cảnh sát môi trường (C49),
Bộ Công an cũng cho biết, sự việc xảy ra tại địa phương nên trách nhiệm
điều tra xác minh là của PC49 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong trường hợp phức
tạp thì C49 sẽ phối hợp điều tra làm rõ.
Đổ bùn đất sai phạm ở đâu phải
hốt ở đó
Ngày 24.4, làm việc với Báo Thanh Niên, ông Lê Văn
Chiến, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu (đơn vị quản lý nhà nước trong
lĩnh vực hàng hải trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết: Cảng vụ Hàng hải Vũng
Tàu trân trọng cám ơn và tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Thanh Niên trong loạt
bài Sự mờ ám kinh tởm, quan điểm của Cảng vụ Hàng hải Vũng
Tàu là sẽ không bao che cho bất cứ cá nhân, đơn vị nào làm sai, cho dù
người đó là ai. Trước mắt, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã có văn bản tạm đình
chỉ công trình, thu hồi tạm thời tất cả các giấy phép đã cấp, yêu cầu các
nhà thầu chính, nhà thầu phụ phải giải trình để xem xét. Ngay sau khi báo
đăng, Cảng vụ Hàng hải Vũng tàu cũng đã cử cán bộ đến kiểm tra hiện trường,
nơi Báo Thanh Niên phản ánh và sẽ phối hợp tích cực với báo để có biện pháp
xác định mức độ sai phạm.
Ngoài ra, ông Chiến cũng thông
tin thêm, hiện tại khu vực cảng Posco có 3 nhà thầu phụ (2 của TP.HCM, 1
của Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thi công. Khi xác định được sai phạm của ai, mức
độ thế nào, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu sẽ xử phạt theo quy định đồng thời
yêu cầu các cá nhân và đơn vị sai phạm khắc phục hậu quả bằng cách đổ bùn
đất sai phạm ở đâu thì phải thu dọn sạch ở đó và đem đổ đúng nơi quy định.
Suốt quá trình kiểm tra, khắc phục, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu sẽ mời phóng
viên báo đến chứng kiến.
Ông Chiến cũng cho hay Cảng vụ
Hàng hải Vũng Tàu sẽ tham mưu các cơ quan có thẩm quyền để phối hợp tìm
biện pháp quản lý và theo dõi hiệu quả hơn các phương tiện hoạt động trong
lĩnh vực nạo vét.
K.T - Thái Sơn
Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm
22/04/2013 03:41
Sau gần 2 tháng nhập vai ngư dân, PV Thanh Niên phát hiện
một hoạt động nạo vét bùn đầy mờ ám trên sông Thị Vải (đoạn Cái Mép - Thị
Vải)...
Sông Thị
Vải là sông cảng nước sâu quan trọng, thu hút nhiều tàu lớn nước ngoài cập
cảng. Dọc sông Thị Vải tính từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tới Đồng Nai có trên 20
cảng quốc tế. Trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ, một số người dân làm nghề đánh bắt
cá ở dòng sông này gọi điện tố cáo với PV Thanh Niên: Ở đây họ nạo vét bờ sông bên
này, sau đó vận chuyển bùn thải sang bên kia sông xả hết rồi lại quay về
làm tiếp, cứ hết ngày này qua ngày khác, làm như vậy chẳng khác gì họ đang
lấp sông Thị Vải…
|
|
|
Họ nạo vét bờ sông
bên này, sau đó vận chuyển bùn thải sang bên kia sông xả hết rồi lại
quay về làm tiếp, cứ hết ngày này qua ngày khác, làm như vậy chẳng khác
gì họ đang lấp sông Thị Vải…
|
|
|
Người dân đánh cá trên sông
|
|
|
PV Thanh Niên đã liên lạc
với người dân đánh cá, tìm hiểu kỹ thông tin mà họ cung cấp, rồi suốt 2
tháng liên tục vào vai ngư dân, người thu mua cá để đưa vụ việc ra ánh
sáng.
Đêm
làm, ngày nghỉ !
Một buổi
sáng cuối tháng 2, một chiếc ghe đánh cá đón PV ở cảng Cái Mép, rồi chạy
ngược dòng lên khu vực cảng Posco giúp PV khảo sát tình hình, bởi theo
thông tin PV thu thập được, khu vực Posco có hai cảng đang thuê hai công ty
thi công nạo vét bùn để tàu lớn vào cảng và chuẩn bị xây dựng cảng mới.
Hình ảnh đầu tiên mà PV ghi nhận được tại đây là có 8 xáng cạp nằm án binh
bất động, chỉ một chiếc đang thả cần xuống sông múc từng cạp bùn thải đổ
vào một chiếc sà lan, bên cạnh đó gần chục sà lan và pôn tông (giống sà lan
nhưng không có máy kéo, đẩy) khác đang nằm nghỉ. Bác lái ghe chỉ tay về những
chiếc sà lan và pôn tông, nói: “Đó, những thủ phạm lấp sông đó”. "Họ
đang nạo vét sông mà, có thấy gì đâu?", PV thắc mắc. Nghe hỏi vậy, bác
lái ghe bảo: “Chú cứ chờ đi, ban ngày họ làm qua loa để che mắt thôi, còn từ
chiều cho hết đêm lúc đó mới là giờ của họ”.
Mặt trời
đứng bóng rồi ngả màu hoàng hôn. Đúng như lời bác lái ghe nói, lúc này cả
chục sà lan và 6 cần cạp hoạt động hối hả. Cần cạp liên tục được thợ máy thả
xuống sông múc bùn lên đổ vào khoang của sà lan, pôn tông. Cứ như thế, khoảng
3 đến 4 tiếng thì bùn đầy một sà lan (hoặc pôn tông) khoảng 1.000 tấn. Lúc
đó, sà lan chìm phần lớn thân xuống sông và được nổ máy đưa qua bên kia
sông thả neo chờ màn đêm buông xuống.
Khoảng
19 giờ, đồng loạt nghe tiếng “cạch cạch”, PV căng mắt nhìn cũng không thể
phát hiện được gì bởi lúc này sông Thị Vải chỉ là một màn đen bao phủ. Chưa
hiểu chuyện gì xảy ra thì bác lái ghe nói nhỏ: “Đó, tụi nó xả hết bùn xuống
sông rồi đó” và giải thích thêm: “Khi tụi nó xả xong thì sà lan và pôn tông
sẽ nổi phềnh lên mặt nước, rồi thợ máy điều khiển hoặc lai dắt về để tiếp tục
công việc nạo vét, đầy lại kéo qua sông xả, cứ như thế cho tới trời sáng
thì ngưng…”.
Toàn cảnh khu cảng Posco đang thi công nạo vét - Ảnh: Hoài Nam
|
Hoạt
động tinh vi
Nhận thấy
việc làm mờ ám của một số đơn vị thi công đang thực hiện việc nạo vét ở khu
vực cảng Posco, với quyết tâm đưa ra ánh sáng hoạt động mờ ám này, suốt một
tuần liền PV Thanh Niên
đã khảo sát, nghiên cứu cách thức hoạt động của các sà lan, pôn tông có
cách làm ăn "kỳ lạ" này.
Có thể
hình dung khu vực hoạt động cụ thể của một số đơn vị đang thi công nạo vét
bùn thải như sau: từ cảng Cái Mép đi ngược vào cảng Posco, đoạn sông này rộng
khoảng 700 m và có hai dãy phao rõ rệt để dẫn luồng tàu vào, ra suốt dòng
sông Thị Vải. Phao xanh bên tay phải, phao đỏ bên tay trái. Các sà lan và
pôn tông cùng cạp múc bùn hoạt động từ bờ sông khu cảng Posco đến sát ranh
của dãy phao xanh (từ phao xanh số 33 tới gần phao xanh số 37, khối lượng nạo
vét hàng triệu khối bùn). Khu vực tập kết các sà lan, pôn tông đầy ắp bùn
thải được xác định là bên kia sông, từ dãy phao đỏ đến bờ sông đối diện (từ
phao đỏ 38 - 42, gần đối diện với khu vực nạo vét của khu cảng Posco). Còn
khu vực giữa dãy phao xanh và phao đỏ là đường đi dành cho các loại tàu bè
qua lại.
Ảnh 1
Ảnh 2
Ảnh 3
(Ảnh 1) 1 giờ 46 phút, chiếc pôn tông chìm
dưới nước đang được lai dắt kéo qua sông, 1 giờ 52 phút khi kéo qua khỏi
luồng bắt đầu nổi (ảnh 2), đến 1 giờ 53 phút thì nổi phềnh trên mặt nước,
lai dắt đang kéo quanh về chỗ cũ (ảnh 3) - Ảnh chụp từ clip của phóng
viên
|
Những
ngày đầu PV làm chòi ở khu rừng đước đối diện khu cảng Posco, cách công
trình nạo vét từ 500 đến 700 m để ghi hình. Những sà lan, pôn tông chuyên vận
chuyển bùn thải được thiết kế theo kiểu “không đáy”, lúc muốn xả công nhân
chỉ cần tháo chốt là toàn bộ bùn thải tự động xả xuống sông, chỉ trong tích
tắc là cả ngàn tấn bùn chìm nghỉm xuống sông, sà lan, pôn tông dần dần nổi
lên. Những hình ảnh PV ghi được cho thấy, sà lan hoặc pôn tông đang chìm (đầy
bùn) nhưng qua bên kia bờ thì "bỗng dưng" nổi dần lên, sau đó được
kéo về khu vực nạo vét để tiếp tục chất bùn lên. Có những đêm, camera của
PV ghi nhận có chiếc pôn tông quay đầu được 3 chuyến.
Đáng chú
ý, đêm nào cũng có 1 sà lan đầy bùn thải, chìm phần lớn thân xuống mặt nước
không chạy qua bên kia sông như những sà lan, pôn tông khác, mà chỉ chạy dọc
sông ra hướng cảng Cái Mép. Khi qua khỏi phao xanh số 33 sà lan vừa di chuyển
vừa nổi dần lên và nổi phềnh hẳn trên mặt nước khi cách nơi nạo vét khoảng
200 m.
Có những
đêm camera của PV ghi nhận được 9 chuyến (mỗi chuyến khoảng 1.000 tấn), lúc
vận chuyển từ khu vực nạo vét đi thì chìm nghỉm dưới nước, sau khoảng 15
phút kéo qua bên kia sông thì pôn tông nổi phềnh hẳn lên mặt nước, lúc đó
thợ máy đánh về khu vực nạo vét để tiếp tục hoạt động…
“Ăn cắp” 9/10 quãng đường vận chuyển
Theo
quy định, các công ty nạo vét phải vận chuyển bùn thải ra phao số 0 ở
ngoài biển để xả. Phao số 0 cách nơi nạo vét từ 4 - 6 hải lý (khoảng 10
km), theo một cán bộ ngành hàng hải, thời gian để sà lan chạy hoặc pôn
tông được kéo ra đến phao số 0 và quay về (một chuyến) mất khoảng 6 - 8
tiếng đồng hồ, trong khi thời gian các phương tiện này chạy qua bên bờ đối
diện đổ bùn và quay về chỉ khoảng 20 phút. Tính ra, với cách làm gian dối
này, nhà thầu nạo vét đã thu lời khổng lồ từ việc tiết kiệm thời gian, dầu
máy khi vận chuyển... Trong suốt gần 2 tháng đeo bám ở đây, chúng
tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay số sà lan và pôn tông chạy ra hướng phao số
0.
|
(còn tiếp)
Điều tra của Hoài Nam
Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm -
Kỳ 2: Qua bên kia sông, bùn biến mất(!?)
23/04/2013 03:35
Sà lan và pôn tông chất đầy bùn thải, thân chìm hẳn dưới
nước nhưng khi di chuyển qua bên kia sông thì tích tắc nổi trên mặt nước
rồi quay đầu về nơi nạo vét để tiếp tục nhận bùn thải.
Sau khi
nắm rõ cách thức hoạt động của những công ty thi công nạo vét ở khu vực cảng
Posco, PV đóng vai người đánh cá, người thu mua cá tôm của làng chài trên
sông Thị Vải để tìm hiểu kỹ hơn. PV lên ghe của người dân đánh cá từ một
kênh nhỏ dẫn ra sông Thị Vải, đoạn gần với cảng Công ty Vedan (H.Long
Thành, Đồng Nai), sau đó chạy hàng giờ đường sông mới ra đến khu cảng
Posco, rồi chọn điểm thuận tiện nhất cho việc thu thập chứng cứ.
Lúc 22 giờ 55 ngày 5.4, sà lan này vẫn đầy bùn thải
|
|
|
|
Như vậy là xả trộm, bởi
thời gian xả trộm rất nhanh
|
|
|
Ông Nguyễn Văn Cẩm - Phó giám đốc Cảng vụ Vũng
Tàu
|
|
|
Do sà
lan, pôn tông và tàu chuột chuyên dùng để vận chuyển bùn thải được thiết kế
đặc thù, hoàn toàn không có đáy. Đáy đóng lại lúc vận chuyển đầy bùn thải
và khi muốn xả ở đâu, thợ máy chỉ cần mở chốt là toàn bộ bùn lọt hết xuống
sông. Trong suốt thời gian dài ăn, ngủ trên sông, PV đã ghi hình được nhiều
cảnh các xáng cạp lặn ngụp múc từng cạp bùn thải đổ vào khoang chứa của sà
lan, pôn tông, tàu chuột (tàu biển loại nhỏ - PV). Đến lúc đầy thì chúng
chìm nghỉm dưới nước rồi di chuyển rất chậm sang bên kia sông, khi vừa qua
hết luồng thì bỗng nhiên từ từ nổi phềnh trên mặt nước. Sau đó, chúng quay
đầu về chỗ cũ để tiếp tục nhận từng cạp bùn vào khoang chứa...
Qua
lại bờ sông liên tục trong đêm
Cụ thể,
nhiều đêm liền, từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, camera của
PV liên tục ghi hình quy trình: các xáng cạp múc bùn từ dưới lòng sông vào
đầy khoang chứa của sà lan, pôn tông nên thân chìm nghỉm dưới nước. Lúc này
sà lan, pôn tông bắt đầu di chuyển rất chậm sang bên kia bờ sông, cho đến
khi sà lan, pôn tông nổi phềnh trên mặt nước thì bất ngờ quay đầu về chỗ xuất
phát để nhận từng xáng cạp bùn thải múc bùn vào khoang; thời gian đi và về
một chuyến lâu nhất là 20 phút.
Chỉ hai phút sau thì nổi phềnh trên mặt nước, khu vực nổi ở gần phao xanh
số 33 - Ảnh: Hoài Nam
|
Khu vực
thường được chọn để cho “nổi” sà lan, pôn tông, tàu chuột là đoạn bên ngoài
luồng, phía trên phao đỏ 40, dưới phao đỏ 42; còn bên này sông thì phía dưới
phao xanh 33, cách nơi nạo vét từ 300 - 500 m.
Trong 2
tháng điều tra việc xả trộm bùn thải trên sông Thị Vải, PV thấy nhộn nhịp
nhất là đêm 13 rạng sáng 14.4, trung bình mỗi sà lan và pôn tông vận chuyển
2 chuyến sang bên kia sông để xả trộm. Cụ thể, 18 giờ có 3 pôn tông đầy bùn
được lai dắt qua bên kia sông đậu chờ trời tối, còn lại 2 pôn tông khác đầy
bùn nhưng vẫn đậu ở bên này sông. 19 giờ, một tàu lai dắt chở công nhân
sang chỗ 3 pôn tông trên, 5 phút sau, 1 pôn tông… “nổi” phềnh. Tiếp đó, 2
pôn tông khác đầy bùn đang đậu ở khu nạo vét, thân chìm dưới nước cũng được
lai dắt kéo qua bên kia sông, khi vừa qua hết luồng thì “nổi” phềnh. Tàu
lai dắt kéo pôn tông quay trở lại nơi xuất phát để xáng cạp múc bùn vào
khoang. Tới 20 giờ 30, có 2 xáng cạp hoạt động; 21 giờ 30, tàu chuột bắt đầu
di chuyển vào chỗ xáng cạp để nhận bùn thải… Tới 5 giờ sáng 14.4, camera của
PV ghi được 9 chuyến gồm sà lan, pôn tông (mỗi chuyến trọng tải trung bình
1.000 tấn) ở khu nạo vét thì chìm dưới nước, nhưng khi qua khỏi luồng bên
kia sông thì nổi phềnh lên mặt nước và quay đầu về chỗ nạo vét để nhận bùn
thải vào khoang…
Một sà lan đầy bùn thải đang chờ màn đêm buông xuống - Ảnh: Hoài Nam
|
Hiếm hoi
lắm nếu không muốn nói là trường hợp duy nhất, vào đêm 3.4, PV Thanh Niên mới chứng
kiến một tàu chuột chở đầy bùn thải, chìm dưới nước và chạy ra hướng biển.
(Còn tiếp)
Tạm đình chỉ công trình nạo vét cảng Posco
Sau
khi Thanh Niên ra ngày 22.4 đăng bài Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm, ông
Nguyễn Văn Cẩm, Phó giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu, cùng một cán bộ đã đến làm
việc với Báo Thanh Niên. Ông Cẩm cho biết ngay sáng 22.4, Cảng vụ
Vũng Tàu đã họp khẩn để xử lý vụ việc, sau đó cử đoàn công tác làm việc với
Công ty TNHH Posco Việt Nam và doanh nghiệp thi công nạo vét cảng Posco.
Trước mắt, Cảng vụ Vũng Tàu tạm đình chỉ thi công công trình nạo vét cảng
Posco để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại
buổi làm việc, PV hỏi việc các xà lan, pôn tông lúc bùn đầy thì chìm dưới
nước, còn khi qua bên kia sông chỉ trong tích tắc nổi phềnh trên mặt nước
có phải là hành vi xả trộm, ông Cẩm thừa nhận: “Như vậy là xả trộm, bởi
thời gian xả trộm rất nhanh”. Ông thừa nhận việc giám sát các phương tiện
xả trộm bùn thải xuống sông rất khó khăn, cơ quan chức năng thường xuyên
kiểm tra, nhưng khó bắt quả tang. “Mỗi khi đoàn liên ngành gồm bộ đội
biên phòng, cảng vụ, CSGT đường thủy, UBND tỉnh đi kiểm tra, đối tượng vi
phạm đã biết từ xa nên rất cảnh giác. Thậm chí, khi đoàn kiểm tra bắt đầu
đi, đi bằng tàu nào... họ đã biết rồi. Chủ các phương tiện cũng rất manh
động, nếu đoàn kiểm tra tiếp cận phương tiện vi phạm thì phải có đủ ban
ngành, nếu không họ tìm đủ mọi cách ngăn cản, thậm chí đẩy cán bộ ngã xuống
sông. Việc xả trộm bùn thải đã xảy ra nhưng chỉ ban ngày, còn ban đêm mới
xuất hiện gần đây”, một vị cán bộ của Cảng vụ Vũng Tàu nói.
|
Điều tra của Hoài Nam
Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm - Kỳ 3: Em trai
Giám đốc cảng vụ là “trùm” nạo vét
24/04/2013 03:45
Lần theo cái tên Minh Thắng được in trên một số sà lan
đang nạo vét ở khu vực cảng Posco, PV Thanh Niên đã hẹn gặp ông Lê Văn
Thắng, tự xưng là Giám đốc Công ty TNHH DV - VT Minh Thắng và “trùm” nạo
vét ở Vũng Tàu.
“Tôi
làm trùm... 10 năm rồi !”
|
|
|
Ảnh: Hoài Nam
|
Tôi là em ruột
của Giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu mà, tôi lo được hết, giấy phép tôi lo,
đoàn liên ngành tôi lo, biên phòng, giao thông đường thủy tôi lo hết.
Mỗi lần mấy ông đi kiểm tra đều báo trước cho tôi hết...
|
|
|
Ông
“trùm” nạo vét Lê Văn Thắng
|
|
|
Tiếng
tăm của ông Thắng không chỉ “lẫy lừng” trong giới kinh doanh hàng hải, mà một
ngư dân đánh cá trên sông Thị Vải còn vanh vách: “Muốn làm sân sau ở khu vực
sông thuộc Cảng vụ Vũng Tàu thì cứ gặp ông Thắng là xong hết. Cả tỉnh Vũng
Tàu đều biết ông Thắng là em ruột của Giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu...”.
Trong
vai người muốn làm “sân sau” trong lĩnh vực nạo vét sông, chúng tôi liên lạc
với ông Lê Văn Thắng để “xin hợp tác làm ăn”. Khoảng 18 giờ ngày 11.4 tại
quán nhậu M.T.Đ trên đường Bà Huyện Thanh Quan, TP.Vũng Tàu, sau cái bắt
tay chào hỏi, ông Thắng giới thiệu luôn: “Tôi là trùm lĩnh vực nạo vét ở
Vũng Tàu 10 năm rồi. Cái gì tôi cũng biết. Các anh muốn làm ăn trong lĩnh vực
hàng hải ở Vũng Tàu thì cứ qua tôi”. Cạn ly bia, ông Thắng khoe ngay: “Tôi
đang thi công nạo vét khoảng 1 triệu khối bùn ở cảng Posco. Công trình này
tôi ký 68 tỉ đồng. Công ty tôi chỉ có 3 sà lan đang hoạt động ở đấy, còn lại
cho một số anh em đang làm cho tôi ở Sài Gòn xuống, tôi chỉ lo phần giấy
phép hoạt động...”. “Vậy giá anh trả cho tụi em bao nhiêu?”, PV hỏi. “Nếu
tính khối nổi là 12.000 đồng, khối chìm 17.000 đồng, công vận chuyển bùn đi
đổ là 20.000 đồng/khối. Tổng cộng cả đổ và múc là 32.000 đồng/khối, giá như
vậy, nếu được ông gửi hồ sơ sà lan và cạp hút để tôi xin giấy phép Cảng vụ
Vũng Tàu”, ông Thắng ra giá. PV vờ lo lắng: “Công múc bùn tụi em không lo,
mà lo nhất là công đi đổ bùn thải, vậy đổ ở đâu hả anh?”. “Tôi là trùm nạo vét
nên tôi hiểu chứ, UBND tỉnh Vũng Tàu cho phép đổ ở phao số 0, nhưng tôi đổ
đâu anh đổ ở đó. Anh cứ theo tôi, có gì tôi chịu”, ông Thắng tuyên bố chắc
nịch.
1 giờ 34 phút một chiếc pon tông đầy, 1 giờ 52 phút 9 giây di chuyển qua
bên kia sông
Bắt đầu quay về
1giờ 52 phút 48 nổi phềnh lên
|
“Tôi
là em ruột của Giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu mà”
Để chứng
tỏ mình là “ông trùm” trong lĩnh vực nạo vét ở Vũng Tàu, ông Thắng khoe tiếp:
“Tháng tới là xong công trình nạo vét ở sông Thị Vải, công ty tôi tiếp tục
thi công nạo vét ở sông Dinh, cũng lớn lắm. Hiện nay tôi làm giám đốc của
hai công ty, một công ty lai dắt tàu biển Vũng Tàu và một công ty chuyên nạo
vét...”.
Trong
lúc trò chuyện, thấy chúng tôi nhiều lần tỏ ra lo lắng về việc vận chuyển
bùn thải đi đổ, ông Thắng trấn an: “Tôi là em ruột của Giám đốc Cảng vụ
Vũng Tàu mà, tôi lo được hết, giấy phép tôi lo, đoàn liên ngành tôi lo,
biên phòng, giao thông đường thủy tôi lo hết. Mỗi lần mấy ông đi kiểm tra đều
báo trước cho tôi hết, tôi chỉ đạo cho anh em nghỉ vài ngày xả hơi, khi họ
đi kiểm tra xong thì tiếp tục thi công, anh yên tâm chưa...”. Thấy khách vẫn
ưu tư, ông Thắng cười tỏ vẻ thông cảm: “Tôi là Lê Văn Thắng, còn anh ruột
tôi là Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu 3 nhiệm kỳ rồi (15 năm -
PV). Anh Chiến là anh kế tôi, ngày xưa anh học bách khoa ra, sau đó được một
đại tá hải quân xin về công tác ngành hàng hải. Hai anh em quê ở Long An,
lúc anh Chiến được bổ nhiệm Giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu, tôi cũng lên đây
sinh sống lập nghiệp luôn...”.
Trong
lúc nói chuyện, chúng tôi hỏi sông Thị Vải có hay bồi không, ông Thắng trả
lời ngay: “Bồi hoài à vì sông này toàn tàu quốc tế lớn vào”. Theo hồ sơ PV
có được, đầu năm 2012 cảng Posco cũng thuê một công ty nạo vét bùn, tới nay
mới được một năm cảng này tiếp tục phải vét bùn, nếu không tàu lớn sẽ không
cập được cảng.
“Không liên quan gì tới tôi cả”
Sau
khi có đủ chứng cứ về việc xả trộm bùn xuống sông Thị Vải, PV Thanh
Niên liên lạc qua điện thoại với ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ
Vũng Tàu - cơ quan quản lý toàn bộ hoạt động về sông biển thuộc khu vực tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, để hỏi thông tin cũng như cách giám sát hoạt động của một
số phương tiện thi công nạo vét, quy trình đi đổ bùn có đúng nơi quy định?...
Ông
Chiến cho biết, hiện ở khu vực cảng Posco có 2 đơn vị thi công nạo vét, một
công ty tới 30.4 này là bàn giao mặt bằng, còn một công ty nữa tới 30.7
thì bàn giao. “Bùn thải các công ty nạo vét phải chạy tuốt ra ngoài biển
để đổ, phương tiện nào bọn anh cũng gắn chíp, màn hình ở cảng vụ theo dõi
hết, đổ bậy là tụi anh bắt ngay, ở đâu đổ bậy chứ ở đây thì không dám vì
tụi anh tốn rất nhiều tiền để gắn thiết bị này...”, ông Chiến khẳng định.
Khi
PV hỏi: “Ông Lê Văn Thắng có công ty đang nạo vét ở khu vực cảng Posco và
nhận là em ruột ông, điều đó có đúng?”, ông Chiến xác nhận: “Lê Văn Thắng
là em ruột của tôi nhưng là phó giám đốc làm thuê cho một công ty nạo
vét, nó làm sai nó phải chịu trách nhiệm, không liên quan gì tới tôi cả...”.
|
Điều tra của Hoài Nam
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment