Friday, April 26, 2013

Hoàng Sa Kể như Mất


From: NgườiViệtYêuNgườiViệt <.
Sent: Thursday, April 18, 2013 9:33 AM
Subject: [ Hoàng Sa Kể như Mất

 Hoàng Sa Kể như Mất

  Hoàng Sa Kể như Mất

Hoàng Sa Kể như Mất

(04/16/2013)

Tác giả : Trần Khải

Như thế là Trung Quốc vẫn tiến hành kế hoạch du lịch Hoàng Sa, bất kể phía Việt Nam kêu gọi hủy bỏ chương trình này.

Báo Xã Hôi từ Hà Nội cho biết, “Tỉnh Hải Nam vừa ra thông báo mới về tuyến du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.”

Bản tin nói, báo Tế Nam dẫn lời đại diện tỉnh Hải Nam cho biết, tour du lịch trái phép này sẽ chính thức khai trương và đón khách từ ngày 28/4. Tổng hành trình tour kéo dài 4 ngày 3 đêm với lịch trình đi qua khu vực biển xung quanh đảo Đá Bắc và đổ bộ lên thăm một số đảo khác thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc huyện Hoàng Sa, tỉnh Đà Nẵng, Việt Nam – theo ghi chú của phóng viên Việt Nam).

Trước đó, bản tin VOA từ Hoa thịnh Đốn dẫn theo các nguồn VietnamNet, Vietnam Plus, và Tiếng Nói Nước Nga ghi nhận:

“...một đại diện của Ủy ban về các vấn đề Biên Giới Quốc Gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12 tháng Tư đã phản đối kế hoạch của Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.

Hà Nội một lần nữa tái khẳng định lập trường của mình, là “Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và các cơ sở khác để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”

Hà Nội nói mưu toan của Bắc Kinh trong kế hoạch thực hiện chương trình du lịch ra quần đảo đang trong vòng tranh chấp này, được Hà Nội coi là một hành động vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.” (hết trích)

Vấn đề là, Trung Quốc không nhượng bộ tí nào.

Và phía Việt Nam vẫn có những hành vi mang tính biểu tượng thì nhiều, nhưng sức mạnh thực tế cứng rắn thì như dường không bao nhiêu. Nhưng ít nhất, biểu tượng cũng là cần thiết.

Bản tin Đài Á Châu Tự Do RFA ghi nhận về chuyện ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra thăm đảo Lý Sơn.

Bản tin này nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, chiều hôm Thứ Hai có chuyến ra thăm đảo Lý Sơn, nơi nhiều ngư dân từ bao lâu nay tham gia đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa hay xa hơn.

Cho đến lúc này chi tiết về chuyến thăm đảo Lý Sơn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn chưa được thông tin rộng rãi.

RFA cũng nói, hôm chủ nhật, ông Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Bản tin viết:

“Truyền thông trong nước cho biết, tại cuộc tiếp xúc với ngư dân, ông chủ tịch nước hỏi về khó khăn của họ trong nghề biển hiện nay. Một số đại diện ngư dân tại xã Tam Quang trả lời ông chủ tịch nước là hiện chủ yếu họ chỉ tiến hành đánh bắt gần bờ mà thôi. Lực lượng này chiếm từ 60 đến 70%.

Việc đóng tàu để đi đánh bắt xa bờ, nơi có nguồn cá dồi dào, đang gặp một lực cản lớn là thiếu vốn vay ngân hàng.

Ngoài ra khi đi đánh bắt mà gặp gió bão, họ vào trú tại một số đảo thì bị phía Trung Quốc đuổi đi. Theo những ngư dân xã Tam Quang, thì dù có những đảo ở vị trí 16 độ vĩ bắc- 116 độ kinh đông, dưới phía Hoàng Sa, vẫn bị Trung Quốc rượt đuổi.”(hết trích)

Không nghe thấy ông Trương Tấn Sang nói chuyện hỗ trợ đóng tàu xa bờ cho ngư dân, dù là ngư dân đã nói cụ thể là cần như thế.

Trong khi đó, BBC đăng bài viết tưạ đề “Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?” của nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và cộng sự Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, trích:

“...Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.

Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó...

...Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.

Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.

Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này...”(hết trích)

Cần nhìn thấy rằng: Đứng về dư luận quốc tế, nếu kinh doanh du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc phát triển tăng tốc, và mời gọi được tư bản quốc tế lên Hoàng Sa mở khách sạn, mở sòng bài... thì dù Việt Nam nói gì đi nữa, cũng không thuyết phục nổi Hoàng Sa còn là của Việt Nam.

Vì đơn giản nhất: công hàm Phạm Văn Đồng đã ký, và nhà nước thống nhất Việt Nam hiện nay không công nhận tính pháp lý của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa năm xưa, cũng có nghĩa là khôngc ông nhận quyềns ở hữu Hoàng Sa của VNCH.

Nghĩa là sẽ mất luôn cả tính chính danh vậy.



 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.orghttp://

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link