Thursday, April 25, 2013

Bao giờ mới hết thu hồi đất một cách tùy tiện?


 

 

Bao giờ mới hết thu hồi đất một cách tùy tiện?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-04-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vu-ban-305
Người dân Vụ Bản dựng lều, căng cờ, biểu ngữ để giữ ruộng hôm 06/05/2012.
File photo
 
Phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất là đề tài đưa ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, được báo chí trong nước tường thuật qua những nhận định và phát biểu khá là phức tạp của các đại biểu trong Ủy ban Kinh tế cũng như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường hôm thứ Tư vừa qua.

Không làm theo lòng dân

Đề cập đến vấn đề phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Minh Quang, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, nói rằng cơ quan soạn thảo đã xin tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án kinh tế xã hội, mà trong đó có lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, vào nhóm các dự án được nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Mặt khác, ông Nguyễn Minh Quang nói tiếp, để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, việc thu hồi đất cho các dự án này phải tuân thủ cơ chế là được quốc hội và thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, được hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Trong khi đó, theo Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, không thể bỏ việc thu hồi đất vì mục đích kinh tế - xã hội song phải qui định cụ thể các truờng hợp được thu hồi.
Thực tế ở Việt Nam, nói đến thu hồi đất mặc nhiên người dân nghĩ ngay đến Luật Đất Đai hiện hành, đến một thành phần không thể chối bỏ là hàng vạn dân oan từ thành đến tỉnh ngày ngày kéo đi khiếu kiện đòi đất đòi bồi thường thỏa đáng trước ủy ban nhân dân phường, tỉnh hoặc trước nhà tiếp dân của chính phủ.
Quốc hội này là của đảng chứ đâu phải của dân, có bao giờ đại biểu quốc hội nào đứng ra bênh vực dân đâu?
-Ô. Hồ Ngọc Nhuận
Nói đến thu hồi đất người ta cũng liên tưởng đến những Thái Hà, Dương Nội, Cồn Dầu, Bắc Giang, Dak Nông, và nổi bật nhất là sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Hải Phòng.
Chính vì thế đề tài được bàn ở quốc hội, phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất, là điều xa lạ, tối nghĩa và rối rắm đối với người dân đã, đang và có thể sắp bị mất đất vào những công trình những qui hoạch của nhà nước.
Đó là nhận định của ông Hồ Ngọc Nhuận, cựu dân biểu trước 75, hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Đứng về phía những người dân chỉ muốn có câu trả lời là liệu đơn khiếu kiện của mình có được giải quyết không, nguyện vọng của mình có được đáp ứng không, ông Hồ Ngọc Nhuận phát biểu:
Quốc hội này là của đảng chứ đâu phải của dân, có bao giờ đại biểu quốc hội nào đứng ra bênh vực dân đâu? Không có bất cứ trường hợp nào người dân bị oan ức cái chuyện gì mà có thể biết ông đại biểu bà đại biểu ở đâu mà có công an lại thôi. Cái này không làm theo lòng dân, không cần dân biết, không cần dân hiểu, chỉ làm theo ý đảng thôi, mà đảng dứt khoát không có chịu trả cho nên kiếm cớ nói đủ thứ lòng vòng để không ai hiểu gì hết.
a7y-250.jpg
Căn nhà 2 tầng của anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị lực lượng cưỡng chế san bằng hôm 05/1/2012. File photo.
Về báo cáo tổng hợp, cơ quan soạn thảo mà ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Minh Quang nhắc tới, đề ra hai phương án một là giữ nguyên như dự thảo và hai là nhà nước không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng có tính cách phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thì đưa vào các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc gia, lợi ích công cộng. Vẫn ý kiến của ủy viên trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Hồ Ngọc Nhuận:
“Tôi nói tôi còn không hiểu làm sao tôi đi giải thích? Tôi chỉ hiểu duy nhất là họ không muốn trả cho nên bàn tới bàn lui vậy thôi, mà từ xưa cho tới nay cho tới không biết bao lâu nữa thì tui cũng hiểu vậy đó, họ không muốn trả thế thôi. Rồi lại cái ông nào đó nói làm đúng theo tinh thần nghị quyết vậy là ổng làm theo nghị quyết của đảng chứ ổng đâu có làm theo lòng dân. Tôi không bao giờ tin, chính tôi còn không hiểu nữa làm sao mà ai hiểu?”
Theo ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trong quốc hội, thì ủy ban thiên về phương án giữ nguyên như dự thảo luật qui định thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Nên công nhận đa sở hữu

Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, phân tích vấn đề cơ bản nhất của việc thu hồi đất là trước hết hãy bãi bỏ cái gọi là sở hữu toàn dân về ruộng đất và hãy công nhận cái đa sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, rồi hãy bàn đến chuyện phân loại kinh tế để thu hồi đất sau:
“Nếu quan niệm như vậy là anh chỉ cần khi nhà nước vì lý do an ninh quốc phòng thì anh trưng thu hoặc trưng mua. Nếu lý do chiến tranh thì anh có thể trưng dụng. Nhưng mà trong thời bình thì dù cái dự án là an ninh quốc phòng thì anh trưng thu trưng mua.
Còn riêng dự án kinh tế, đã nói kinh tế là tính đúng tính đủ, và phải bồi thường người ta bằng cơ sở giá thị trường và thuận mua vừa bán. Không thể nào nói dự án kinh tế là anh duyệt rồi thu hồi đất thì như vậy không được.
Còn những dự án về phúc lợi xã hội, ví dụ xây cầu đường này nọ, buộc lòng người dân phải di chuyển đi trong tình hình như vậy thì cũng phải bồi thường theo giá thị trường.”
Nêu một thí dụ thực tế mà ông biết hồi thời gian mở đường Lê Thánh Tôn, luật gia Lê Hiếu Đằng dẫn chứng có một ông giáo viên nói một câu mà ông cảm thấy thấm thía là vì xã hội mà phải đi nhưng xã hội đây là đại diện nhà nước thì cũng phải hiểu rằng khi đi, ngoài cái thiệt hại hữu hình thì còn những thiệt hại vô hình về môi trường sống, về trường học, về thói quen, về quan hệ hàng xóm láng giềng... Những cái mất đó là những thiệt hại vô hình rất quan trọng.
Bây giờ dân nghĩ là đất đai của người ta do cha ông tổ tiên để lại thì tại sao không công nhận quyền sở hữu đất đai.
-Ô. Lê Hiếu Đằng
“Thành ra ông đặt vấn đề rất đúng, tức là anh muốn vì xã hội anh thu hồi đất nhưng mà xã hội đây là đại diện nhà nước anh cũng phải tính đến người dân. Đo đó, theo tôi, nếu cứ để thu hồi đất vì mục tiêu kinh tế xã hội, thì mặc dầu anh có nói câu là thẩm định những dự án quan trọng, nhưng mà đó là chỗ hở để nhà nước và các cấp chính quyền có thể thu hồi đất của dân bằng bất cứ giá nào. Bởi thế nào là thẩm định cái nào là dự án quan trọng? Mà đã nói đưa vào luật đưa vào hiến pháp thì phải đưa vào cho nó rõ ràng, đưa vào hiến pháp là phải công nhận đa sở hữu trong đó có sở hữu tư nhân.
Trên cơ sở nền tảng đó thì những gì mà khi nhà nước cần thiết, vì công trình công cộng, vì chiến tranh hay quốc phòng thì anh phải đưa đến cơ quan có thẩm quyền thí dụ quốc hội hay tòa án nhân dân tối cao xác nhận thì mới được. Chứ còn nói cái kiểu đó rất là tùy tiện, sẽ vẫn diễn ra cái tình trạng dân oan đi khiếu kiện đất và những vụ án Đoàn Văn Vươn vẫn sẽ tiếp tục xảy ra.”
Được hỏi ông nghĩ thế nào về nhận định của ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trong quốc hội, rằng việc qui định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, là thể chế hóa đúng tinh thần của nghị quyết trung ương 19, ông Lê Hiếu Đằng cho rằng phát biểu này không gần với người dân:
“Mấy ông tránh né một vấn đề rất lớn, kể cả quốc hội. Quốc hội phải sát với dân. Bây giờ dân nghĩ là đất đai của người ta do cha ông tổ tiên để lại thì tại sao không công nhận quyền sở hữu đất đai. Tại sao ở thành phố, ở các đô thị lớn thì công nhận sở hữu của những công thương kỹ nghệ gia, còn ở nông thôn phương tiện sản xuất vốn là đất đai của người dân thì tại sao không công nhận? Đó là một sự bất công rất ghê gớm.
Thành ra phải công nhận, phải nhìn thẳng vào sự thật chứ còn tranh luận là công trình công cộng hay là công trình quốc phòng cũng chỉ là một cách tránh né.”
Tranh luận một cách vòng vo tránh né như vậy trên quốc hội, luật gia Lê Hiếu Đằng tái khẳng định, là vẫn tạo kẽ hở cho chính phủ các cấp tiếp tục thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, còn nguyện vọng của người dân mất đất không biết đến bao giờ mới được giải quyết.

Tin, bài liên quan

 

Quan tham và các nhóm lợi ích cứ tiếp tục
 cướp không đất cuả dân thấp cổ bé họng!

Chính phủ chính thức cho phép cướp đất cuả
dân theo yêu cầu cuả tên thanh tra chính phủ
Huỳnh Phong Tranh.

VN sẽ 'cưỡng chế tụ tập chính trị'?

Cập nhật: 12:53 GMT - thứ sáu, 19 tháng 4, 2013
Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Ông Huỳnh Phong Tranh yêu cầu cưỡng chế các đoàn đông người quá khích, chính trị
Tổng thanh tra chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền cưỡng chế các 'đoàn đông người quá khích, mang màu sắc chính trị.'
Ý kiến của ông Huỳnh Phong Tranh được đưa ra tại cuộc họp bàn 'Nâng cao hiệu quả' tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phục vụ "các kỳ họp của trung ương Đảng và Quốc hội" được nhóm hôm 18/4 tại Hà Nội.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông Tranh được tờ Pháp luật Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp trích dẫn nói:
"Đối với các đoàn đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm."
Báo trong nước cũng dẫn lời của Vụ trưởng Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ cho hay "từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có chiều hướng diễn biến phức tạp, số lượt đoàn khiếu kiện đông người gia tăng."
"Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta"
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Tờ Bấm Pháp luật Việt Nam cho biết riêng trong quý I năm 2013, có 104 lượt đoàn khiếu kiện đông người "với thái độ gay gắt, mặc áo đỏ, căng cờ, biểu ngữ tập trung đông đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP.HCM."
Tờ báo này nói: "Nội dung khiếu nại của các đoàn đông người chủ yếu liên quan đến đất đai, chính sách thu hồi, bồi thường về đất và tố cáo tham nhũng.
"Có đoàn đã được cán bộ tiếp dân tiếp, hướng dẫn, giải thích nhưng công dân vẫn đeo bám dài ngày tại Hà Nội."
Tờ Pháp luật cũng trích ý kiến của ông Tranh nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải tăng cường đối thoại, giải quyết tại cơ sở theo thẩm quyền.”

'Vi phạm quyền của dân'

Bình luận với BBC từ Sài Gòn, luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng quan điểm của ông Huỳnh Phong Tranh đã 'vi phạm quyền của dân.'
Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM nói:
"Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta.
"Huống hồ những vấn đề cơ bản của họ như vấn đề đất, bây giờ anh giải tỏa, đền bù không thỏa đáng thì người ta khiếu kiện đông người.
"Lẽ ra nhà nước phải tìm hiểu nguyên nhân nào đem đến những hoàn cảnh như ông Vươn vừa rồi, như bà con ở Văn Giang hay một số nơi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để có cách giải quyết cho thật tốt.
"Thì ông Huỳnh Phong Tranh lại phát biểu như vậy, tôi cho là hết sức vô nhân đạo, không còn tính người nữa, bởi vì nếu gia đình của ông ấy rời vào tình trạng bị thu hồi đất thì như thế nào?"
Tháng trước, hôm 20/3, quan chức chủ nhiệm ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đưa ra một đề xuất được cho là gây tranh cãi khác liên quan dự án luật Tiếp dân.
"Đề xuất ấy nếu được chấp nhận đưa vào dự án luật Tiếp công dân thì sẽ vi phạm vì trái với quy định của luật Khiếu nại tố cáo hiện hành"
Mạnh Quân, Sài Gòn Tiếp Thị
Theo đó ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban này đề xuất "đưa quy định buộc người dân phải đặt cọc, khi tiếp tục khiếu kiện" vào dự án luật.
Bình luận về điều này, nhà báo Bấm Mạnh Quân, trên tờ Sài Gòn Tiếp thị Media, cho rằng đây là một "đề xuất lạ lùng":
"Nó lạ lùng và làm người dân lo lắng, có lẽ cũng lạ lùng với nhiều thành viên tham dự phiên thảo luận khi đề xuất ấy không nhận được các ý kiến đồng tình.
"... Đề xuất ấy nếu được chấp nhận đưa vào dự án luật Tiếp công dân thì sẽ vi phạm vì trái với quy định của luật Khiếu nại tố cáo hiện hành trong đó quy định 'khiếu nại và tố cáo là quyền và nghĩa vụ của công dân'. Đã là quyền và nghĩa vụ công dân thì không thể dùng tiền “đặt cọc” để hạn chế."
Gần đây, dư luận trong nước tỏ ra xôn xao về một số quan điểm, đề xuất của các quan chức và nhiều cơ quan của chính quyền được cho là "gây tranh cãi."
Hôm 8/3, Bấm Bộ Công an đưa "Đề xuất giải pháp ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ", trong đó có nội dung cho phép cảnh sát sử dụng vũ khí bắn người chống người thi hành công vụ hoặc có dấu hiệu định chống nhà chức trách.


http://

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link