Vạn-lý trường-thành ngầm
của Tàu-cọng.
TTKh.
From:
Tran Ho
Subject: Bí Mật Về “Vạn Lý Trường Thành Ngầm” Của Trung Cộng
Subject: Bí Mật Về “Vạn Lý Trường Thành Ngầm” Của Trung Cộng
Bí Mật Về “Vạn
Lý Trường Thành Ngầm” Của Trung Cộng
Trúc Giang MN
1* Mở bài
Ngày 2-1-2013, Tổng thống Barack Obama ký ban hành luật ngân sách Bộ Quốc Phòng tài khoá 2013. Luật mang tên National Defense Authorization Act for Fiscal Year 2013. (NDAA). Trong bộ luật, Quốc Hội yêu cầu hành pháp báo cáo về tình trạng vũ khí hạt nhân của Trung Cộng, đồng thời nêu những kế hoạch đối phó, thời hạn báo cáo được ấn định trễ nhất là ngày 15-8-2013. Tổng thống Obama đã ra lịnh cho Bộ QP/HK đánh giá kỹ về địa đạo hạt nhân của Trung Cộng, và Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Mỹ (United States Strategic Command- USSTRATCOM) phụ trách làm báo cáo. Tin tức nầy được các báo thổi phồng lên với những cái tựa giựt gân như “Tổng thống Obama muốn vô hiệu hóa Vạn Lý Trường Thành ngầm của Trung Quốc”. Một tựa bài báo khác ghi: “Mỹ mù tịt về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”. “Mỹ phát hoảng vì Vạn Lý Trường Thành ngầm của Trung Quốc”…
Đồng thời với đạo luật NDAA, báo chí đưa tin về cuộc nghiên cứu của trường Đại học Georgetown do GS Phillip Karber hướng dẫn, kết quả nghiên cứu cho rằng, những đánh giá về số lượng đầu đạn hạt nhân trước đây lả 300, không chính xác, mà thực tế là Trung Cộng đã sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân gấp 10 lần, tức là 3,000.
2* Tổng quát về đạo luật ngân sách quốc phòng tài khóa 2013 (NDAA)
Dự thảo luật H.R. 4310 được Quốc Hội thông qua và Tổng thống Obama ký ban hành thành luật ngày 2-1-2013. Luật mang tên National Defense Authorization Act for Fiscal Year 2013 (NDAA), ấn định ngân sách Bộ Quốc Phòng tài khoá 2013 là 642.7 tỷ USD.
Đạo luật cho phép Bộ QP/HK xử dụng ngân sách để thực hiện những hoạt động thích nghi được ghi rõ trong đạo luật, từ các chương, mục, điều, khoản…Những cơ quan liên hệ của Bộ QP phải làm những báo cáo cho QH, được ấn định nhiều thời gian riêng biệt khác nhau.
Tất cả những chi tiêu, từ tiền trả lương cho nhân viên, quỹ hưu bổng, bảo hiểm sức khoẻ, đến việc mua sắm vũ khí, huấn luyện, nghiên cứu, chi phí tại Afghanistan, Iraq, NATO, chi phí về chương trình hạt nhân của Iran, Bắc Hàn và ngay cả về vũ khí hạt nhân và chương trình không gian của Trung Cộng….
Hầm
nguyên tử của TQ.
Riêng về khả năng quân
sự của Trung Cộng, đạo luật có 3 mục buộc hành pháp phải báo cáo trễ nhất là
ngày 15-8-2013. Có phần ghi rõ phải báo cáo về khả năng vũ khí qui ước và vũ
khí hạt nhân trong đường hầm của nước nầy. (Sec. 1045. Reports on capability of
conventional and nuclear forces against certain tunnel sites on nuclear weapons
program of the Peoples Republic of China).
Phải báo cáo những chi tiết như sau:
Đánh giá về chiến lược hạt nhân của TC. Mô tả chi tiết về kho vũ khí hạt nhân với số lượng đầu đạn, đối chiếu, so sánh với kho vũ khí của Hoa Kỳ.
Đưa ra kết luận, có phải Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp về khả năng hạt nhân của TC hay không? Phải đưa ra những biện pháp vô hiệu hoá các đường hầm và vũ khí cất giấu bên trong. Đánh giá chương trình không gian của nước nầy…
3* Báo cáo của nhóm nghiên cứu đại học Georgetown
Phải báo cáo những chi tiết như sau:
Đánh giá về chiến lược hạt nhân của TC. Mô tả chi tiết về kho vũ khí hạt nhân với số lượng đầu đạn, đối chiếu, so sánh với kho vũ khí của Hoa Kỳ.
Đưa ra kết luận, có phải Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp về khả năng hạt nhân của TC hay không? Phải đưa ra những biện pháp vô hiệu hoá các đường hầm và vũ khí cất giấu bên trong. Đánh giá chương trình không gian của nước nầy…
3* Báo cáo của nhóm nghiên cứu đại học Georgetown
3.1. Công trình nghiên cứu
Theo trang tin Defense News, thì sau trận động đất năm 2008 tại Tứ Xuyên, một nhóm nghiên cứu của trường đại học Georgetown, Washington D.C., do GS Phillip A. Karber hướng dẫn, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm để phân tích và tìm hiểu những vũ khí nào được cất giấu trong đó, đồng thời lập một bản đồ sơ bộ về vị trí của các căn cứ ngầm.
GS Phillip A. Karber từng là một chiến lược gia xuất sắc của bộ QP/HK trong thời chiến tranh lạnh.
Sau 3 năm kiên trì và tích cực, nhóm nghiên cứu dịch hàng trăm tài liệu quân sự của Trung Cộng, thu thập hàng tấn tài liệu từ các tạp chí quân sự, tin tức trên Internet, các Blog, các cuộc phỏng vấn, hình ảnh trên các diễn đàn…
Ngày 29-11-2012, tờ Washington Post dẫn bản báo cáo có tựa đề “Tác động chiến lược của Trường Thành ngầm” (Strategic Implications of Chinas Underground Great Wall), dài 363 trang, được công bố ngày 18-11-2012.
Kết quả nghiên cứu cho rằng số lượng vũ khí hạt nhân mà các cơ quan tình báo đưa ra con số 300 đầu đạn hạt nhân là không chính xác, sự thật Trung Cộng sở hữu gấp 10 lần, với con số 3,000 đầu đạn được cất giấu trong hệ thống ngầm dài 5,000km.
Bản báo cáo gây bất ngờ, sự chú ý và gây tranh cãi.
3.2. Những tranh cãi chung quanh hồ sơ nghiên cứu của GS Phillip Karber
3.2.1. Nghi ngờ về tính xác thực của bản nghiên cứu
Một số người cho rằng bản nghiên cứu lấy ra từ những tài liệu như Google Earth, các Blog, tạp chí quân sự, và nhất là thông tin từ những câu chuyện hư cấu trong bộ phim giả tưởng về tâm lý lịch sử của người lính pháo binh Trung Cộng.
3.2.2. Phản đối của các chuyên gia về việc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
Ông Gregory Kulacki, một nhà phân tích về hạt nhân Trung Cộng, đã công khai chỉ trích GS Karber trong một bài thuyết trình gần đây ở Washington. Ông Kulacki gọi con số 3,000 là “con số lố bịch” và cho rằng phương pháp nghiên cứu dựa trên những bài viết trên các Blog của TC là “kém hiểu biết và lười biếng”.
Những chuyên gia về việc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những người phản đối quyết liệt nhất. Họ lo ngại rằng bản nghiên cứu sẽ hâm nóng lên sự tranh cãi về việc cần phải duy trì kho vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay, khi mà nổ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân sau chiến tranh lạnh đang tiến hành. Sự chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân có thể đưa loài người đến bờ vực thẩm của hủy diệt.
Trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama đã nổ lực thực hiện việc cắt giảm số đầu đạn nguyên tử thông qua Hiệp ước START Mới (New START=Strategic Arms Reduction Treaty) được ký kết với Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev ngày 8-4-2010, cắt giảm 30% để hai bên chỉ giữ 1,550 đơn vị mà thôi. Hiệp ước làm cho thế giới cảm thấy an toàn hơn.
Hồ sơ nghiên cứu của trường đại học Georgetown được gởi tới hàng loạt quan chức cao cấp Bộ QP/HK khiến cho Quốc Hội phải mở cuộc thảo luận.
4* Vạn Lý Trường Thành ngầm
4.1. Vạn Lý Trường Thành nổi
Vạn Lý Trường Thành là một bức tường thành nổi tiếng của Trung Hoa được liên tục xây dựng bằng đất và bằng đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho đến thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, Người Thổ Nhỉ Kỳ và những bộ tộc du mục khác ở phía Bắc như Mãn Châu chẳng hạn.
Bức từng thành dài 6,352 Km (3,948 dặm Anh)
Tường thành có 5 đoạn chính:1). Năm 208 TCN (Nhà Tần), 2). Thế kỷ thứ 1 (Nhà Hán), 3). Thế kỷ thứ 7 (Nhà Tùy), 4). Từ 1,138 đến 1,198 (Nhà Nam Tống), 5). Từ 1,368 đến 1,640 (Từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch, nhà Minh)
Một nhà sử học Tây phương cho biết, đã có 3,500,000 người bị trưng dụng vào việc xây bức tường. Và số người chết lên tới hơn một triệu vì kiệt sức, đói khát và bịnh tật.
4.2. Đường hầm bí mật năm 1965
Cách đây 30 năm, trên truyền thông nhà nước, Trung Cộng cho biết, công trình số 6501 dài 17km dưới lòng đất, khởi công từ năm 1965 và đã đình chỉ vào năm 1973.
Tân Hoa Xã phổ biến, công trình 6501 giống như một mê cung, gồm 3 tầng thông nhau được đúc bằng bê tông cốt thép. Với chiều dài 17km, gồm 25 hang động lớn nhỏ, có diện tích hàng trăm mét vuông. 6501 đủ rộng cho 4 xe ca dàn hàng ngang di chuyển và có cả xe điện lưu thông trên đường rầy.
Các chuyên gia Trung Cộng tiết lộ, đường hầm năm 1965 có 17 cái “giếng trời” cao 80m, đường kính 20m dùng để phóng hỏa tiễn.
Ông Tăng Trung Dân, một công nhân xây dựng 6501 thuật lại, từ khi khởi công đến lúc đình chỉ năm 1973, mọi tin tức được giữ bí mật, ngay cả chính quyền địa phương cũng không hay biết gì về đường hầm nầy cả. Những công nhân đào hầm được điều đến cũng không biết mình đang ở đâu, xây dựng công trình với mục đích gì. Và cho đến nay, đường hầm chứa những gì, lý do tại sao đình chỉ năm 1973, người ngoài cũng không có ai biết được.
4.3. “Bật mí”hầm bí mật
Ngày 12-5-2008, trận động đất mạnh 7.8 độ Richter ở Tứ Xuyên làm chết 62,000 người đã phơi bày một thế giới quân sự qua hình ảnh của những ngọn đồi bị sụp xuống một cách kỳ lạ, theo hình dạng của đường hầm, vì bên dưới trống rỗng. Thêm vào đó, ngay sau khi động đất, hàng ngàn chuyên gia hạt nhân, với mặt nạ và quần áo chống phóng xạ, được huy động đến hiện trường. Đúng là đường hầm có chứa vũ khí hạt nhân.
4.4. Trung Cộng thừa nhận có đường hầm
Sau trận động đất ở Tứ Xuyên, biết rằng không thể che đậy được nữa, nên Trung Cộng thừa nhận có đường hầm chứa vũ khí.
Đài truyền hình nhà nước CCTV loan tin, kể từ năm 1995, Quân đoàn Pháo Binh số 2 đã huy động hàng chục ngàn quân nhân tới xây dựng màng lưới đường hầm dài 3,000 dặm (4,800km) dưới đồi núi tỉnh Hà Bắc.
Bản tin có đoạn, “một căn cứ tên lửa được xây dựng dưới lòng đất, sâu hàng trăm mét, có thể chịu đựng được một vài cuộc tấn công hạt nhân. Các đường hầm nối với những căn cứ tên lửa nầy là “Vạn Lý Trường Thành dưới lòng đất” (Underground Great Wall). Tự hào so sánh như thế là do chiều dài của cả hai gần giống nhau. (6,352km và 5,000km)
Đài CCTV cũng đã làm một bộ phim tài liệu, tiết lộ rằng QĐ/TC đang xây dựng những cơ sở dưới lòng đất, cho phép đánh trả trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Theo số liệu được công bố thì có 60,000 người, trong đó có 8,342 kỹ sư tham gia xây dựng. 1.51 tỷ mét khối đất đá được đào lên.
Ngày 7-12-2011, tờ báo Pháp Le Nouvel Observateur, khi nói đến Vạn Lý Trường Thành ngầm, đã kết luận “Chắc chắn các vệ tinh do thám và các thiết bị nghe lén trên toàn trái đất sẽ theo dõi mọi động tĩnh phát ra từ cái ổ chuột chũi khổng lồ nầy”.
5* Bốn chục căn cứ ngầm của Trung Cộng
Ngày 4-3-2012, trang mạng bình luận quân sự của Nga loan tin, Không Quân Trung Cộng đã xây dựng ít nhất là 40 căn cứ ngầm sâu trong lòng đất, có thể chứa tới 1,500 phi cơ, tàu ngầm, hỏa tiễn và nhiều vũ khí quan trọng khác.
Các căn cứ ngầm nầy được thiết kế để có khả năng còn sống sót sau những trận không kích dữ dội bằng vũ khí tấn công mặt đất, bom xuyên phá boongke (Bunker) rất chính xác, thậm chí cả vũ khí sinh học và hạt nhân của đối phương. Những căn cứ ngầm nầy rất khó bị vệ tinh gián điệp và phi cơ do thám phát hiện, bởi vì nó được xây dựng trong lòng núi. Căn cứ phục vụ cho cả hải quân, lục quân và không quân, sâu từ 100mét đến gần 1,000mét với chiều dài 4,800km.
Quân Đoàn Pháo Binh số 2 quản lý những căn cứ nầy.
Nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, việc gia tăng gấp rút số lượng và qui mô căn cứ cho phép Trung Cộng tiến hành các hoạt động bí mật mà bên ngoài không hay biết.
Trung Cộng đã từng xác nhận rằng các căn cứ ngầm nhằm mục đích thực hiện đánh trả sau khi bị tấn công.
Căn cứ ngầm không phải là điều mới lạ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bắc Hàn, Nam Tư và Albania cũng đã có những căn cứ sâu dưới lòng đất, đó là phòng thủ bị động, mục đích bảo vệ an toàn kho vũ khí chớ không có khả năng tấn công trả đủa tức thời.
Căn cứ ngầm cũng có những điểm yếu của nó, đặc biệt là công trình xây dựng chịu sự hạn chế về điều kiện địa chất. Công trình lớn rất dễ bị thấm nước vì dưới lòng đất thường có nhiều mạch nước ngầm do đó, mức độ an toàn không bảo đảm.
Qua phân tích những hình ảnh thì các căn cứ ngầm thường được xây dựng ở các vùng lân cận với sân bay trên mặt đất. Một số căn cứ bị khám phá do những cửa hang rất lớn vừa đủ chỗ cho phi cơ ra vào.
Bí mật đường hầm của Trung Cộng bị tiết lộ từ nước Albania. Nước nầy mua nhiều phi cơ của Trung Cộng và đã nhờ họ giúp xây những căn cứ ngầm theo kỹ thuật của TC.
Sau khi hình ảnh các căn cứ ngầm của Albania bị tiết lộ, thì các nhà quan sát có thể suy đoán được đường hầm của TC như thế nào.
Tạp chí quốc phòng Asia Pacific Defense của Đài Loan viết, hỏa tiễn tầm trung và tầm xa của TC, ban đầu triển khai trên mặt đất nên bị vệ tinh gián điệp phát hiện, đưa đến việc có thể bị tấn công bằng tên lửa đánh chặn từ xa, do đó Trung Cộng di chuyển toàn bộ hàng trăm bệ phóng hỏa tiễn xuống sâu dưới lòng đất hàng trăm mét, gọi là “giếng trời” có đường kính 20m, được ngụy trang rất kỹ.
6* Quân đoàn pháo binh số hai
Quân đoàn Pháo Binh số 2 (The Second Artillery Corps-SAC) là lực lượng hỏa tiễn chiến lược của Trung Cộng. Hoả tiễn chiến lược là hỏa tiễn tầm xa còn gọi là liên lục địa (Inter-Continental Missile) thường là hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) mang đầu đạn hạt nhân.
Hỏa tiễn liên lục địa có tầm bắn xa từ 5,000km đến trên 13,000km. Hoả tiễn đạn đạo có đường đi qua 3 giai đoạn. Bắn thẳng lên trời vượt qua bầu khí quyển bao phủ trái đất. Kế đó, nhờ sức đẩy của chất nổ trước khi ra khỏi bầu khí quyển, đi trong tình trạng không có sức hút của quả đất, mọi vật lơ lửng không có trọng lượng như nhau ở bên ngoài vũ trụ. Sau cùng, rơi trở lại mặt đất và đánh vào mục tiêu.
Vũ khí hạt nhân của Trung Cộng được cất giấu trong hệ thống đường hầm dưới lòng đất, sâu cả trăm mét, mà Trung Cộng tự hào cho rằng đó là “Vạn Lý Trường Thành Ngầm”
Số lượng và đặc tính kỹ thuật của các loại vũ khí được cất giấu trong Vạn Lý Trường Thành Ngầm là một bí mật quân sự của Trung Cộng (TC).
Viên tướng hồi hưu người Nga là Viktor Yesin ước tính TC có khoảng 1,800 đầu đạn hạt nhân, với 900 được triển khai, số còn lại thì cất giấu dưới những căn cứ trong hệ thống đường hầm.
Quản lý kho vũ khí trong Vạn Lý Trường Thành Ngầm là Quân Đoàn Pháo Binh Số 2, bao gồm khoảng 90,000 đến 120,000 nhân viên. Ngoài ra còn sáu lữ đoàn hỏa tiễn đạn đạo độc lập, chỉ nhận lịnh từ Quân Ủy Trung Ương mà thôi.
Sáu lữ đoàn nầy được bố trí ở những điểm trọng yếu trên khắp nước.
Quân đoàn SAC được thành lập ngày 1-7-1966, lần đầu tiên xuất hiện là 1-10-1984. Bộ chỉ huy đặt tại Bắc Kinh.
Theo đánh giá của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, thì Trung Cộng là quốc gia đứng hàng thứ ba sở hữu đầu đạn nguyên tử, sau Mỹ và Liên Xô, số lượng đầu đạn được ước đoán là từ 240 đến 300, nhưng mới đây, nhóm nghiên cứu của GS Phillip Karber cho rằng con số to gấp 10 lần, là 3,000.
7* Tập Cận Bình: Tập trung cao độ, sẵn sàng chiến đấu
Chỉ trong vòng hai tháng sau khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã đến thăm ba quân chủng hải, lục và không quân, kêu gọi binh sĩ tập trung cao độ, sẵn sàng chiến đấu với khẩu hiệu “Có lịnh là đến. Đã đến là đánh. Đã đánh thì phải thắng”.
Trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở Đông Hải và Nam Hải, thái độ của Tập Cận Bình gây chú ý của các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Tập Cận Bình thường xuyên nhắc nhở về “giấc mơ phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, đó là xây dựng một quân đội hùng mạnh”
8* Những biện pháp vô hiệu hóa hệ thống đường hầm của Trung Cộng
8.1. Bom xuyên phá boongke (bunker)
Ngày 12-2-2012, giới truyền thông Mỹ cho biết QH/HK đã chấp thuận một ngân khỏan bổ sung là 81 triệu USD để cải tiến bom xuyên phá boongke. Loại bom nầy gọi tắt chung là MOP (Massive Ordnance Penetrator-MOP)
Bom MOP nặng 14,000Kg, dài 6.2mét, chứa 2,500kg chất nổ có thể xuyên qua lớp bê tông 61m trước khi phát nổ. Siêu bom MOP được hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) hướng dẫn nên rất chính xác.
Các chuyên gia cho biết loại bom hạt nhân MOP hiện tại, B61-11, không đạt được kết quả mong muốn, cho nên kế hoạch nâng cấp đang thực hiện để chế tạo B61-12. Theo công thức cũ, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh có thể tăng cường liều lượng, pha chế, nâng cấp để mức độ xuyên phá đạt được mục đích yêu cầu, rõ ràng là có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, vì độ sâu khác nhau của đường hầm nên phải dùng nhiều trái bom mới loại bỏ mối đe dọa nầy.
8.2. Tái thiết kế phi cơ ném bom chiến lược B-2
Hai công ty Northrop Grumman và Locheed Martin đang nổ lực nâng cấp phi cơ ném bom chiến lược tàng hình siêu thanh B-2 để mỗi chiếc có thể mang hai quả bom MOP B61-12 nặng 14,000 kg.
B-2 là phi cơ ném bom chiến lược, nhờ kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 nên có thể vượt qua các hàng rào phòng không dày đặc. B-2 đắt tiền nhất, từ 1.175 đến 2.2 tỷ USD/chiếc. Hiện có 20 chiếc đang phục vụ. Tầm hoạt động xa 11,100km. Tốc độ 1,010km/h (630 mph). Trọng tải 152,600kg.
8.3. Hầm ngầm không có gì đáng sợ
Kho vũ khí ngầm dưới lòng đất không có gì đáng sợ cả, nó không phải là một phương tiện vô cùng lợi hại khi bị lộ bí mật, cho dù chỉ một phần.
Trước hết là toàn bộ sức mạnh quân sự không được xử dụng cùng một lúc khi xảy ra cuộc chiến, vì một số được cất giấu.
Vũ khí dưới hầm xem như tự tập trung dưới đáy mồ, thụ động nằm chờ đợi bị chôn sống tập thể. Khi bị nhét nút chận ở các ngỏ ra rồi bị dội bom hạt nhân xuyên phá hạch nhiệt (Thermonuclear bomb), thì sức nóng khủng khiếp của hạt nhân sẽ phát tán khắp hang cùng ngỏ hẻm trong hệ thống, hủy diệt toàn bộ con người dưới hầm và làm tê liệt vũ khí. Khi không còn con người điều hành, triển khai, bấm nút… thì vũ khí, nếu còn tốt cũng trở thành những đống sắt vụng.
Đường hầm cao từ 10m đến 20m, càng rỗng ruột thì càng dễ bị sập.
Khi chiến tranh thực sự nổ ra, những con đập khổng lồ bị phá hủy, một trận đại hồng thủy sẽ chôn vùi cả hai thứ Vạn Lý Trường Thành, nổi và ngầm.
Nước Tàu trở lại thời kỳ đồ đá, thì những hạm đội, hàng không mẫu hạm, những căn cứ quân sự ở Nhật, Nam Hàn, Đài Loan…có thể bị thiệt hại nặng nề. Trái lại, nước Mỹ ở rất xa, nhiều lắm là bị trầy vi tróc vảy, xây xát ngoài da, nói chung là thiệt hại nhẹ hơn nước Tàu.
Tóm lại, hầm ngầm không đáng sợ, chỉ đáng lo ngại trong trường hợp Nga và Tàu “hợp đồng tác chiến” đánh Mỹ mà thôi. Ở Hội Đồng BA/LHQ, Nga và Tàu thường xuyên chống Mỹ và Liên Âu.
9* Kết luận
Đạo luật NDAA 2013 nêu rõ mối quan tâm của QH/HK trước nổ lực hiện đại hóa quân sự hạt nhân của Trung Cộng. Hoa Kỳ có lý do để lo ngại là không biết được dưới những căn cứ ngầm đó có chứa những gì.
Trong báo cáo nghiên cứu, GS TS Phillip Karber kết luận, kho vũ khí hạt nhân của TC có thể giết chết ngay lập tức 50 triệu người dân Mỹ. Thêm vào đó, 50% dân số bị ảnh hưởng của phóng xạ làm giảm tuổi thọ rất đáng kể, hai phần ba (2/3) trong số 7,569 bịnh viện của nước Mỹ bị phá hủy hoặc không thể hoạt động, một nửa số bác sĩ bị thiệt mạng. Khả năng phát điện bị phá 1/3 và 40% tiềm lực sản xuất lương thực, đưa đến 100 triệu người còn sống sót phải thiếu đói trong 10 năm sau đó.
GS Karber kết luận “Cuối cùng là lấy đi sự sống của 200 triệu người Mỹ. Những người sống sót thì sống trong bóng tối với chế độ sinh hoạt khắc nghiệt như điều kiện sinh sống của thời kỳ nguyên thủy”.
Bức tranh ảm đạm mà GS Karber tưởng tượng ra cho thấy khả năng tàn phá của kho vũ khí hạt nhân Trung Cộng trong trường hợp Hoa Kỳ tự trói tay ngồi chờ chết. Điều bi quan nầy không thể xảy ra, vì kho vũ khí ngầm chỉ được xử dụng khi còn sống sót sau những trận tấn công. Phi cơ, hoả tiễn nằm trong kho xem như bất khiển dụng trong lúc bị tấn công.
Đạo luật NDAA 2013 sẽ gây thêm căng thẳng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, tạo ra nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh ở Thái Bình Dương, tuy nhiên, đó cũng là một lời cảnh báo đáng quan tâm.
Trúc Giang
Minnesota tháng 3 năm 2013
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment