Saturday, March 9, 2013

Ngán ngẩm lao động Trung Quốc


 

Ngán ngẩm lao động Trung Quốc

Thứ Sáu, 08/03/2013 22:18

Nhiều lao động Trung Quốc làm việc “chui” ở Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 và gây mâu thuẫn với người dân địa phương

Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 được xây dựng tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân - Phú Yên do Công ty CP VRG Phú Yên (Tập đoàn Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 500 tỉ đồng. Sau khi trúng thầu trọn gói từ thiết bị đến thi công, liên doanh nhà thầu Chiết Giang 1 (Trung Quốc) đã đưa hàng trăm lao động nước này sang làm việc. Nhà máy dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2012 nhưng hiện tại vẫn chưa xây dựng xong đường hầm.

Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Alumin Nhân Cơ - Đắk Nông trong giờ ăn trưa. Ảnh: CAO NGUYÊN
“Họ chạy xe ẩu lắm!”
Người dân sống dọc 2 bên đường từ thị trấn La Hai đến xã Phú Mỡ cho biết vào những lúc chiều mát, họ rất ngại ra đường vì sợ xe của người Trung Quốc tông phải. “Đường quê, nhiều trẻ em chơi đùa nhưng họ chẳng quan tâm, phóng xe như chỗ không người”- anh Ksor Hiệp (ngụ xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) bức xúc.
Theo anh Hiệp, trước đây cũng đã từng xảy ra trường hợp lao động Trung Quốc lái ô tô tông chết bò của người dân địa phương rồi chạy mất. Ông La Lan Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ, cho biết xã này đã phải khuyến cáo người dân sống gần đường cần cảnh giác khi có xe của lao động Trung Quốc. “Họ chạy xe ẩu lắm, không cảnh giác là dễ gặp tai họa” - ông Dũng nói.
Ông Lê Văn Bạch, Tổng Giám đốc Công ty CP VRG Phú Yên, thừa nhận đã từng xảy ra xích mích, xô xát giữa lao động Trung Quốc với lao động địa phương tại công trường. Theo ông Ksor Bếp, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ, chính quyền xã đã phải mời đại diện chủ đầu tư, nhà thầu và những thanh niên có liên quan ở thôn Phú Tiến đến để dàn xếp một vụ ẩu đả mà nguyên nhân là lao động Trung Quốc chạy xe ẩu.
Nhiều lao động “chui”
Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên) cho biết lúc cao điểm, Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 có đến hơn 200 lao động Trung Quốc làm việc. Trong đó, sở này chỉ cấp giấy phép lao động cho hơn 150 người, còn lại là lao động “chui”. “Chúng tôi chỉ cấp phép cho những người có đủ bằng cấp và hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên” - ông Nguyễn Tài Soa, Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động, khẳng định.
Theo ông Nguyễn Xuân Ngân, cán bộ Phòng Việc làm - An toàn lao động, trên thực tế, các ngành chức năng rất khó xác định có bao nhiêu lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2. “Chúng tôi chỉ kiểm tra dựa trên danh sách lao động mà nhà thầu đã đăng ký, còn ngoài danh sách thì rất khó” - ông Ngân thừa nhận. 
Theo quy định, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải là những chuyên gia, lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Thế nhưng, tại công trình thủy điện La Hiêng 2, lao động Trung Quốc làm đủ các công việc, kể cả nấu ăn, thợ hồ… “Khi kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện trường hợp này nhưng chủ thầu cho biết công nhân Trung Quốc làm được nhiều việc, từ tay nghề cao đến phổ thông nên rất khó xử lý” - ông Ngân nói.
Rượt chém người tại công trường
Sáng 3-9-2012, trong lúc làm việc trên giàn giáo công trình bồn chứa bauxite của Nhà máy Alumin Nhân Cơ - Đắk Nông, 8 công nhân Việt Nam đã cười đùa. Lập tức, Liu Jin Fu (SN 1979, người Trung Quốc), công nhân Công ty Nhôm Sơn Đông (đơn vị thi công bồn chứa bauxite), cầm một khúc gỗ trèo lên giàn giáo đuổi đánh nhóm công nhân Việt Nam. Khi nhóm công nhân Việt Nam bỏ chạy xuống đất thì bị Wang Yong Gang (SN 1983, người Trung Quốc), đang lái xe nâng gần đó, cầm mã tấu truy sát làm nhiều người bị thương.
Thượng tá Đỗ Trọng Hoãn, Trưởng Công an huyện Đắk R’lấp - Đắk Nông, cho biết do bất đồng ngôn ngữ, Liu Jin Fu nghĩ rằng mình bị nhóm công nhân Việt Nam trêu chọc nên xảy ra mâu thuẫn. Sau khi xảy ra vụ việc, do nạn nhân không khiếu nại và từ chối giám định thương tích nên cơ quan chức năng không có cơ sở khởi tố vụ án.
C.Nguyên
HỒNG ÁNH
 

Ngán ngẩm lao động Trung Quốc: Xáo trộn làng quê

Thứ Bảy, 09/03/2013 23:06

Nhiều lao động Trung Quốc nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương; thậm chí còn quan hệ sinh con với phụ nữ địa phương

·         Ngán ngẩm lao động Trung Quốc

Huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng được xem là địa phương có đông người Trung Quốc sinh sống và làm việc nhất nước. Kể từ khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được triển khai (năm 2005) đến nay, cùng với việc các công ty Quảng Tây, Hồ Bắc và Đông Phương của Trung Quốc trúng thầu thi công và lắp đặt thiết bị thì hàng ngàn lao động Trung Quốc kéo đến làm việc tạo nên các làng Trung Quốc, phố tàu dọc các xã Tam Hưng, Ngũ Lão.
 
Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng
Cũng từ khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng triển khai, những vùng quê yên ả dọc tuyến đường đi qua nhà máy bị xáo trộn. Lao động Trung Quốc thường nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương; thậm chí còn quan hệ sinh con với phụ nữ địa phương.
Trước tình hình trên, Công an huyện Thủy Nguyên phải lập một Trạm Cảnh sát Nhân dân tại xã Tam Hưng. Trung tá Đỗ Quang Hảo, trạm trưởng, cho biết: “Quá đông người nước ngoài làm việc, sinh sống gây cho chúng tôi nhiều khó khăn, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn. Nhiều đêm thấy họ về quá muộn, uống rượu say, mình nhắc nhở nhưng họ chẳng nghe. Ngoài số lao động chính thức, rất khó để quản lý số lao động “chui”. Có những vụ người Trung Quốc sau khi gây án, công an vào cuộc điều tra thì họ đã về nước…”.
Theo Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng, trước Tết Quý Tỵ có khoảng hơn 2.000 người nước ngoài làm việc tại Hải Phòng, trong đó quá nửa là người Trung Quốc. Số lao động này chủ yếu tập trung tại các dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, KCN Đồ Sơn, KCN Thâm Việt (huyện An Dương). Ngoài ra, còn hàng chục doanh nghiệp da giày, hóa chất, xây dựng… có người lao động Trung Quốc làm việc.
Theo Nghị định 34/CP và 46/CP của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam thì các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam phải ưu tiên sử dụng lao động người Việt Nam, trường hợp lao động trong nước không thể đáp ứng được công việc mới tuyển lao động nước ngoài. Thực tế, trong hàng ngàn lao động Trung Quốc đang làm việc tại Hải Phòng, đa số làm những công việc phổ thông như phụ hồ, thợ xây, thợ hàn… trong khi rất nhiều lao động phổ thông tại địa phương đang thất nghiệp.
Tại kỳ họp thứ 4 của HĐND TP Hải Phòng vừa qua, nhiều cử tri đã chất vấn lãnh đạo huyện Thủy Nguyên, UBND TP Hải Phòng cũng đã lập đoàn kiểm tra, xử lý tình trạng lao động Trung Quốc không phép. Đoàn thanh tra liên ngành của Sở LĐ-TB-XH và Công an Hải Phòng cũng từng phát hiện không ít sai phạm của lao động nước ngoài trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, như không báo cáo xin phép duyệt nhân sự mà vẫn tuyển lao động ngoài nước vào làm việc, dùng thị thực nhập cảnh với danh nghĩa du lịch để làm việc tại Việt Nam...
 
Tan vỡ gia đình
Từ khi có KCN Long Giang thì xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước - Tiền Giang không còn yên ả vì lao động Trung Quốc. Khi số lao động này rút đi thì nhiều phụ nữ địa phương ngậm đắng nuốt cay vì gia đình tan vỡ. Theo một cán bộ xã Tân Lập 1, đã có hơn 10 trường hợp xin ly hôn và hầu hết đều do các bà vợ nộp đơn. Tất cả đều hòa giải bất thành vì các bà nhất quyết bỏ chồng với lý do chồng không biết làm ăn, quan điểm bất đồng... nhưng thực chất là vì mấy ông “người nước ngoài” vung ra ít tiền làm các bà tưởng sẽ có cuộc sống sung sướng, sẽ được bảo lãnh ra nước ngoài. Ai ngờ bây giờ họ về nước, bỏ lại những phụ nữ góa chồng.
M.Sơn
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 9-3
Bài và ảnh: TRỌNG ĐỨC

__._,_.___

 

Xuất hiện video clip ngược đãi dân ở Bình Thuận

09/03/2013 3:15

Chiều tối 8.3, trên mạng xuất hiện một video clip dài 1 phút 23 giây với tiêu đề Công an thị trấn Malam đánh dân. Clip có hình ảnh một người mặc sắc phục công an cùng với dân phòng còng tay một người ở trần, mặc quần đùi, buộc lên xe đưa về trụ sở.

Khi người này phản ứng thì bị một dân phòng "vắt" ngang lên yên xe. Sau đó, người dân phòng này nắm hai chân đưa lên cao, làm nạn nhân chúi đầu xuống đất rất bất nhẫn. Lát sau thì người công an mới tháo còng cho nạn nhân. 
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Ngô Duy Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo thị trấn Ma Lâm, H.Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), khẳng định hình ảnh trong video clip phản ánh một công an viên thị trấn Ma Lâm và 3 dân phòng bắt ông Đào Xuân Do (51 tuổi, trú ở Tổ tự quản số 7, KP1, thị trấn Ma Lâm). Cũng theo ông Nhân, người công an mang quân hàm thượng sĩ là CSKV tên Phan Văn Hòa, còn người ôm ông Do “vứt” lên xe máy, rồi vứt xuống đường là dân phòng Thông Minh Anh. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc. Thượng tá Trần Bá Sơn, Trưởng công an H.Hàm Thuận Bắc cũng khẳng định sự việc xảy ra tại địa bàn mình quản lý và hứa sáng nay (9.3) sẽ xử lý vụ việc.
Quế Hà

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link