Saturday, March 9, 2013

Lý Lẽ Của CSVN


Lý Lẽ Của CSVN

(03/05/2013)

Tác giả : Vi Anh

Điều 4 Hiến pháp của CSVN, CSVN tự qui định Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo toàn diện xã hội VN - là một điều ngươi dân Việt ghét cay, ghét đắng, coi như nguyên do của tất cả đại hoạ cho quốc gia dân tộc VN. Nhưng theo tin RFI của Pháp, “trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02 vừa qua, đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, việc đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
 
Cũng như lúc trước Tổng Bí Thư Lê Duẩn gân cổ ong óng hét lên là “dân chủ tập trung” của CS vạn lần hơn của “tư bản”, cụ thể là của Mỹ. Có người tưởng “cái ông” tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam này mát dây, hay bị ông ứng bà hành lên đồng như thầy pháp hay “có vấn đề” về tâm thần. Không phải đâu, hai tổng bí thư CS này, hai ông CS gộc này có lý lẽ, lý lẽ CS của họ.

Cũng như trước hành động Trung Cộng [TC] xâm chiếm biển đảo Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam, mà Đảng Nhà Nước CSVN gần như bất động, thông đồng với TC, hầu hết người dân Việt tư hỏi không biết những người CSVN có còn là Việt Nam nữa không. Tại sao Việt Cộng không nhớ tiền cừu hậu hận của người Việt đối với vua quan Tàu lấy đất nước và trị nhân dân VN suốt 1000 năm trong 4000 năm lịch sử VN. Tại sao Đảng Nhà Nước CSVN để TC lấn chiếm 80% Biển Đông, bắn giết và cấm ngư dân VN đánh cá trên ngư trường muôn đời mà đất nước ông bà VN để lại cho người Việt, chiếm lấy hai đảo Hoàng sa và Trường sa của VN làm huyện Tam sa thuộc tỉnh Hải Nam của TC?
 
 
 Tại sao Đảng Nhà Nước CSVN đang cầm quyền mà không làm nhiệm vụ bảo quốc an dân, lại quị lụy lom khom trước TC xâm lược, chỉ phản ứng chiếu lệ trước hành động TC cướp giang sơ gấm vóc của người Việt. Còn tồi tệ, tội lỗi hơn nữa là CSVN lại quyết liệt trấn áp người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước, hàng động chống TC xâm lănghơn nữa Tìm hiểu và trả lời những người dân Việt thấy mình đang đứng trước hoàn cảnh lưỡng đầu thọ địch, người dân Việt phải chống thù trong là nhà cầm quyền CSVN và giặc ngoài là quân xâm lằng TC.Câu trả lời là CS suy nghĩ, hành động bằng não trạng, lý sự, luận lý, logic CS của họ. Trên phương diện lý thuyết hay học lý, theo thông lệ chánh đảng hay đảng chánh trị chánh yếu lập ra là để chiếm chánh quyền và dùng chánh quyền thực hiện lý tưởng, chủ trương, đường lối của đảng.

Chủ trương, đường lối, chủ nghĩa CS là thế giới đại đồng, giai cấp vô sản, mà Đảng CS là đại diện. Trong chủ nghĩa CS và đảng CS đâu có chỗ đứng của quốc gia dân tộc. Nên dưới cái nhìn của CS, việc Thủ Tướng Phạm văn Đồng mặc thị giao hai đảo Hoàng sa, Trường sa của cho TC rất ư là logic CS.

Trên phương diện thực tế tình hình TC xâm lấn đất nước VN, Đảng Nhà Nước CS Hà nội đang cầm quyền tỏ ra bất động, lom khom, khúm núm trước TC cũng rất “logic” CS. Ông Phó Tổ CS Hà nội là Ô. Phạm văn Đồng ký công hàm gián tiếp cắt đảo và biển giao cho TC làm lãnh thổ và lãnh hải của TC rồi. Những người CS Hà nội “kế thừa” như Nguyễn tấn Dũng còn làm gì được. Mở miệng thì mắc quai với TC.

Ô Phạm văn Đồng làm cái việc trời không dung, đất không tha, nhân dân nguyền rủa đó đâu phải Ông ta làm một mình. Nhứt định Ô Hồ tổ sư của CSVN biết, đồng ý, lịnh cho Ô Đồng làm thì Ông Đồng mới dám làm. Trong khi CS Hà nội đương quyền còn đang thờ cái xác của Ông Hồ, còn hô hào theo tư tưởng Hồ chí Minh “vĩ đại”, thì CS Hà nội còn ăn làm sao nói làm sao, nói cái gì, làm cái gì khác được.

Còn so tương quan lực lượng quân sự và chánh trị của CS Hà nội và CS Bắc Kinh, người ta thấy CS Hà nội hành động cũng rất logic CS. Giả dụ có xung đột quân sự, quân TC không cần đánh đấm gì, chỉ cần phun nước miếng cũng ngập lụt chết chìm hết Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN ở Hà nội.

Ngay khi Quân Ủy Trung Ương do Bộ Chánh trị của Đảng CSVN “quyết” đánh lại TC, chưa chắc Quân Đội của CSVN thi hành. Thành phần nội tuyến, thân TC có thể đảo chánh vì như đã biết từ lâu TC đã cấy sinh tử phù vào hàng tướng tá Quân Đội của CS Hà nội rồi như CS Bắc Kinh đã thực hiện với một số lãnh đạo Đảng CS VN và Công an cảnh sát rồi. Cái gì chớ cái nghề dùng gái, dùng tiền, dùng thế để mua chuộc của người Tàu, của TC , cơ quan tình báo KGB của Nga, CIA của Mỹ cũng phải học, chớ đừng nói CS Hà nội.

Công tâm mà nói CS Hà nội đã đổ bạc tỷ Đô la mua máy bay, tàu chiến của Nga, họp hành phát triễn đối thoại, đối tác chiến lược với Mỹ. CS làm những việc này để tạo thế mạnh quân sự chỉ là phần nổi, còn phần chìm quan trọng hơn, là có mua sắm mới có ăn, nhứt là mua sắm vũ khí chiến tranh – thủ tục “đầu tiên” mà. Chớ nếu có xung đột võ trang với thì CS Hà nội coi như châu chấu mà chống xe.

Còn đối nội thì khỏi nói, CS Hà nội chưa bao giờ cô đơn trong lòng dân tộc Việt hơn lúc này. Cô đơn đến đa nghi còn hơn Táo Tháo nữa. Đến đổi mới đầu làm bộ làm lơ cho người dân Việt biểu tình bảo vệ chủ quyên quốc gia để làm bàn hội nghị với CS Bắc Kinh, nhưng CS Hà nội vừa làm vừa rung. Không cho dân bày tỏ chống TC sợ mang tiếng khiêu khích TC. Ai tỏ vẻ chống TC là trấn áp ngay. Vừa kỳ thị Bắc Nam, cho Hà nội biểu tình mười lần, Saigon đông hàng chục lần hơn Hà nội, nhưng hai lần là lũng đoạn, phá không thể biểu tình nữa.

CS Hà nội càng ngày càng bị người Việt trong ngoài nước nhứt là ngoài nước có đầy đủ tài liệu, thông tin, nghị luận xem là a tòng với CS Hà nội. Nhứt là sau khi Thứ Trưởng Hồ xuân Sơn đi triều kiến Bắc Kinh lãnh ý CS Bắc Kinh “định hướng dư luận” và giải quyết tranh chấp bằng thương lượng song phương với Bắc Kinh.

CS Hà nội từ ấy càng nghi người Mỹ xúi dục dân VN biểu tình chống TC. Càng nghi Mỹ khi Toà Đại sứ Mỹ yêu cầu thả những người biểu tình mà CS bắt trong cuộc trấn áp cuộc biểu tình thứ mười một ở Hà nội.

CS Hà nội còn bị CS Bắc Kinh “thuốc nước”qua những thông tin, nghị luận bán chánh thức của TC. Như báo Thế giới Tân văn của TC với bài bình luận 'Ai kích động biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam' và trả lời 'Mỹ giật dây biểu tình ở Hà Nội', "sau các cuộc biểu tình là bóng dáng của Mỹ".

CS có logic của CS. Người dân Việt có tình lý của người dân. Tình lý của người dân là kẻ thù của đất nước, trong cũng như ngoài nước như lời thề của tồng thống Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống kiêm tư lịnh tối cao quân lực. Kẻ thù của dất nước có thể là thù trong và giặc ngoài. Thù trong hay nội thù như CS Hà nội tước những quyền sống bất khả tương nhương của mỗi một người dân và quyền làm chủ đất nước của toàn dân VN. Giặc ngoài như quân Tàu qua ba lần Bắc Thuộc xâm chiếm VN trong lịch sử và trong hiện tại đang xâm lăng bờ cõi VN, lấn chiếm biển dảo của dất nước ông bà VN dể lại cho người dân Việt./.(Vi Anh)

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org


 

Thứ sáu 08 Tháng Ba 2013

Việt Nam: Tranh luận từ góp ý Hiến pháp đến độc quyền lãnh đạo của Đảng


Ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 (DR).

Ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 (DR).

Thanh Phương


Khi các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi người dân góp ý về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, họ không ngờ rằng các cuộc tranh luận về Hiến pháp sẽ đụng đến cả vấn đề cấm kỵ : Độc quyền lãnh đạo của Đảng. Đó là nhận định chung của hãng tin AFP hôm nay, 08/03/2013.

Từ tháng Giêng, Đảng Cộng sản Việt Nam thu thập ý kiến của người dân về việc sửa đổi bản Hiến pháp 1992, một phương pháp vẫn thường được sử dụng trước đây cho những dự thảo văn kiện khác.

Nhưng tiến trình lấy ý kiến này đã vượt khỏi tầm kiểm soát khi 72 nhân sĩ trí thức đệ trình lên Quốc hội một kiến nghị đòi quyền phúc quyết Hiến pháp cho người dân, đòi đa đảng, tôn trọng nhân quyền, đòi quyền tư hữu đất đai và phi chính trị hóa quân đội. Đặc biệt, họ đòi bỏ Điều 4 của Hiến pháp 1992 bảo đảm độc quyền lãnh đạo của Đảng và đòi tam quyền phân lập.

Đó là những đòi hỏi mang tính chất cách mạng, nhưng được nhiều người hưởng ứng, tính đến nay đã có 6.000 người ký kiến nghị. Bản kiến nghị này được đăng trên một trang web do các nhân sĩ trí thức tên tuổi điều hành.

Tuyên bố với AFP, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang, một trong những người ký kiến nghị cho biết : « Nhiều người dân Việt Nam đủ mọi tầng lớp, trong đó có cả đảng viên, cho rằng rất cần xóa bỏ Điều 4, vì lợi ích của nhân dân, cũng vì lợi ích của bản thân Đảng Cộng sản ». Theo ông Nguyễn Thanh Giang, chính Điều 4 đã dẫn đến tình trạng suy thoái, tham nhũng và lạm quyền trong Đảng, mà các lợi ích đôi khi đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước.

Về phần cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, người mà vào năm 2010 đã yêu cầu tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì nêu ý kiến : « Cần phải biết ai giám sát các hoạt động của Đảng và phải làm rõ trách nhiệm của các lãnh đạo trước pháp luật ».

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp được đưa ra giữa lúc chính quyền Việt Nam đang đối đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, vốn là nguồn gốc của một phong trào phản kháng chưa từng có, hơn 25 năm sau khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Bản kiến nghị nói trên đưa ra những đòi hỏi mà các nhà bất đồng chính kiến đã kêu gọi từ hai mươi năm qua, đó là phải chấp nhận đa đảng. Kiến nghị đã nhận được sự ủng hộ của cả một số người trong chính quyền, trong đó có các đại biểu Quốc hội, đảng viên.

Trong một cuộc hội thảo trực tuyến ( do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ), cuối tháng Giêng vừa qua, ngay cả Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên cũng đã cho rằng bộ máy Nhà nước cần phải được giám sát để chống nạn lạm quyền và độc quyền.

Bị bất ngờ, ban lãnh đạo Đảng đã cực lực bác bỏ những quan điểm « sai trái » đó, lên án những người mà theo họ đang « chống phá Đảng và Nhà nước », tái khẳng định sự lãnh đạo « toàn diện và tuyệt đối » của Đảng, cũng như quyền công hữu về đất đai. Đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm trong bối cảnh mà 70% các vụ khiến kiện ở Việt Nam hiện nay là do tranh chấp đất đai.

Hãng tin AFP trích lời giảng sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam thuộc đại học Hồng Kông nhận định : « Việt Nam như đang bơi trong vùng biển lạ. Đương nhiên là chính quyền lo sợ và vấn đề đặt ra bây giờ là không biết cuộc tranh luận hiện nay sẽ làm thay đổi đến mức nào chế độ chính trị ở Việt Nam về dài hạn. »

Khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết bài trên blog chỉ trích phát biểu của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng về điều mà ông gọi là « suy thoái đạo đức », anh đã bị tờ báo Gia đình và Xã hội cho nghỉ việc ngay lập tức.

Nhưng theo AFP, sẽ rất khó mà dập tắt những tiếng nói bất đồng này. AFP trích dẫn bức thư của ông Nguyễn Trung, một cựu quan chức cao cấp của chính quyền gởi các lãnh đạo Hà Nội, trong đó ông lấy làm tiếc rằng cải tổ chính trị ở Việt Nam đã trễ đến 37 năm, nhắc đến thời điểm năm 1975, khi Đảng Cộng sản giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link