Thời
Điểm Lịch Sử
(03/06/2013)
Tác
giả : Trần
Khải
Nhiều
ngàn người đã ký tên để yêu cầu nhà nước xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, để thiết lập
chế độ đa nguyên đa đảng. Nhiều bản kiến nghị, bản góp ý và bản tuyên bố đã
xuất hiện từ nhiều thành phần với lời kêu gọi quyết liệt như thế.
Nhiều ngàn chữ ký có thể biến đổi đất nước sang hướng đi dân chủ như Miến Điện hay không? Có cách nào thúc đẩy đất nước tới một lộ trình dân chủ được không? Và khi những người hoạt động dân chủ có hành động quyết liệt hơn, câu hỏi nghiêm túc cần nêu lên: Quân đội Việt Nam có xả súng bắn thẳng vào những người yêu nước xuống đừơng hay không?
Bởi vì, chúng ta có thể đoán rằng, Đảng CSVN sẽ không dễ dàng nhượng bộ quyền lực.
Đối với nhà thơ Bùi Minh Quốc, đó là chuyện bình thường. Với ông, ký tên đòi nhân quyền, đòi dân chủ là bình thường như hít thở, và cũng như ông viết :
“Tôi đã ký là tôi thở
Vâng, đúng thế.
Tôi cầm bút ký, một việc hết sức bình thường, như là tôi thở, để bầy tỏ chính kiến của mình về thế sự, quốc sự.
Tôi đã ký vào “Lời kêu gọi thực thi nhân quyền tại Việt Nam”, vào “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” (kèm “Dự thảo Hiến pháp 2013”), vào “Tuyên bố của các công dân tự do”.
Tôi là một trong hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người đã ký, đã quyết thực hiện cái quyền sinh tử hiển nhiên của mỗi con người là hít thở bình thường.”(hết trích)
Những tấm lòng khát khao dân chủ như thế đã lôi kéo nhiều ngàn người vào một cuộc biểu tình mới, để bày tỏ ước mơ quyết liệt muốn dứt khoát với thời của độc tài độc đảng.
Nhà bình luận Nguyễn Minh Cần trên mạng Dân Làm Báo gọi đó là “Một cuộc biểu tình độc đáo.” Ông viết:
“Hiện đang diễn ra một cuộc biểu tình lớn của Dân tộc Việt Nam! Một cuộc biểu tình rất độc đáo, có hàng nghìn người mà không cờ xí, không băng rôn, không hò hét ầm ĩ. Một cuộc biểu tình của đồng bào trong nước và ngoài nước cùng đứng chung trong một đội ngũ hùng hậu dưới những khẩu hiệu chung, bề ngoài có vẻ bình thường nhưng thực chất có tính cách mạng. Chúng tôi muốn nói đến cuộc vận động lấy chữ ký dưới Kiến nghị 72 và Lời tuyên bố của các Công dân Tự do đến nay đã thu được trên 8000 chữ ký. Về hình thức đây chỉ là những đề nghị sửa đổi hiến pháp (HP) nhưng về thực chất là những yêu sách cấp thiết của người dân, những khẩu hiệu thật sự đòi thay đổi HP, thay đổi chế độ.
Thật thế! Khi các Công dân Tự do với ý thức trách nhiệm công dân cao tuyên bố: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một HP mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của ĐCS như HP hiện hành”, thì chính họ đang hô khẩu hiệu: “Kiên quyết đòi ĐCS phải trả lại quyền làm chủ cho người dân!”, “Kiên quyết chống lại việc ĐCS tiếm quyền của toàn dân trong 68 năm qua!”.
Khi tuyên bố: “Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước”, thì chính họ hô: “Kiên quyết đòi xóa bỏ độc quyền thống trị của ĐCS!”. ..”(hết trích)
Có phảỉ thời điểm lịch sử đã tới để đưa đất nước ly khai với chủ nghĩa cộng sản không tưởng, và để hội nhập với nền chính trị dân chủ đa đảng của hầu hết thế giới?
Chúng ta hiển nhiên không thể đoán trước những mưu tính gì trong đầu của Bộ Chính Trị CSVN.
Nhưng đối với nhà thơ Nguyễn Đắc Kiên, người vừa mất việc vì đã chất vấn ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng để đòi hỏi dân chủ đa đảng, mọi chuyện chỉ đơn giản vì, như anh nói trong bài thơ Vì Người Ta Cần Ánh Mặt Trời:
“...bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!”(hết trích)
Nhưng làm thế nào, sau khi tỉnh dậy qua một đêm dài như thế?
Giáo sư Lê Xuân Khoa trong bài viết trên mạng Bauxite VN, tưạ đề “Thư gửi bạn bè trong nước qua diễn đàn sci-edu,” đã thiết tha đề nghị giới trí thức hãy từng bước đòi hỏi chính phủ CSVN phải chấp nhận một lộ trình dân chủ.
Giáo sư Lê Xuân Khoa viết, trích:
“...Hãy bắt đầu bằng một nhóm nhỏ không chính thức, gồm những công dân yêu nước và cấp tiến, đại diện cho những thành phần cách mạng lão thành, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, sinh viên, nông dân, công nhân, quân đội nhân dân... Đây là bước đầu của sự hình thành một mạng lưới công dân cùng chung một mục đích mặc dù vẩn có thể có những suy nghĩ và cách tiếp cận khác nhau, mầm mống của một xã hội dân chủ đa nguyên, đa đảng. Nhóm đại diện này sẽ khởi xướng phong trào dân chủ của toàn dân. huy động và phối hợp các tiềm lực trong đa số thầm lặng để có một tư thế mạnh đối thoại với nhà cầm quyền về lộ trình dân chủ hoá. Những trí thức chủ động “Kiến nghị 72” cần đảm nhận trách nhiệm thành lập nhóm đại diện các thành phần kể trên. Nhóm đại diện này có thể sẽ bầu ra những chức vụ điều hành. Sinh hoạt theo lề lối dân chủ phải tuyệt đối tôn trọng. Đây chỉ là những gợi ý sơ khởi cần được những người chủ động xem xét và hoạch định sát với thực tế.
Đây là cơ hội và thời điểm thích hợp nhất cho trí thức thi hành sứ mệnh lịch sử. Những khuyến cáo, kiến nghị hay thư ngỏ cần thiết lúc ban đầu nay cẩn được chuyển sang hành động. Cho đến nay, đa số chuyên gia và trí thức hàn lâm vẫn chỉ có những cuộc hội thảo thiên về nghiên cứu những vấn đề của đất nước, hay chỉ nói cho nhau nghe những lời phê phán, công kích những sai lầm của chế độ. Nhưng trước những chính sách độc đoán, bất chính và bất nhân của chế độ, trước tư cách bất xứng của những người lãnh đạo cao nhất nước, lòng bất mãn và tức giận của trí thức, ngay cả những người hiền lành nhất, đã tăng lên rất cao. Đã đến lúc trí thức sẽ đứng lên tham gia vào phong trào dân chủ của toàn dân, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi quyền con người, hoà giải với những công dân yêu nước, cải cách chính trị triệt để và toàn diện để có thể huy động được sức mạnh của dân tộc trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.
Kết quả mong đợi nhất là chính quyền bỗng thức tỉnh, chấp thuận đối thoại với nhóm đại diện của nhân dân và sẽ mời họ tham gia vào việc thiết lập một lộ trình dân chủ hoá trong hoà bình, ổn định. Nếu chẳng may, lãnh đạo Đảng nhất định quay lưng lại nhân dân thì hãy tưởng tượng cuộc chiến giữa một số lãnh tụ độc tài, tham nhũng và 90 triệu nhân dân yêu nước, yêu tự do sẽ đem lại kết quả thế nào.
Là một người đang có cuộc sống tự do và hạnh phúc ở nước ngoài, tôi cảm thấy không đủ tư cách nhận định về vai trò của nhân sĩ, trí thức ở trong nước, nhất là lại có những lời lẽ khích động. Nhưng vì đã có nhiều dịp trao đổi thân tình, trực tiếp hay gián tiếp, với nhiều thân hữu thuộc mọi lớp tuổi, còn ở Việt Nam hay đã ra nước ngoài, tôi không thể không viết ra những cảm nghĩ của mình trước hiện tình đất nước, nhất là sau những góp ý xây dựng của nhân dân và phản ứng thiếu tỉnh táo của mấy nhà lãnh đạo.
Xin quý anh chị vui lòng thông cảm. Tôi tạm dừng bút nhưng không quên xác nhận một quan điểm đã được đa số bạn bè chia sẻ là việc thay đổi tình hình chính trị ở Việt Nam là việc làm của người trong nước, còn người ở bên ngoài chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ.”(hết trích)
Nếu giới trí thức hình thành được một lộ trình dân chủ như thế, thời điểm lịch sử hẳn đã tới rồi vậy. Bất kể những gian nan và chông gai còn giăng khắp nơi, cả trong gọng kìm của chế độ và cả trong lòng người vậy.
Nhiều ngàn chữ ký có thể biến đổi đất nước sang hướng đi dân chủ như Miến Điện hay không? Có cách nào thúc đẩy đất nước tới một lộ trình dân chủ được không? Và khi những người hoạt động dân chủ có hành động quyết liệt hơn, câu hỏi nghiêm túc cần nêu lên: Quân đội Việt Nam có xả súng bắn thẳng vào những người yêu nước xuống đừơng hay không?
Bởi vì, chúng ta có thể đoán rằng, Đảng CSVN sẽ không dễ dàng nhượng bộ quyền lực.
Đối với nhà thơ Bùi Minh Quốc, đó là chuyện bình thường. Với ông, ký tên đòi nhân quyền, đòi dân chủ là bình thường như hít thở, và cũng như ông viết :
“Tôi đã ký là tôi thở
Vâng, đúng thế.
Tôi cầm bút ký, một việc hết sức bình thường, như là tôi thở, để bầy tỏ chính kiến của mình về thế sự, quốc sự.
Tôi đã ký vào “Lời kêu gọi thực thi nhân quyền tại Việt Nam”, vào “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” (kèm “Dự thảo Hiến pháp 2013”), vào “Tuyên bố của các công dân tự do”.
Tôi là một trong hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người đã ký, đã quyết thực hiện cái quyền sinh tử hiển nhiên của mỗi con người là hít thở bình thường.”(hết trích)
Những tấm lòng khát khao dân chủ như thế đã lôi kéo nhiều ngàn người vào một cuộc biểu tình mới, để bày tỏ ước mơ quyết liệt muốn dứt khoát với thời của độc tài độc đảng.
Nhà bình luận Nguyễn Minh Cần trên mạng Dân Làm Báo gọi đó là “Một cuộc biểu tình độc đáo.” Ông viết:
“Hiện đang diễn ra một cuộc biểu tình lớn của Dân tộc Việt Nam! Một cuộc biểu tình rất độc đáo, có hàng nghìn người mà không cờ xí, không băng rôn, không hò hét ầm ĩ. Một cuộc biểu tình của đồng bào trong nước và ngoài nước cùng đứng chung trong một đội ngũ hùng hậu dưới những khẩu hiệu chung, bề ngoài có vẻ bình thường nhưng thực chất có tính cách mạng. Chúng tôi muốn nói đến cuộc vận động lấy chữ ký dưới Kiến nghị 72 và Lời tuyên bố của các Công dân Tự do đến nay đã thu được trên 8000 chữ ký. Về hình thức đây chỉ là những đề nghị sửa đổi hiến pháp (HP) nhưng về thực chất là những yêu sách cấp thiết của người dân, những khẩu hiệu thật sự đòi thay đổi HP, thay đổi chế độ.
Thật thế! Khi các Công dân Tự do với ý thức trách nhiệm công dân cao tuyên bố: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một HP mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của ĐCS như HP hiện hành”, thì chính họ đang hô khẩu hiệu: “Kiên quyết đòi ĐCS phải trả lại quyền làm chủ cho người dân!”, “Kiên quyết chống lại việc ĐCS tiếm quyền của toàn dân trong 68 năm qua!”.
Khi tuyên bố: “Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước”, thì chính họ hô: “Kiên quyết đòi xóa bỏ độc quyền thống trị của ĐCS!”. ..”(hết trích)
Có phảỉ thời điểm lịch sử đã tới để đưa đất nước ly khai với chủ nghĩa cộng sản không tưởng, và để hội nhập với nền chính trị dân chủ đa đảng của hầu hết thế giới?
Chúng ta hiển nhiên không thể đoán trước những mưu tính gì trong đầu của Bộ Chính Trị CSVN.
Nhưng đối với nhà thơ Nguyễn Đắc Kiên, người vừa mất việc vì đã chất vấn ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng để đòi hỏi dân chủ đa đảng, mọi chuyện chỉ đơn giản vì, như anh nói trong bài thơ Vì Người Ta Cần Ánh Mặt Trời:
“...bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!”(hết trích)
Nhưng làm thế nào, sau khi tỉnh dậy qua một đêm dài như thế?
Giáo sư Lê Xuân Khoa trong bài viết trên mạng Bauxite VN, tưạ đề “Thư gửi bạn bè trong nước qua diễn đàn sci-edu,” đã thiết tha đề nghị giới trí thức hãy từng bước đòi hỏi chính phủ CSVN phải chấp nhận một lộ trình dân chủ.
Giáo sư Lê Xuân Khoa viết, trích:
“...Hãy bắt đầu bằng một nhóm nhỏ không chính thức, gồm những công dân yêu nước và cấp tiến, đại diện cho những thành phần cách mạng lão thành, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, sinh viên, nông dân, công nhân, quân đội nhân dân... Đây là bước đầu của sự hình thành một mạng lưới công dân cùng chung một mục đích mặc dù vẩn có thể có những suy nghĩ và cách tiếp cận khác nhau, mầm mống của một xã hội dân chủ đa nguyên, đa đảng. Nhóm đại diện này sẽ khởi xướng phong trào dân chủ của toàn dân. huy động và phối hợp các tiềm lực trong đa số thầm lặng để có một tư thế mạnh đối thoại với nhà cầm quyền về lộ trình dân chủ hoá. Những trí thức chủ động “Kiến nghị 72” cần đảm nhận trách nhiệm thành lập nhóm đại diện các thành phần kể trên. Nhóm đại diện này có thể sẽ bầu ra những chức vụ điều hành. Sinh hoạt theo lề lối dân chủ phải tuyệt đối tôn trọng. Đây chỉ là những gợi ý sơ khởi cần được những người chủ động xem xét và hoạch định sát với thực tế.
Đây là cơ hội và thời điểm thích hợp nhất cho trí thức thi hành sứ mệnh lịch sử. Những khuyến cáo, kiến nghị hay thư ngỏ cần thiết lúc ban đầu nay cẩn được chuyển sang hành động. Cho đến nay, đa số chuyên gia và trí thức hàn lâm vẫn chỉ có những cuộc hội thảo thiên về nghiên cứu những vấn đề của đất nước, hay chỉ nói cho nhau nghe những lời phê phán, công kích những sai lầm của chế độ. Nhưng trước những chính sách độc đoán, bất chính và bất nhân của chế độ, trước tư cách bất xứng của những người lãnh đạo cao nhất nước, lòng bất mãn và tức giận của trí thức, ngay cả những người hiền lành nhất, đã tăng lên rất cao. Đã đến lúc trí thức sẽ đứng lên tham gia vào phong trào dân chủ của toàn dân, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi quyền con người, hoà giải với những công dân yêu nước, cải cách chính trị triệt để và toàn diện để có thể huy động được sức mạnh của dân tộc trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.
Kết quả mong đợi nhất là chính quyền bỗng thức tỉnh, chấp thuận đối thoại với nhóm đại diện của nhân dân và sẽ mời họ tham gia vào việc thiết lập một lộ trình dân chủ hoá trong hoà bình, ổn định. Nếu chẳng may, lãnh đạo Đảng nhất định quay lưng lại nhân dân thì hãy tưởng tượng cuộc chiến giữa một số lãnh tụ độc tài, tham nhũng và 90 triệu nhân dân yêu nước, yêu tự do sẽ đem lại kết quả thế nào.
Là một người đang có cuộc sống tự do và hạnh phúc ở nước ngoài, tôi cảm thấy không đủ tư cách nhận định về vai trò của nhân sĩ, trí thức ở trong nước, nhất là lại có những lời lẽ khích động. Nhưng vì đã có nhiều dịp trao đổi thân tình, trực tiếp hay gián tiếp, với nhiều thân hữu thuộc mọi lớp tuổi, còn ở Việt Nam hay đã ra nước ngoài, tôi không thể không viết ra những cảm nghĩ của mình trước hiện tình đất nước, nhất là sau những góp ý xây dựng của nhân dân và phản ứng thiếu tỉnh táo của mấy nhà lãnh đạo.
Xin quý anh chị vui lòng thông cảm. Tôi tạm dừng bút nhưng không quên xác nhận một quan điểm đã được đa số bạn bè chia sẻ là việc thay đổi tình hình chính trị ở Việt Nam là việc làm của người trong nước, còn người ở bên ngoài chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ.”(hết trích)
Nếu giới trí thức hình thành được một lộ trình dân chủ như thế, thời điểm lịch sử hẳn đã tới rồi vậy. Bất kể những gian nan và chông gai còn giăng khắp nơi, cả trong gọng kìm của chế độ và cả trong lòng người vậy.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment