HỒNG KÔNG -
Bài đăng : Thứ bảy 29 Tháng Ba 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 29 Tháng Ba 2014
Giới dân chủ Hồng Kông tuyệt thực đòi phổ thông đầu phiếu
Dân biểu Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan),người tổ chức cuộc tuyệt thực đòi phổ thông đầu phiếu.
Wikipedia
Thụy
My RFI
Khoảng 15 nhà đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông trong đó có năm dân biểu, đã bắt đầu tuyệt thực từ hôm qua 28/03/2014 để đẩy mạnh chiến dịch đòi tổ chức phổ thông đầu phiếu.
Các nhà hoạt động dân chủ đã bắt tay vào hành động, vào lúc người dân Hồng Kông đang lo ngại Bắc Kinh nuốt lời hứa về việc thực hiện một cuộc cải cách chính trị thực sự tại vùng đất bán tự trị này. Dựng lều trại ngay tại khu phố tài chính Trung
Hoàn (Central) của Hồng Kông, các nhà tranh đấu hô to : « Tổ chức phổ thông đầu phiếu một cách thực chất ! Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến phút cuối ! ».
Dân biểu Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan) đồng thời là người tổ chức cuộc tuyệt thực nói với hãng tin Pháp
AFP : « Chúng tôi tin rằng nhân dân Hồng Kông cần phải bộc lộ mạnh mẽ và rõ ràng trong công luận và phong trào
dân sự, để đấu tranh cho việc tổ chức phổ thông đầu phiếu ».
Trung Quốc đã hứa hẹn đến năm 2017 sẽ cho tổ chức đầu phiếu phổ thông, thay vì để cho một hội đồng bầu cử thân Bắc Kinh chỉ định trưởng đại diện Hồng Kông như hiện nay. Tuy nhiên Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu để cho cử tri chọn lựa những ứng cử viên hàng đầu – một vấn đề thường xuyên gây phẫn nộ cho những người phản kháng.
Ông Lý Trác Nhân tuyên bố : « Rất có thể là họ muốn một hệ thống phổ thông đầu phiếu hoàn toàn đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh ». Những người tham gia cho biết họ chỉ uống nước và nước tăng lực, trong đợt tuyệt thực mà họ hy vọng sẽ kéo dài nhiều ngày.
Hôm 01 tháng Giêng, có khoảng 30.000 người đã xuống đường tại Hồng Kông để đòi hỏi có được tiếng nói quan trọng hơn trong việc chọn lựa người lãnh đạo tương lai của họ. Các nhà hoạt động dân chủ dự kiến sẽ chiếm đóng khu Trung
Hoàn cùng với hàng ngàn người biểu tình trong mùa hè này, để cố gắng thúc đẩy nhà cầm quyền phải đảm bảo việc cải cách bầu cử.
Hồng Kông được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, theo một thỏa thuận trong đó đặc khu hành chính
này được hưởng quy chế bán tự trị và các quyền tự do dân sự mà người dân Hoa Lục không có được.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment