Trung
Quốc, một cường
quốc chưa định
hình
Ảnh : Wikipedia
RFI
Từ
22/03 đến 01/04/2014, Chủ tịch
nước Trung Quốc Tập
Cận Bình công du Châu
Âu. Nhân dịp này, báo Le
Monde ngày 27/03/2014, có bài phân tích của
chuyên gia Valerie Niquet, chuyên gia Châu Á thuộc
Fondation pour la recherche stratégique, Paris, nhan đề : Trung Quốc, một
cường quốc chưa
định hình. Sự lúng túng của
Bắc Kinh trong hồ sơ
Ukraina. Xin giới
thiệu cùng bạn đọc
Chủ tịch Tập Cận Bình tới Châu Âu, trong tư thế tỏa ánh hào quang là
Chủ tịch cường quốc thứ hai thế giới. Thế nhưng, liệu nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thực sự được tính đến trong hàng ngũ tất cả các cường quốc hàng đầu trên thế giới hay không ?
Trung Quốc dường như có tất cả những chỉ dấu cơ bản của một cường quốc. Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cho dù có bị chậm lại một cách đáng lo ngại từ hai năm qua, Trung
Quốc tự hào về vị trí thứ hai của mình trên thế giới, sau khi lấy được thứ hạng này của Nhật Bản vào năm 2010.
Trung Quốc cũng có các khả năng quân sự gia tăng đều đặn, với biểu tượng là có một hàng không mẫu hạm, vừa hoàn thành chuyến công tác đầu tiên ở biển Trung Hoa. Chương trình không gian
đầy tham vọng của Trung Quốc trái ngược hẳn với sự èo uột của Châu Âu trong
lĩnh vực này. Cuối cùng, và đó chắc chắn là thế mạnh chính của Bắc Kinh, Trung Quốc nằm trong số 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, những quốc gia này, với quyền phủ quyết của mình, chi phối các vấn đề quốc tế.
Cho dù có những biểu hiệu như vậy, nhưng trên trường quốc tế, Trung Quốc tỏ ra như một cường quốc chưa định hình. Một cường quốc rụt rè hơn là một cường quốc có trách nhiệm và đặc biệt là một cường quốc hoàn toàn chỉ chú trọng đến bản thân mình và chỉ bảo vệ các lợi ích quốc gia. Thế nhưng, đôi khi thế giới cần nghe tiếng nói của các nước khác và đòi hỏi Bắc Kinh phải dấn thân, chấp nhận những lập trường khó khăn.
Vì thế, vấn đề Ukraina đã làm rõ
những hạn chế của cường quốc Trung Hoa, trong
tư cách là một tác nhân quan trọng trên sân khấu quốc tế. Sau vụ Nga can thiệp vào Gruzia năm 2008, các
vấn đề về Crimée đặt ra một thách thức thực sự đối với các lãnh đạo Trung Quốc, buộc họ phải có ý kiến, giữa một bên là việc thường xuyên bác bỏ quyền can thiệp, nền tảng cơ bản trong chính sách
đối ngoại của Bắc Kinh và chiến lược quyến rũ của Trung Quốc tại Châu Phi, Trung
Đông hoặc Châu Mỹ La tinh ; và bên kia là sự cần thiết phải giữ gìn mối quan hệ đối tác chiến lược với Matxcơva, cho dù mối quan hệ này không vững chắc như người ta tưởng.
Đối với các tân lãnh đạo Trung Quốc, được đào tạo trong Cách mạng văn hóa, thời kỳ mà tất cả lực lượng của Trung Quốc đã được huy động lên vùng biên giới phía bắc trong không khí
bài Liên Xô cuồng loạn, thì giờ đây, không thể gạt bỏ mối lo ngại về nước Nga. Việc hoàn tất «giấc mơ Trung Hoa » hùng mạnh tại Châu Á, không đi
ngược lại các lợi ích của Matxcơva, nhưng chắc chắn Vladimir Putin
không sẵn sàng lựa chọn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, bắt đầu từ Ấn Độ, Việt Nam và thậm chí cả Nhật Bản. Và kịch bản về những căng thẳng mới với cường quốc Nga, tuy không
đeo găng tay, dùng sức mạnh để áp đặt các lợi ích của mình, sẽ buộc Trung Quốc đi chệch ra khỏi mục tiêu chính của mình hiện nay là – ngoài việc tiếp tục tăng trưởng – muốn khẳng định sức mạnh của mình tại biển Trung Hoa, ở sườn phía đông và phía
nam Trung Quốc.
Vả lại, nếu Trung Quốc tiếp tục coi trọng mối quan hệ đối tác với Nga, thì chính là
bởi vì quan hệ đối tác này cho phép
Trung Quốc mở rộng khả năng hành động đối với Hoa Kỳ và tái lập một dạng quan hệ tam giác ngược. Khác hẳn với những gì đã xẩy ra vào thời kỳ cuối chiến tranh lạnh, giờ đây, chính Matxcơva và Bắc Kinh đã về bè với nhau, nhất là trong vấn đề các giá trị phổ quát, để đối mặt với « phe phương Tây » do Washington dẫn đầu.
Trong bối cảnh đó, vấn đề Ukraina đặt Trung Quốc vào vị thế rất khó khăn. Bắc Kinh đã phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ với Kiev, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, và công nghệ của Ukraina, được kế thừa từ Liên Xô, thường xuyên cho phép Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa tránh né được các quy định của Nga trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quân sự. Trong các điều kiện này, khó mà không
lên án. Một số người tại Trung Quốc cũng nhắc lại rằng sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự bảo trợ của nước Liên Xô non trẻ mà vùng Ngoại Mông đã tách ra
khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Thế nhưng, vấn đề Ukraina cũng đặt ra một thách thức đối với Châu Âu và các nền dân chủ phương Tây trong quan hệ với Bắc Kinh. Thực vậy, việc lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée trùng với lập trường của chính quyền Trung Quốc, vẫn luôn luôn chống lại việc tổ chức tham khảo ý kiến người dân mà không chú
ý tới tổng thể nước Trung Hoa, như trước đây là trường hợp Hồng Kông và trong tương lai, có thể là Đài Loan ; Bắc Kinh lên án trước mọi ý định đòi độc lập mà người dân bày tỏ. Do vậy, việc Trung Quốc không bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – một sự lên án kín đáo việc Nga dùng vũ lực – không cho phép
xếp nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa vào hàng ngũ các nền dân chủ có trách nhiệm. Lại một lần nữa, các lợi ích quốc gia, chứ không phải việc tôn trọng các giá trị phổ quát, chi phối quyết định này.
Vả lại, đối với Bắc Kinh, các căng thẳng tại Ukraina, cũng như cuộc khủng hoảng Syria, cho thấy lợi ích của việc tác động đến những lựa chọn chiến lược của Hoa Kỳ, gây khó
khăn hơn – hoặc ít dễ dàng để bảo vệ - cho việc Washington giảm cam kết đối với Châu Âu và Trung
Đông nhằm thực hiện một sự xoay trục sang Châu Á, kìm
hãm các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Và trong bối cảnh có các gò bó chặt chẽ về ngân sách, vấn đề được đặt ra, đối với Hoa Kỳ và cả Châu Âu, là phải chăng các rủi ro bất ổn nghiêm trọng đến từ bán đảo Crimée hay từ những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Quả bom nợ ở Trung
Quốc
Ngô Nhân Dụng
Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 7 Tháng Ba, 2014, công ty Siêu Nhật Thái Dương ở Thượng Hải đã thú nhận không thể trả đủ số tiền lãi gần 90 triệu được Nguyên (14.6 triệu đô la Mỹ) cho các trái khoán mới phát hành hai năm trước. Ngày Thứ Ba, công ty này đã loan báo họ không thể đi vay nợ thêm để trả tiền lãi, sau khi cố gắng kiếm được khoảng 4 triệu đồng Nguyên.
Siêu Nhật Thái Dương
thành lập năm 2003, chuyên bán các bản kính biến năng lượng mặt trời thành điện
bán ra khắp thế giới, thuộc một ngành đã phát triển rất nhanh trong mươi năm
gần đây. Ðây là công ty đầu tiên khai vỡ nợ trong thị trường nội địa Trung Quốc
mà không được chính quyền ra tay cứu. Trước đó, có những công ty Trung Quốc đã
khai vỡ nợ trên các trái khoán vay bằng đô la Mỹ, ở nước ngoài; như công ty Trại
Duy Thái Dương ghi danh ở Cayman Islands, và công ty Suntech Power Holdings Co
khai phá sản tại tòa án ở Mỹ.
Siêu Nhật Thái Dương phá
sản, cho thấy Ðảng Cộng sản Trung Quốc đang làm đúng lời hứa hẹn gần đây, là để
cho thị trường đóng vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế, ít nhất đối với
một công ty nhỏ và một món nợ nhỏ. Cho đến Tháng Giêng vừa qua, một quỹ đầu tư
lớn là Trung Thành Tín Thác đã được nhà nước bỏ tiền ra cứu sau khi không có
tiền trả nợ cho các trái chủ. Lý do khiến đảng Cộng sản phải cứu các trái phiếu
này, không để cho vỡ nợ là vì những trái chủ mua nhiều phiếu nhất chính là các
ngân hàng lớn do nhà nước làm chủ. Nếu để cho công ty phát hành khai phá sản
thì cả hệ thống ngân hàng đều lâm nạn!
Các xí nghiệp nhà nước ở
Trung Quốc thường vay nợ của các ngân hàng, vì bên cho vay và bên đi vay đều
thuộc quyền đảng cộng sản; nếu không trả được nợ cũng xí xóa! Thị trường trái
phiếu mới phát triển gần đây, khác với giao dịch ngân hàng, cho phép các xí
nghiệp phát hành “giấy nợ” (trái phiếu), cho công chúng. Thị trường này đã lớn
lên rất nhanh, hiện nay tổng số nợ đã có trị giá trên giấy tờ khoảng 4,200 tỷ
đô la Mỹ; tương đương với số ngoại tệ dự trữ tại ngân hàng trung ương. Vụ vỡ nợ
của Chaori Solar còn rất nhỏ, nhưng cho thấy thị trường trái phiếu trong nước
Tầu đang bị đe dọa với nhiều vụ phá sản khác. Các công ty sản xuất khí cụ biến
ánh sáng mặt trời thành điện đua nhau ra đời nhờ nhu cầu lớn trên thế giới, kỹ
thuật dễ bắt chước các nước tiên tiến và tiền lương công nhân tương đối vẫn thấp.
Nhưng số xí nghiệp bước
vào ngành này nhiều quá, vay tiền để phát triển khả năng sản xuất rất nhanh
trong khi nhu cầu trên thế giới bắt đầu giảm dần. Chaori Solar là công ty đầu
tiên bị vỡ nợ vì không bán được hàng, nhưng chắc không phải là công ty chót phá
sản. Trong năm 2014 này sẽ có nhiều công ty cùng ngành điện mặt trời phải trả
đến tiền vốn đã vay, tổng số vốn phải trả cho các trái phiếu đáo hạn lên tới
gần 8 tỷ đô la.
Ngành điện mặt trời cũng
tương đối nhỏ. Các món nợ, vay qua ngân hàng hoặc vay bằng trái phiếu, của các
ngành khác cũng đang lo ngại khó trả được, thuộc công nghiệp luyện thép, nhôm,
làm tàu thủy, và khai thác than. Tất cả đều do cùng một nguyên nhân là vay nợ
để phát triển khả năng sản xuất trong khi nhu cầu trong nước và trên thế giới
không tăng mà lại giảm.
Nợ đang là một mối lo
lớn của nền kinh tế Trung Quốc. Nó có thể bùng nổ khi các công ty không thể trả
được nợ cho các ngân hàng hay trái chủ, và các ngân hàng chứa quá nhiều “nợ
xấu” không thể tiếp tục cho vay, cả nền kinh tế vì thế sẽ đình trệ, giống như
cơn khủng hoảng bắt đầu năm 2007 ở Mỹ, khi quá nhiều người vay tiền mua nhà rồi
không trả được nợ. Ngày Thứ Tư vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Trường đọc báo cáo
trước 2,900 đại biểu quốc Hội đã tuyên bố chính phủ ông hứa sẽ “tháo gỡ quả bom
nợ” không cho nó bùng nổ!
Công ty nghiên cứu
Thomson thuộc hãng Reuters cho biết tổng số nợ của 945 công ty ghi danh trên
các thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã tăng từ 1,820 tỷ được Nguyên năm
2008 lên tới 4,740 tỷ trong năm 2013, tức là tăng hơn hai lần trong năm năm.
Trong năm năm vừa qua, tổng số nợ đã gia tăng, từ 120% Tổng Sản lượng Nội địa
(GDP) lên tới 215% GDP. Hầu hết các món nợ chồng chất và sẽ thiếu khả năng trả
tiền vốn và lãi cho các ngân hàng chính là các doanh nghiệp nhà nước lớn và các
chính quyền địa phương. Năm 2007, thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp
trị giá tổng công an 800 tỷ đồng nguyên, năm 2013 đã tăng hơn 10 lần, thành
8,700 tỷ. Tỷ số nợ trên tài sản của các xí nghiệp Trung Quốc đã lên tới 93%,
trong khi ở các nước Châu Á khác trong mười năm qua chỉ lên tới tỷ số trung
bình là 70%.
Quả bom nợ tại Trung
Quốc đã đe dọa bùng nổ từ ba bốn năm qua, nhưng được trì hoãn vì chính quyền
trung ương vừa bỏ tiền ra cứu, vừa ra lệnh giảm bớt việc cho vay. Trong nền
kinh tế nửa thị trường, nửa chỉ huy, đảng Cộng sản vừa đóng vai chủ nợ, qua các
ngân hàng của nhà nước, vừa đóng vai con nợ, qua các công ty quốc doanh và cơ
quan chính quyền địa phương.
Giống như tay phải rút
tiền từ trong túi ra cho tay trái vay vậy. Khi số nợ xấu gia tăng đến mức đe
dọa, đảng cộng sản có thể ra lệnh cho tay phải giảm bớt, không cho tay trái vay
nữa. Họ đã từng tăng lãi suất, tăng số dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, để
ban lệnh ngưng bớt việc gia tăng tín dựng. Khi số nợ xấu của các ngân hàng lên
quá cao, nhà nước bèn bỏ tiền ra, lập ra một cơ quan đứng mua các món nợ xấu
đó. Số nợ xấu trong sổ sách của các ngân hàng thương mại giảm ngay lập tức, vì
đảng cộng sản lấy công quỹ “mua” các món nợ xấu đó; tức là lấy tiền của dân
chúng bù lỗ cho việc làm ăn thất bại của cả hệ thống, từ các doanh nghiệp nhà
nước đến các chính quyền địa phương, và các ngân hàng.
Tất nhiên, tình trạng đó
gây ra một tâm lý “ỷ y” của tất cả các cán bộ trong hệ thống, trong ngôn ngữ
kinh tế học gọi là “moral hazard” (mối rủi ro vì tinh thần ỷ lại). Nếu biết
mình không bao giờ lo vỡ nợ, có thất bại cũng không lo mất chức, thì ai còn
thấy cần phải cố gắng làm việc có hiệu quả hơn?
Cho nên trước đây hai
tháng, Trung Ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố trong thời gian tới sẽ
để cho thị trường đóng vai quyết định, thay vì để cho nhà nước quyết định tất
cả. Muốn vậy, phải ra lệnh cho các ngân hàng giảm bớt số tín dụng, không được
cho vay nhiều như trước nữa. Nhưng tuyên bố thì dễ, thực hiện mới khó.
Cũng trong ngày Thứ Tư
vừa qua, ông Lý Khắc Cường đã nói trước quốc hội rằng sẽ đặt mục tiêu phát
triển kinh tế trong năm nay là 7.5%. Con số này khiến nhiều người nghi ngờ khả
năng kiềm chế tín dụng của chính quyền Bắc Kinh. Bởi vì muốn kinh tế phát triển
ở mức 7.5%, kinh tế Trung Quốc không thể dựa vào người tiêu thụ tiêu tiền, như
ở các nước tiên tiến. Thúc đẩy người dân tiêu thụ khó hơn, vì cơ cấu kinh tế
vẫn không nâng đỡ người tiêu thụ. Dễ dàng hơn cả, là chính quyền Trung Quốc cứ
tiếp tục đổ tiền cho các doanh nghiệp nhà nước và các chính quyền địa phương,
cho họ đầu tư mở mang thêm những nhà máy sản xuất ra rồi không bán được hàng,
và xây dựng thêm những xa lộ, phi cảng không cần thiết, và dựng những khu gia
cư xây lên không ai mua ở.
Quả bom nợ vẫn tiếp tục
đe dọa nặng nề trong năm nay. Số tiền nợ các ngân hàng không đáng lo bằng số
tiền mà các quỹ tín thác (trust) cho vay. Ðây là một hệ thống “ngân hàng nửa
sáng nửa tối,” vì họ có thể gây vốn, cho vay, nhưng không phải tuân theo luật
lệ ngân hàng bình thường. Những quỹ tín thác là một phương tiện làm tiền của các
đại gia, trong đó có cả các người quản lý các doanh nghiệp nhà nước và ngân
hàng nhà nước lớn. Họ có thể vay tiền của chính xí nghiệp hay ngân hàng của họ,
đem góp vốn, rồi cho vay với lãi suất cao hơn, kiếm lời dễ dàng. Ðại đa số các
xí nghiệp tư nhân không thể đi vay ngân hàng, đều đến vay các quỹ tín thác.
Tổng số nợ mà các quỹ tín thác cho vay năm nay đã lên tới 4,600 tỷ đồng nguyên,
tương đương với 750 tỷ đô la Mỹ. Trong năm 2014, một phần ba số nợ đó đáo hạn,
mà rất nhiều công ty đứng vay nợ đang gặp khó khăn.
Số nợ của các chính
quyền địa phương đã tăng 67% từ năm 2010, lên tới 17,900 tỷ đồng nguyên, khoảng
300 tỷ đô la trong năm 2013, theo số thống kê của nhà nước cộng sản. Trong năm
nay, một nửa số nợ đó cũng đáo hạn. Theo ước tính của chuyên gia Ngân hàng
Standard Chartered thì một nửa số nợ đó sẽ không trả được.
Theo cuộc nghiên cứu
khác của ngân hàng JP Morgan thì tổng số nợ của các quỹ tín thác đã tăng gấp
đôi trong ba năm, 2010 đến 2012, lên tới gần 6,000 tỷ Mỹ kim, lớn bằng 70% tổng
sản lượng nội địa Trung Quốc. Trong năm 2013, tổng số đó đả tăng thêm 46% nữa.
Ðiều nguy hiểm là hệ thống “ngân hàng nửa sáng nửa tối” này nằm ngoài tầm kiểm
soát của ngân hàng trung ương.
Trung Quốc đang ngồi
trên một quả bom nợ. Không biết bao giờ thì bom sẽ nổ.
Trung
Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên quan đến Chu Vĩnh Khang
Cựu Bộ trưởng Công an
Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
REUTERS/Jason Lee/Files
Chính quyền Trung Quốc
đã tịch thu số tài sản trị giá 90 tỉ nhân dân tệ (14,5 tỉ đô la) từ những người
thân cận của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, nhân vật đang là trung tâm
của một xì-căng-đan tham nhũng chưa từng thấy tại Trung Quốc từ hơn 60 năm qua.
Hãng Reuters hôm nay 30/03/2014 dẫn hai nguồn tin thân cận chính quyền Bắc Kinh
cho biết như trên.
Trên 300 người có liên
quan đến ông Chu Vĩnh Khang, gồm đồng minh chính trị, người thân và nhân viên
đã bị câu lưu hay thẩm vấn trong bốn tháng vừa qua.
Tầm cỡ các vụ tịch biên
và cuộc điều tra khiến hồ sơ này trở thành khổng lồ trong một Trung Quốc hiện
đại, có thể là dấu hiệu cho thấy ý chí của Tập Cận Bình đấu tranh chống tham
nhũng ở cấp cao nhất của Nhà nước. Tất nhiên ngược lại đây cũng có thể là sự
trả thù về chính trị đối với ông Chu Vĩnh Khang, người đã phản đối việc bắt giữ
Bạc Hy Lai – bị bắt giam hồi tháng 9/2013 vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Cựu Bộ trưởng Công an,
71 tuổi, đã về hưu từ tháng 11/2012 sau thời gian dài là ủy viên thường trực Bộ
Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Trung Quốc, từng là Bí thư tỉnh ủy Tứ
Xuyên từ 1999 đến 2002, theo bản tiểu sử chính thức.
Ông Chu Vĩnh Khang cũng
là cấp trên của Bạc Hy Lai – nhân vật chính trong xì-căng-đan chính trị lớn
nhất Trung Quốc từ sau khi « bè lũ bốn tên » do vợ góa của Mao Trạch Đông cầm
đầu bị thất thế năm 1976, vào cuối Cách mạng Văn hóa. Một nguồn tin giấu tên
thân cận với chính quyền nhận xét : « Đó là sự kiện tệ hại nhất trong
lịch sử Trung Quốc hiện đại ».
Bắc Kinh hiện thời chưa
chính thức thông tin về hồ sơ Chu Vĩnh Khang, và hiện cũng không thể tiếp xúc
với ông Chu hay gia đình ông, cũng như bất kỳ người thân cận nào của cựu Bộ
trưởng Công an. Đồng thời không thể biết ông có được sự hỗ trợ của luật sư hay
không.
Việc tịch thu tài sản
những người thân cận của Chu Vĩnh Khang liên quan đến các tài khoản ngân hàng,
cổ phiếu các công ty Trung Quốc và nước ngoài. Chính quyền cũng tịch biên
khoảng 300 căn hộ và biệt thự trị giá khoảng 1,7 tỉ nhân dân tệ, những bức
tranh cổ và đương đại có giá thị trường 1 tỉ nhân dân tệ, và khoảng sáu chục
chiếc xe, cùng nhiều loại rượu đắt tiền, vàng bạc, tiền mặt nội tệ và ngoại tệ.
Theo các nguồn tin, tổng
cộng số tài sản tịch biên lên đến 90 tỉ nhân dân tệ, nhưng trước mắt chưa thể nói
được trong đó có bao nhiêu là tài sản phi pháp. Số tiền được chính thức loan
báo sẽ thấp hơn nhiều, để khỏi lăng nhục Đảng Cộng sản và gây phẫn nộ cho dư
luận.
Bài viết của GS Stephen B.
Young. Ông qúa thấu hiểu VN và cũng như sử Việt nói chung nên bài của ông qúa chi tiết mà một người VN chúng ta chắc chưa có một bài tương tự. Nhờ phổ biến rộng đến từng tầng lớp dân tại VN/ PQA.
Ông Young, người Hoa Kỳ, Luật sư, nói tiếng Việt, có vợ là người Việt, đã sang VN nhiều lần. Đọc kỹ bài viết, mọi người sẽ thấy cách hành văn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt, tuy rất kinh điển và rành lịch sử Việt Nam.
Stephen B. Young, Global Executive Director of the Caux Round Table, is a lawyer and writer. He has served as Dean of the Hamline University School of Law and as an Assistant Dean at Harvard Law School
Ai thống trị Việt Nam ngày nay:
Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy?
Stephen B. Young
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?
Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc
của mình.
Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?
Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác .Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ
Mác-Lê.
Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.
Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.
Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.
Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.
Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giử quyền cai trị Việt nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giử ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.
Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.
Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?
Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?
Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.
Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.
Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .
Xin trả lời: Công đức ở đâu?
Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảngthì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào?
Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt
đi thôi ?
Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?
Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.
Ở điểm này, chúng ta hảy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.
Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.
Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.
Thực tế ở Việt nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báoTrung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tìng chống Trung quốc xăm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.
Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.
Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyẽn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức
một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt nam chăng? Tức đảng cộng sản vỉnh viễn đàn áp, bốc lộtnhân dân chăng?
Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xăm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hảy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chổ dựa vửng chắc hơn thế của Trung Quốc.
Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?
Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rỏ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy.
Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những
thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rặp.
Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.
Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.
Ông Young, người Hoa Kỳ, Luật sư, nói tiếng Việt, có vợ là người Việt, đã sang VN nhiều lần. Đọc kỹ bài viết, mọi người sẽ thấy cách hành văn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt, tuy rất kinh điển và rành lịch sử Việt Nam.
Stephen B. Young, Global Executive Director of the Caux Round Table, is a lawyer and writer. He has served as Dean of the Hamline University School of Law and as an Assistant Dean at Harvard Law School
Ai thống trị Việt Nam ngày nay:
Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy?
Stephen B. Young
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?
Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc
của mình.
Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?
Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác .Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ
Mác-Lê.
Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.
Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.
Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.
Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.
Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giử quyền cai trị Việt nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giử ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.
Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.
Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?
Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?
Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.
Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.
Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .
Xin trả lời: Công đức ở đâu?
Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảngthì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào?
Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt
đi thôi ?
Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?
Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.
Ở điểm này, chúng ta hảy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.
Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.
Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.
Thực tế ở Việt nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báoTrung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tìng chống Trung quốc xăm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.
Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.
Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyẽn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức
một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt nam chăng? Tức đảng cộng sản vỉnh viễn đàn áp, bốc lộtnhân dân chăng?
Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xăm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hảy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chổ dựa vửng chắc hơn thế của Trung Quốc.
Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?
Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rỏ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy.
Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những
thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rặp.
Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.
Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.
Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng
Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.
Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ
tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.
Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.
Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lịnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.
Trong lịch sử Việtnam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.
Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.
Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .
Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?
Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?
Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …
Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”.
Như vậy làm Mỹ Ngụy là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt nam, không ở lại Việt nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.
Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ Tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?
Stephen B. YOUNG
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment