Thursday, April 3, 2014

Vấn đề tâm linh tại Việt Nam : Từ tiêu diệt tôn giáo đến phát triển mê tín dị đoan


Vấn đề tâm linh tại Việt Nam : Từ tiêu diệt tôn giáo đến phát triển mê tín dị đoan

03/04/2014


Trần Quang Thành

Kính thưa quý thính giả, trong bản khai lý lịch của những người cộng sản VN, ở mục tôn giáo họ vẫn thường khai là không theo đạo nào (tức vô tôn giáo) như là một yếu tố để được yên thân và bảo đảm cho con đường tiến thân của họ trong đảng. Điều này cũng dễ hiểu, vì quả thật là cộng sản VN từ trước đến nay vẫn chưa bao giờ ngưng nghỉ trong việc triệt hạ các tôn giáo. 

Từ tư tưởng xem tôn giáo là thuốc phiện, ngay những ngày đầu cai trị miền bắc, đảng CS đã dấy lên cơn bão kinh hoàng tàn phá đình chùa, miếu mạo và các cơ sở tôn giáo; cho đến thời đại internet ngày nay thì tinh vi hơn qua việc ban hành đủ thứ luật lệ trói buộc tôn giáo. 

Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, trong khi tôn giáo vẫn tiếp tục bị đảng trói buộc chặt chẽ, thì lại có sự nở rộ những sinh hoạt mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh trên khắp nước, mà thành phần quan trọng trong các sinh hoạt này là cán bộ đảng với các đoàn xe mang biển số nhà nước đậu dài ngút mắt. Thậm chí có những sinh hoạt có  cả phó thủ tướng, bộ trưởng chủ trì.

Tại sao lại có hiện tượng mâu thuẫn này? Mời quý vị nghe những phân tích lý thú của nhà văn Nguyễn Hoàng Đức về đức tin tôn giáo hướng thượng của con người và niềm tin “bái vật giáo” của các quan chức triều đình cộng sản hiện nay, qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành sau đây.

Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là một sĩ quan công an làm việc tại Phòng Tôn giáo thuộc bộ công an và sau đó là cán bộ ở cục Chống Phản Động. Trong quá trình làm việc, ông Nguyễn Hoàng Đức đã là cán bộ trại giam, coi người tù Nguyễn Văn Thuận, sau này là Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, và nhờ đó ông đã được đức cha Nguyễn Văn Thuận khai sáng để quay về nẻo sáng. Nguyễn Hoàng Đức cũng là tác giả của nhiều bài bình luận thời sự được đăng tải trên một số trang mạng.


Luật Sư Đoàn Paris bày tỏ phẫn nộ việc Hà Nội tiếp tục giam cầm Ls. Lê Quốc Quân



*
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam
16 Lê Hồng Phong
Quận Ba Đình – Hà Nội
VIỆT NAM

Paris, ngày 18 tháng 3 năm 2014

Kính thưa Thủ tướng,

Tôi muốn bày tỏ với ông sự thất vọng vô cùng to lớn của tôi khi được thông báo quyết định ngày 18 tháng 2 vừa qua về phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại Hà Nội xử y án ba mươi tháng tù cho người đồng nghiệp của chúng tôi là ông Lê Quốc Quân.

Ngày 30 tháng 8 năm 2013, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra phán quyết rằng việc kết tội trốn thuế và bỏ tù ông Quân là những biện pháp nhằm tạo áp lực lên nạn nhân.

Mục đích của hành động này là để hạn chế quyền tự do ngôn luận sau khi ông Quân đã bày tỏ những ý kiến của mình trên blog, kêu gọi việc thành lập một hệ thống đa đảng tại Việt Nam.

Quyền tự do ngôn luận là một quyền được bảo đảm bởi Điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã phê chuẩn ngày 24 tháng 9 năm 1982.

Do đó Ủy Ban đã yêu cầu trả tự do tức khắc cho ông Quân.

Hẳn nhiên, tôi không muốn can thiệp vào ngành tư pháp của nước ông, tuy nhiên, tôi muốn bày tỏ sự phẫn nộ của tôi về quyết định tiếp tục giam giữ ông Quân.

Sau khi ghi nhận tình hình này, tôi yêu cầu ông bảo đảm cho ông Lê Quốc Quân một mức sống trong tù sao cho phù hợp với quyền con người nhất.

Vì vậy, tôi rất mong rằng trong suốt thời gian bị giam cầm, ông Quân phải được có tập, viết, sách luật, Kinh thánh, và được gặp một linh mục, đứng như những gì ông ta đòi hỏi.

Trân trọng,
 (ký tên)
Pierre-Olivier SUR

Trưởng Luật Sư Đoàn Paris

 

Posted in: lê quốc quân,Thời Sự Tin Tức,tù nhân lương tâm


Liên Hiệp Quốc công nhận quyền biểu tình ôn hòa

Hội CTNLTVN hoan nghênh Nghị quyết của Hội Đồng Nhân quyền LHQ về Cổ xúy và Bảo vệ Nhân quyền khi Biểu tình Ôn hòa

Với 31 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 7 phiếu trắng, ngày 28/3/2014 HĐ Nhân quyền LHQ đã thông qua cuộc bầu phiếu phê chuẩn Nghị quyết Cổ xúy và Bảo vệ Nhân quyền liên quan đến Biểu tình Ôn hòa. Biểu tình ôn hòa là một trong các hình thức thể hiện một xã hội có dân chủ, gắn liền với quyền tự do bày tỏ và quyền tụ họp ôn hòa. 

Nghị quyết Cổ xúy và Bảo vệ Nhân quyền khi Biểu tình Ôn hòa (HCR 25/L.20) là một bước tiến vững chắc nữa của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi các nước thành viên cần phải có các biện pháp cụ thể bảo vệ người tham gia biểu tình. 

Nghị quyết kêu gọi:

• Tránh sử dụng võ lực trong các cuộc biểu tình ôn hòa, và cần bảo đảm rằng võ lực chỉ được dùng khi tối cần thiết, không ai phải chịu sự quá đáng hay bất cẩn của võ lực, và bất kỳ tổn thất thiệt mạng hay thương tích phải được điều tra làm rõ.
• Chú ý đặc biệt đến sự an toàn của các ký giả, nhân viên truyền thông khi đưa tin biểu tình ôn hòa, xem xét vai trò đặc biệt của họ, chỗ tác nghiệp và tính nguy cơ.

• Thừa nhận vai trò quan trọng của người dùng internet và người bảo vệ nhân quyền trong việc truyền thông các vi phạm hay lạm dụng nhân quyền đã xảy ra trong các cuộc biểu tình ôn hòa.

* Hội CNTLT VN xác nhận rằng biểu tình ôn hòa có thể xảy ra ở bất kỳ xã hội nào và việc người dân tham gia tham gia biểu tình có thể xem là một hình thức quan trọng để bảy tỏ quyền tự do tụ tập ôn hòa, tự do lên tiếng, tự do lập hội và tự do tham gia vào các công việc công cộng, hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam ký kết vào năm 1982 và với Hiến pháp Việt Nam.

* Hội CNTLT VN quan tâm sâu sắc đến các hành động đánh đập, quấy phá, trấn áp người biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc, các cuộc gặp gỡ của người bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là đối với bà con dân oan tại VN trong thời gian qua tại Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh.
* Hội CNTLT kêu gọi chính quyền VN phải thừa nhận quyền tự do của mọi người bày tỏ niềm uất ức hay khát vọng của họ nơi công cộng một cách ôn hòa mà không sợ bị tấn công, đe dọa, quấy phá, bắt bớ và giam cầm.

Nhưng như một phản đề, đại diện VN tại Geneva cùng với Trung Quốc, Cuba, Nga và Venezuela đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Sau cuộc biểu quyết, VN lặp lại quan điểm rằng các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền phải nằm trong khuôn khổ luật pháp về an ninh quốc gia. VN cũng phản đối khi cho rằng bản nghị quyết này không khách quan và thiếu thăng bằng và không tạo ra phương thức đối thoại giữa các bên.

Trong chiều hướng thương thảo và đối thoại, Hội CTNLT kêu gọi chính quyền VN cần tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho các cá nhân, nhóm thực hiện quyền bày tỏ ôn hòa nơi công cộng, bảo vệ những người lấy thông tin, hình ảnh tại các cuộc biểu tình ôn hòa. Và cuối cùng, dùng đối thoại như là hình thức giải quyết ôn hòa.Tất cả đều tùy thuộc vào quyền lợi của chính Nhà nước Việt Nam nếu họ thật sự biết tôn trọng các yêu cầu của Liên hiệp quốc về nhân quyền.

Hội CTNLT VN nhiệt liệt hoan nghênh Nghị quyết và chúng tôi sẵn sàng họp tác với Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về các hành xử tùy tiện từ phía chính quyền VN.

Ngày 2/4/2014
Ban Điều Hành Hội CTNLT
Nguồn: Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Các chuyên gia nhân quyền LHQ lên tiếng về vụ Cồn Dầu

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-04-02

Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ trong lĩnh vực văn hoá.
Courtesy UN.org
 Nghe bài này
Hôm 26 tháng 3 vừa qua các chuyên gia về nhân quyền Liên hiệp Quốc đã ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam phải can thiệp khẩn cấp vào trường hợp cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu, Đà Nẵng. 

Theo thông cáo, trong năm 2013, hàng trăm người dân tại đây đã phải bị ép phải bỏ nhà của mình. Quyết định cưỡng chế được chính quyền Đà Nẵng đưa ra từ năm 2007 bất chấp những phản đối từ người dân địa phương. Việt Hà phỏng vấn Báo cáo viên đặc biệt về văn hóa, bà Farida Shaheed, người đã có chuyến thăm Việt nam, và đặc biệt là tới Cồn Dầu vào tháng 11 năm ngoái. Phần chuyển ngữ do Thanh Trúc thực hiện.

Việt Hà: là một Báo cáo viên đặc biệt về văn hóa của Liên hiệp quốc và đã tới thăm Cồn dầu vào năm ngoái, theo bà, việc cưỡng chế đất của người dân địa phương có ảnh hưởng thế nào tới đời sống văn hóa lâu đời tại đây?

Farida Shaheed: theo tôi khi người dân bị bắt buộc phải rời bỏ vùng đất nơi mà họ đã sinh sống nhiều năm thì nó luôn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của họ vì mảnh đất và cuộc đời họ gắn kết lẫn nhau dù đó là ở đâu, ở cộng đồng nào. Trong trường hợp này, đây là cộng đồng đã sinh sống hơn 1 thế kỷ tại đó. Họ đã sống ở đó rất lâu và đời sống văn hóa của họ gắn kết với xứ đạo của họ. 

Bây giờ, nơi chôn cất của họ vốn là một biểu tượng trong đời sống văn hóa tôn giáo của họ đã bị dời đi. Theo tôi đây là một vấn đề khi kế hoạch di dời không được bàn thảo thỏa đáng với người dân, những người đã sinh sống ở đó rất lâu. 

Dù là họ có được chứng nhận có chủ quyền ở đó hay không thì họ cũng cần phải được tham khảo ý kiến khi có những thay đổi lớn như vậy.

Trong trường hợp này, đây là cộng đồng đã sinh sống hơn 1 thế kỷ tại đó. Họ đã sống ở đó rất lâu và đời sống văn hóa của họ gắn kết với xứ đạo của họ. Bây giờ, nơi chôn cất của họ vốn là một biểu tượng trong đời sống văn hóa tôn giáo của họ đã bị dời đi
Farida Shaheed
Việt Hà: khi tới thăm Cồn Dầu vào năm ngoái, bà có gặp gỡ và nói chuyện với người dân địa phương không? Bà có gặp trở ngại nào trong việc tiếp cận thông tin tại địa phương?

Farida Shaheed: tôi rất cẩn trọng trong việc tiếp cận người dân ở đây vì tôi không muốn đặt họ vào những khó khăn liên quan. Họ sẵn sàng nói chuyện với tôi và họ vẫn liên hệ với tôi qua thư từ trao đổi. 

Khi tôi ở đó, tôi muốn gặp một số người, tôi thăm cơ sở của xứ đạo và nơi chôn cất trước đó ngay cạnh nơi ấy. Dường như sự phát triển nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế đã khiến quyền của người dân bị lờ đi và theo tôi đó là vấn đề. 

 Chính quyền Đà Nẵng và chính quyền trung ương ra quyết định là quyền của người dân phải được phục hồi nhưng điều này không được thực hiện. Đó là lý do vì sao mà chúng tôi gửi yêu cầu chính phủ Việt Nam phải can thiệp vào vụ việc này.

Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ, thị sát Xứ Đạo Cồn Dầu, ngày 22/11/2013. Photo TTT
Việt Hà: kể từ đó đến nay, bà có thấy có bất cứ cải thiện nào tại địa phương cho người dân?

Farida Shaheed: tôi không thấy có bất cứ cải thiện nào. Thông tin gần đây nhất từ cuộc họp tổ chức vào ngày 7 tháng 3 đã có 7 nhà nữa bị phá, bất chấp thực tế là họ đã sống ở đây rất lâu và họ vẫn bị cưỡng chế. Đây là một quan ngại lớn.

Việt Hà: vấn đề phát triển và lấy đất xẩy ra phổ biến ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo bà thì Việt Nam cần học bài học gì từ những trường hợp tương tự đã xảy ra trên thế giới và trường hợp Cồn Dầu nói riêng?
Farida Shaheed: trong phát triển, vấn đề này không phải riêng của Việt Nam. 

Nó xẩy ra ở khắp nơi, ở các nước đang phát triển, ở những nơi mà chỗ ở của họ, nôi chon cất của họ bị phá hủy cho đường xá hay nhà cửa. theo tôi, họ cần có những thảo luận với người dân ở đó vì có thể là họ sẽ có được giải pháp có thể là họ sẽ cống hiến một phần đất.

 Ví dụ như cộng đồng này, dù họ sống cuộc sống nông nghiệp nhiều đời nhưng  họ sẵn sàng cống hiến đất nông nghiệp nếu như họ vẫn được sống gần nhà thờ của họ và sống trong cộng đồng của mình. Cho nên dù ở bất cứ đâu, chúng ta cũng cần phải tham khảo ý kiến người dân và cần tạo điều kiện cho việc này, nhất là chính quyền địa phương và chính quyền trung ương cần phải tạo điều kiện cho việc này.
Tôi không thấy có bất cứ cải thiện nào. Thông tin gần đây nhất từ cuộc họp tổ chức vào ngày 7 tháng 3 đã có 7 nhà nữa bị phá, bất chấp thực tế là họ đã sống ở đây rất lâu và họ vẫn bị cưỡng chế. Đây là một quan ngại lớn.
Farida Shaheed
Việt Hà: Sau chuyến thăm Việt Nam vào năm ngoái, bà có đưa ra một số kiến nghị cho chính phủ Việt Nam bao gồm việc tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của người dân, tự do cho nghệ sĩ, quyền xuất bản… Bà đã thấy có những tiến bộ nào từ Việt Nam sau những kiến nghị này?

Farida Shaheed: còn quá sớm để tôi có thể kết luận là đã có những tiến bộ nào từ Việt nam trong những lĩnh vực này. Tôi cần phải có thêm thông tin từ chính phủ. Tôi hy vọng họ lắng nghe những kiến nghị của tôi. Mục đích chính là có được những đối thoại mang tính xây dựng với chính quyền và từ đó mà cải thiện. 

Theo tôi thì Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong nhiều cách, nhưng tôi nghĩ bầy giờ giới trẻ cần được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Dù kinh tế phát triển mạnh nhưng lúc này chính phủ Việt Nam cần cân nhắc đến những mối nguy trong phát triển nhanh và cần cân nhắc để mọi người được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Vấn đề chủ sở hữu cũng rất quan trọng.

 Khi đi qua các vùng miền của Việt Nam tôi thấy nhiều công trình xây dựng, nhà cửa được xây cất, không chỉ ở vùng quê mà ở cả các vùng khác. Tôi không biết người dân có được tham gia không nhưng yếu tố then chốt là người dân cần phải được tham gia.

Việt Hà: Việt nam mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp  Quốc, theo bà điều này có giúp gì cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với quốc tế về nhân quyền nói chung và quyền về văn hóa nói riêng?

Farida Shaheed: theo tôi điều này phụ thuộc vào người dân Việt Nam, nó có ý nghĩa gì cho đất nước. Khi được bầu vào hội đồng nhân quyền thì đây cũng là một cách để đảm bảo là họ tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền. Đây là cơ hội cho người dân Việt Nam thấy liệu chính phủ có thực hiện nghĩa vụ của mình trong cam kết với quốc tế hay không và bảo vệ cũng như kêu gọi cho nhân quyền trong nước.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/un-condau-case-04022014123726.html


Thủ Tướng Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa

02.04.201428

Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1.04.


Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)

Tấm bản đồ này do nhà bản đồ học người Pháp, ông  Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735. Thủ tướng Đức tặng bản đồ cổ này cho Chủ tịch Trung Quốc trong buổi chiêu đãi tối, trong phần trao đổi quà tặng.

Bản đồ của d'Anville dựa trên những khảo sát địa lý của các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc và được xem là "tổng kết hiểu biết của châu Âu về Trung Quốc thế kỷ 18".
Tấm bản đồ này, theo chú thích tiếng Latinh trên đó, chỉ ra một "Trung Quốc đích thực", trong đó khu trung tâm Trung Quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, hay Mãn Châu. Còn hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới khác màu với biên giới Trung Quốc đích thực.

Dĩ nhiên là hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ thế kỷ 18 này.

Báo chí Trung Quốc đã không công bố bản đồ d'Anville, mà lại đưa ra bản đồ khác và nói đó là bản đồ bà Merkel tặng (!). Bản đồ này của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.

Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 - Ảnh: FP

Tuy nhiên trên các mạng xã hội Trung Quốc lại có thông tin về cả hai bản đồ này. Với bản đồ d'Anville, cư dân mạng Trung Quốc giận dữ với món quà bà Merkel tặng, cho rằng đó là "món quà vụng về", hoặc "Đức chắc có động cơ thầm kín", hay đi xa hơn là cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương v.v.

Một cư dân mạng gọi tấm bản đồ là một “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng ta luôn nói những vùng đất đó là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại, thế nhưng bà Merkel lại nói rằng thậm chí tới thế kỉ 18 những khu vực đó vẫn không thuộc về Trung Quốc” – người này chỉ trích.

Một số ý kiến cho rằng món quà của bà Merkel rất ý nghĩa trong bối cảnh vấn đề khủng hoảng ở Ukraine đang nóng và tấm bản đồ chính là ngụ ý của Thủ tướng Đức nhằm nhắc nhở Trung Quốc về những vết thương trong quá khứ sau các cuộc bành trướng trước đây.

Tuy nhiên cũng cho ý kiến cho rằng không nên quá nhạy cảm về tấm bán đồ từ thế kỷ 18 của d’Anville và coi đó là thông điệp về Tây Tạng hoặc Tân Cương.

Tờ Time bình luận rằng có lẽ bản đồ không phải là một món quà hoàn hảo cho các vị nguyên thủ quốc gia.
Linh San (Theo Time)

Lê Chiêu Thống thời đại!

Ông Yanukovych nhận ‘sai lầm’ vì mời Nga tiến chiếm Crimea

Tổng thống Ukraine bị lật đổ Victor Yanukovych mô tả việc sáp nhập Crimea của Nga là "một bi kịch lớn"
Tổng thống Ukraine bị lật đổ Victor Yanukovych mô tả việc sáp nhập Crimea của Nga là "một bi kịch lớn"

02.04.2014
Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych cho biết ông đã "sai" khi mời quân đội Nga vào bán đảo Crimea của Ukraine - một động thái dẫn tới việc Moscow sáp nhập lãnh thổ trên Biển Đen này.

Ông Yanukovych đào thoát khỏi Kiev vào tháng Hai sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ, đã lên tiếng hôm thứ Tư, 2 tuần sau khi quốc hội Nga bỏ phiếu phê chuẩn biến Crimea thành một phần của Liên bang Nga.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của ông kể từ khi lánh nạn ở Nga, ông Yanukovych nói với hãng tin AP và đài NTV của Nga rằng ông sẽ cố gắng thuyết phục Moscow trao trả quyền kiểm soát lãnh thổ này lại cho Ukraine.

Ông đưa ra phát biểu này chỉ vài tuần sau khi Moscow bị quốc tế lên án vì điều động hàng ngàn binh sĩ tới bán đảo Crimea. Ông mô tả việc sáp nhập tiếp theo đó của Nga là "một bi kịch lớn."

Hầu hết những nhà phân tích phương Tây nhận định phát biểu của cựu tổng thống rõ ràng là một nỗ lực nhằm vớt vát sự ủng hộ ở Ukraine, nơi mà ngay cả những đồng minh chính trị một thời cũng đã bỏ rơi ông.

Cựu Tổng thống cho rằng việc Nga chiếm Crimea sẽ không xảy ra nếu ông vẫn còn tại chức. Ông cũng phủ nhận những cáo buộc tham nhũng tràn lan mà người biểu tình ủng hộ phương Tây muốn truất quyền ông đã nêu ra.

Trong một diễn biến khác, Moscow cáo buộc NATO quay trở lại những lập luận và chiến thuật thời Chiến tranh Lạnh qua việc đình chỉ hợp tác với Nga vì vụ sát nhập.

Nga đưa ra lời tố cáo này sau khi các ngoại trưởng của khối NATO công bố hôm thứ Ba rằng họ sẽ chính thức chấm dứt mọi sự hợp tác dân sự và quân sự với Nga. Các ngoại trưởng tái khẳng định họ không công nhận việc sáp nhập và kêu gọi Moscow tuân thủ ngay lập tức luật pháp quốc tế.

Dù lập trường của NATO là vậy, liên minh 28 nước châu Âu nói các kênh ngoại giao với Moscow vẫn để ngỏ.

http://www.voatiengviet.com/content/ong-yanukovych-nhan-sai-lam-vi-moi-nga-tien-chiem-crimea/1885153.html






No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link