MẤY
SUY NGHĨ VỀ TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ HIỆN NAY
Theo Basam
Dân Quyền: Ý kiến kẻ hậu sinh kính cẩn thêm vào bài viết tâm
huyết và dũng cảm của bác Lê Hồng Hà – mong được thông cảm và bổ cứu. Phạm
Toàn.
Dưới đây phần chữ đỏ là thêm vào của Phạm Toàn
Lê Hồng Hà
Việc phân tích tình hình đất nước và tìm con đường tiến lên là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn, đòi hỏi một sự tổng hợp và đóng góp của hàng trăm ngàn người. Đây chỉ là một sự tham gia nhỏ nhoi vào công việc chung đó mà thôi. Dù sao thì đó cũng là 1 sự phản biện.
Việc phân tích tình hình đất nước và tìm con đường tiến lên là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn, đòi hỏi một sự tổng hợp và đóng góp của hàng trăm ngàn người. Đây chỉ là một sự tham gia nhỏ nhoi vào công việc chung đó mà thôi. Dù sao thì đó cũng là 1 sự phản biện.
***
I
1.
Nhờ sự phát huy
truyền thống cứu nước của cha ông ta trong lịch sử, mà nhân dân ta đã tiến hành
Cách mạng Tháng 8 và giải phóng đất nước thành công. Đó là công lao vĩ đại của
nhân dân ta, có sự đóng góp quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chúng
ta phải biết ơn nhân dân, các nhà yêu nước, đặc biệt là Đảng Cộng sản dưới sự
lãnh đạo của Hồ Chí Minh.
Thành công được coi là tuyệt đối đó cón có nguyên nhân ngày càng
lộ diện thuộc về cách lãnh đạo của Đảng CSVN biết lợi dụng lòng yêu nước bồng
bột và niềm hy vọng ngây thơ vào đảng cộng sản, trong tình thế đã thiếu thông
tin lại được bổ sung bằng khẩu hiệu “Bí mật là yêu nước” cùng với sự tung hoành
của bộ máy đảng, biến thông tin chỉ còn là tuyên truyền.
Hiện tượng kỳ thị độc địa với “phía bên kia” và sự trù trừ tiến
hành hòa giải và hòa hợp dân tộc sau gần bốn mươi năm thống nhất đất nước đã
khiến cho xu thế chống cộng thêm cực đoan và “bên thắng cuộc” thì ngày càng có
lý do để coi cuộc chiến tranh giải phóng là cuộc nội chiến.
2.
Nhưng
doNhững điều kiện lịch sử cụ thể tạo ra những hạn chế dẫn tới việc người
Việt Nam có một sự lựa chọn 1 học thuyết sai lầm, học thuyết Mác – Lênin,
do đi theo con đường sai lầm xây dựng chủ nghĩa xã hội (để tiến lên chủ nghĩa
cộng sản), đi theo đường lối đấu tranh giai cấp (cải cách ruộng đất, cải tạo
công thương nghiệp tư bản tư doanh, đàn áp nhân văn giai phẩm, đàn áp nhóm xét
lại chống Đảng, đấu tranh quyết liệt: ai thắng ai, lấy quốc doanh làm chủ đạo,
hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, v..v…) nên trong việc xây dựng đất
nước, Đảng Cộng sản đã hoàn toàn thất bại, tiêu diệt tất cả các tinh hoa của
dân tộc, đưa đất nước vào con đường ngày càng suy thoái.
Thái độ không thức thời và ngạo mạn sau những chiến thắng năm 1945
và 1975 đã củng cố tình trạng thiếu hiểu biết toàn diện về quản lý một xã hội
buộc phải phát triển theo hướng hiện đại hóa và toàn cầu hóa – cộng thêm sự móc
ngoặc rất có thể đã xảy ra với ban lãnh đạo bá quyền Bắc Kinh đã đẩy đất nước
dấn sâu vào thế tiến thoái lưỡng nan, khạc chẳng ra nuốt chẳng vào với cái thứ
chủ nghĩa xã hội nhà quê trọc phú kiểu châu Á.
Năm 1986, do sức ép của tình hình, đã có sự đổi mới lần thứ nhất,
nhưng đó chẳng qua chỉ là sự đổi mới nửa vời, bộ phận, còn nói chung vẫn kiên
trì chủ nghĩa Mác – Lênin, vẫn kiên trì chủ nghĩa xã hội, nên đất nước vẫn đi
theo con đường sai lầm, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu. (So sánh với các nước
xung quanh)
3. Mấy năm gần đây, do hậu quả của đường lối sai lầm nói trên, xã
hội với sự biến động bất lợi của tình hình thế giới, đất nước đang rơi vào một trạng thái tổng khủng hoảng
toàn diện (kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, giáo dục,
y tế) người Tàu ngày càng có mặt toàn diện tại Việt Nam: trong các cuộc
đấu thầu, trong các cuộc rượt đuổi ngư dân ta ở ngời khơi, trong các phố Tàu và
làng Tàu không còn bí mật với ai, trong các vùng đất được thuê không biết khi
nào mới hết hạn nhượng địa, … trong cả những đèn lồng và bài hát Tàu giữ nhịp
cho thanh niên Việt Nam khiêu vũ cho quên ngày đoạn tháng … và tình
hình ngày càng trầm trọng, đòi hỏi ngày càng gay gắt phải có 1 sự đổi mới căn bản.
Tình hình có thể coi như 1 cuộc khủng hoảng chính trị, báo trước 1
sự chuyển biến tất yếu ?
II
Tình hình quốc tế mấy năm gần đây ra sao ?
1/ Điều đáng chú ý, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thì các
nước lớn đều chú ý đẩy mạnh sự phát triển và điều chỉnh chiến lược của mình, tạo
ra 1 tình hình thế giới rất đa dạng, phức tạp.
2/ Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ 2 của thế giới, đang tiến
hành 1 bước bành trướng ráo riết ở các châu, bành trướng ở biển Đông.
3/ Nhật Bản, Hàn Quốc, dù đang còn có mâu thuẫn, vẫn đang đoàn kết
để trở thành 1 lực lượng mạnh ở Đông Bắc Á, liên minh với Hoa Kỳ.
3.1/ EU vẫn đang phấn đấu vượt qua khủng hoảng để phát triển và
trở thành lực lượng vững mạnh, để cùng Hoa Kỳ chi phối thế giới.
4/ Nga vẫn đang cố giữ thế và lực trên thế giới.
5/ Ấn Độ và một vài nước ở Nam Mỹ, Nam Phi cũng đang cố gắng mạnh
lên.
6/ Trung Quốc nhất quán thi hành 1 chính sách bành trướng đối với
Việt Nam. Mục tiêu là muốn bắc thuộc hóa Việt Nam, qua các biện pháp lấn chiếm
về đất đai trên bộ, biển, đánh chiếm Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa, áp đảo về
kinh tế, gặm nhấm tài nguyên, ngầm đưa nguồn lực vào tất cả các địa phương,
chuẩn bị toàn diện để lệ thuộc hóa Việt Nam.
7/ Trong những năm qua, Việt Nam qua hội nhập với quốc tế, đã mở
rộng được quan hệ về các mặt, rất thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế và các
mặt.
Nhưng riêng với Trung Quốc, nhất là từ Hội nghị Thành Đô, các nhà
lãnh đạo Việt Nam đã nhất quán áp dụng 1 đường lối nhượng bộ, thỏa hiệp, thậm
chí coi là đầu hàng, rất có hại cho đất nước, làm cho mọi người liên tưởng tới
hiện tượng Lê Chiêu Thống trong lịch sử.
8/ Vấn đề đặt ra cho đất nước là:
Đi đôi với vấn đề đấu tranh để dân chủ hóa đất nước, loại trừ chế độ Đảng trị độc tài,
chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, chấm dứt con đường XHCN, thì
phải kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, độc lập của Tổ quốc..
Đó là 1 vấn đề rất khó, rất phức tạp vì cùng 1 lúc phải giải quyết 2 nhiệm vụ chiến lược trọng
đại, khó khăn.
Đó là 1 điều chưa được làm rõ đối với nhân dân, và các lực lượng
dân chủ trong nước.
III
Những vấn đề đặt ra cần giải đáp là:
- Vì sao chưa xảy ra sự chuyển biến
đó ?
- Độ bao giờ thì sẽ xảy ra sự chuyển
biến đó ?
- Sự chuyển biến đó sẽ có thể diễn
ra như thế nào ? Bạo lực hay hòa bình ?
- Tính chất của sự chuyển biến đó ?
- Lực lượng nào sẽ thúc đẩy sự
chuyển biến ?
- Liệu có xảy ra 1 cuộc đàn áp đẫm
máu gì không ?
- Thái độ của quốc tế đối với cuộc
chuyển biến đó ra sao ?
- Vậy trong thời gian tới, các lực
lượng dân chủ nên làm gì ?
- Thái độ của các nhà cầm quyền hiện
nay có thể làm gì ?
Dưới đây, tôi thử nêu lên 1 cách suy nghĩ cá nhân, để góp phần vào
việc đi tới giải đáp các vấn đề nói trên:
1/ Vì sao chưa xảy ra sự chuyển biến ?
Đó là vì
Về mặt chủ quan, các lực lượng dân chủ đối lập, tuy đã hình
thành nhưng còn quá yếu so với tình hình. Vì vậy tới đây, 1 mặt phải ủng hộ
việc thành lập các tổ chức dân sự, mặt khác phải hợp đồng phối hợp các tổ chức
đó theo 1 chương trình hành động phối hợp, tạo nên 1 sức mạnh tổng hợp, bỏ qua được những sự khác nhau cụ
thể để nhằm vào 1 mục tiêu chung.
Đó còn là vì
Về mặc khách quan, Đảng CSVN đã tổ chức được trên toàn cõi Việt
Nam một hệ thống cai trị bằng cảnh sát-mật vụ, mà những biểu hiện dễ thấy nhất
là: những cuộc cưỡng chế dân oan bằng cảnh sát cùng cảnh khuyển và quân đội,
những cuộc bố ráp hoặc bắt cóc dân bị nghi đang xâm phạm an ninh “tổ quốc”,
những cuộc bỏ tù người bất đồng chính kiến, những vụ án oan đã lộ và chưa lộ
hoặc không bao giờ lộ… tất cả đã tạo ra một hình ảnh đáng xấu hổ cho những ai
còn liêm sỉ.
Do đó, phải phát hiện, tôn vinh các nhân vật lão thành có uy tín,
các nhân vật xuất sắc, xuất hiện trong quá trình đấu tranh những năm qua. Phải
tránh các quan niệm hẹp hòi, đố kỵ.
2/ Độ bao giờ có thể xảy ra sự chuyển biến ?
Về vấn đề này, còn nhiều ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng: có thể xảy ra ngay trong năm 2014 này ?
Có ý kiến cho rằng: còn lâu lắm, phải 5, 7, 10 năm nữa ?
Theo tôi, có thể có sự chuyển biến trong khoảng thời gian vài 3
năm tới (2014 – 2016) ?
3/ Sự chuyển biến đó sẽ diễn ra như thế nào ? Bạo lực hay hòa bình
? Tính chất của cuộc chuyển biến đó ?
Theo tôi: đó không phải là 1 cuộc đảo chính ? Không phải là 1 cuộc
khởi nghĩa ? Không phải là 1 cuộc bạo lực đổi thay.
Có thể nó xuất hiện như 1 cuộc đổi mới hệ thống chính trị cơ bản,
nghĩa là chuyển đổi hòa bình.
Đó không phải là 1 cuộc lật đổ chính quyền (vẫn giữ Chính phủ và
giữ Quốc hội), mà chỉ là loại
bỏ sự cai trị mặc định vĩnh viễn của mộtĐảng Cộng sản.
Không còn chế độ các cấp ủy (tỉnh, thành, quận, huyện, xã,
phường…), lãnh đạo chỉ huy các ủy ban hành chính, Hội đồng nhân dân các cấp.
Không còn chế độ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ thị cho Quốc hội và
Chính phủ.
Không còn chế độ Cương lĩnh của Đảng, đặt trên Hiến pháp.
Không còn chế độ Quốc hội, Chính phủ phải chấp hành nghị quyết của
Đảng. Quốc hội và Chính phủ hoạt động độc lập theo Hiến pháp.
Việc cải thiện nhân sự trong Chính phủ, Quốc hội sẽ được tiến hành
từng bước theo thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, chứ không phải theo kiểu lật đổ ?
4/ Đến kỳ Bầu cử Quốc hội, cần bỏ chế độ hiệp thương trước đây,
không cho phép gạt những người không theo Đảng, mà phải bầu 1 cách dân chủ, bầu
ra 1 Quốc hội của nhân dân, chứ
không bầu ra 1 thứ Đảng trị.
Tới đây, trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, Đảng viên cộng
sản không nên chiếm tới 50% đại biểu.
5/ Sở dĩ cần giữ nguyên Chính phủ và Quốc hội, là để đảm bảo các
hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, được bảo đảm bình thường.
Mọi chế độ lương bổng, hưu trí, phụ cấp cho những người về hưu,
những đối tượng xã hội vẫn bình thường, không để xảy ra xáo trộn, đình trệ.
V
Những việc cần làm trước mắt
1/ Khuyến khích, ủng hộ việc thành lập các hội dân sự. Lấy lý do
thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp mới được thông qua, nhấn mạnh các quyền của
nhân dân, nhất là quyền lập hội, quyền tự do tư tưởng, để mở rộng việc lập các
hội dân sự: hội Dân oan, hội Báo chí,… (chọn các tên gọi rất bình thường), càng
nhiều, càng tốt.
2/ Dựa vào các bậc lão thành (Ví dụ: Nguyễn Trọng Vĩnh,…) và các
nhân vật đang nổi lên (Tống Văn Công, Phạm Đình Trọng, Phạm Sĩ Dũng, Nguyễn
Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức, v..v…) để liên hiệp, phối hợp hoạt
động của các hội, các tổ chức dân sự thành 1 lực lượng thống nhất, tạo nên 1
sức mạnh chung, không để rời rạc, không câu nệ những chi tiết còn khác nhau.
3/ Từng bước đấu tranh đòi sửa sai, thanh minh, khôi phục quyền
lợi cho các vụ án oan sai trước đây như vụ Nhân văn tác phẩm, vụ án xét lại
chống Đảng, các vụ xử sai trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, cải tạo
công thương nghiệp tư bản tư doanh. Điều này phải lâu dài, chờ đợi, không nóng
vội.
4/ Phát động đòi giải phóng cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện
đang còn bị giam giữ, tất cả những tù nhân bị kết án về điều 258, điều 88 của
Bộ luật Hình sự, tội tuyên truyền chống đối Nhà nước (vì những điều này vi phạm
quyền tự do ngôn luận trong Hiến pháp).
Có sự vận động các tổ chức quốc tế tham gia như lâu nay họ vẫn
làm.
5/ Tổ chức việc thăm nom, an ủi, giúp đỡ các tù nhân lương tâm đã
được tha ở các địa phương, có thông tin tuyên truyền rộng rãi.
6/ Tổ chức các nhà lý luận viết bài phê phán chủ nghĩa Mác – Lênin
(1 học thuyết phản khoa học đã bị thế giới vứt bỏ), phê phán chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản, là những học thuyết không tưởng đã bị thế giới bác bỏ. Phải giải phóng dân tộc Việt Nam
khỏi chủ nghĩa Mác – Lênin, khỏi CNXH.
7/ Tổ chức phê phán 1 cách hệ thống các tội ác mà Đảng Cộng sản đã
gây ra cho dân tộc Việt Nam trong mấy chục năm qua (từ cải cách ruộng đất, cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, hợp tác hóa nông nghiệp, trấn áp nhân
văn giai phẩm, trấn áp vụ án xét lại chống Đảng, đi vào con đường XHCN).
Những thắng lợi về Cách mạng tháng 8 và giải phóng dân tộc là công
lao của nhân dân, của Đảng Cộng sản, của Bác Hồ, là do phát huy truyền thống dân tộc mấy
nghìn năm lịch sử, không phải do chủ nghĩa Mác – Lenin, do chủ
nghĩa xã hội.
Kết luận
Chúng ta tiến hành 1 cuộc chuyển biến lớn lao nhưng chủ yếu là:
- Xóa bỏ sự cai trị của Đảng
- Xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp
- Xóa bỏ sự cai trị của các cấp ủy Đảng từ trung ương, qua các:
tỉnh thành, quận huyện, xã phường,
Nhưng vẫn giữ nguyên hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Chính
phủ, Quốc hội, các Ủy Ban Hành chính và Hội đồng Nhân dân các cấpđể đảm bảo toàn bộ các hoạt động
kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước vẫn tiến hành bình thường.
Toàn bộ chế độ lương bổng, lương hưu, phụ cấp xã hội cho lớp người
có công, các đối tượng xã hội vẫn được tiến hành bình thường, không bị gián
đoạn.
Điều thay đổi lớn là:
Đảng Cộng sản trong 1 – 2 năm tới phải tự sống bằng kinh phí của
Đảng viên. Không thể tùy tiện cắt ngân sách của Nhà nước.
- Trường Đảng trung ương nên nhập sang Đại học Hành chính Quốc
gia.
- Các Ban của Đảng nên nhập sang các cơ quan tương ứng của Quốc
hội và Chính phủ.
- Các ủy viên cấp ủy các cấp nên chuyển sang Hội đồng Nhân dân và
ứng cử vào các cấp ủy ban.
- Các cán bộ về hưu bên Đảng, cứ coi như cán bộ về hưu của viên
chức Nhà nước hiện nay.
Như vậy, cuộc biến chuyển không xảy ra đổ vỡ gì lớn.
Đảng Cộng sản chuyển sang là 1 Đảng chính trị tham chính, 1 tổ
chức dân sự trong xã hội.
Sẽ không có sự đàn áp, bắt bớ gì trong xã hội cả.
Xã hội vẫn hoạt động 1 cách hòa bình. Không trải qua bạo lực, đổ
vỡ.
Đảng Cộng sản sẽ tìm mọi cách ngăn trở các công việc kể trên,
nhưng sẽ rất khó khăn.
Cố giữ quân đội cùng đứng khách quan đối với các sự việc trên đây.
Trên đây chỉ mới là những suy nghĩ cá nhân, có thể không tưởng để
đóng góp vào chung.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment