Kẻ thù trước mặt và kẻ thù sau
lưng!!!
BNS Tự Do Ngôn Luận
Trong cả hàng ngàn năm tồn tại, dân tộc Việt Nam luôn có một kẻ thù trước
mặt, một kẻ thù hùng mạnh hằng nuôi mộng thôn tính dải đất hình chữ S để tiến
xuống Đông Nam Á. Chính vì thế, lịch sử nước Việt chủ yếu là lịch sử chống
ngoại xâm phương Bắc này. Công lao của các minh quân ái quốc, các anh hùng dân
tộc chủ yếu là ý thức sắc bén về hiểm họa Đại Hán và hành động quyết liệt ngăn
giặc Tàu chui qua Nam Quan ải và xâm nhập Bạch Đằng giang.
Sau chiến thắng của Mao đảng, các lân bang Trung Hoa như Mông Cổ, Mãn
Châu, Tây Tạng, Hồi Hồi lần lượt bị thôn tính, và Việt Nam (lẫn Thái, Miến,
Miên, Lào…) đều nằm trong kế hoạch bành trướng của Trung Nam Hải. Là một lãnh
tụ chính trị ở miền Bắc lúc ấy, lẽ ra Hồ Chí Minh, kẻ từng viết “Dân ta phải
biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, phải hiểu hơn ai hết về ý đồ
tối tăm tàn độc của người Tàu, một ý đồ càng tàn độc và tối tăm hơn bởi “tinh
thần cộng sản” (là tinh thần bá chủ thế giới).
Khốn nạn thay, chính Hồ Chí Minh lại là kẻ đầu tiên trong lịch sử dân tộc
từ trên ngai vàng bước xuống mở toang cửa nước, ôm lấy kẻ thù, gọi nó là thầy
là anh và rước nó vào giữa lòng đất Việt. (Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống đã
chỉ theo Tàu trong hoàn cảnh sợ bại trận và bị bại trận). Từ đó kẻ thù truyền
kiếp của Dân tộc mặc sức tung hoành với sức mạnh tàn sát người Việt qua cuộc
Cải cách ruộng đất (dưới sự điều khiển của cố vấn Tàu và bắt chước Thổ địa cải
cách), tàn phá văn hóa dân Việt qua vụ Trăm hoa đua nở (học đòi Bách gia tranh
minh của Mao chủ tịch), cướp đoạt sơn hà nước Việt qua Công hàm bán nước (tán
thành Tuyên bố Chu Ân Lai), xâm nhập dần lãnh thổ Việt và trói buộc dần lãnh
đạo Việt qua chương trình viện trợ người và của cho “cuộc chiến đánh Mỹ cứu
nước” (vì Nga và Tàu, như lời thề của Lê Duẩn).
Sau 1975, kẻ thù trước mặt ngày càng sát mặt hơn nhờ hiệp định biên giới
(1999) và hiệp định lãnh hải (2000) giao thêm rừng thêm biển của Tổ quốc cho
nó. Chưa hết, đứa con hoang của Hồ Chí Minh (theo dư luận đồn đoán) là Nông Đức
Mạnh, trong vai trò Tổng bí thư đảng, dù chưa tham khảo ý kiến các nhà khoa
học, kinh tế, văn hóa, quân sự, năm 2008 đã tự tung tự tác ký kết với Tàu cộng
một bản tuyên bố chung ghi rõ: “…Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án
như: Bôxit Đắc Nông, các dự án thuộc khuôn khổ ‘Hai hành lang, một vành đai
kinh tế’ và các dự án lớn khác….”.
Đúng là cha nào con nấy! Được đà, Nguyễn Tấn
Dũng, với vai trò thủ tướng Việt kiêm thái thú Tàu, cũng hùng hồn tuyên bố:
“Bôxit là chủ trương lớn của đảng”!?! Một chủ trương nay gây thảm họa to lớn về
kinh tế và môi trường, gây nguy cơ nghiêm trọng về quốc phòng và an ninh.
Bắt
chước các thủ trưởng của mình, lãnh đạo các tỉnh từ Nam chí Bắc (có lẽ cũng
chưa bao giờ học lịch sử vì đa phần từ trên trâu nhảy xuống, chạy vào rừng, ôm
lấy khẩu AK đi ra và leo lên ghế quyền lực) hồ hởi phấn khởi cho tặc Hán thuê
mướn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn và rừng quốc phòng nửa thế kỷ; xây dựng phố
thị thôn làng ở Hạ Long, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắc Nông, Bình Dương… thành những
tô giới, biệt khu mà ngay nhà cầm quyền Việt cũng không thể xâm nhập; khai thác
các loại mỏ ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Lâm Đồng, Vĩnh
Long, Bình Thuận… làm cho đất nước giờ cạn kiệt khoáng sản. Đặc biệt nhất, nhờ
tình sâu nghĩa nặng biểu hiện qua “16 chữ vàng, 4 chữ tương, 4 chữ tốt”, qua
“hội nghị Thành Đô 2” năm 2012 với sự hợp tác toàn diện (chưa từng có trong
lịch sử nhân loại), kẻ thù của Dân tộc đã ung dung xây dựng cảng kinh tế Vũng
Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) từ năm 2006 và đang tiến hành xây dựng cảng
kinh tế Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị).
Theo tường thuật của các nhân chứng, “Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được cầm quyền
ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc
Tỉnh ủy và Trung ương Đảng mới có thể được cho vào. Trung Quốc xây tường và nhà
cao tầng dọc quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển
phía Đông quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết. Dân Kỳ Anh mất đất,
không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên,
trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy gọi khách đi xe bắc
Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm. Đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha
ông… nay ĐCS bán cho Tàu rồi. Được trai Tàu lấy làm vợ là mơ ước của gái Kỳ Anh
ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo
luật CHXHCNVN là đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, còn được công an cười chào
thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh
Xuân Tùng - Hà Nội thôi”.
Tại cảng Cửa Việt hiện thời cũng xảy ra tình trạng
tương tự. Rồi theo đánh giá của các chuyên gia, với những hiện tượng như thế,
hai cảng kinh tế Vũng Áng lẫn Cửa Việt có nguy cơ trở thành cảng quân sự của
Tàu cộng và cùng với căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc, dành cho tàu ngầm,
nằm ở thành phố Tam Á, cực nam đảo Hải Nam (mối lo của các nước ASEAN), làm
thành một tam giác chắn ngay cửa ngõ vịnh Bắc Bộ. “Theo bản đồ, từ Du Lâm đến
Vũng Áng và Cửa Việt, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi
khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo quốc lộ 1A là 190 km.
Ba đỉnh này
tạo thành một tam giác; và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm lẫn tàu chiến,
Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và
tỉnh Quảng Bình, kể cả đường bộ và đường biển. (Nên nhớ Quảng Bình, nơi nằm
giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của
Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào)”.
(Trích Nguyễn Hữu Quý, Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?).
Sở dĩ kẻ thù trước mặt của Dân tộc ngày càng sát mặt, sát nhà, sát cửa VN
(mà trong lịch sử chưa từng có kể từ Ngô Quyền), đó chính là nhờ kẻ thù sau
lưng Dân tộc. Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì rất nhiều con Hồng cháu Lạc không hề
để ý (bởi nó cũng từ bọc trứng Âu Cơ, cũng da vàng máu đỏ, cũng cháu Lạc con
Hồng), vì nó luôn tự vỗ ngực “đem lại độc lập cho đất nước”, luôn tự tuyên bố
“của dân, do dân và vì dân”, luôn tự khẳng định “đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc,
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc”, luôn tự cho mình “gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết
định của mình”.
Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì khi xuất hiện trước quốc dân, nó
toàn nói những lời nồng nàn yêu nước, toàn hứa những điều tốt đẹp vĩ đại; vì
khi xuất hiện trước quốc tế, nó toàn trình bày những chương trình phát triển,
toàn báo cáo những thành tựu rực rỡ; vì khi ra tay đàn áp dân lành, nó toàn mặc
thường phục, đeo khẩu trang, vì khi xử án bất công các nhà dân chủ, nó toàn gán
tội hình sự, lỗi phá hoại.
Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì khi nhân dân trưng ra
bằng cớ rành rành về sai lầm và tội ác, nó giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt, nói ít
lời xin lỗi, hứa kiểm điểm đôi điều; điêu ngoa hơn là trốn tránh trách nhiệm
của mình, đổ vấy tội lỗi cho người khác, chuẩn bị đào thoát ra ngoại quốc; hay
tàn độc hơn là thủ tiêu đồng lõa để bịt đầu mối, tố cáo ngược để giam cầm người
vạch tội, dùng cả hệ thống truyền thông để đổi trắng thành đen, để tự tô son
trát phấn là quang vinh, là vĩ đại… Tất cả đã khiến cho hàng triệu con dân Việt
vẫn dửng dưng không thấy vấn đề, vẫn thản nhiên chẳng màng nguy hiểm.
Kẻ thù sau lưng đó, kể từ Hồ Chí Minh, đã tàn phá cơ cấu làng xã họ tộc
làm giềng mối ngàn năm cho xã hội, đã tiêu hủy đạo đức gia phong làm nền tảng
vạn thuở cho giống nòi; đã giết chết hàng vạn nông dân giỏi biết làm giàu cho
đất nước, đã đày đọa hàng ngàn trí thức lớn biết tô bồi văn hóa Việt. Thế nhưng
vẫn có những con người cho đấy là cuộc cách mạng xã hội long trời lở đất! Kẻ
thù sau lưng đó đã lôi cả nửa nước vào cuộc thí nghiệm “xây dựng xã hội chủ
nghĩa” đầy thất bại và điên khùng, vào cuộc trường chinh “đánh cho Mỹ cút, Ngụy
nhào” đầy huyết lệ và vô nghĩa. Thế nhưng vẫn có những con người lấy làm vinh
dự được “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Kẻ thù sau lưng đó đã khiến nửa nước
còn lại phải sống trong lo âu vì pháo kích vào làng, vì mìn chôn giữa lộ, vì
chất nổ trong rạp hát, vì đạn bắn giữa ngày xuân. Thế nhưng vẫn có những con
người lấy làm đắc chí được tham gia vào “công cuộc giải phóng Dân tộc”!
Kẻ thù sau lưng đó đang nấp dưới một bản Hiến pháp mới gọi là “hình thành
từ ý muốn nhân dân” nhưng đè bẹp mọi nhân quyền và dân quyền của đồng bào bằng
những độc quyền và ưu quyền của đồng đảng; đang nấp dưới những bộ luật đầy mỵ
dân và dối láo, từ Luật đất đai với nguyên tắc lường gạt: “Mọi tài nguyên đất
nước đều thuộc về toàn dân”, Luật giáo dục với nguyên tắc phỉnh phờ: “Một nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”, Luật báo chí với
nguyên tắc gian trá: “Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức xã hội, là
diễn đàn của nhân dân… Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận”…
Trong thực tế, kẻ thù sau lưng đó đang lấy từng mảng đất nước dâng cho kẻ
thù trước mặt bất chấp sự phản đối của nhân dân như ở Hà Tĩnh và Ninh Thuận
trong những ngày này; đang sách nhiễu, giam cầm, truy tố, đầu độc các công dân
dám phản đối kẻ thù trước mặt như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Nguyễn Xuân Nghĩa,
Bùi Minh Hằng, Đinh Đăng Định hiện nay…, đang xóa bỏ ký ức, đục bia kỷ niệm,
cấm cản truy điệu những công dân đã bị kẻ thù trước mặt sát hại trong các cuộc
xâm lược một thời; đang tìm cách ru ngủ công dân bằng những giáo khoa sử thiếu
sót, những lối nói tránh né, những thái độ bạc nhược, những lời lẽ tâng bốc
tình hữu nghị đối với kẻ thù trước mặt, và với tình trạng dân Tàu được để cho
vào nước tràn lan, có thể đang chuẩn bị cho kẻ thù trước mặt tiến hành kế hoạch
sát nhập như Nga vừa làm tại vùng Crimea bên bờ Hắc Hải.
Việt ngữ có từ “chung lưng đấu cật” để chỉ thái độ đoàn kết hợp tác khi
có khó khăn nhiều phía, kẻ thù nhiều mặt. Đây chính là lúc toàn thể người Việt
trong và ngoài nước cùng nhau thực hiện điều đó. Hai kẻ thù khốn khiếp của Dân
tộc đang chung tay đồng lõa xâm lăng bán nước, lẽ nào chúng ta chẳng chung lưng
đấu cật đánh đuổi chúng đi ???
BAN BIÊN TẬP
Bán Nguyệt San TDNL số 192 ngày 1/4/2013
Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội
Chỗ Trống
Nếu những nỗ lực đưa tuổi
về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều
"chỗ trống". Tuổi để không "tái ứng cử" của ủy viên Trung
ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra
đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có
năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai
vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.
Hy vọng không phải hoàn
toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là
ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào
Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc
Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm
2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác "cố đấm" nhưng không "ăn được
xôi": Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).
Tuổi về hưu của ủy viên
Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề
tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944),
Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Cũng có
không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949),
Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).
Hai ủy viên Bộ chính trị,
Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947) đã bị đánh rớt tại Đại hội
XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông
được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi
(18-1-1946).
Quy định tuổi tác và giới
hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như
Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí
Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến "hơi thở cuối
cùng". Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn "bám
trụ".
Bộ Tứ
Từ sau Đại hội IX, tuổi
không tái ứng cử của "bộ tứ" được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra
vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng...
để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).
Nếu Đại hội XII tổ chức
vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông
sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một
nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949)
nhưng chỉ có một con đường "đi lên" vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ
tướng[2].
Rất nhiều "hồng
y" muốn trở thành "giáo hoàng" nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài
đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra "tham vọng" đó (bằng cách
đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù
uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô
cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú
Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.
Đề cử người kế vị của ông
Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và
Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của
vấn đề "thế - lực".
Nguyễn Tấn Dũng là ủy
viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được
đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian,
mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một ví trí có quyền
lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm
năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ
mà các quyết định có thể "quy ra thóc", chi phối tới mọi ngóc ngách
của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).
Người thắng cuộc là người
có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn
có thể là người có nhiều "gót chân A-Sin" để sau khi bầu lên
"đàn em" dễ dàng trục lợi.
Thành phần bỏ phiếu trong
Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong
Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người "phục
tùng". Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như
các đại biểu hiểu là lá phiếu của họ có thể chỉ tập trung đặc quyền, đặc lợi
cho một số người nhân danh "tập trung dân chủ".
Tại Sao Luân Chuyển
"Luân chuyển",
theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để "giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán
bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn". Nhưng, tại sao một ông
phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải "rèn luyện" bằng cách
về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải
cần "thực tiễn" ở ủy ban nhân dân một tỉnh..
Ban Tổ chức Trung ương có
bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Ninh Thuận (2004-2006)
có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị
địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban
Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi
2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để một ông tướng công an
trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu "viện công
tố" mà học được cái lắt léo của "chính trị gia" thì liệu có còn
"độc lập, chỉ tuân theo pháp luật".
Cũng có những cán bộ được
quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự
"tìm chỗ trống có cơ cấu" như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương
kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ
như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Hà Nam
(1997-2001). "Đấu đá nội bộ" cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng
không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.
Không thể coi luân chuyển
là "thử thách" khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp
sẵn ghế rồi "ẵm" về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như
Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài
đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu
đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian
"nín thở qua sông" chứ không phải là "rèn luyện".
Cho dù Đảng kiểm soát
tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể
ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không
có nghĩa ai có "hàm bộ trưởng" là có thể phiên ngang. Chính trị địa
phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức
hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân
qua, chuyển lại.
Hành Chánh Chuyên Nghiệp
Cho dù độc đảng hay đa
đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh
công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể
"học tập đạo đức Hồ Chí Minh" và chính trị Marx - Lenin, nhưng điều
họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các
chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.
Bộ máy hành chánh có thể
hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu
các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo
trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ
có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận
trưởng...
Các bộ trưởng, tỉnh
trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành
chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp
tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành
chánh.
Viên chức hành chánh là
một "ngạch" có thể chọn qua thi tuyển.
Viên chức chính trị
bổ nhiệm (political appointee)
Đây là một lực lượng hết
sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án),
công tố viên (kiểm sát viên - bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)...; địa
phương có các giám đốc sở... Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc
hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch
tỉnh... và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng
nhân dân các cấp.
Quyền lựa chọn nhân sự
cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa "em út" hay
đưa những kẻ "chạy chức, chạy quyền" vào thì có thể sẽ bị phát hiện
trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ
sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế
tiếp.
Tuy quyền lựa chọn là của
cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn
nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào "kho dự trữ cán bộ"
của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng
các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước
sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các
luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.
Chính Trị Gia
Công tác cán bộ như hiện
nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được
đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng
thành từ các hoạt động chính trị, xã hội... được công chúng biết đến và chọn lựa.
Không phải tự nhiên, cho
dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống.
Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành
tích "đổi mới" (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính -
Chín Cần...). Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư
tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những người trở
thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ "một cái đầu", các
nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình "một cái đầu" cho dễ bảo.
Hiện tượng xuất hiện các
nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như
Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng)
lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư
luận "xì xào". Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải
là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.
Nếu không có một môi
trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới
cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không
thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được
cha chú "lôi từ trong túi áo ra" thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng
chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.
----------------------
[1] Trong 44 cán bộ được
luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19 thứ
trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ.
Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh
ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
[2] Theo Nghị quyết Trung
ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một
chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.
nguồn: https://www.facebook.com/notes/osin-huyduc/
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment