Thursday, April 3, 2014

Tin Tong Hop 03.04.2014

Úc tăng nỗ lực tuyển mộ cựu quân nhân Mỹ

2.04.2014 YOKOTA AIR BASE, Nhật (Stars & Stripes) - Quân đội Úc, dự trù sẽ tăng gấp đôi ngân sách trong thập niên tới, hiện đang tìm cách tuyển mộ thêm nhiều quân nhân ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu nhân sự tương lai.
Truyền thông Úc hồi tháng qua cho hay chính phủ Canberra dự trù sẽ tăng ngân sách quốc phòng từ khoảng $26.5 tỉ năm nay, lên tới $50 tỉ vào năm 2023.


Hải Quân Úc rất cần người có kinh nghiệm lãnh vực tàu ngầm. (Hình: Getty Images)
Có thêm tiền nghĩa là sẽ cần thêm quân, và chính phủ Úc đang phải tiếp tục tuyển mộ từ bên ngoài cho đủ quân số.
Phần lớn những người được tuyển mộ là những quân nhân ngoại quốc với những khả năng chuyên môn đặc biệt như phi công chiến đấu cơ, sĩ quan tác chiến trên không, kỹ sư điện, bác sĩ quân y và phân tích gia tình báo.

Các giới chức quốc phòng Úc nói rằng có hàng trăm cựu quân nhân Mỹ, Anh, Canada và Tân Tây Lan đã gia nhập quân đội Úc vài năm trở lại đây.

Trong 10 năm qua, Không Quân Úc tuyển mộ khoảng hơn 220 quân nhân ngoại quốc trong chương trình thuyên chuyển hàng ngang từ các quân đội đồng minh, theo giới hữu trách. Trong khi đó, Lục Quân Úc cũng nhận hơn 100 quân nhân ngoại quốc từ năm 2010 tới nay cũng qua phương cách này.

“Trung bình khoảng 30 ứng viên, từ đại úy tới thiếu tá, và 35 từ cấp trung sĩ đến thượng sĩ nhất, được tuyển mộ vào lục quân Úc mỗi năm,” theo nguồn tin trên.

Giám đốc nhân viên Hải Quân Úc, Peter Laver, cho hay quân chủng này sẽ tăng trưởng mạnh trong năm năm tới và đang tìm kiếm quân nhân ở mọi cấp bực, từ sĩ quan cho tới đoàn viên từ Hải Quân Mỹ.

Hải Quân Úc đặc biệt chú trọng tới những người từng hoạt động trên tàu ngầm và có kinh nghiệm về các hệ thống chiến đấu phối hợp song phương với Mỹ, cũng như các loại chiến hạm khác. (V.Giang)

Bế tắc chính trị Campuchia đang có dấu hiệu kết thúc

Lãnh đạo Đảng Cứu Quốc đối lập Sam Rainsy và Phó Chủ tịch Kem Sokha trong một cuộc tuần hành tại Phnom Penh, ngày 30/3/2014.

Robert Carmichael
02.04.2014
PHNOM PENH — Các cuộc đàm phán giữa đảng đương quyền của Campuchia và phe đối lập để giải quyết tình trạng bế tắc có liên quan đến cuộc bầu cử hồi năm ngoái đã khựng lại trong nhiều tháng. Hai bên bất đồng về một số vấn đề, đáng kể nhất là việc cải cách Ủy ban Bầu cử Quốc gia.  

Nhưng những dấu hiệu tan băng đã xuất hiện, và một cuộc họp giữa thủ lãnh của hai bên đang có nhiều khả năng sắp diễn ra. Từ Phnom Penh, thông tín viên Robert Carmichael của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Campuchia đã rơi vào tình trạng tê liệt chính trị kể từ cuộc tổng tuyển cử gây nhiều tranh cãi hồi tháng 7 năm ngoái, mà kết quả là Đảng Cứu Quốc Campuchia đối lập, gọi tắt là CNRP, đã gây sốc cho đảng đương quyền bằng việc chiếm được gần phân nửa số phiếu bầu và 55 trong tổng số 123 ghế quốc hội.


Phe đối lập nhất mực cho rằng Đảng Nhân dân Campuchia đương quyền đã giành chiến thắng một cách gian lận, và họ từ chối không cho 55 nhà lập pháp trúng cử nhậm chức cho đến khi nào có một cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc gian lận hoặc một cuộc bầu cử mới.


Phe đối lập cũng muốn thay đổi Ủy ban Bầu cử Quốc gia, gọi tắt là NEC, mà các thành viên trên thực tế do đảng đương quyền bổ nhiệm.  Phe đối lập muốn việc bổ nhiệm thành viên vào NEC phải được thông qua bằng hai phần ba số phiếu chấp thuận của quốc hội để phe đối lập có quyền phủ quyết ngăn chận các thành viên mà họ chống đối.


Trong một nỗ lực gia tăng sức ép, Đảng Cứu Quốc Campuchia trong mấy ngày qua nói rằng bắt đầu từ tháng 5, họ sẽ tổ chức biểu tình mỗi ngày trước các cuộc bầu cử cấp tỉnh và huyện dự trù sẽ được tổ chức vào ngày 18 tháng 5.


Nhưng thủ lãnh phe đối lập Son Chhay, trưởng đoàn thương thuyết của Đảng Cứu Quốc Campuchia, nói rằng họ vẫn ưu tiên cho đối thoại.


"Theo tôi thì khi mà chúng ta không thể tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị, thì đảng CNRP sẽ tìm cách làm việc với công chúng để đòi đảng đương quyền phải giải quyết vấn đề.  Đó là chọn lựa thứ hai.  Nhưng vào thời điểm này, chúng tôi vẫn cố gắng tìm ra một sự dung hòa chính trị hoặc một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.  Tôi hy vọng là chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó trước khi các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5."

Cho đến giờ này, đảng đương quyền đã bác bỏ những đòi hỏi chính của phe đối lập.

Thỏa thuận có thể sắp đạt được hơn so với mấy ngày trước đây.  Hôm thứ Ba, Phó Thủ tướng Sar Kheng tỏ dấu hiệu cho thấy là một cuộc họp giữa thủ lãnh của hai đảng đang trong vòng thảo luận.  Đó sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa Thủ tướng Hun Sen và thủ lãnh phe đối lấp Sam Rainsy kể từ cuộc gặp gỡ cấp cao nhất giữa hai bên hồi tháng 9 năm ngoái và đã chấm dứt bằng một thỏa thuận mơ hồ về cải cách bầu cử.

Cho đến giờ này, đảng đương quyền đã bác bỏ những đòi hỏi chính của phe đối lập, và thay vào đó họ đã soạn ra danh sách những yêu cầu của họ, trong đó có việc các tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn. Và sau vòng đàm phán cuối cùng thất bại, trưởng đoàn thương thuyết của đảng đương quyền nói rằng phe của ông đã chuẩn bị sẵn sàng để xúc tiến những cải cách NEC của chính đảng này.

Nhưng nhà hoạt động cho nhân quyền Ou Virak, một nhà bình luận chính trị kỳ cựu, nói rằng cách tiếp cận một chiều như vậy có phần chắc sẽ không thành công, bởi vì đảng đương quyền biết rõ rằng họ đã suýt thua trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái.

"Theo tôi thì đó là cách duy nhất để họ có được tính chính đáng và tránh những tranh chấp bầu cử trong tương lai như những gì chúng ta đang chứng kiến.  Nếu không có sự tin tưởng vào Ủy ban Bầu cử, không só sự tin tưởng vào tiến trình bầu cử, thì chúng ta sẽ tiếp tục con đường lập lại bế tắc sau mỗi cuộc bầu cử."

Tham nhũng, cưỡng đoạt đất đai, tiền lương thấp, và thiếu công ăn việc làm là những lý do mà nhiều người Campuchia quay sang bầu cho phe đối lập. Các cuộc biểu tình sau bầu cử với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở thủ đô Phnom Penh đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức – một sự phản kháng chưa từng có trước đó trong suốt 3 thập niên cầm quyền của ông Hun Sen.

Tham nhũng, cưỡng đoạt đất đai, tiền lương thấp, và thiếu công ăn việc làm là những lý do mà nhiều người Campuchia quay sang bầu cho phe đối lập.

Đáp lại, giới hữu trách đã ra lệnh cấm tụ tập nơi công cộng và đã bắt nhốt gần 20 người biểu tình. Hồi tháng Giêng, giới hữu trách đã bắn chết ít nhất 4 công nhân dệt may biểu tình đòi tăng mức lương tối thiểu. Ngành dệt may với số công nhân lên đến khoảng 500.000 người là ngành công nghiệp chính của Campuchia.

Ông Ou Virak nói rằng đảng đương quyền, nhìn vào tấm gương Mùa xuân Ả Rập, biết rằng họ cần phải nêu cao tính chính đáng của họ trong lòng người dân Campuchia.

"Công luận giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết, và theo tôi thì đảng đương quyền sẽ tìm cách nắm bắt vấn đề đó.  Chủ yếu, đây là lãnh vực mà đảng đương quyền không biết cách làm và chưa có kinh nghiệm nhưng bị buộc phải quan tâm đến quan điểm của người dân Campuchia."

Ông Visak nói tiếp rằng mặc dầu tình huống đó tạo cho phe đối lập đôi chút lợi thế, họ phải thúc đẩy cho những mục tiêu cụ thể về cải cách bầu cử và đòi chính phủ nới rộng sự kiểm soát của nhà nước đối với các cơ quan truyền thanh và truyền hình.

"Nếu họ cương quyết với các mục tiêu đó, thì nó sẽ mang lại cho họ một sân chơi công bằng hơn. Sẽ không bao giờ có công bằng ở Campuchia. Nhưng tôi cho rằng những mục tiêu đó sẽ mang lại cho họ đôi chút cơ hội tốt hơn trong các cuộc bầu cử sắp tới. Tôi nghĩ họ sẽ vào tham gia quốc hội nếu nhận được những nhượng bộ chính này."

Sắp tới, ông Ou Virak không tin là đảng đương quyền có khả năng cải cách đủ nhanh để giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018 một cách công bằng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa mặt trận của phe đối lập: Thử thách sẽ là phải chứng minh cho người dân Campuchia thấy được rằng họ đại diện cho một sự chọn lựa đáng tin cậy.



4 người chết trong vụ nổ súng tại Căn cứ Quân sự Mỹ Fort Hood

Giới truyền thông chờ bên ngoài công ra vào Căn cứ Quân sự Fort Hood để tường thuật vụ nổ súng 2/4/14
Giới truyền thông chờ bên ngoài công ra vào Căn cứ Quân sự Fort Hood để tường thuật vụ nổ súng 2/4/14

02.04.2014
Các viên chức công lực Hoa Kỳ cho biết một người đàn ông đã nổ súng tại Căn cứ Quân sự Fort Hood trong bang Texas hôm thứ Tư, giết chết ít nhất 3 người trước khi tự kết liễu mạng sống của ông ta. Ít nhất 14 người bị thương trong vụ này.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, lên tiếng từ Chicago, ngỏ lời chia buồn; ông nói rằng chúng tôi đau buồn rằng điều này đã lại xảy ra.” Ông nói đến những người bị thương và gia đình của họ như những người “đã hy sinh quá nhiều cho tự do,” và nói rằng tình hình tại căn cứ còn nhiều biến chuyển.

Các viên chức tại căn cứ quân sự rất lớn này, xác nhận vụ này nổ súng sau khi tin này xuất hiện trước tiên trên mạng xã hội.

Chỉ một khoản thời gian ngắn sau khi các tin tức đầu tiên được loan ra về vụ nổ súng, đài truyền hình chiếu cảnh các phi cơ trực thăng bay lượn trêm bầu trời, trong khi cảnh sát lục tìm căn cứ. Nhân viên các cơ quan cảnh sát dân sự gần đó lục soát xe cộ và giúp phong tỏa chung quanh căn cứ; Căn cứ Fort Hood nằm về hướng nam của thành phố Waco.

Căn cứ vẫn trong tình trạng phong tỏa nhiều giờ sau đó, trong khi quân cảnh và các cơ quan công lực khác lùng sục cơ sở được canh giữ nghiêm nhặt này.

Căn cứ Forthood là nơi đã xảy ra vụ nổ súng bừa bãi năm 2009. 13 ngươi bị thiệt mạng và trên 30 người bị thương khi một cựu chuyên gia tâm lý của quân đội nổ súng vào nhân viên trong căn cứ.

Sau vụ nổ súng, Bộ Quốc phòng đã ra lệnh siết chặt an ninh tại tất cả các căn cứ Mỹ.



Chile thẩm định thiệt hại sau động đất

Cảnh đổ nát sau trận động đất ở Chile

02.04.2014
Hàng chục ngàn người Chile chạy lánh lên vùng đất cao hôm thứ Ba sau khi một trận động đất mạnh xảy ra ở ngoài khơi gây ra các cảnh báo sóng thần tại vùng Thái Bình Dương đã bắt đầu trở về nhà họ khi nhà chức trách thẩm định tình hình thiệt hại.

Trận động đất với cường độ 8,2 độ giết chết ít nhất sáu người xảy ra tại khoảng 100 kilomet ở ngoài khơi vùng bờ biển phía tây bắc dân cư thưa thớt, đã gây ra cảnh báo sóng thần xa tới tận Nhật Bản. Nhiều giờ sau đó cảnh báo này đã được hủy bỏ.

Cảnh sát và binh sĩ đã tuần tra các khu vực duyên hải phía bắc Chile để ngăn ngừa các vụ hôi của, khi các đoạn băng truyền hình cho thấy các ngôi nhà hư hại và các trung tâm thương mại tại thành phố cảng Iquique, cách Santiago 1 800 kilomet về phía bắc.

Tổng thống Chile, bà Michelle Bachelet thị sát khu vực này hôm thứ Tư tuyên bố đó là một vùng thiên tai. Về phía bắc trận động đất này gây ra mất điện ở Peru và các vụ di tản tại một số thị trấn ở đó. Nhưng không có tin về những thiệt hại nghiêm trọng hay những thương tích ở đó.

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Chile, ông Rodrigo Penailillo nói rằng khoảng 300 tù nhân trốn khỏi một nhà tù tại Iquique. Nhưng vài giờ sau đó nhà chức trách nói rằng 100 người trốn trại đã tình nguyện trở về hay bị bắt.

Hồi năm 2010, một trận động đất với cường độ 8,8 độ đã làm rung chuyển trung tâm Chile, giết chết hơn 500 người và phá hủy 220 000 ngôi nhà.

Vùng bị trận động đất hôm thứ Ba cũng đã trải qua nhiều chấn động nhỏ hơn trong những ngày gần đây, trong đó có một trận động đất với chấn động 6 độ hôm Chủ Nhật.

http://www.voatiengviet.com/content/chile-tham-dinh-thiet-hai-sau-tran-dong-dat/1885068.html


Các nước sử dụng chiến thuật gì ở biển Đông?


VOA Tiếng Việt
02.04.2014
Một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia (INSS) thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia Hoa Kỳ mới công bố cho thấy nhiều chiến thuật đã được các quốc gia có tranh chấp ở biển Đông sử dụng để củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình.

Trong cuộc nghiên cứu kéo dài một năm, INSS đã thu thập các tài liệu liên quan tới các hành động và chiến thuật của các quốc gia liên quan từ năm 1995 tới năm 2012.

Tiến sỹ Christopher Young cùng với một trợ lý đã tập hợp tất cả các bài báo từ các nguồn mở về hoạt động của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei ở biển Đông để rút ra các kết luận về các chiến thuật được sử dụng.

Ông Young VOA Việt Ngữ cho biết: “Một chiến thuật thường hay được dùng nhất đó là việc sử dụng các lực lượng thi hành luật pháp, lực lượng bán quân sự và cả quân sự để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra còn chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước. Chiến thuật pháp lý cũng được sử dụng nhưng không thông dụng như hai cách kia”.
 
Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở, đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước vừa kể.
Ông Christopher Young nói.
Về khía cạnh chiến thuật quân sự và bán quân sự, ông Young giải thích rằng nếu một quốc gia sử dụng lực lượng hải quân để tiến vào một khu vực tranh chấp hay sử dụng lực lượng cảnh sát biển để bắt các ngư dân của các quốc gia khác ở vùng biển tranh chấp thì đó cũng có thể coi là chiến thuật quân sự.

Nhà nghiên cứu này nói: “Ngay cả việc gia cố các công trình và bố trí lực lượng quân sự trên các hòn đảo tranh chấp cụ thể thì đó được coi là chiến thuật quân sự và bán quân sự”.

Từ nguồn dữ liệu thu thập được, ông Young cùng với đồng sự phân tích các chiến thuật và sách lược các nước này hay sử dụng nhất để củng cố các tuyên bố về chủ quyền cũng như các hành động quân sự và bán quân sự các nước sử dụng ít và nhiều nhất.

Ông nói: “Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở, đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước vừa kể”.

Liên quan tới việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, ông Young nói đó là một trong các chuỗi chiến thuật về mặt pháp lý nhằm củng cố chủ quyền ở biển Đông của Manila.

Ông Young cho rằng việc Philippines gần đây kêu gọi các nước khác như Việt Nam cùng kiện Bắc Kinh tại tòa quốc tế là một chiến thuật tốt.

Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa cho Trung Quốc.

Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong vụ tranh chấp ở biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy”.
Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa cho Trung Quốc. Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong vụ tranh chấp ở biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy.
Ông Christopher Young nói.
Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này không chấp nhận vụ kiện mà Bắc Kinh cho là mưu toan của Philippines nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng các đảo của Trung Quốc ở biển Đông.

Hôm 30/3, Philippines đã đệ trình lên một Tòa án quốc tế những bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa qua cho biết tài liệu được gửi lên Tòa án tại La Hay ở Hà Lan bao gồm gần 4.000 trang phân tích cùng với rất nhiều tài liệu làm chứng cứ cho vụ việc nói trên.

Hà Nội chưa lên tiếng về lời kêu gọi cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.

Trong khi đó, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.

Cũng liên quan tới cuộc tranh chấp ở biển Đông, Philippines mới thông báo bắt giữ một tàu cá của Việt Nam với 11 người trên khoang mà truyền thông trong nước nói là đã bị mất tích ở Trường Sa sau khi có hai người lạ mặt có vũ trang xông lên tàu.

Chiếc tàu bị phát hiện có nhiều cá mập chết trên khoang nên đã bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép vì vi phạm các điều luật về đánh bắt cá của Philippines.

http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-su-dung-chien-thuat-gi-trong-cuoc-tranh-chap-o-bien-dong/1884807.html

Giới chức Mỹ trình bày chính sách tái cân bằng lực lượng ở Châu Á

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russell (phải) và ông Kurt Campbell, người vừa từ chức hồi tháng Hai để làm việc cho một tập đoàn tư vấn đầu tư.

02.04.2014
Trong hội nghị Asia Connect do Asia Society và Viện Chính sách của Asia Society tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương Danny Russel đã đề cập tới chính sách tái cân bằng lực lượng sang Châu Á của Hoa Kỳ, trong bối cảnh Washington đang tăng cường các hoạt động ngoại giao ráo riết tại Châu Á, với cuộc gặp giữa Tổng Thống Obama và các lãnh đạo Châu Á tại La Haye tuần trước, các chuyến công du của Ngoại trưởng Kerry tới khu vực, và chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tới Honolulu bây giờ để tham dự một loạt cuộc họp quy tụ các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN.

Đặc biệt Hoa Kỳ nêu lên những quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương Danny Russel nói Hoa Kỳ chứng kiến một xu hướng thiên về dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần và đe dọa các nước tranh chấp với Trung Quốc, ông nói rằng đó không phải là đường lối để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Ông nói sự kiện Hoa Kỳ không phải là một trong các bên đòi chủ quyền có thể gây hiểu lầm. Ông khẳng định Hoa Kỳ không đưa ra một lập trường về các tuyên bố chủ quyền chồng chéo.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không thể minh định lập trường mạnh mẽ của mình, là những đòi hỏi chủ quyền phải được đưa ra theo các đường lối phù hợp luật quốc tế. Ông nói lập trường của Washington là các cuộc tranh chấp phải được giải quyết qua các phương tiện hòa bình, ngoại giao và hợp pháp, và tất cả các nước liên quan phải tự chế, không đưa ra những hành động trấn áp tinh thần, khiêu khích, gây bất ổn có thể phương hại đến nguyên trạng và sự ổn định của khu vực.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương Danny Russel tái khẳng định sự cam kết của Hoa Kỳ đối với chính sách của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái bình dương bởi vì đây là một ưu tiên chiến lược của Hoa Kỳ, phục vụ các lợi ích chiến lược của nước Mỹ.

Ông tuyên bố Hoa Kỳ không thể không có mặt tại Châu Á, Và mục tiêu của Mỹ trong năm 2014 là cổ vũ một hệ thống dựa trên luật lệ, cởi mở trong khu vực mà không những Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Australia, là các đồng minh chủ yếu của Mỹ theo thể chế dân chủ, mà cả các nước ASEAN và Trung Quốc, nên hợp tác để một mặt đóng góp xây dựng một môi trường an ninh và mặt khác, tạo điều kiện cho một thị trường tự do và rộng mở.

Trả lời câu hỏi về chiến thuật của Trung Quốc, đưa ra những bước nhỏ để không khiêu khích một đáp ứng bằng vũ lực, nhưng vẫn tiếp tục đặt các nước trước sự đã rồi, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Danny Russel nói những hành động của Trung Quốc làm tăng căng thẳng, và làm cho các nươc láng giềng của Trung Quốc phải xa lánh Bắc Kinh, trong đó có các bước như thiết lập khu vực hành chánh để cai quản các đảo trong vòng tranh chấp, đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá, triển khai đơn vị tuần duyên, và triển khai các tàu bán quân sự để uy hiếp các nước khác, lập ra những khu vực phòng không mà không tham khảo ý kiến các nước khác, đều đáng quan ngại, và Philippines tuyệt đối có quyền đưa Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài quốc tế để giải quyết cuộc tranh chấp.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương kết luận rằng các quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phục vụ lợi ích của tất cả các bên.

Hoa Kỳ muốn Trung Quốc thấy các quan hệ hữu hảo đó cũng có lợi cho Trung Quốc, cũng như cho quyền lợi của khu vực để xây dựng một hệ thống dựa trên luật lệ, có thể tạo ra sự ổn định trong các quan hệ quốc tế.

http://www.voatiengviet.com/content/gioi-chuc-my-trinh-bay-chinh-sach-tai-can-bang-luc-luong-o-chau-a/1884609.html


Hội nghị Quốc phòng Mỹ-ASEAN : Mỹ nhấn mạnh lại ưu tiên Châu Á

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chuẩn bị họp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - REUTERS

Trọng Nghĩa

Bắt đầu từ hôm nay, 02/04/2014, Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN cùng với đồng nhiệm Mỹ họp lại tại tiểu bang Hawaii để thảo luận về các phương án tăng cường hợp tác. Dù chỉ là một hội nghị không chính thức, nhưng sự kiện các lãnh đạo quốc phòng Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần đầu tiên gặp nhau trên đất Mỹ được cho là mang một ý nghĩa quan trọng : Biểu thị quyết tâm của Washington trong việc đẩy mạnh chiến lược xoay trục qua Châu Á.

Phát biểu với các nhà báo vào hôm qua trên phi cơ chở ông đến Honolulu tham gia hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói rõ hơn về nguyên do thúc đẩy ông mời các đồng nhiệm ASEAN đến họp tại Mỹ. Đó là xác định rõ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc xúc tiến chiến lược tái cân bằng lực lượng qua khu vực châu Á, đã khởi sự từ cách nay ba năm, một chủ trương nhằm mục tiêu củng cố quan hệ và phối hợp hành động với các đồng minh kết ước và đối tác trong vùng. 

Một trong những lý do thúc đẩy Mỹ siết chặt quan hệ với ASEAN, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đó là vì Hiệp hội các nước Đông Nam Á là « tổ chức duy nhất tại vùng châu Á-Thái Bình Dương » có một tính thuần nhất, một tiến trình củng cố quan hệ nội bộ, một sự phối hợp nhất định trong khuôn khổ cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+ mà Hoa Kỳ đã tham gia từ năm 2010. 

Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN mở ra từ hôm nay, còn là dịp để ông Hagel trấn an các đối tác của Mỹ ở châu Á rằng vấn đề cắt giảm ngân sách tại Hoa Kỳ không làm lu mờ ưu tiên mà Washington dành cho chiến lược xoay trục qua vùng châu Á-Thái Bình Dương. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhắc lại một số quyết định cụ thể hóa ưu tiên chiến lược đó đang được thực hiện trong khu vực. 
Tại vùng Đông Nam Á đó là kế hoạch bố trí tàu cận chiến duyên hải LCS cực kỳ hiện đại tại Singapore, đúc kết đàm phán với Philippines để sử dụng các cơ sở quân sự tại căn cứ Subic Bay trên cơ sở luân phiên, cắm 1.150 lính thủy quân lục chiến tinh nhuệ và bốn máy bay trực thăng CH-53E Super Stallion tại miền Bắc Úc nhìn thẳng lên Biển Đông ... 

Ngoài vùng Đông Nam Á, theo ông Hagel, Hoa Kỳ cũng đạt bước tiến trong kế hoạch thiết lập trạm radar phòng thủ tên lửa AN/TP2 ở Nhật Bản, trong phương án dời căn cứ không quân Mỹ Futenma qua một nơi khác thuận tiện hơn trên đảo Okinawa ... 

Điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mong đợi là sau Hội nghị tại Hawaii, các bộ trưởng quốc phòng ASEAN sẽ nhận thức rõ hơn về quyết tâm dấn thân của Mỹ vào vùng Châu Á -Thái Bình Dương, về khả năng phối hợp hành động và thông tin với nhau giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á, và những lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác nhiều hơn nữa, bao gồm cả lãnh vực cứu hộ và cứu nạn. 

Dù không đích danh nêu tên Trung Quốc, nhưng ông Hagel đã xác định rằng việc tăng cường hợp tác Mỹ-ASEAN « không nhằm đẩy bất kỳ ai ra bên ngoài, mà nhằm bảo đảm quyền tự do sử dụng các tuyến đường biển, bảo đảm tính rộng mở của bầu trời và không gian mạng ». 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái quyết đoán bị cáo buộc là hạn chế quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, nhưng quyết định mở rộng vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, hay quy định buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước, khi muốn vào hoạt động trong vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đơn phương cho là thuộc chủ quyền của họ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140402-hoi-nghi-quoc-phong-my-asean-hoa-ky-nhan-manh-lai-uu-tien-chau-a

Lại thêm một chuẩn bị cha truyền con nối của CSVN.                                                                                   Dù có chuẩn bị cuối cùng Gaddfi chuôi ống cống còn đám con cháu không biết trôi giạt về đâu.

Ông Xuân Anh làm Phó Bí thư Đà Nẵng

Thứ năm, 3 tháng 4, 2014

Ông Nguyễn Xuân Anh năm nay 38 tuổi
Như trông đợi, Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, vừa trúng cử chức Phó Bí thư Thành ủy.

Hội nghị lần thứ 5 của Thành ủy Đà Nẵng bế mạc chiều thứ Tư 2/4 đã bầu chức danh Phó Bí thư Thành ủy, với "thống nhất cao" dành cho ông Nguyễn Xuân Anh, 38 tuổi, cho dù trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm với lãnh đạo địa phương hồi tháng 7/2013 ông bị số tín nhiệm thấp.

Ông Xuân Anh hiện là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Tuy quyết định cuối cùng còn phụ thuộc vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư, chức phó bí thư của ông Xuân Anh được cho là không có gì trở ngại.

Ông sẽ là phó bí thư thành ủy thuộc loại trẻ nhất Việt Nam.
Năm 2011, ông được bổ nhiệm vào chức phó chủ tịch Đà Nẵng khi mới 35 tuổi.

Bí thư Đà Nẵng hiện là ông Trần Thọ, Phó Bí thư thường trực là ông Võ Công Trí.
Ông Nguyễn Xuân Anh là con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Chuẩn bị Đại hội?

Vừa rồi Đảng CSVN cũng công bố danh sách 44 cán bộ mới được luân chuyển về địa phương nhằm đào tạo, thử thách cho trách nhiệm cao hơn tại Đại hội 12 sẽ tổ chức năm 2016.
Trong số này, 22 vị đã được cơ cấu thành ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XII, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Đội ngũ kế cận

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị
  • Ông Trần Quốc Tỏ
  • Ông Bạch Ngọc Chiến
  • Ông Vũ Đại Thắng
  • Ông Nguyễn Xuân Anh
  • Ông Lê Anh Tuấn
44 cán bộ được luân chuyển bao gồm 25 vị được giao trách nhiệm Phó bí thư tỉnh ủy hay thành ủy và 19 vị làm Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành.

Người duy nhất trong danh sách kiêm cả hai chức Phó bí thư tỉnh ủy và Phó Chủ tịch tại Kiên Giang là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nghị cùng tuổi với ông Nguyễn Xuân Anh và hiện cũng là ủy viên trung ương dự khuyết.

Trong danh sách các cán bộ Đảng được cơ cấu luân chuyển, còn có nhiều gương mặt liên quan lãnh đạo đương chức hoặc cựu chức.

Trưởng ban Truyền hình đối ngoại, Đài truyền hình Việt Nam Bạch Ngọc Chiến - con rể Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị, được giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Người được cho là em trai Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang - Thiếu tướng Trần Quốc Tỏ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, được giới thiệu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, con rể Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Ngô Văn Dụ, được giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.

Con trai cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Ngọc Hoàn - ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, Bộ Giao thông Vận tải được giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/140403_nguyenxuananh_update.shtml



Lập lưỡng viện hay để nguyên Quốc hội?

Thứ tư, 2 tháng 4, 2014

Quốc hội Việt Nam
Việt Nam cần phân rõ quan hệ quyền lực giữa Đảng và Quốc hội, theo nhà phân tích.

Việt Nam cần cho người dân tranh cử tự do vào Quốc hội và minh định quan hệ giữa Đảng và Quốc hội, theo ý kiến giới quan sát.

Hiện nay, Việt Nam vẫn áp dụng phương thức 'đảng cử, dân bầu' và Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ thành phần ứng cử vào Quốc hội, điều này cần được ưu tiên cải cách, theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội.

Trao đổi với BBC hôm 01/4/2014 từ Sài Gòn, ông Thuận nói:
"Ưu tiên để cho Quốc hội được tiên tiến, cần mở rộng đầu vào, tức là những người muốn ứng cử vào Quốc hội, những người muốn trở thành Đại biểu Quốc hội, phải thông qua một cuộc ứng cử tự do và tranh cử tự do theo phương thức như các nước tiên tiến...

"Nên chăng Việt Nam có bước đi, Quốc hội nên có tỷ lệ từ 5-10% là những người... đi vào Quốc hội bằng con đường uy tín, năng lực thực sự của mình, chứ không phải bằng con đường cơ cấu, thì như vậy 5% là 25 người, 10% là 50 người..."
Mới đây TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm khi tiếp xúc cử tri, cho rằng Việt Nam nên áp dụng mô hình Quốc hội Lưỡng viện.

Bình luận về điều này, luật sư Thuận nói:
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Việc nêu ra mô hình Lưỡng viện của Quốc hội Việt Nam cũng được đặt ra cách đây khá lâu, (khi làm) Hiến pháp Việt Nam 1992 cũng nhiều ý kiến nêu ra là Việt Nam nên chăng có lưỡng viện, có Thượng viện và có Hạ viện,
"Có người nói thẳng rằng cơ cấu Thượng viện gồm các vị lão thành, cụ thể người ta muốn đặt vấn đề là các cụ ở trong Đảng, các vị ở trong Bộ Chính trị, rồi các vị lão thành cách mạng thì nên cơ cấu vào ở Thượng viện."

'Theo kiểu Thái Lan'

Theo luật sư Thuận, về mặt bước đi, bước đầu có thể dùng phương thức cử các thành viên Nghị viện, và ông giải thích lý do:
"Cũng có thể như kiểu ở Thái Lan, một kiểu như thế, nghĩa là để cho người ta yên tâm rằng Việt Nam không có một đột xuất, diễn biến gì, còn Hạ Viện bầu theo cơ cấu tổng số cử tri, chứ không phải bầu theo đơn vị hành chính như bây giờ, thì vấn đề đó tôi cho không phải mới vì khi làm Hiến pháp 1992, người ta đã đặt vấn đề đó ra.

"Tôi cho rằng mô hình đó là một mô hình cũng đáng nghiên cứu, nhưng cũng rất tiếc rằng Hiến pháp (sửa đổi) 2013 chưa có một hé (mở) gì để nói về vấn đề đó."

Cũng hôm thứ Ba, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC, muốn cải cách Quốc hội Việt Nam, ưu tiên phải là làm sao cho cơ quan quyền lực này có được 'thực quyền'.

Giáo sư Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên & nhi đồng của Quốc hội nói:
"Theo tôi, ưu tiên hàng đầu là phải làm sao để cho Quốc hội Việt Nam có thực quyền, tức là thực hiện được đầy đủ chức năng của mình, và các đại biểu ở đó được quyền quyết định tất cả các vấn đề của đất nước theo ý kiến của cử tri của mình, cũng như theo ý kiến cá nhân của mình trên cơ sở sàng lọc ý kiến của cử tri."
"Theo tôi, ưu tiên hàng đầu là phải làm sao để cho Quốc hội Việt Nam có thực quyền, tức là thực hiện được đầy đủ chức năng của mình, và các đại biểu ở đó được quyền quyết định tất cả các vấn đề của đất nước theo ý kiến của cử tri của mình, cũng như theo ý kiến cá nhân của mình trên cơ sở sàng lọc ý kiến của cử tri"
GS Nguyễn Minh Thuyết

Bình luận về ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng về mô hình Lưỡng viện cho Quốc hội Việt Nam, Giáo sư Thuyết nói:
"Có lẽ trong số những người hiện còn đang làm việc tại Quốc hội thì ông Nguyễn Sĩ Dũng là người nói đầu tiên ý tưởng này, tôi cho rằng việc tổ chức Quốc hội theo Lưỡng viện cũng có điểm tốt, đó là khắc phục được tính địa phương của các Đại biểu...

"Nhưng vấn đề lớn hiện nay là làm sao các Đại biểu của mình (Việt Nam) thể hiện được chính kiến của mình, rồi Quốc hội quyết được các vấn đề một cách độc lập."
Theo ông Thuyết, để giải quyết được vấn đề này, một tiền đề cần phải được giải quyết trước, đó là phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội.
Ông giải thích: "Bởi vì như hiện nay, có rất nhiều việc đã được quyết định ở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam rồi, thế thì ra đến Quốc hội mà bảo bàn lại thì rất khó, bởi vì đại đa số Đại biểu Quốc hội Việt Nam là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cũng rất khó làm trái với Nghị quyết của Trung ương của mình.

"Thế thì tôi cho là phải nghiên cứu làm thế nào đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng CSVN đối với Quốc hội, và nếu chúng ta (Việt Nam) tổ chức Lưỡng viện, thì tôi nghĩ là nên tổ chức lưỡng viện theo hướng như thế."

Theo Giáo sư Thuyết, do Trung ương Đảng Cộng sản là một thực quyền ở Việt Nam với Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nên đưa cơ cấu quyền lực này vào mô hình Lưỡng viện.

Ông đặt vấn đề: "Phải chăng nên tổ chức Trung ương như một Viện riêng, ta có thể gọi là Thượng viện hay Hạ viện, tùy, nhưng nó là Viện riêng, thế còn Quốc hội là một Viện riêng, mà thường ta có thể nói Đại biểu của dân thì là Hạ viện.

"Thế thì Hiến pháp phải quy định Thượng viện có quyền quyết những vấn đề gì mà không cần đến Hạ viện, Hạ viện có quyền quyết những vấn đề gì không cần đến Thượng viện, và có những vấn đề gì phải hai Viện cùng quyết, với tỷ lệ số phiếu thế nào đó. Tôi cho rằng, nếu tổ chức được như thế thì tốt."

'Đảng đang bối rối?'


"Trong mọi giải pháp chính trị, phải có sự đồng thuận giữa các phe thì mới tìm ra được một giải pháp để đi lên, chứ nếu như bất kỳ một giải pháp nào còn có mâu thuẫn, còn có xung đột thì đấy không phải là giải pháp đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng hiện nay"
Blogger Nguyễn Lân Thắng
Hôm 01/4, từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng nêu quan điểm với BBC về ưu tiên cải cách ở Việt Nam.

Ông Thắng nói: "Tôi nghĩ rằng việc đầu tiên để thúc đẩy tiến trình cải cách đất nước thì việc quan trọng nhất là cải cách thể chế chính trị, mà thể chế chính trị ở đây bao hàm hoạt động của chính phủ, của các đảng phái và của Quốc hội.
"Thế và những cải cách về cơ cấu và cách thức hoạt động phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực của rất nhiều những nhóm khác nhau, những lực lượng khác nhau."

Theo quan sát của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện cũng đang quan tâm tới đổi mới, cải tổ, tuy nhiên còn gặp một số vướng mắc mà ông gọi là 'bối rối'.
Blogger nói tiếp: "Trong thời gian gần đây có rất nhiều tín hiệu... có vẻ như là nhà nước cũng muốn cải cách đấy, có lẽ là họ cũng đang bối rối, họ không biết từ đâu,
"Thực sự là sự chuyển đổi từ một cơ cấu quyền lực đóng, khi chuyển sang cơ cấu quyền lực mở giữa nhiều bên, nhiều phe phái khác nhau, mà lại công khai chuyện này, thì sẽ rất là khó."

Về mô hình Lưỡng viện cho Quốc hội ở Việt Nam, kỹ sư Lân Thắng nói:

"Tôi nghĩ rằng cái đó là một hướng cũng rất là hay, thế nhưng đây là một vấn đề mà có lẽ còn cần sự trao đổi, sự chia sẻ của nhiều lực lượng xã hội khác, không chỉ là Quốc hội muốn là như vậy, về bản thân người dân, rồi các phe nhóm quyền lực thực sự mà họ đang nắm quyền lực ở đất nước, họ nghĩ thế nào và họ có hợp tác với cái đó không."

"Trong mọi giải pháp chính trị, phải có sự đồng thuận giữa các phe thì mới tìm ra được một giải pháp để đi lên, chứ nếu như bất kỳ một giải pháp nào còn có mâu thuẫn, còn có xung đột thì đấy không phải là giải pháp đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng hiện nay," blogger nói với BBC.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/140401_vn_party_and_congress.shtml





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link