Vì
sao xung đột với dân trong các dự án “kinh tế-xã hội”?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-04-01
2014-04-01
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Khu nhà ở và khu văn phòng của Công ty Quang
Thuận bị dân đốt cháy
Courtesy of citinews.net
Vụ việc xảy ra tại Ninh thuận trong những ngày vừa qua lại kéo dài thêm danh sách các dự án kinh tế xã hội tại Việt nam bị cư dân địa phương phản đối, và phản đối một cách bạo lực! Tại sao lại như thế?
Giọt nước tràn ly
Ngày 20/3/2014, tại thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận xảy ra một vụ lộn xộn, mà theo giới chức trách thì có đến hơn 500 người đã biểu tình phản đối công ty Quang
Thuận đang khai thác
sa khoáng titan tại địa phương. Theo báo mạng Đời sống và Pháp luật, thì những người dân này đã đập phá ống dẫn nước đãi titan của công ty này. Cuộc biểu tình đã dẫn đến bạo động trong những ngày sau đó
khi dân địa phương đập phá máy móc, đốt văn phòng, đuổi đánh công nhân
khu vực khai thác, và
có đến bốn cảnh sát của lực lượng chức năng bị thương. Vẫn theo tờ báo mạng này thì có đến 6 người dân bị cầm giữ, trong đó có hai người phải chịu lệnh tạm giam 3 tháng, những người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú chờ điều tra.
Theo thông tin đài chúng tôi thu nhận được thì cho đến ngày1/4/2014, khu vực này vẫn còn được lực lượng công an canh
gác, không cho người lạ mặt lui tới.
Một trong hai người bị tạm giữ trong ba tháng với tội danh sách động biểu tình có ông Đỗ Văn Đức.
Ông Đức đã từng được báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt nam trích lời hồi cuối năm 2012, tức là cách đây gần một năm rưỡi, khi ông lên tiếng cùng dân làng phản đối công ty Quang
Thuận khai thác cát titan làm sụt lở đất đai, làm các giếng nước sinh hoạt bị khô cạn.
Và điều đáng nói là người dân ở thôn Sơn hải không hề được thông báo về việc khai thác này, mặc dầu giấy phép khai thác của công ty đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp hồi tháng tám năm 2012, tức là trước khi xảy ra vụ lên tiếng phản đối một cách ôn hòa của dân làng Sơn Hải đến tám tháng.
Nay, cuộc phản đối đã không còn ôn
hòa, sau một thời gian dài đằng đẵng những người dân nghèo vùng đất cát trắng này chịu cảnh đời sống sinh hoạt bị đảo lộn, lo ngại cát lở, không có nước ngọt để uống.
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang từ Hà nội cho chúng tôi biết về việc khai thác cát
titan và tác động của nó lên môi trường sống của người dân miền duyên hải Trung bộ Việt nam:
Chính vì việc khai thác dễ dàng như vậy nên nó dễ trở thành vô tổ chức, làm ảnh hưởng cảnh quan sinh thái,
tổn hại các rừng cây chắn sóng, làm sụt mực nước ngầm, ô nhiễm trầm trọng cuộc sống của người dân địa phương.
- TS. Nguyễn Thanh Giang
- TS. Nguyễn Thanh Giang
“Sa khoáng titan là một loại khoáng sản có nhiều ở ven biển Việt nam, đặc biệt là phía Trung bộ và Nam Trung bộ. Thường thì nó gần như là lộ thiên, ai cũng có
thể xúc đi mà bán. Chính vì việc khai thác dễ dàng như vậy nên nó dễ trở thành vô tổ chức, làm ảnh hưởng cảnh quan sinh thái, tổn hại các rừng cây chắn sóng, làm sụt mực nước ngầm, ô nhiễm trầm trọng cuộc sống của người dân địa phương.”
Việc làm tổn hại môi trường này đã xảy ra trên diện rộng tại tỉnh Quảng Trị. Và nay tiếp tục diễn ra trên đất Ninh Thuận. Một người dân ở Sơn Hải, nơi công ty Quang
Thuận khai thác sa khoáng nói với chúng tôi:
“Nói chung là cái đất đó là cái đất tổ tiên ông bà. Người ta về khai thác quặng titan cũng mấy năm rồi. Hồi trước Tết bị đình chỉ, sau Tết thì làm lại. Cái nguồn nước ở đó bị ảnh hưởng, đó là nguồn nước để mình sinh hoạt mà, đâu có nước máy đâu. Họ khoan xuống đó mấy chục mét để lấy quặng titan, sau rồi cái lòng đất nó bị sụt dần dần, sau này dân lên đó cất nhà ở thì bị sụt làm sao! Rồi ảnh hưởng nguồn nước nữa. Nói chung là ảnh hưởng nhiều mặt lắm, rồi khi lọc quặng titan người ta có bỏ hóa chất gì đó vô nữa.”
Đừng bịt mắt dân
Trong các qui trình để cấp giấy phép thực hiện các dự án kinh tế xã hội tại Việt nam, cũng như nhiều quốc gia khác đều có qui định thực hiện đánh giá tác động mội trường của dự án, mà trong đó
phần quan trọng là những tác động tiêu cực đến đời sống cư dân địa phương. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì
việc đánh giá tác động môi trường này rất không được tuân thủ. Nhiều chuyên gia làm
việc trong các lĩnh vực có liên quan đến môi trường tại Việt nam đều có cùng một nhật xét như vậy.
Câu chuyện ở Ninh Thuận thì còn tệ hơn vì những người dân ở đây không được biết trước khi dự án bắt đầu triển khai. Người dân Sơn Hải mà chúng tôi tiếp xúc nói tiếp:
“Nói chung là không đâu. Họ làm là họ cứ làm chứ không có thông báo dân là khai thác cái gì. Nếu mà khai thác cái
đó thì phải bắc nước máy cho dân nó dùng đúng không anh? Mà nói
chung khi bắc nước máy người dân cũng không có chịu nữa tại vì nó ảnh hưởng cái lòng đất. Họ không nói họp dân họp gì cả, chỉ thấy công ty khai
thác cát đen về rồi vô ký giấy tờ với xã.”
Một lý lẽ hay được giới chức cầm quyền đưa ra để biện minh cho các dự án làm tổn hại môi trường địa phương của họ là các dự án này đem đến lợi ích kinh tế xã hội cho địa phương. Hồi năm ngoái tại làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh, một dự án với danh nghĩa phúc
lợi xã hội cao là nhà máy nước thải đã bị dân chúng phản đối dữ dội vì họ cho là nó làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Một viện dẫn khác cũng hay được các nhà kinh doanh lẫn cơ quan công quyền sử dụng là các dự án kinh tế tại địa phương tạo ra việc làm. Người dân làng Sơn hải nói với chúng tôi rằng chẳng có người dân địa phương nào được thuê mướn để làm công việc xúc cát cả mà chỉ có công nhân của công ty từ nơi khác đến.
Kỹ sư Phạm Phan Long, người hoạt động nhiều năm trong việc giải quyết các xung đột giữa các dự án kinh tế và cộng đồng dân cư tại California nói với chúng tôi rằng dự án cần giới thiệu từ rất sớm đến ngừoi dân, để họ góp ý vào đó, từ đó tránh những xung khắc giữa nhà kinh doanh với cộng đồng dân cư. Ông nói thêm rằng, trong một xã hội dân chủ và văn minh thì nên thuyết phục chứ không nên cưỡng ép.
Họ làm là họ cứ làm chứ không có thông
báo dân là khai thác cái gì
... Họ không nói họp dân họp gì cả, chỉ thấy công ty khai thác cát đen về rồi vô ký giấy tờ với xã.
- Người dân Sơn Hải
- Người dân Sơn Hải
Những quyết định từ trên ban xuống không qua ý kiến của dân chúng vẫn còn mạnh nơi những người có quyền quyết định và tiền bạc tại Việt nam. Ngay trong cả giới có học thức. Một giáo viên giảng dạy về môi trường nói với chúng tôi:
“Đánh giá tác động môi trường thì có những điều thấy được nhưng có những điều người ta dự đoán trong tương lai. Thành ra về ý kiến của người dân thì người ta chỉ nhìn thấy cái trước mắt thôi. Người dân không có kinh nghiệm nên cũng không
thấy được, nên ý kiến của người dân cũng chỉ dùng để tham khảo.”
Điều người giáo viên nói là
đúng vì một nông dân ở Ninh Thuận hay Trịnh Nguyễn không thể hiểu hết được những tác động môi trường của nhà máy điện hạt nhân được dự tính xây dựng tại Ninh Thuận trong tương lai. Nhưng việc họ không có nước uống và không thể cất nhà thì chẳng lẽ lại là điều khó thấy ? Và sự hy sinh của họ không được đền bù bằng cái gì cả.
Trong ngôn ngữ tuyên truyền gần đây của đảng cộng sản Việt nam thường có câu: Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Ngay từ bước đầu tiên là Dân biết dường như cũng đã khó khăn
rồi. Vậy cũng sẽ khó tránh khỏi những xung đột dẫn đến bạo lực sẽ vẫn còn tiếp diễn.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment