Saturday, July 26, 2014

Úc nên hối thúc Việt Nam tôn trọng nhân quyền ?


Úc nên hối thúc Việt Nam tôn trọng nhân quyền ?

ĐẶNG XƯƠNG HÙNG: TẠI SAO TÔI TỴ NẠN CHÍNH TRỊ?


Human Rights Watch (HRW).
Human Rights Watch (HRW).
© Reuters

Thanh Phương

Nhân cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 11 giữa Úc và Việt Nam tại Hà Nội ngày 28/07/2014, tổ chức Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Canberra thúc ép Hà Nội tôn trọng nhân quyền. Cuộc đối thoại nhân quyền lần tới giữa Úc và Việt Nam sẽ là cuộc đối thoại đầu tiên với Hà Nội của chính phủ của thủ tướng Tony Abbott, kể từ khi ông lên nhậm chức.

Trong bản thông cáo đưa ra ngày hôm qua, 24/07/2014, tổ chức Human Rights Watch (HRW) cho rằng Úc cần sử dụng cuộc đối thoại này để thúc ép chính phủ Việt Nam thực hiện những bước cải thiện cụ thể và có thể đo lường được về mặt nhân quyền. Những cải thiện đó phải bao gồm các hành động như nhanh chóng trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị và chấm dứt việc hạn chế các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo. 
Trong bản thông cáo, HRW nhắc lại chính bộ Ngoại giao và Thương mại Úc đã tuyên bố rằng các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền là cơ chế quan trọng để chuyển tải các quan ngại về nhân quyền của Úc một cách thường xuyên và có hệ thống, đồng thời là dịp để trao đổi thẳng thắn về những vấn đề nhạy cảm. 
Trong bản phúc trình dài 7 trang gởi đến bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, tổ chức Human Rights Watch khuyến nghị Úc cần thúc ép chính phủ Hà Nội đạt được những tiến bộ trong ba lĩnh vực chính được quan tâm nhiều nhất: tù chính trị, cản trở quyền tự do tôn giáo và cưỡng bức lao động trong các trại cai nghiện ma túy. 
HRW nhắc lại là hiện có khoảng 150 đến 200 nhà hoạt động và blogger đang phải ngồi tù ở Việt Nam chỉ vì đã hành xử các quyền cơ bản của họ. Trong 6 tháng đầu năm 2014, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho một số tù nhân chính trị, trong đó có Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lư Văn Bảy, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi. 
Tuy nhiên, trong cùng thời gian đó, có thêm ít nhất 14 nhà hoạt động hoặc những người phê phán chính quyền bị kết án tù, trong đó có các blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào.  Tháng 5/2014chính quyền đã bắt thêm một blogger nổi tiếng nữa, Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm) và trợ lý, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, rồi truy tố họ theo điều 258 của bộ Luật Hình sự về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.” 
HRW cũng nhắc lại rằng trong năm 2013, Việt Nam đã áp dụng những điều luật hà khắc như “tuyên truyền chống Nhà nước” (điều 88 bộ Luật Hình sự); “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79); “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” (điều 87); và “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước” (điều 258) để truy tố và bỏ tù ít nhất 65 blogger và nhà hoạt động ôn hòa. 
Trong bản thông cáo, bà Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách nước Úc của HRW, tuyên bố: “ Ngoài việc đối thoại với các nước phương Tây, chính quyền Việt Nam cũng cần đối thoại với chính các công dân của mình, dù các ý kiến của họ có khác ý chính quyền, thay vì cứ bắt giữ và bỏ tù để buộc họ im tiếng”.
Theo bà Pearson, “chính quyền Việt Nam cần nhận thấy rằng không thể giải quyết các vấn nạn to lớn về chính trị và xã hội của đất nước bằng việc bỏ tù những người chỉ trích chính quyền.”


VIỆT NAM SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

 Nguyễn Văn Tuấn
Đó là một câu hỏi ám ảnh rất nhiều người quan tâm đến Việt Nam. Mặc dù một cách chính thức, Việt Nam theo đuổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhưng hình như chẳng ai biết hình thù cái XHCN đó ra sao, vì nơi khai sinh ra cái chủ nghĩa đó đã khai tử trước khi nó hình thành. Cũng chẳng ai biết khi nào thì đạt được XHCN, vì ngay cả  tổng bí thư từng nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Nói tóm lại, chúng ta chẳng biết VN sẽ đi về đâu.
Nhìn qua con số thu nhập trung bình  (GDP/capita) sẽ thấy Việt Nam ta đang ở đâu. Theo tài liệu 2013, thu nhập bình quân của VN là 1901 USD, bằng khoảng 1/3 của Thái Lan (5779 USD). So với Mã Lai (11513 USD), Singapore (55182 USD) và Hàn Quốc (24400 USD) thì VN càng thê thảm hơn nữa. Có người tính toán bao nhiêu năm sau VN mới bằng Singapore, nhưng tôi nghĩ những tính toán như thế tuy rất thú vị nhưng chẳng có ý nghĩa gì khi khoảng cách quá xa. Tất cả các nước vừa kể đều theo Mỹ, chẳng có ai theo Tàu và chẳng ai muốn tiến lên XHCN cả.
Nhưng Việt Nam thì xem cái định hướng XHCN là một mục tiêu, một mục tiêu rất có thể là sai lầm. Giáo sư Đặng Phong (1939-2010) một chuyên gia kinh tế có uy tín từng nói về XHCN như sau: “Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa, nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm.” Nói cách khác, XHCN là một sai lầm lịch sử, nhưng VN không dám nói đó là một sai lầm!
Thế nhưng người ta chẳng những không dám nói là sai lầm, mà vẫn phải nói đó là một mục tiêu cao cả! Người ta vẫn phải nói về mục tiêu XHCN, nhưng chính người nói có lẽ cũng không tin những gì mình nói. Vì nhiệm vụ và đồng lương nên phải nói, nhưng trong thâm tâm thì họ chắc gì đã tin. Một mặt, họ chỉ trích thế giới phương Tây, thậm chí xem Mĩ là kẻ thù, nhưng trong thực tế thì họ thích đi máy bay Airbus và Boeing, và thích gửi con cái sang Mĩ và các nước phương Tây học!
Đó chính là một “hội chứng” rất thường thấy trong xã hội ngày nay: “nói vậy mà không phải vậy”. Người ta làm nhưng không tin vào việc mình làm, nói nhưng không tin những gì mình nói. Họ dùng ngôn từ hoa mĩ để che đậy sự thật. Đó cũng là một cách tự bảo vệ mình, phòng ngừa những bất trắc, những soi mói lời ăn tiếng nói trong một thể chế chuyên chế.
Nhưng hội chứng trên còn lan tràn sang mối liên hệ giữa người dân và lãnh đạo. Lãnh đạo cứ đọc diễn văn, vẫn hô hào năm này sang năm khác về con đường XHCN, học tập tấm gương của ai đó, về dân chủ tự do, về chí công vô tư, về chống tham nhũng, v.v. Lãnh đạo cứ nói, người dân vẫn không tin vì họ cho rằng “nói vậy mà không phải vậy”. Thậm chí, người dân cũng không chắc các vị ấy tin vào những gì họ nói, vậy thì tại sao mình phải tin. Người cầm quyền thừa biết rằng người dân đang rất khổ và bất bình, nhưng họ cứ lờ đi và phải nói những gì họ phải nói. Thế là hai bên lệch pha, chẳng ai tin ai. Trong một xã hội như thế thì quả là nguy hiểm. Chính quyền cứ nói, nền kinh tế vận hành theo hướng của nó.
Có lẽ Việt Nam sẽ chẳng đi về đâu, mà vẫn bồng bềnh trong tình trạng hiện nay. Bây giờ thì chắc nhiều người đã nhận ra một điều hiển nhiên từ lâu: Việt Nam không có cải cách thật sự, không có “đổi mới” thật sự. Tất cả thiết chế chính trị của chế độ vẫn như xưa, không có gì thay đổi. Ngôn ngữ của lãnh đạo vẫn như thời bao cấp, có khác chăng là có màu mè hơn một chút. Có thể có vài thay đổi bề ngoài, nhưng bên trong thì vẫn y chang từ thời bao cấp. Họ vẫn “nói vậy mà không phải vậy”, đến nỗi Thủ tướng Đài Loan nói thẳng rằng “Chính phủ Việt Nam thiếu thành thật”. Để người ta nói như thế vào mặt thì còn mặt mũi nào mà nhìn thế giới.Có lẽ Việt Nam không có khả năng tự đổi mới, nên đất nước sẽ chẳng đi về đâu cả, và khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong vùng càng ngày càng xa hơn.
Nguồn: FB Nguyen Tuan


HRW kêu gọi Australia thúc ép Việt Nam cải thiện nhân quyền

Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dân biểu Mỹ bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN
  • Bác tin Trung Quốc mở đập xả lũ, gây ngập lụt ở tỉnh Lạng Sơn
  • Gặp gỡ các ngòi bút trẻ của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
  • Trung Quốc muốn xây nhà máy khí hóa lỏng nổi trên Biển Đông
  • Ra mắt 2 tàu pháo tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng
25.07.2014
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Australia thúc đẩy Việt Nam chứng tỏ cải thiện nhân quyền nhân cuộc đối thoại song phương sắp diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28/7/14.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia nói cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 11 với Việt Nam là cơ chế quan trọng giúp chuyển tải tới Hà Nội các quan ngại về nhân quyền một cách hệ thống và thường xuyên, đồng thời cũng là phương tiện để trao đổi thẳng thắn về những vấn đề nhạy cảm.
Human Rights Watch ngày 25/7 nói Australia cần vận dụng cơ hội này để thúc ép Việt Nam phải thực hiện các bước cải thiện cụ thể, đáp ứng nghĩa vụ quốc tế về tôn trọng nhân quyền.
Bấm vào để nghe bài tường trình
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch nói các lĩnh vực chính cần tập trung lưu ý bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội.
Ông Phil Robertson cho biết thêm:
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Australia, nhân cuộc đối thoại nhân quyền ở Hà Nội lần này, yêu cầu Việt Nam phải cải thiện 3 vấn đề chính. Thứ nhất là vấn đề giam giữ tù nhân lương tâm. Thứ hai là tình trạng đàn áp quyền tự do tôn giáo. Thứ ba là nạn cưỡng bức lao động trong các trung tâm cai nghiện ma túy. Theo thống kê của chúng tôi, hiện có khoảng trên dưới 200 nhà hoạt động và bloggers đang chịu những án tù dài hạn tại Việt Nam chỉ vì thực thi các quyền căn bản của con người và càng ngày càng có thêm các vụ bắt giữ và đem ra xử án. Đây rõ ràng là một vấn đề tiếp diễn và Australia cần phải mạnh mẽ thúc ép Việt Nam phải thay đổi.”
Vẫn theo lời ông Robertson, Human Rights Watch cũng đặc biệt quan ngại về các trường hợp bắt bớ, giam cầm các tín đồ tôn giáo mà nhiều người trong số này đang bị suy kiệt sức khỏe trầm trọng trong các trại giam.
Ngoài ra, Phó giám đốc theo dõi nhân quyền khu vực Châu Á của Human Rights Watch nói các trung tâm cai nghiện ma túy tại Việt Nam không những giam người không qua xét xử mà còn cưỡng ép lao động, tra tấn, ngược đãi họ và Việt Nam cần phải chấm dứt ngay các vi phạm này.
Ông Robertson cho hay những khuyến nghị vừa nêu Human Rights Watch đã trình bày cặn kẽ trong phúc trình 7 trang gửi tới Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia trước khi Canberra ngồi vào bàn đối thoại nhân quyền với Hà Nội vào đầu tuần sau.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền này cảnh báo nếu Australia nói riêng và quốc tế nói chung ‘dễ dãi’ với Việt Nam trong các cuộc đối thoại nhân quyền thì khó trông thấy những thay đổi đáng kể đối với ‘thói quen đàn áp’ của Việt Nam.
Human Rights Watch nhấn mạnh việc Hà Nội bác các khuyến nghị quan trọng trong phiên Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR mấy tháng trước tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chưa cho thấy Việt Nam có thiện chí cải thiện thành tích nhân quyền của mình.
Human Rights Watch kêu gọi các nước đối thoại nhân quyền với Việt Nam công bố công khai nội dung trao đổi, hiệu quả đối thoại và phản hồi nhận được từ Hà Nội sau các cuộc gặp này để tăng thêm áp lực cần thiết buộc Việt Nam phải cải thiện theo các chuẩn mực quốc tế về tôn trọng quyền con người.
Tại phiên điều trần UPR ở Geneva hồi tháng 2, Hà Nội tuyên bố nhân quyền luôn được tôn trọng và thực thi nghiêm túc tại Việt Nam.
Các chỉ trích nói Việt Nam vi phạm nhân quyền trước nay thường được Hà Nội mô tả là những cáo buộc ‘không có cơ sở’, ‘thiếu khách quan’ của những thế lực ‘thù địch’ ‘thiếu thiện chí’ với Việt Nam.  
















Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-




Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)



__._,_.___

Posted by: hung vu

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link