Biết người biết ta (Phần 1): Các yếu tố trong cuộc đấu tranh
http://vulep.blogspot.com.au/2014/07/biet-nguoi-biet-ta-phan-1-tinh-chat-va.htmlhttp://vulep.blogspot.com.au/2014/07/biet-nguoi-biet-ta-phan-1-tinh-chat-va.html
Biết người biết ta (Phần
2): Các yếu tố trong cuộc đấu tranh
III. Các yếu tố trong cuộc đấu tranh
Cao-Đắc Tuấn
(Danlambao) - Các yếu tố trong cuộc đấu tranh
giữa phe CS và phe DC gồm có: lý tưởng và mục tiêu, lãnh đạo nội
bộ, quyền lực và sức mạnh, phương thức thi hành, và tinh thần đoàn
kết. Sau đây là những phân tách về điểm mạnh và điểm yếu của hai phe
trong các yếu tố này.
1) Lý tưởng và mục tiêu: Hướng dẫn bởi các lý tưởng và mục tiêu
của họ, phe DC tuyệt đối mạnh hơn phe CS.
Giá trị của lý tưởng và mục tiêu là ý
nghĩa chính đáng của chúng. Nói một cách đơn giản, lý tưởng và mục
tiêu có thể được phân ra thành hai loại: chính nghĩa và phi nghĩa.
Trong cuộc đấu tranh chính trị hay dân sự, chính nghĩa phục vụ cho,
hoặc theo ý muốn của, đại đa số dân chúng, trong khi phi nghĩa chỉ
phục vụ cho thiểu số, thường là kẻ cầm quyền, và đi ngược lại ý
muốn của dân. Thông thường, bất cứ những gì phù hợp với lối sống
và bản chất cố hữu của dân tộc đều đi theo ý muốn của dân.
Lý tưởng và mục tiêu của phe CS có thể
được diễn tả qua Hiến Pháp năm 2013 của họ là "... lấy chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng" và Đảng
Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
(Điều 4). Đặc biệt, "[l]ực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung
thành với... Đảng và Nhà nước" (Điều 65).
Lý tưởng và mục tiêu của phe DC dựa vào
tính chất cuộc tranh đấu như đã thảo luận ở trên. Đó là đẩy mạnh
tự do, dân chủ, và nhân quyền cho dân Việt Nam.
Một khi ta hiểu rõ tính chất của hai phe
trong cuộc tranh đấu, sự khác biệt về lý tưởng và mục tiêu của hai
phe trở nên rõ ràng và không mơ hồ.
Phe CS hoàn toàn không có chính
nghĩa:
Chủ nghĩa Marxist cộng sản không những
không phù hợp với lối sống và bản chất cố hữu của dân tộc Việt
Nam, mà còn đi ngược lại ý muốn của dân. Một thí dụ là quyền sở
hữu đất đai. Quyền sở hữu đất đai cá nhân và thừa hưởng tài sản
của cha ông là căn bản cho cuộc sống nông dân Việt Nam hàng ngàn năm.
Nhưng những người Marxist, cho dù theo xã hội hay cộng sản chủ nghĩa,
chẳng bao giờ muốn dính líu với, hoặc giúp đỡ, nông dân (Mitrani 1951,
99). Điều đó không có nghĩa là Marxism, hoặc những biến dạng của nó,
là hoàn toàn sai.
Thực ra, nhiều người cho rằng chủ nghĩa xã hội dân
chủ (democratic socialism) đem lại tự do và công bằng cho dân (Harrington
1992, 3). Tuy nhiên, theo đuổi chủ nghĩa dân chủ xã hội một cách chính
đáng dưới tình trạng thế giới hiện tại chỉ là một mơ tưởng của
những người ủng hộ nó. Đó là vì đã có quá nhiều sai lầm trong quá
trình thực hiện chủ nghĩa xã hội dân chủ, và rất ít người có thể
học hỏi được các bài học từ những sai lầm này (sđd., 310-311). Các phúc
lợi cho dân Việt Nam lại còn xa vời thực tế vì những lãnh tụ của
phe CS, quá khứ và hiện tại, hiểu biết rất it, nếu không muốn nói
là mù tịt, về những lý thuyết chính đáng của chủ nghĩa xã hội
(CNXH).
Chính Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN, phải nói, "Đến
hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa." Vì
không hiểu và không biết cách áp dụng lý thuyết thích hợp, phe CS cố
tìm một "lý thuyết" khác dễ hiểu hơn để họ có thể giảng
dạy dân Việt Nam. Và đó là nguyên nhân cho sự ra đời của cái gọi là
tư tưởng Hổ Chí Minh - một lý thuyết không lý thuyết.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước ngày
30 tháng 4 năm 1975, phe CS hô hào dân chúng bằng cách dùng cái lý
tưởng hóa trang giành độc lập, chống đế quốc ngoại xâm, và lật đổ
chính quyền miền Nam. Nhiều người tin một số trong những mục tiêu nằm
trong cái lý tưởng hóa trang này, nhưng cho đến nay cái lý tưởng hóa
trang này đã lộ ra chân tướng là những mục tiêu sai lầm. Tệ hơn nữa,
phe CS không thực tâm theo đuổi độc lập và chỉ dùng nó là chiêu bài
trong tham vọng thôn tính miền Nam để phục vụ cho Tàu cộng và Liên Xô
(lúc bấy giờ).
Sự thành công của họ trong quá khứ không phải là nhờ
sức mạnh của cái lý tưởng kêu gọi giả tạo của họ, mà là nhờ yếu
tố quyền lực và sức mạnh vật chất và phương thức thi hành (dưới
đây) và may mắn. Lịch sử cho thấy Việt Nam đã có thể có độc lập mà
không cần một cuộc chiến đổ máu. Thực dân Pháp cuối cùng trả lại
độc lập cho các quốc gia. Mỹ không có ý chiếm đóng các lãnh thổ xa
xôi, và đã rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973 (Xem, thí
dụ như, Dân 2012).
Chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) của miền Nam, tuy
không hoàn hảo nhưng được dựng trên các nguyên tắc dân chủ (Xem, thí
dụ như, Trần Trung Đạo 2014). Ngoài ra, thực tế cho thấy chính quyền
cộng sản còn tệ hại hơn chính quyền VNCH trước đó (Lind 1999, 234).
Quan trọng hơn, cho dù những mục tiêu đó là thực tâm của phe CS, không
cần phải dựa vào chủ nghĩa cộng sản để đạt được chúng.
Cần phải nhấn mạnh những gỉ đã được
vạch ra trong bài này. Phe CS không được dân bầu lên trong một cuộc bầu
cử dân chủ, và trên thực tế cướp chính quyền bằng thủ đoạn chính
trị và bạo lực. Ngoài ra, vì họ cướp chính quyền, phe CS không những
không có chính nghĩa mà lại còn là phi nghĩa. Lý tưởng và mục tiêu
của phe CS chỉ gồm có bảo vệ quyền lợi của phe CS và duy trì sự sống
còn của họ được ngày nào hay ngày ấy.
Vì không có chính nghĩa, rất khó nếu
không muốn nói là vô phương cho phe CS thành công bằng cách hỗ trợ tự
do dân chủ và nhân quyền chỉ cho một thiểu số được ưu đãi. Do đó, phe
CS phải cải tổ toàn diện. Đem lại chính nghĩa cho một thực chất phi
nghĩa là một chuyện dã tràng xe cát. Phe CS có thể tiếp tục cố
gắng kéo dài sự tồn tại của mình được ngày nào hay ngày ấy, nhưng
càng kéo dài, những người lãnh tụ phe CS càng gánh thêm nhiều trách
nhiệm và sẽ phải trả một giá rất đắt khi phe DC thành công. Nhưng
nếu phe CS thay đổi, họ sẽ không còn là cộng sản nữa. Họ sẽ phải
thành lập một đảng chính trị khác, đối lập với phe DC, lúc bấy giờ
có thể sẽ có một danh xưng mới, và không còn là đấu tranh cho dân
chủ nữa vì dân chủ đã đạt được.
Phe DC hoàn toàn có quyền lực của chính
nghĩa trong tay:
Tự do, dân chủ, và nhân quyền là nguyên
tắc căn bản của con người và cho cuộc sống của mọi quốc gia tự do
trên thế giới. Vì phe CS chủ trương chế độ độc tài vi phạm nhân quyền
của dân chúng và ngăn cấm tự do ngôn luận và các quyền căn bản khác
của con người, chống lại phe CS được thiết kế để giành tự do dân chủ
và chống lại độc tài. Do đó, phe DC có được chính nghĩa.
Chính nghĩa này, không những theo nguyên
tắc căn bản của mọi quốc gia tự do trên thế giới, mà còn phù hợp với
bản chất dân chủ cố hữu của dân Việt.
Khái niệm dân chủ hiện nay rất khác với
khái niệm dân chủ thời xưa. Ta không thể nghiên cứu tính chất dân chủ
thời xưa dùng những tiêu chuẩn hiện tại như cơ cấu chính trị và thể
thức bầu cử vì những tiêu chuẩn đó không hiện hữu thời xa xưa. Ta
phải dùng những tiêu chuẩn dựa vào các nguyên tắc căn bản đứng vững
với thời gian và không bị ảnh hưởng bởi các cơ cấu chính trị hiện
đại hơn. Một nguyên tắc đó là nguyên tắc bình đẳng.
Học thuyết bình
đẳng cho rằng dân chủ được thiế̀t lập trên nền tảng của quyền lợi
bình đẳng bởi vì "[d]ân chủ là một phương pháp làm những quyết
định tập hợp trong đó ai cũng có quyền đóng vai trò như nhau"
(Christiano). "Dân chủ đòi hỏi con người được đối xử một cách
bình đẳng để cho họ là người tham gia tự phát trong tiến trình tự
cai quản" (Post 2006, 28). Bình đẳng là nền tảng của dân chủ
(sđd.)
Tính chất căn bản của dân tộc Việt từ
thời xa xưa là bình đẳng. Tuy nhiên, dưới nền đô hộ ngàn năm của Tàu,
xã hội Việt đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Khổng Giáo. Do đó, bản
chất cố hữu cũng bị thay đổi. Dưới ảnh hưởng Khổng giáo, phái nữ
không được tôn trọng bằng phái nam. Thí dụ như cản trở trong việc học
hành và quyền sở hữu tài sản trong việc thừa kế (Tran 2006). Ngay cả
bộ luật Hồng Đức nhà Lê cũng có cái bất bình đẳng này (Tran 2006, 131-132),
dù có những điều lệ nâng cao quyền lợi phái nữ (Ngô Vũ Hải Bằng).
Mặc dù vậy, dân tộc Việt vẫn duy trì bản chất bình đẳng cố hữu
biểu hiện qua giới tính, giai cấp, chủng tộc.
Hội Nghị Diên Hồng trong cuối thế kỷ thứ
13 là một thí dụ điển hình cho tinh thần dân chủ của dân Việt. Tôi
tin rằng tinh thần dân chủ của dân Việt đã có từ thời xa xưa, và
được biểu lộ mạnh mẽ nhất trong lịch sử ở đỉnh cao của Phật Giáo
(Cao-Đắc 2014a, 339; Cao-Đắc 2014c), tôn giáo chính của dân Việt thời
xưa và cực thịnh vào các thời nhà Đinh, Lý, tiền Lê, và Trần. Phật
Giáo vẫn còn chiếm phần lớn nhất trong các tôn giáo có thể chế tại
Việt Nam hiện đại (không kể tôn giáo hoặc tín ngưỡng dân gian).
Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã xác nhận tinh thần dân chủ trong Phật giáo (Dalai
1999). Dù có ảnh hưởng Phật giáo hay không, Hội Nghị Diên Hồng không
phải chỉ là một biến cố lịch sử trong cuộc chiến chống lại giặc
Mông Cổ. Hội Nghị Diên Hồng là một bằng cớ hùng hồn cho thấy bản
chất dân Việt là yêu chuộng tinh thần dân chủ. Trong lịch sử thế
giới, không một quốc gia nào có được cái tinh thần dân chủ mãnh liệt
như dân Việt biểu lộ qua Hội Nghị Diên Hồng.
Hội Nghị Diên Hồng là sự biểu hiện cụ
thể cho tình thần dân chủ cố hữu của dân Việt xuất phát từ nền
tảng bình đẳng. Có rất nhiều bằng chứng trong lịch sử và các câu
chuyện dân gian về bản chất bình đẳng của dân Việt về gia đình, hôn
nhân, giai cấp, và chủng tộc. Sự tồn tại của những bằng chứng này
qua biết bao thế kỷ cho thấy sức mạnh của bản chất bình đẳng này.
Bằng chứng mạnh mẽ nhất về bình đẳng nam
nữ trong hôn nhân, gia đình là câu chuyện dân gian về Âu Cơ và Lạc Long
Quân. Câu chuyện thần thoại này được truyền miệng từ đời này qua đời
khác và được ghi thành văn bản trong quyển sách Lĩnh Nam Chích Quái vào
thế kỷ thứ 14. Không ai biết câu chuyện này bắt đầu được kể từ năm
nào, nhưng ai, hoặc nhóm người nào, tạo ra chuyện đó phải có một
khái niệm về bình đẳng rất cao.
Ngoài ra, người, hay nhóm người, kể
chuyện đó cũng có khái niệm về luật gia đình rất vững, một khái
niệm mà xã hội Tây phương phải đợi tới thế kỷ thứ 20 mới bắt đầu
có. Một cách vắn tắt, sự chia tay của Âu Cơ và Lạc Long Quân là một
cuộc ly dị, và cuộc ly dị này chỉ qua sự đồng ý của hai bên và mỗi
người có quyền trông nom con cái một cách bình đẳng (Duong 2001,
208-209).
Lẽ dĩ nhiên câu chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân chỉ là chuyện
tưởng tượng. Nhưng vấn đề không phải là tính chất có thật của câu
chuyện. Vấn đề là câu chuyện được kể ra và truyền miệng qua biết bao
năm, cho thấy dân Việt chấp nhận và rất có thể là ưa chuộng cái
triết lý của câu chuyện. Ngoài ra, tuy chuyện đó chỉ được ghi thành
văn bản vào thế kỷ thứ 14, có lý do chính đáng để tin rằng chuyện
đó được biết trước đó rất lâu, có thể cả mấy trăm năm hoặc cả ngàn
năm.
Ngoài câu chuyện dân gian về Âu Cơ và Lạc
Long Quân, có rất nhiều bằng chứng lịch sử và chuyện dân gian cho
thấy nền tảng bình đẳng của dân Việt trong bao nhiêu thế kỷ. Phùng
Hưng, người cai trị tỉnh An Nam, lãnh thổ thuộc về Việt Nam bây giờ,
được gọi là Bố Cái Đại Vương sau khi ông chết vào năm 802. Danh xưng
Bố Cái rất lạ. Nó có thể diễn giải là Cha (Bố) và Mẹ (Cái). Tuy
có ý kiến cho rằng Bố Cái chỉ có nghĩa là một vị vua vĩ đại, danh
xưng Bố Cái hàm ý Cha Mẹ có lẽ đúng hơn.
Gọi một vị vua phái nam
là Bố Cái không hoàn toàn là biểu lộ sự kính trọng coi ông ta như
bậc cha mẹ, mà là sự tôn trọng cái bình đẳng của Cha và Mẹ trong
xã hội. Trong câu chuyện dân gian về công chúa Tiên Dung và Chữ Đồng
Tử (Duong 2001, 210), Công chúa Tiên Dung đã ngỏ lời muốn lấy Chữ Đồng
Tử, một dân nghèo xác xơ không có cả quần áo mặc. Ngoài chuyện kỳ
lạ là người con gái ngỏ lời xin cưới trước, câu chuyện này còn cho
thấy sự bình đẳng giai cấp không phân biệt giàu nghèo.
Trong lịch sử,
Yết Kiêu và Dã Tượng chỉ là hai dân nghèo và là gia nô của Trần Hưng
Đạo, nhưng được Trần Hưng Đạo trọng vọng và coi như tướng tá triều
đình. Nguyễn Nhạc, lãnh tụ Tây Sơn, lấy một người vợ người thiểu số
Bahnar (Dutton 2006, 91).
Tuy người vợ này chỉ là người vợ lẽ và Nhạc
có thể muốn lấy cảm tình người thiểu số miền núi trong giai đoạn
đầu của cuộc nổi dậy, người vợ này (được gọi là cô Hầu) có vẻ có
quyền lực thực sự. Chuyện này cho thấy Nhạc coi trọng bà ta và không
phải chỉ muốn dùng hôn nhân cho mưu đồ chính trị.
Tóm lại, dân tộc Việt Nam có tinh thần dân
chủ cố hữu ngay cả từ thời xa xưa dựa vào những chứng cớ về bình
đẳng xã hội. Đấu tranh cho dân chủ, do đó, phù hợp với cái bản chất
cố hữu này.
Cái lý tưởng và mục tiêu đẩy mạnh tự do,
dân chủ, và bảo vệ nhân quyền cho toàn dân Việt Nam phải được diễn
giải trên tính chất của cuộc đấu tranh chống lại phe CS như đã trình
bày ở trên. Phe DC phải nhấn mạnh là phe CS cướp chính quyền một
cách phi pháp và không hề được dân bầu trong một cuộc bầu cử dân chủ
tự do bởi toàn dân. Phe DC cần phải chú trọng vào việc làm sáng tỏ
lý tưởng và mục tiêu của mình, không những trong các nhóm của phe DC,
mà còn cả cho toàn dân Việt Nam, và ngay cả cho phe CS. Vì yếu tố
này quan trọng nhất, phe DC phải đạt thành công một cách tuyệt đối.
Hơn nữa, cái lý tưởng và mục tiêu cho tự do, dân chủ, và nhân quyền
không những là then chốt trong cuộc chiến với phe CS, mà còn cả sau
khi phe CS bị dẹp bỏ và một nền dân chủ được thành lập.
2) Lãnh đạo nội bộ: Về yếu tố này, trên phương diện hạp hẹp
và ngắn hạn, cả hai phe đều có điểm yếu. Tuy nhiên, trên phương diện
rộng lớn và dài hạn, phe DC mạnh hơn phe CS.
Thông thường, một phe nhóm phải có tổ
chức hoặc lãnh đạo, nhất là khi phe đó là phe cầm quyền, như phe CS.
Một số người tin rằng phe không cầm quyền hoặc phe chống lại chính
phủ cũng phải có lãnh đạo. Thực ra, chuyện đó không nhất thiết là
tuyệt đối; hoặc nếu có, thì sự lãnh đạo trong cuộc tranh đấu (nhất
là lúc ban đầu hoặc lúc giữa) không nhất thiết phải thống nhất, tổ
chức chặt chẽ, trung ương, hoặc theo thứ tự từ trên xuống dưới, như
sẽ được trình bày sau đây.
Lãnh đạo của phe CS sẽ tan rã vì lợi ích
cá nhân và cạnh tranh quyền lực:
Phe CS hoạt động dước sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nhưng có những chia rẽ trầm trọng
trong nội bộ của ĐCSVN. Sự chia rẽ do bởi khuynh hướng chính trị
(chẳng hạn như thân Nga, thân Tàu, thân Mỹ), hoặc bởi cạnh tranh quyền
lực và lợi ích cá nhân. Điểm quan trọng hơn, các lãnh tụ phe CS đa
số là những người bất tài, thiếu đạo đức, ăn nói hàm hồ, tham
nhũng hoặc dung túng tham nhũng (Xem, thí dụ như, trích trong Cao-Đắc
2014a, 333-334; Sharma 2012, 199-200; Hayton 2011, 19).
Lý Quang Diệu, cựu
Thủ tướng Singapore, đã phải thốt lên, "Họ lên chức không phải vì
họ quản lý kinh tế giỏi hoặc thể hiện tài điều hành. Họ được như
vậy bằng cách đào hầm từ miền bắc đất nước tới miền nam trong hơn
30 năm" (Yew 2013, 193). Do đó, cho dù ĐCSVN có đoàn kết, cũng không
tạo được một sự lãnh đạo tốt đẹp. Tuy nhiên, nhờ vào yếu tố quyền
lực và sức mạnh vật chất và phương thức thi hành (dưới đây), lãnh
đạo của phe CS vẫn có thể tồn tại được một thời gian.
Phe CS có thể củng cố lại nội bộ bằng
cách loại bỏ những thành phần nhu nhược, bất tài, hoặc tham nhũng,
và tuyển dụng những người có khả năng. Trên thực tế, chuyện này rất
khó thực hiện vì nhiều lý do. Thứ nhất, giới lãnh đạo hiện tại
của phe CS không dại gì mà nhường quyền hành lại cho một nhóm lãnh
đạo khác, khi họ nghĩ rằng họ vẫn còn tồn tại lâu dài. Thứ nhì,
các lãnh tụ hiện tại của phe CS đều là những người bất tài, không
biết tự lượng sức mình.
Ngoài ra, như thể để che đậy sự kém cỏi
của mình, giới lãnh đạo phe CS hiện tại còn có thái độ kiêu ngạo
một cách lố bịch, bệnh hoạn.
Thí dụ như họ tự cho rằng họ là
"đỉnh cao trí tuệ." Với khả năng kém cỏi và đầu óc bệnh
hoạn, làm sao họ có thể lựa chọn được những người có khả năng hơn
họ, cho dù họ có muốn nhường lại quyền hành?
Thứ ba, cho dù họ có
kiếm được người có khả năng hơn, cái khả năng này vẫn là khả năng
của kẻ hiểm ác, lừa đảo vì căn bản của phe CS là hiểm ác và lừa
đảo.
Họ có thể bớt ngu xuẩn hơn và tránh làm trò cười cho thiên hạ,
nhưng họ sẽ hung ác và nham hiểm hơn, và do đó cũng không thể tồn
tại lâu dài.
Phe DC không cần có lãnh đạo thống nhất
trong giai đoạn hiện tại:
Phe DC, trong nước hay hải ngoại, không có
một lãnh tụ, một nhóm lãnh tụ, hoặc một sự lãnh đạo thống nhất.
Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, phe DC thường hoạt động rời rạc, riêng
rẽ, và nhiều khi độc lập; vì vậy có người cho rằng phe DC khó tạo
ra được một lực lượng độc nhất to lớn và hữu hiệu trong tình trạng
hiện tại. Ngoài ra, phe DC chú trọng quá nhiều vào các cách thức
đối phó với phe CS và thường có những tranh chấp về cách hay nhất
để chống cộng, dẫn đến nhiều bất đồng ý kiến. Thêm vào đó, phe DC
hay bị phá hoại bởi những mánh khóe chia rẽ của phe CS.
Tuy nhiên, có lãnh đạo rõ rệt hoặc quy củ
chưa chắc là có hiệu quả, nhất là trong giai đoạn đấu tranh. Nếu
người lãnh tụ hoặc nhóm lãnh tụ bất tài, thiếu kinh nghiệm, hoặc
có sơ sót, cuộc đấu tranh sẽ dễ bị tiêu tan. Trong giai đoạn này của
cuộc đấu tranh chống phe CS, tốt hơn là phe DC không cần lãnh đạo,
hoặc chỉ cần sự lãnh đạo lỏng lẻo. Lý do như sau.
Thứ nhất, tính chất của cuộc đấu tranh căn bản là đa chiều: ý
thức hệ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và truyền thông tương
tác nhau. Với tính chất đa chiều, một sự lãnh đạo thống nhất rất
khó thực hiện, và nhiều khi còn làm suy yếu cuộc đấu tranh. Phe DC
nên để các thành phần chuyên môn tấn công phe CS theo khả năng chuyên môn
của họ. Tuy sẽ có những mâu thuẫn làm suy giảm sự thành công của
các nhóm, những mâu thuẫn này có thể được giảm thiểu nếu các nhóm
không hoàn toàn hành động độc lập.
Thứ nhì, ngoài tính chất đa chiều, cuộc đấu tranh
có các chiến lược đa dạng: bất bạo động, bạo động, dung hòa, hỗn
hợp cương nhu, công, thủ. Tuy các phương thức khác biệt có thể triệt
tiêu nhau và tạo mâu thuẫn hoặc lẫn lộn, nhưng phương thức nào cũng
có cái lợi của nó. Sự lãnh đạo thống nhất sẽ bị buộc phải lựa
chọn một vài phương thức chính và loại bỏ các phương thức khác, dễ
tạo ra chia rẽ.
Quan trọng hơn, rất khó cho nhóm lãnh tụ tìm ra được
phương thức hữu hiệu nhất để làm chiến lược chính. Tuy lịch sử và
các quá trình đấu tranh tại Việt Nam, kể cả kinh nghiệm của các
quốc gia khác, Otpor! tại Serbia năm 1998-2004, cách mạng hoa lài ở
Tunisia năm 2010-2011, và Ai cập năm 2011, cho nhiều bài học và kinh
nghiệm quí giá (Xem, thí dụ như, Vũ 2012a-f); những bài học và kinh
nghiệm này có thể không áp dụng hữu hiệu với phe CS tại Việt Nam
hiện tại. Lý do đơn giản là phe CS tại Việt Nam không giống một nhóm
côn đồ nào trên trái đất và là một hiện tượng kỳ quái nhất trong
lịch sử nhân loại.
Làm sao trên thế giới con người lại có một phe
thiểu số tàn ác, hiểm độc, ngu xuẩn, ngớ ngẩn, có những may mắn
bất ngờ, đem lý thuyết ngoại bang kịch cỡm để đô hộ được một khối
đa số dân thông minh, đầy năng lực, hiền hòa, có tinh thần bất khuất
trong 70 năm tại miền Bắc và 40 năm tại miền Nam?
Xác suất cho cái
thảm kịch nhân loại đó xảy ra trong thế kỷ thứ 21 hầu như là con số
không.
Thế mà thảm kịch đó đã xảy ra. Vì vậy, chưa chắc có một
thuốc giải độc trong quá khứ hoặc hiện tại ở bất kỳ nơi nào trên
thế giới có thể dùng được để đối phó với phe CS một cách toàn
diện.
Do đó nên để các giải pháp được tự do thí nghiệm. Nếu một
phương thức không thành công, nó sẽ tự động bị đào thải. Những phương
thức ở các quốc gia khác hoặc Việt Nam trong quá khứ vẫn có thể
được áp dụng, nhưng chỉ với phạm vi hạn hẹp, và không đủ cho toàn
thể cuộc đấu tranh.
Thứ ba, theo tôi nghĩ là lý do quan trọng nhất, cái cơ cấu có vẻ
thiếu tổ chức của các nhóm trong phe DC là dấu hiệu của một sức
mạnh đồng nhấ̀t đang trổi lên trong mô hình của hệ thống thích ứng
phức tạp thảo luận trước đây.
Khi các nhóm trong phe DC tự do hành động
với cùng một lý tưởng chung, có hay không có sự tương tác với phe CS
hay các phe hoặc lực khác, sự lãnh đạo thống nhất không cần thiết.
Trong hệ thống thích ứng phức tạp, người tổ chức hoàn toàn không
cần thiết khi cơ cấu hệ thống theo thông số chung nào đó (Hartzog
2003).
Như đã trình bày ở trên, cái thông số chung đó là tự do, dân
chủ, và nhân quyền. Những tương tác hạn hẹp của các nhóm sẽ dần
dần làm nổi lên một cơ cấu có quy củ mà sức mạnh còn hơn cả sức mạnh
của các nhóm này hợp lại. Sự lãnh đạo có thể được tạo ra trong
cái tiến trình nổi lên đó, nhưng là một kết quả tự nhiên của sự
nổi lên, chứ không phải là nguyên nhân của sự nổi lên. Cái tiến trình
nổi lên có thể chậm chạp, có thể nhanh chóng, tùy vào những tương
tác thế nào.
Có nhiều người cho rằng thiếu sự lãnh
đạo thống nhất, phe DC sẽ thất bại. Những người đi biểu tình không
biết đi đến hội họp ở đâu, khi nào, hoặc làm thế nào. Các ủng hộ
tài chánh sẽ bị phân tán, thiếu một số lượng lớn để thực hiện
được những công việc lớn lao. Các sự nổi dậy sẽ không được đồng
nhất, mà chỉ là những cuộc nổi dậy lẻ tẻ, dễ bị đàn áp.
Đúng,
sức mạnh của phe DC rất cần cái đoàn kết nhất trí đó. Tuy nhiên,
chuyện đó phải xảy ra đúng lúc. Tuy chưa có lãnh đạo thống nhất, phe
DC vẫn có những chiến thắng. Nhờ không có một đường hướng quy củ,
phe DC tạo ra được những tương tác hạn hẹp tự nhiên và tự phát, giúp
cho sự hình thành cuộc nổi lên mạnh mẽ. Nhờ có những vụ nổi dậy
lẻ tẻ, phe CS mới có dịp lộ ra tính chất tàn nhẫn qua cách dùng
bạo lực và đám đông để đàn áp một số ít tay không. Nhờ có các vụ
biểu tình với số it người, nhiều hình ảnh oai hùng của phe DC và
phản ứng hèn nhát của phe CS hiện ra.
Chẳng hạn như Vanda Lâm giơ cao
biểu ngữ có cờ vàng ba sọc đỏ và những con thú của phe CS nhào tới
đánh đập anh (CTV 2014a). Facebooker Bé Mập Lai giựt lá cờ đỏ sao vàng
của phe CS và vất đi, một hành động bị lên án trên Facebook bởi một
kẻ trong phe CS kích động khủng bố cô (Phạm Lê Vương Các 2014). Những
hình ảnh này càng nung nấu ý chí và sôi sục nỗi phẫn uất của phe
DC để tạo nên sức mạnh ngày càng lớn mạnh.
Nhờ không có sự lãnh
đạo thống nhất, các nhóm hoặc các cá nhân trong phe DC có dịp thi
hành những gì họ muốn một cách tự do. Do đó, sẽ có những đáp ứng
sáng tạo với chế độ độc tài của phe CS.
Một thí dụ nữa là một
nhóm mười phụ nữ biểu tình trước tòa Lãnh Sự Tàu cộng tại Sài
Gòn vào ngày 4 tháng 6, 2014 trong dịp tưởng niệm những người bị tàn
sát tại Thiên An Môn năm 1989 (CTV 2014b). Họ cũng phô trương lá cờ vàng
ba sọc đỏ của chính thể VNCH ngay tại Sài Gòn lần đầu tiên sau năm
1975. Sau cùng, xem thủ thuật tuyệt vời của anh Đinh Quang Tuyến gánh
nước tại công viên Tao Đàn, Sài Gòn, vào ngày 8 tháng 6, 2014
(Danlambao 2014). Anh giơ hai biểu ngữ viết tay "Nước nhà không bán,
chỉ mời lấy thảo" và "Mất nước là chết."
Bằng các
chơi chữ, dùng từ "nước" để chỉ nghĩa đen là "nước
uống" và nghĩa bóng là "quốc gia," anh đã thi hành tự
do ngôn luận trong một công viên đông người qua lại với lời lẽ tát vào
mặt phe CS. Ngạc nhiên thay, anh không hề hấn gì. Tuy nhiên, không phải
sáng kiến hoặc hành động mới nào cũng hay. Nhưng những ý hoặc hành
động nào không hay thường bị chỉ trích, và do đó không được lập lại.
Nói tóm lại, tuy phe DC chưa có một sự
lãnh đạo thống nhất, cái thiếu thốn không hề làm suy giảm sức mạnh
của phe DC miễn là các nhóm trong phe DC theo đuổi cùng lý tưởng và
tương tác hạn hẹp với nhau một cách tự nhiên. Sự chống đối và đàn
áp của phe CS lại càng làm sự thành công của phe DC xảy ra nhanh hơn.
Trong nước và hải ngoại vẫn có thể có
những tổ chức riêng rẽ phục vụ những mục tiêu phụ thuộc, nhưng tất
cả phải liên hợp và hỗ trợ lý tưởng và mục tiêu tối cao. Những
tương tác hạn hẹp này có thể dần dần đưa đến sự hình thành một tổ
chức tối cao, tuy chuyện đó không nhất thiết quan trọng. Tổ chức tối
cao này, nếu được thành lập theo tiến trình của cuộc đấu tranh, cần
có trụ sở cố định và ngân sách dồi dào, và có ủy ban điều hành
gồm có những đại diện uy tín. Tổ chức trung ương này không cần phải
là một tổ chức điều hành các tổ chức phụ thuộc mà chỉ cần đóng
vai trò phối hợp, liên lạc, và truyền bá tin tức, dữ kiện.
3) Quyền lực và sức mạnh: Phe CS mạnh hơn phe DC trong nước về phương
diện vật chất, nhưng yếu hơn phe DC trong nước về phương diện tinh thần
và ý chí. Ngoài ra, phe CS thua xa phe DC hải ngoại cả về vật chất
lẫn tinh thần và ý chí, nhất là về phương diện kinh tế và áp lực
chính trị.
Vì họ là những kẻ dùng bạo lực chiếm
quyền, phe CS có được một lực lượng hùng hậu công an, cảnh sát, và
các thành phần dân sự làm việc dưới quyền. Cộng với yếu tố phương
thức thi hành (dưới đây), phe CS đã có thể đàn áp phe DC trong nước.
Tuy nhiên, có một lực lượng an ninh hùng hậu không có nghĩa là có
một quyền lực hữu hiệu. Lực lượng an ninh của phe CS chỉ dựa vào số
đông. Thực chất, những nhân viên an ninh chỉ có thể khỏe mạnh hơn
những người già hoặc phụ nữ hay các cô gái của phe DC. Họ có vũ
trang, xe cộ, khiên còng, và dùi cui, nhưng chưa chắc họ có thể áp
đảo được các thanh niên trẻ của phe DC trong một cuộc đối đầu một
chọi một. Quan trọng hơn, những nhân viên an ninh thường là những người
hèn nhát, chỉ quen đàn áp người già và phụ nữ chân yếu tay mềm. Họ
không có cái khí khái của phe DC.
Phe CS thực ra rất sợ chính nghĩa và ý
chí đấu tranh của phe DC. Winston Churchill, Thủ tướng Anh trong Thế
chiến thứ hai, từng nói (1938),
"Bạn thấy những kẻ độc tài trên bệ
cao, vây quanh bởi lưỡi lê lính và dùi cui cảnh sát họ. Họ được bảo
vệ mọi bên bởi hàng đống người vũ trang, súng đại bác, máy bay,
pháo đài, và những thứ tương tự – họ dương dương tự đắc và khoe
khoang trước mọi người, nhưng trong tim họ có một nỗi sợ hãi câm nín.
Họ sợ lời lẽ và ý tưởng: những lời lẽ phát biểu ở nước ngoài,
những ý tưởng khuấy động ở trong nước – tất cả lại càng mạnh mẽ
hơn vì bị cấm đoán – làm khiếp đảm họ. Một con chuột nhắt của ý
tưởng xuất hiện trong phòng, cũng làm ngay cả những kẻ thống trị
quyền hành đáng sợ nhất phát hoảng lên. Họ hốt hoảng cố ngăn cấm ý
tưởng và lời nói chúng ta; họ sợ những bộ phận hoạt động của trí
tuệ con người."
Lời nói bất hủ này của Churchill như thể
nhắm vào phe CS Việt Nam hiện nay. Quả thật vậy, phe CS rất sợ lời
lẽ và ý tưởng. Những luật lệ của điều 88, 79, và 258, những cuộc
đàn áp biểu tình, và các vụ giam cầm bắt bớ những người của phe
DC, tất cả cho thấy phe CS sợ lời lẽ và ý tưởng của phe DC như thế
nào. Phe CS sợ phe DC đến nỗi họ sợ cả những cuộc hội họp ôn hòa,
ngay cả việc tang lễ và nhặt rác cộng cộng (Nguyễn 2014).
Quyền lực và sức mạnh vật chất của phe
DC trong nước rất là hạn chế, nếu không muốn nói là không có, vì họ
đang sống dưới sự đàn áp của phe CS. Tuy nhiên, nếu phe DC có thể huy
động được số đông thanh niên trai tráng, họ có thể tạo dựng sức mạnh
vật chất đáng kể. Quan trọng hơn, tuy chưa có quyền lực và sức mạnh
vật chất mạnh mẽ, phe DC trong nước thực ra có quyền lực và sức
mạnh tinh thần vĩ đại, ảnh hưởng cả trong nước và quốc tế.
Đó là
ý chí đấu tranh cho nhân quyền, tự do, và dân chủ. Điểm đáng tiếc là
cái uy lực đó chưa được dân chúng nhận thức rõ rệt. Tệ hơn nữa, đa
số dân Việt Nam có nỗi sợ phe CS nên không tham gia tích cực trong cuộc
đấu tranh của phe DC (Xem, thí dụ như, Kim 2013; Trần Duy Sơn 2014; Vũ
2012a-f). Nhiều người còn che giấu nỗi sợ hãi của mình bằng cách
chỉ trích phe DC, về hùa với phe CS.
Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phe đối nghịch ở
Miến Điện (Myanmar), từng phát biểu (Aung San 2010, 184),
"Trong một hệ thống phủ nhận sự hiện
hữu của các nhân quyền căn bản, sự sợ hãi là quy tắc đương thời. Sợ
giam cầm, sợ tra tấn, sợ chết, sợ mất bạn bè, gia đình, tài sản
hoặc công ăn việc làm, sợ nghèo, sợ cô lập, sợ thất bại... Không dễ
cho một dân tộc, bị quen với nỗi sợ dưới cái luật sắt của nguyên
tắc sức mạnh là đúng, thoát khỏi cái độc khí làm suy yếu của sự
sợ hãi. Tuy nhiên, cho dù dưới guồng máy chính quyền đè nén nhất,
lòng can đảm cứ càng trổi lên, vì sự sợ hãi không phải là trạng
thái tự nhiên của con người văn minh."
Một cách oái ăm, nỗi sợ hãi phe kia hiện
diện cả trong dân chúng lẫn phe CS. Câu hỏi về cuộc đấu tranh giữa dân
chúng và phe CS, nhiều khi không phải là câu hỏi "Ai gan hơn
ai?" mà là "Ai sợ ai hơn ai?" Tuy nhiên, như Winston
Churchill đã vạch ra và Aung San Suu Kyi xác nhận, chính kẻ độc tài
nắm quyền mới sợ tiếng nói của dân và cho dù dưới guồng máy chính
quyền đè nén nhất, lòng can đảm cứ càng trổi lên.
Do đó, trên thực
tế, dần dần, dân Việt sẽ thắng được nỗi sợ và trổi lên lòng can
đảm. Sự nổi lên của lòng can đảm có thể theo lý thuyết của hệ
thống thích ứng phức tạp như trình bày ở trên. Cái ý chí sống còn
của dân và các tương tác hạn hẹp giữa dân và phe CS sẽ mang ra lòng
can đảm thống nhất của toàn dân.
Cái uy lực tinh thần của phe DC là cái ý
chí đấu tranh cho nhân quyền, tự do, và dân chủ, thể hiện bằng lòng
can đảm, sức chịu đựng, sự nhẫn nại, cương quyết, và bền bỉ. Khi
những thể hiện này được ghi nhận qua hình ảnh, khúc phim, đoạn ghi
âm, hoặc mọi kết hợp, và truyền bá qua các phương tiện truyền thông
tới đại chúng, sức mạnh của chúng không thể đo lường được. Khi bạo
lực càng gia tăng, cái ý chí đấu tranh cần phải càng gia tăng hơn.
Một bức hình hay một khúc phim ghi nhận giây phút thê thảm hay oai
hùng của những người đấu tranh sẽ có một tầm ảnh hưởng vĩ đại
trong nước và quốc tế.
Quan trọng nhất, phe DC trong nước phải
hiểu rằng chính họ mới là nhóm chủ chốt trong việc chống cộng. Phe
DC hải ngoại sẵn sàng giúp đỡ những gì mà họ có thể làm được,
tinh thần, tài trợ, và chính trị. Nhưng “muốn ăn phải lăn vào bếp,”
phe DC trong nước phải tích cực hoạt động. Các cường quốc tự do,
nhất là Hoa Kỳ, rất muốn thay thế́ chế độ cộng sản độc tài tại Việt
Nam bằng một thể chế dân chủ, nhưng Hoa Kỳ cần có bằng chứng cụ thể
để hợp thức hóa sự can thiệp của họ. Tại sao Hoa Kỳ muốn can thiệp?
Lý do đơn giản là Mỹ muốn ngăn chận sự bành trướng của Tàu cộng và
giúp Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế để là một đồng minh
lâu dài của họ như Nhật Bản và Nam Hàn. Cái bằng chứng cụ thể để
cho các cường quốc tự do can thiệp vào Việt Nam là số lượng và phẩm
chất của cuộc chống đối phe CS.
Chỉ cần một cuộc chống đối có tổ
chức xảy ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với mức độ tham gia càng gia
tăng của dân chúng, là đủ để cho thế giới thấy được nguyện vọng của
dân Việt Nam.
Đương nhiên là phe CS có ít hoặc không có
quyền lực và sức mạnh, vật chất hay tinh thần, ở hải ngoại. Phe DC
hải ngoại còn có quyền lực và sức mạnh tinh thần rất cao. Cái ý
chí chống cộng ở hải ngoại ngày càng gia tăng cho dù có sự phá
phách và chia rẽ của phe CS. Một cách đáng kể, tỉ lệ giới trẻ trong
phe DC ở hải ngoại càng lúc càng lên cao.
Các cuộc biểu tình, chương
trỉnh văn nghệ, phương tiện truyền thông, hội họp chống cộng hải
ngoại cho thấy sự tham gia đông đảo của giới trẻ. Ngoài ra quyền lực
và sức mạnh của phe DC hải ngoại rất mạnh mẽ về phương diện kinh tế
và chính trị, như được chứng minh bằng các luật lệ ở các thành phố
Garden Grove, Santa Ana ở Hoa Kỳ cấm nhân viên chính quyền Việt Nam đến.
Các dự luật Hạ Viện Hoa Kỳ chống đối Việt Nam về các vấn đề nhân
quyền cũng nên được lưu ý. Thêm vào đó, các thế hệ hiện tại và sau
này của phe DC hải ngoại đang và sẽ nắm giữ những chức vụ quan
trọng trong chính quyền, quân đội, và xí nghiệp lớn tại quốc gia cư
trú của họ. Họ sẽ tạo những áp lực kinh tế hoặc/và chính trị lên
phe CS trong nước và tạo nên những ảnh hưởng có hậu quả quốc tế.
© 2014
(Còn tiếp)
Đã đăng:
- Biết người biết ta (Phần 1): "Tính chất và một mô hình cuộc đấu tranh"
Đã đăng:
- Biết người biết ta (Phần 1): "Tính chất và một mô hình cuộc đấu tranh"
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment