Kiểm duyệt truyền thông xã hội tại Việt Nam
IDG Connect
Saadia Gardezi
Tháng 7, 2014
Lịch sử cho thấy là vũ khí tốt nhất để đấu tranh cho tự do là thông
tin. Những phương tiện truyền thông cổ điển được sử dụng để thách thức nhà nước,
nhưng đã bị tước đoạt một cách dễ dàng. Bây giờ, truyền thông xã hội cũng đang
phải đối diện với những tấn công tương tự tại những nước như Trung Quốc, Việt
Nam, Cambodia và Thái Lan, tất cả đều cố gắng giám sát và kiểm duyệt những trang
mạng như Facebook và Twitter.
Thực vậy, ngày nay thay vì đoàn kết trong hòa bình, hợp tác quân
sự và kinh tế, viễn ảnh của một cộng đồng ASEAN, thì các nước lại đoàn kết trong
việc giám sát ngành truyền thông bằng những quy luật nặng nề. Đặc biệt là ở
Việt Nam, nhiều trang mạng đã bị ngăn chặn, bao gồm những trang mạng của các đảng
phái chính trị tại hải ngoại, những tổ chức quốc tế về nhân quyền, những tài
liệu chính trị hay tôn giáo có thể phương hại tới Đảng Cộng Sản.
Những quy định này thường được gọi là "bức tường lửa
tre". Nhưng những tiến bộ về kỹ thuật đã thường xuyên làm giảm thiểu sự
hữu hiệu của kiểm duyệt. Tại Việt Nam, trách nhiệm quản lý truyền thông thuộc
hai bộ, tùy thuộc bản chất của vấn đề. Bộ Văn Hóa và Thông Tin chuyên về những
nội dung có tính chất khiêu dâm, mê tín dị đoan, hoặc bạo lực. Bộ Công An giám
sát những nội dung có tính cách chính trị.
Những bài viết mới đây đã gọi sự kiểm duyệt truyền thông bằng từ
ngữ "độc tài mềm".
Tại Việt Nam, có những chứng cớ cho thấy rằng
chính sách, hơn là cá nhân và phe nhóm, điều hướng chính trị thượng tầng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì vậy những cải tổ thường không được mạch lạc và rõ
ràng. Đó là bởi vì những người lãnh đạo của Đảng không có được sự đồng lòng của
tập thể những người có quyền lực chính trị và kinh doanh và sử dụng báo chí để
kiềm chế những tiếng nói ngày một gia tăng trong hệ thống chính trị.
Sự kiềm chế này trở nên khó giữ vững với những vụ bê bối chính trị
và tham nhũng ngày một gia tăng. Với tình trạng bán dân chủ trong truyền thông
ở Việt Nam, việc kiểm duyệt là một sự giằng co giữa thế lực bảo thủ, nghị trình
của phe cải cách, và sự tự do của xã hội dân sự.
Việc kiểm duyệt internet tại Đông Nam Á là một dấu hiệu đáng buồn
của sự thụt lùi của dân chủ, với việc những người cầm quyền hăm dọa truy tố trước
pháp luật những người lên tiếng phê phán.
Truyền thông dòng chính ở Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ
và những mạng xã hội thường xuyên bị ngăn chặn. Các bloggers thường bị truy tố
và lãnh án tù.
Biện pháp kiểm duyệt gây nhiều tranh cãi nhất là Nghị Định 72 về
việc "Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin
trên mạng", được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15 tháng 7 năm 2013.
Nghị định cấm chia sẻ các bản tin giữa các trang mạng xã hội. Nghị định cũng có
một số điều khoản mơ hồ. Điều 20.4 quy định những trang mạng thông tin cá nhân
không được phép cung cấp những thông tin tổng hợp mà không định nghĩa "tin
tổng hợp là gì".
Căn bản là công chúng không thể loan truyền và chia sẻ những quan
điểm chính trị vì đó là hành vi phạm tội. Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông
Lê Nam Thắng tuyên bố: "Những trang mạng cá nhân chỉ được quyền cung cấp những
thông tin cá nhân, và cấm không được lấy tin tức từ những cơ quan truyền thông
và sử dụng như là tin của mình."
Chính phủ Việt Nam đã bị các tổ chức nhân quyền như tổ chức Phóng
Viên Không Biên Giới, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, chỉ trích nặng nề. Lý do là
những luật lệ trên cho phép chính quyền tùy tiện truy tố những người mà chính
quyền thấy có vấn đề.
Chính phủ Việt Nam đã bác bỏ những chỉ trích. Họ nói rằng
mục đích chính của nghị định la để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của
những cơ quan báo chí bằng cách ngăn chặn chia sẻ tin tức.
Có sự mờ ám về phương hướng của chính quyền. Sự mờ ám này không chỉ
ở trong ngôn từ của chính nghị định mà còn ở trong một số ví dụ điển hình mới
đây. Cho tới gần đây, báo chí Việt Nam chỉ đăng nguyên văn những thông tin chính
thức của Trung Quốc. Nhưng với sự tranh chấp chưa lối thoát giữa Việt Nam và
Trung Quốc về giàn khoan dầu, nhà nước đã thay đổi thái độ nhũng nhặn trước đây
với Trung Quốc. Thực tế là chính phủ lên tiếng phản đối những đòi hỏi của Trung
Quốc, nói rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Vào ngày 4 tháng 6 nhân dịp kỷ niệm biến cố Thiên An Môn, những người
theo dõi internet đã truy cập được dữ kiện về các cuộc biểu tình. Tuy nhiên,
những bài viết này bị lấy ngay ra khỏi các trang web truyền thông của chính
quyền mặc dầu nhà nước phủ nhận có nhúng tay vào vụ này. Lại lần nữa chính quyền
dường như đang lưỡng lự: dằn xé giữa ước muốn tiến bộ và tự lập, và tư tưởng
bảo thủ của sự trung thành và nhà nước kiểm soát thông tin.
Chính phủ Việt Nam đang chơi trò đu dây. Họ phải cân bằng tinh thần
chống Trung Quốc trong truyền thông và trong dân chúng mà không để xảy ra một
cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc. Những cuộc bạo động mới dây tại các tỉnh
Bình Dương và Hà Tĩnh và sự di tản của hàng ngàn công nhân Trung Quốc đã bị Trung
Quốc lên án. Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, tình hình rất phức tạp. Rõ ràng là
chỉ 5 năm trước đây, ngày kỷ niệm biến cố Thiên An Môn không phải là cái gì mà
truyền thông Việt Nam đăng tải. Tình hình bây giờ đang thay đổi.
Việc bắt giữ các bloggers mới đây chỉ làm mọi người tức giận thêm,
và có thể tạo thêm những tiếng nói chống đối mới trên mạng. Tuy nhiên nhiều
tiếng nói chống đối vẫn còn lạc quan về internet. Khi một blogger bị bỏ tù,
tiếng nói đối kháng không yên lặng. Nhờ có internet, mọi người biết được việc
gì đang xảy ra và tại sao. Thêm nữa, như nhà báo Ngô Nhật Đăng nói: "Bạn biết
là khi bạn bị bắt, có cả một mạng lưới nhân sự lo toan cho gia đình bạn, thăm
nuôi bạn trong tù, và khiến cho người ta cảm nhận được sự yêu thương, bớt sợ
hãi."
Internet chỉ mới được thiết lập tại Việt Nam từ thập niên 1990 vì
trước đó chính phủ Việt Nam không cho phép. Ngăn chặn và sàng lọc nội dung từ lâu
đã là một phần của việc quản lý internet tại Việt Nam. Nhưng sự bộc phát của truyền
thông xã hội và được người dân dùng nó như một công cụ để nối kết và tổ chức là
điều không ai ngờ đến. Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, và tự do hội họp. Tuy nhiên, luật lệ về an ninh quốc gia và những quy
định khác đã giảm thiểu hoặc triệt tiêu những bảo đảm trên đối với người dân.
===========
Social Media Censorship in Vietnam Saadia Gardezi - IDG Connect
July 14, 2014
History has shown that the best weapon in the fight for freedom
has always been information. Traditional media used to challenge the state, but
was easily curtailed. Now social media is facing the same attack, with
countries like China, Vietnam, Cambodia, Singapore and Thailand all trying to
monitor and censor sites like Facebook and Twitter.
In fact today, rather than being united in terms of peace,
military cooperation and commerce, the vision of a single ASEAN community, is
united over the heavy regulation of the media. In Vietnam specifically, many
sites are blocked. These include sites of expatriate political parties,
international human rights organizations, and politically or religiously
critical materials that might undermine the Communist Party.
These regulation efforts are often called the "Bamboo
Firewall". But advances in technology have consistently diminished the
effectiveness of censorship. Regulatory responsibility in Vietnam is shared
between two ministries based on subject matter. The Ministry of Culture and
Information focusing on sexually explicit, superstitious, or violent content,
while the Ministry of Public Security monitors political content.
Recent literature has termed media censorship as “soft
authoritarianism”. In Vietnam there is some evidence that policy, rather than
personality and patronage, guides elite politics in the Communist Party of
Vietnam (CPV). Thus state reform is not as coherent and clear. This is because
Party leaders don’t have consensus across the spectrum of political and
business elites and use the press to manage a growing number of voices in the
political system.
This management is becoming increasingly untenable with escalating
volumes of political and corruption scandals. The media in Vietnam is
semi-democratic and censorship will need to be understood as a tussle between
conservative power, the reformist agenda, and freedom of the civil society.
Censorship of the internet in Southeast Asian is a sad sign that
democracy is regressing, with public officials threatening to use legal action
against critics.
Vietnam’s mainstream media remains under strict state surveillance
and social media networks are regularly blocked. Bloggers are often prosecuted
and given prison sentences.
The most controversial of measures taken by Vietnam is the Decree
72, or the "Management, Provision, Use of Internet Services and
Information Content Online". This was signed by Prime Minister Nguyen Tan
Dung on July 15, 2013. The decree bans the sharing of online news stories on
social media sites. The decree has a confusing number of provisions. Clause
20.4 states that a personal information webpage is not allowed to provide
aggregated information without defining “aggregated information”.
It basically means the general public is not able to air or share
any political views by making the exchange of information a criminal act. The
Deputy Minister of Information and Communications Le Nam Thang said, “Personal
webpage owners are only allowed to provide their own information, and are
prohibited from taking news from media agencies and using that information as
if it were their own.”
The Vietnamese government has come under intense criticism from
organizations like Reporters Without Borders, Human Rights Watch and other
human rights groups. This is because the laws can be used for selective
persecution and against certain people with whom the government has a problem.
The Vietnam government has dismissed these criticisms. It says the primary intent
of the decree is to protect intellectual property rights and the copyrights of
press agencies by curtailing sharing.
There is a lack of clarity with which the government seems to be
moving. This is not only found in the vagueness of the language of the decree
itself but also in several recent examples. Until recently newspapers in
Vietnam would simply quote the Chinese official lines. But with the Vietnamese
standoff with China in the South China Sea over an oilrig, the state has
changed it uncritical stance towards China. In fact the government has been
vocal in it opposition to China claiming that China had violated Vietnamese
sovereignty.
On June 4th, at the 25th anniversary of the Tiananmen Square
massacre, internet viewers in Vietnam found they could access information about
the protests. However, these articles were soon taken down from most of the
official media websites, even though the government denies it had a hand in
this. Again the government seems to be of two minds: torn between its own desires
for progress and self-reliance, and conservative notions of loyalty and state
control over information.
The government is playing a balancing act. It has to balance the
anti-China sentiments in the media and amongst the population while not
engaging in an all out conflict with China. Recent anti-China riots in Binh
Duong and Ha Tinh provinces and the evacuation of thousands of Chinese workers
from Vietnam have been condemned by China. The situation is complicated for the
authorities. But five years ago it was clear that the Tiananmen anniversary was
not something that got any media coverage in Vietnam.
Now things are changing.
The recent arrests of bloggers in Vietnam are likely to make
people angrier, and may inspire new online voices of dissent. However, may of
these dissident voices are still optimistic about the internet. While one
blogger goes to jail, it is not in silence. Due to the internet, everyone knows
what is happening and why. Additionally, as Vietnamese journalist Ngo Nhat Dang
put it, “You know that if you get arrested, there is a network of people who
will take care of your family, who will visit you in prison, and that makes
people feel loved and less scared.”
The internet wasn’t established in Vietnam until the 1990s because
the government would not consent to it. Blocking and filtering content have
long been a part of Vietnam’s internet regulation practices. But the rise of
social media and its use as a tool for citizens to connect and organize has
been unexpected. Vietnam guarantees freedom of speech, of the press, and of
assembly through constitutional provisions. However, state security laws and
other regulations reduce and eliminate these guarantees afforded to the
citizens.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment