Sunday, July 20, 2014

Việt Cộng lúng túng do không có chiến lược rõ ràng


Vụ 6 ngư dân bị TQ bắt : Việt Cộng lúng túng do không có chiến lược rõ ràng

Trung Quốc vẫn là Trung Cộng

https://www.youtube.com/watch?v=a4VXgSYw6B4&list=TLsFdEVXDwY28UGvLW2LE2K1J-4ZkvwvZ-

Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Source : US defense department

 

Trọng Thành

Việc công dân Việt Nam hoạt động ngư nghiệp tại Biển Đông bị Trung Quốc bắt giữ xảy ra thường xuyên. Sau vụ 6 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt ngày 03/07/2014, trong công luận Việt Nam, có nhiều câu hỏi về phản ứng chậm trễ của chính quyền, đặc biệt là sự bất lực của chính quyền trong việc xác định vị trí tọa độ trên biển nơi công dân mình bị bắt. 

Ngày 10/07, chính phủ Việt Nam mới có thông tin chính thức về tình trạng sức khỏe và nơi các ngư dân bị giam giữ.Theo phía Trung Quốc, tàu Việt Nam bị bắt giữ do "tác nghiệp phi pháp trong vùng nội thủy lãnh hải Trung Quốc".

Mới đây nhất, hôm nay 12/07, báo Sài Gòn Giải Phóng thông báo 7 ngư dân tỉnh Quảng Bình hiện đang bị Trung Quốc giam giữ cũng tại đảo Hải Nam. Theo thông tin từ địa phương, tàu cá QB 93256TS bị vây bắt hồi giữa tháng 6/2014, khi đang hành nghề cùng một tốp 50 đến 60 tàu Việt Nam khác.

Về chủ đề ngư dân bị Trung Quốc bắt tại Biển Đông và phản ứng của chính quyền Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với Luật gia Hoàng Việt, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển, Liên đoàn luật sư Việt Nam.

RFI : Thưa Luật gia Hoàng Việt, sau khi tàu cá Việt Nam QNg 94912, cùng sáu thủy thủ bị Trung Quốc bắt giữ, trong dư luận Việt Nam có nhiều ý kiến chỉ trích phản ứng chậm trễ, thái độ « im lặng » hay nói cách khác sự nhu nhược của chính quyền. Về vấn đề này, xin ông cho biết các nhận định sơ bộ.

Luật gia Hoàng Việt : Trước hết, tôi chưa rõ các ngư dân bị bắt tại các vùng biển nào. Bởi vì thông tin đưa ra là sáu ngư dân bị bắt ở cửa Vịnh Bắc Bộ, nhưng tôi nhận được thông tin khác. Tức là, nói chung không rõ họ bị bắt tại vùng biển nào.
Trong Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã phân định từ năm 2000, nhưng ở cửa Vịnh Bắc Bộ, hai bên vẫn đang tiếp xúc để đàm phán. Hiện nay, việc phân định cửa Vịnh Bắc Bộ vẫn đang gặp trở ngại. Bởi vì, phía Trung Quốc họ đưa ra quan điểm « chủ quyền thuộc ta/thuộc ngã, gác tranh chấp cùng khai thác ». Và khi đàm phán để phân định cửa Vịnh Bắc Bộ, họ vẫn dựa vào « đường Lưỡi bò ». Cho nên phía Việt Nam kiên quyết không chấp nhận trường hợp đó.

Trong trường hợp vùng cửa Vịnh Bắc Bộ là vùng chưa có sự phân định, thì theo tinh thần của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, trong điều 74 và điều 83, trong khoản 3 có quy định rằng, khi chưa có sự phân định thì các bên phải có sự thiện chí với nhau. Nhưng tôi vẫn cho rằng, hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy họ không có sự thiện chí. Đặc biệt sự kiện mới nhất là tháng 5/2014, Trung Quốc đặt giàn khoan 981 (giàn khoan Haiyang Shiyou 981) ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam và đến giờ họ cũng chưa rút ra.

Còn vấn đề phản ứng của phía Việt Nam, tôi vẫn cho rằng là ở đây có nhiều điều khó khăn. Thứ nhất là Việt Nam là một nước láng giềng của Trung Quốc, và so với tiềm lực của Trung Quốc thì Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Cho nên, Việt Nam vẫn chọn một phương án là Việt Nam cố gắng duy trì các biện pháp hòa bình, gọi là tối đa, với Trung Quốc.

RFI Trong vụ 6 ngư dân vừa bị bắt giữ, câu hỏi đặt ra là : tại sao chính quyền Việt Nam không làm được công việc xác minh vị trí hành nghề của ngư dân nước mình (mà theo thông tin báo chí trong nước, có nhiều tàu bè Việt Nam hoạt động tại địa điểm này vào thời điểm tàu QNg 94912 bị bắt) ? Trong trường hợp này, nhiều người quan tâm có cảm giác là chính quyền Việt Nam thoái thác trách nhiệm xác minh thông tin, và đẩy trái bóng về phía Trung Quốc. Điều này gây một tâm trạng hoang mang trong công luận. Xin ông cho biết quan điểm.
Luật gia Hoàng Việt : Thực ra, phía Việt Nam không phải là họ thoái thác đâu. Thực ra là trình độ quản lý của Việt Nam có nhiều vấn đề. Đặc biệt trong quản lý biển, Việt Nam vẫn không đủ tiềm lực, không đủ phương tiện kỹ thuật để có thể quản lý được những vấn đề đó (cụ thể là việc xác định vị trí tọa độ nơi làm việc của ngư dân – ndr). Ngay cả trên đất liền, trong nội địa của Việt Nam, việc quản lý của chính quyền luôn luôn là chuyện mà người dân có các phản ứng.
Đến thời điểm này, tôi khẳng định là Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến thế đường cùng, và Việt Nam đã phản ứng, nói chung là đã có phản ứng gần như là rất cấp bách. Chỉ có điều là, để tìm ra một hướng đi, một chiến lược để đối phó với các hành động của Trung Quốc, thì Việt Nam thực sự là cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng.
RFI Câu hỏi đặt ra là, nếu như chính quyền Việt Nam không đủ khả năng xac định được tọa độ nơi các ngư dân bị bắt, thì tại sao chính quyền lại không minh bạch về sự bất lực này, về thực tế này ? Tại sao chính quyền không để cho các cơ sở nào có năng lực tham gia vào chuyện này, hoặc ít ra mở ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này ?

Luật gia Hoàng Việt : Cá nhân tôi cho rằng Nhà nước vẫn chưa làm được tròn nhiệm vụ bảo vệ các công dân của mình.

Nhưng mà ở Việt Nam có nhiều vấn đề, và không phải chỉ riêng vấn đề này. Ở một chính thể như Việt Nam, các cơ quan bao giờ họ cũng không muốn nhận trách nhiệm về phía mình. Chuyện quy trách nhiệm là chuyện rất dài. Đối với Việt Nam (chuyện này - ndr) bây giờ là sự loay hoay dài.

Tôi thì đặt ra vấn đề là, chính phủ Việt Nam bây giờ phải đặt ra đối sách, một chiến lược đối phó với các hành động của Trung Quốc trong tương lai. Bởi vì, những hành động của Trung Quốc không chỉ xảy ra trong hiện tại, mà nó sẽ tiếp tục kéo dài với một tốc độ cao hơn trong tương lai.

RFI : Thưa ông, chúng ta có thể hình dung trong thời gian ít ngày nữa, hải cảnh Trung Quốc lại có một vụ bắt giữ các ngư dân Việt Nam đang làm việc trên ngư trường, thì ông có nghĩ rằng có khả năng lúc đó chính quyền Việt Nam sẽ lại yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp tọa độ nơi họ bị bắt, trong khi về phần mình không đưa ra thông tin gì ?

Luật gia Hoàng Việt : Tôi xin trở lại ý lúc nãy là, nếu Việt Nam có một chiến lược để đối phó với Trung Quốc trong một thời gian tới, thì Việt Nam sẽ có một hướng đi khác. (Còn nếu không), thì rõ ràng Việt Nam sẽ vẫn loay hoay như trong thời gian vừa rồi.
Trong thời gian vừa rồi, với sự kiện 981 (giàn khoan Hải Dương 981) một mặt, Việt Nam đã kìm chế được, để không khiến tranh chấp trở thành xung đột quân sự, đó là điều tốt. Nhưng nếu trong thời gian sắp tới mà Việt Nam vẫn cứ phản ứng như vậy, thì điều này cho thấy Việt Nam đã bị động và bị lúng túng trong việc đưa ra các biện pháp. Tôi vẫn nghiêng về khả năng là, đến giờ Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một chiến lược nào rõ ràng, cụ thể cả…
Còn đương nhiên là phía Việt Nam có cái khó của họ. Tức là chính phủ Việt Nam cho rằng về mọi mặt, họ yếu hơn Trung Quốc. Vậy thì, giữa một bên yếu và một bên mạnh, thì sẽ đối xử như thế nào. Về cái này, cũng có nhiều vấn đề để tranh luận…
Tôi vẫn hy vọng chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra một chiến lược rõ ràng. Có lẽ là trong thời gian sắp tới phía Việt Nam cũng đang muốn đưa sự kiện giàn khoan ra một tòa án quốc tế nào đó. Phía Việt Nam có vẻ đang quyết tâm trong trường hợp đó. Thế còn quyết tâm đến mức nào, tôi cũng chưa biết. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam quyết tâm, bởi vì Việt Nam bị dồn tới chân tường, Việt Nam cũng sẽ làm tất cả mọi cách Việt Nam có thể làm, để bảo vệ những lợi ích của mình, trong đó có sử dụng biện pháp pháp lý.
RFI Thưa ông, trong thời gian chờ đợi Việt Nam kiện Trung Quốc, nếu như chính quyền vẫn tiếp tục ở thế « loay hoay » này, thì phải chăng số phận của người ngư dân Việt Nam vẫn ở trong tình trạng hết sức bấp bênh, vì không nhận được ủng hộ thực sự từ chính quyền ?

Luật gia Hoàng Việt : Thực sự mà nói ngư dân họ cũng là những người rất dũng cảm, khi làm công việc đánh bắt trên biển. Cho đến bây giờ (chính quyền) Việt Nam đang cố gắng, nỗ lực hết sức. Chỉ có vấn đề là nỗ lực này đạt được mức độ nào, thì chúng ta vẫn phải chờ đợi.

Cho đến bây giờ Việt Nam cũng có nhiều tuyên bố, cũng như định hướng, nhưng những tuyên bố và định hướng này không biết có phù hợp và đáp ứng được… trong hoàn cảnh thực tế hay không. Phía chính phủ Việt Nam họ cũng đưa ra được nhiều vấn đề đấy, nhưng còn để nhận xét được những chính sách của họ, có lẽ chúng ta phải chờ thêm một thời gian tới nữa.

RFI : Có một câu hỏi là phải chăng báo chí hay dư luận trong nước có phản ứng quá nương nhẹ với chính quyền, vì thế mà chính quyền chưa thực sự đối mặt với sự thật, tức khả năng hạn chế của mình, và vì không đối diện với sự thật, nên cũng không có quyết tâm thay đổi, cải thiện năng lực của mình, cụ thể như trong việc chủ động, nhanh chóng xác định được vị trí các ngư dân Việt Nam làm việc hay nơi họ bị bắt ?
Luật gia Hoàng Việt : Theo quan điểm của riêng tôi, dư luận trong nước cũng không nuông chiều đâu. Có vẻ như đây là những điều trên các báo chính thức, tức « lề phải ». Còn bên « lề trái » cũng có nhiều ý kiến ghê gớm lắm. Và thông tin và truyền thông bây giờ không chỉ là «lề phải », mà có « lề trái » nữa. Nói vui là « lề trái » thôi, nhưng thực ra có rất nhiều tiếng nói của người dân ở đây.

Vấn đề ở đây là chính phủ Việt Nam cũng gặp những khó khăn. Khả năng họ làm được cái gì, cái đấy tôi không dám nhận xét. Nhưng tôi chỉ nhận xét một vấn đề là. Cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một chiến lược rõ ràng, để đối đầu, hoặc là chống lại những ảnh hưởng và những hành động sai trái từ phía Trung Quốc.

Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều. Chính phủ Việt Nam nỗ lực rất nhiều, nhưng chỉ là nỗ lực trong những biện pháp gọi là ‘‘tình thế’’, tức là giải quyết những vấn đề trước mắt, chứ còn để cho một tầm lâu dài, để thống nhất và đưa ra được một chiến lược khiến cả nước cùng chụm lại, thì tôi vẫn nghĩ rằng Việt Nam vẫn đang loay hoay.

Với tư cách một nhà nghiên cứu về Biển Đông, tôi khẳng định rằng tranh chấp Biển Đông sẽ kéo dài hàng trăm năm kế tiếp, chứ không chỉ là giải quyết ngay trong thời gian này. Tuy nhiên, mỗi thời gian sẽ có một nhiệm vụ. Việc chính phủ Việt Nam bằng mọi giá phải làm được, đó là phải giữ được các vùng biển, mà Việt Nam sẽ được hưởng theo các quy định của Công ước về Luật biển, trong đó có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam sẽ được hưởng và Việt Nam sẽ phải làm mọi cách để giải quyết vấn đề đó.

Và vì vậy, bảo vệ quyền của ngư dân cũng là bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển của Việt Nam được sự công nhận của Công ước Luật biển 1982. 

RFI : Xin cảm ơn Luật gia Hoàng Việt.
Luật gia Hoàng Việt (Sài Gòn)

12/07/2014

More


Tin bài liên quan



6 ngư dân Việt bị TQ bắt ở Hoàng Sa đang bị giữ ở cảng Tam Á

Một ngư dân Việt Nam sửa chữa chiêc tàu bị tàu hải giám Trung Quốc đâm vào
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Ngũ Giác Ðài có chiến thuật mới để ngăn chặn TQ ở Biển Đông
  • Tàu chiến TQ áp sát, tìm cách phá đội hình tàu Việt Nam
  • 'Tình hình nhân quyền ở VN không cải thiện, thậm chí còn xấu đi'
  • Dân biểu Sanchez chống đối việc thương thuyết TPP với VN
  • Dân biểu Mỹ: Tình hình nhân quyền đang trở nên tệ hại hơn ở VN
  • Nghe Hội nghề cá VN bác cáo buộc của TQ về vụ ngư dân bị bắt ở Hoàng Sa
  • Nghe Hải quân Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam

Ðường dẫn

11.07.2014
Sáu ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt ở Hoàng Sa hôm 3/7 đang bị cầm giữ tại cảng Tam Á, thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. 
Tại cuộc họp báo chiều qua, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình thông báo đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Châu sáng ngày 10/7 đã ‘tiến hành thăm lãnh sự và có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với sáu ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS bị Trung Quốc bắt giữ.’
Bấm vào nghe bài tường trình
Ông Bình cho biết thêm sức khỏe của nhóm ngư dân ‘hoàn toàn ổn định.’
Vài ngày sau khi vụ bắt giữ xảy ra, Hội nghề cá Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu các cơ quan chức năng trong nước nhanh chóng thúc đẩy Bắc Kinh phóng thích các ngư dân bị bắt.
Đáp câu hỏi về khả năng tổ chức cho thân nhân thăm gặp các ngư dân đang bị giam ở Tam Á, Phó Chủ tịch Võ Văn Trác, cho biết:
“Cái đó nội bộ chúng tôi phải lo chuyện đó. Còn hiện nay về phía ngoại giao thì coi như họ đang làm, như thế nào thì đang chờ.”

Tuy nhiên, ông Trác nói chưa có kế hoạch lẫn thời điểm cụ thể sắp xếp cho chuyến thăm này:
“Cái đó đang chuẩn bị thôi. Chúng tôi hiện nay đang nắm tình hình. Nói chung về gia đình họ, địa phương người ta phải lo thôi. Còn vụ bắt giữ thì Bộ Ngoại giao người ta đang lo.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 6/7 loan báo đã yêu cầu phía Trung Quốc xác định vị trí và nguyên nhân vụ bắt giữ.

Tới nay, Hà Nội chưa cho biết hồi đáp chính thức từ Bắc Kinh thế nào, nhưng hôm 4/7 Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố với báo giới rằng vụ bắt giữ xảy ra tại khu vực cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 7 hải lý.

Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Hồng Lỗi cũng cho hay nguyên nhân các ngư dân Việt bị bắt là do xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.
Trước nay đã nhiều lần xảy ra các vụ ngư dân Việt hoạt động trên Biển Đông bị Trung Quốc câu lưu, tịch thu ngư cụ, và đòi tiền chuộc. Đây là vụ bắt giữ đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khiến căng thẳng Việt-Trung leo thang. 
Bộ Ngoại giao cho hay Tổng lãnh sự quán Việt Nam ‘đang tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Nam làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc.’
Vietnamnet dẫn lời người phát ngôn Lê Hải Bình nói quan trọng là xác định được vị trí xảy ra vụ việc và ‘các cơ quan vẫn đang làm việc với nhau để xác minh đúng vị trí này.’


Thân phận ngư dân Việt Nam: trách nhiệm về ai?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-10

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
07102014-vn-fishm-spligh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Laodong.com.vn




Tàu cá QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi trên đó bị Trung Quốc bắt đi từ hôm 3 tháng 7 ngay tại Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến nay đúng một tuần lễ, nhưng tin tức về họ vẫn chưa được rõ.

Và đây là vụ bắt bớ mới nhất đối với ngư dân Việt hành nghề trên vùng biển của nước nhà. Suốt nhiều năm qua họ phải đối diện với thêm bao khó khăn khi đi đánh bắt trên biển; đặc biệt khi bị săn đuổi bởi phía Trung Quốc.

Nhìn nhận về tình cảnh của họ hiện nay ra sao?

Làm nghề khi ngư trường bị Trung Quốc vây hãm
Biển khơi bao la ngày càng trở nên nhỏ hẹp đối với ngư dân Việt Nam khi mà phía Trung Quốc không còn che giấu tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông. Kể từ năm 1999, Bắc Kinh hằng năm ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông từ trung tuần tháng 5 cho đến đầu tháng 8.
Tiếp đến sau khi Trung Quốc tiến hành xây dựng thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm mà họ gọi là Vĩnh Hưng, thuộc quần đảo Hoàng Sa nơi mà họ cưỡng chiếm hồi năm 1974 đặt đó là đơn vị hành chính quản lý hết các đảo tại Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò do họ vạch ra/ thì việc ngư dân Việt Nam đi vào vùng biển truyền thống ngày càng trở nên nguy hiểm.

Bắc Kinh còn thông qua chính quyền tỉnh Hải Nam hồi tháng 11 năm ngoái banh hàn lệnh buộc các tàu nước ngoài muốn đánh bắt tại 2/3 khu vực Biển Đông phải xin phép tỉnh này, nếu không họ sẽ đuổi đi hay tịch thu phương tiện và có thể áp dụng mức phạt gần 83 ngàn đô la Mỹ đối với tàu bị bắt.

Mới đây nhất từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan khủng trong vùng thểm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn chưa đầy 120 hải lý. Sau đó, một tàu cá của ngư dân thành phố Đà Nẵng ĐNa 90152  bị tàu của Trung Quốc đâm chìm ngay trước sự chứng kiến của tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Bắc Kinh còn thông qua chính quyền tỉnh Hải Nam hồi tháng 11 năm ngoái banh hành lệnh buộc các tàu nước ngoài muốn đánh bắt tại 2/3 khu vực Biển Đông phải xin phép tỉnh này, nếu không họ sẽ đuổi đi hay tịch thu phương tiện và có thể áp dụng mức phạt gần 83 ngàn đô la Mỹ đối với tàu bị bắt
Ngày 3 tháng 7 một tàu cá cùng 6 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc bắt giải về nước họ khi tàu này đang đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ. Một tàu khác của ngư dân Lý Sơn bị tàu chiến Trung Quốc rượt đuổi và đâm vào.
Nhân dịp hội thảo ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử’ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 20 và 21 tháng 6, các học giả trong và ngoài nước được đưa đến xem chiếc tàu bị nạn và nói chuyện với người chủ thuyền cùng thuyền trưởng điều khiển chiếc tàu.
Tàu vỏ sắt giả danh tàu cá Trung Quốc (bên phải) đang truy đuổi tàu cá Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: H.V.M
Tàu vỏ sắt giả danh tàu cá Trung Quốc (bên phải) đang truy đuổi tàu cá Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: H.V.M
Ông Andre Menras, một người Pháp nhập quốc tịch Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết, lâu nay rất quan tâm đến ngư dân Việt Nam và thực hiện cuốn phim nói về cảnh ngộ của những gia đình ngư dân tại đảo Lý Sơn ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’, là một trong những người chứng kiến con tàu bị phía Trung Quốc đâm chìm và được kéo về âu thuyền Thọ Quang như là vật chứng cho hành động tấn công của phía Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam.
Ông nói:

Tôi vừa mới được gặp một số anh em ngư dân tại Đà Nẵng, đặc biệt các ngư dân bị tàu Trung Quốc đánh chìm trước mắt các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam chứng kiến nhưng bất lực và chỉ biết cứu người sau đó.
Tôi vừa mới được gặp một số anh em ngư dân tại Đà Nẵng, đặc biệt các ngư dân bị tàu Trung Quốc đánh chìm trước mắt các tàu Cảnh sát Biển VN. Cảnh sát biển Việt Nam chứng kiến nhưng bất lực và chỉ biết cứu người sau đó
Ông Andre Menras
Trao đổi với họ tôi biết tình hình kinh tế hiện tại của thuyền trưởng và 9 thuyền viên đang gặp nhiều khó khăn. Lý do tàu của họ bị hư hỏng rất nặng, họ phải chịu cảnh thất nghiệp. Chủ tàu, bà Hoa, cũng rất buồn vì đã mất phương tiện kiếm sống của gia đỉnh.
Theo bà này thì các ngư dân khi đi đánh bắt cá xa bờ tại vùng Hoàng Sa ngày càng phải liều mạng sống của họ.
Chính bà Huỳnh thị Như Hoa cho biết tình cảnh khó khăn hiện nay của gia đình và các ngư dân đi trên tàu:
Andre Menras Hồ Cương Quyết chia sẻ về
Andre Menras Hồ Cương Quyết chia sẻ về "Hoàng Sa: Nỗi đau mất mát" bên lề hội thảo về Hoàng Sa - Trường sa: Sự thật lịch sử vừa diễn ra ở Đà Nẵng (ảnh BienDong.Net)

Trong năm nay không có công ăn việc làm, đói, không cò tiền để trang trải trong gia đình.
Ông Andre Menras Hồ Cương Quyết cho biết tại Hội thảo ở Đà Nẵng vừa qua, ông nêu ra một vấn đề đáng chú ý khác khi những ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, đâm tàu như thế:

Trong hội thảo vừa rồi tôi nhấn mạnh một điều ‘vấn đề ở đây không chỉ là vấn đề chủ quyền, vấn đề là một vấn đề nhân quyền. Không nên chờ đến lúc vấn đề chủ quyền được giải quyết mới tạo điều kiện cụ thể cho ngư dân được hành nghề an toàn. Nên thành lập ngay một UB Quốc tế Đòi Quyền Sống cho Ngư dân để kiện TQ
Ông Andre Menras
Trong hội thảo vừa rồi tôi nhấn mạnh một điều ‘vấn đề ở đây không chỉ là vấn đề chủ quyền, vấn đề là một vấn đề nhân quyền. Không nên chờ đến lúc vấn đề chủ quyền được giải quyết mới tạo điều kiện cụ thể cho ngư dân được hành nghề an toàn. Nên thành lập ngay một Ủy ban Quốc tế Đòi Quyền Sống cho Ngư dân để kiện Trung Quốc về các hành động vô nhân đạo của họ đối bới người lao động Việt Nam trên biển đó là bắn chết, đánh đập, bắt giữ trong điều kiện tồi tệ như tù binh, tịch thu tàu, phá các ngư cụ, ăn cướp hải sản, đòi tiền chuộc khổng lờ, đâm chìm tàu rồi bỏ đi mặc kệ sống chết ra sao… Bởi vì đó là một chính sách khũng bố đã có hệ thống của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Thông tin ngư dân gặp nạn khi đang đánh bắt trên biển từ trước đến nay thường chỉ được báo chí loan tải khi những con tàu may mắn thoát hiểm về đến đất liền. Do đó số liệu thống kê các vụ việc chưa nói lên hết được thực tế lâu nay.
Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết nói về thống kê mà ông thực hiện dựa trên tin tức được loan tải:

Tôi đã lập một vài thống kê về vấn đề này : từ năm 2002 đến nay có hơn 2000 ngư  dân Việt Nam là nạn nhân của tàu Trung Quốc ; 30 ngư dân chết hay ‘mất tích’ trên biển khi thời tiết không xấu, 120 ngư dân bị tàu đâm chìm và suýt chết, 500 ngư dân bị bắt giữ tại đảo Phú Lâm, 130 chiếc tàu bị tịch thu… Chưa kể đến các gia đình thất nghiệp và phá sản khi phải trả tiền vay để đóng tàu đi biển cho bà con và ngân hàng suốt đời của họ.

Cho dù các số liệu thống kế vừa nêu chưa đầy đủ bởi có thời gian việc đưa tin về vấn đề này còn bị xho là ‘nhạy cảm’.

Đề nghị hỗ trợ

Có thể nói người ngư dân ngoài kỹ năng đi biển họ không có thể tự vệ trước hành động tấn công của các tàu Trung Quốc. Họ cần sự bảo vệ hiệu quả từ các lực lượng chức năng của Việt Nam như đề nghị của ông Andre Menras như sau:

Đề nghị chủ yếu của ngư dân đối với chính quyền hiện nay là họ phải được bảo vệ thật sự, vì họ không thể tự bảo vệ được. Có vẻ như chính quyền đã đưa ra chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các ngư dân mua tàu vỏ thép và công suất lớn. Công tác đó nếu được thực hiệp kịp thời, nếu tiền của dân thật sự đi vào tay ngư dân, thì có thể giúp cho ngư dân đối phó với bão tố và các cuộc tấn công của tàu Trung Quốc- đó là tàu cá hay là tàu quân sự.

Vấn đề đóng tàu vỏ thép kiên cố có sức chịu đựng tốt hơn tàu gỗ mà ngư dân sử dụng lâu nay từng được triển khai. Thế nhưng cho đến lúc này chỉ mới có một vài chiếc tàu vỏ thép được đưa vào sử dụng. Những chiếc tàu này dù có những lợi thế hơn tàu gỗ; thế nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật để ngư dân đi đánh bắt xa bờ và lâu ngày.
Nhiều ngư dân không còn con đường sinh sống nào khác ngoài làm biển nên phải trụ bám, còn những ai có cách thì phải bỏ biển vì công việc làm ăn bấp bênh nhiều khi lỗ vốn; trong khi đó nguy cơ bị phía Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hải sản, ngư cụ và thậm chí bị đâm chìm, bắn chết là quá lớn.

TUYÊN BỐ SỐ 1 CỦA HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM VỀ VIỆC 6 NGƯ DÂN VIỆT NAM BỊ TRUNG QUỐC GIAM CẦM

Đúng một tuần sau khi 6 ngư dân Quảng Ngãi trong lúc đánh cá ngay trên vùng biển của mình bị tàu Trung Quốc tấn công và bắt về phương Bắc, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn nín tiếng.

Cứ mỗi 24 giờ người thân bị giam cầm, nỗi đau đớn của các gia đình ngư dân nghèo bị xâm hại và hàng triệu trái tim người Việt lại nhân lên gấp đôi: ánh mắt thất thần hướng biển trong những dự cảm bị cướp bóc, tra tấn và chưa rõ chết sống của những ngư dân từng được nhà nước khuyến khích bám biển; cùng sự thất vọng cùng cực trước thái độ không thể mô tả khác hơn là hổ nhục của những người vẫn tuyên bố về “tình hữu nghị viển vông” hay “không để mất chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.

Kể từ sau Hội nghị Thành đô năm 1990 với thất lợi quá lớn cho Việt Nam trước Trung Quốc, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc không thể là đầu môi chót lưỡi mà phải được hiểu một cách thống thiết vào lúc mỗi công dân Việt Nam phải chịu cảnh nhược tiểu hèn kém và ô nhục từ ngày giàn khoan HD 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội, như một cái gai nhức nhối cứ mỗi ngày lại đâm chọc sâu hơn vào 90 triệu cặp mắt người dân Việt.

Trớ trêu thay, trong khi tuyệt đại đa số các tổ chức chính trị và các hội đoàn của nhà nước vẫn như chìm trong cơn á khẩu khó phương chữa trị, đã chỉ có giới báo chí và Hiệp hội Nghề cá Việt Nam mới là những con người dám cất lên tiếng nói của tấm lòng đồng cảm nhất với 6 ngư dân không hề và chưa bao giờ được bảo vệ của chúng ta.

Tất cả những gì cho tới nay mà chính quyền Việt Nam hé môi vẫn chỉ là tìm cách “xác định tọa độ” nơi ngư dân bị bắt giữ, mà không có nổi một lời lên án Bắc Kinh tấn công và bắt cóc đồng bào mình. Phải chăng đó là tâm địa và phương cách của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và giới tuyên giáo Việt Nam khi vẫn thản nhiên kêu gọi “sẽ bảo vệ ngư dân mưu sinh”?

Cũng không có nổi một nghị quyết dù chỉ là ám chỉ về mối “xung đột Biển Đông” sau Hội nghị trung ương 9 và kỳ họp quốc hội thứ 7 năm 2014, cũng chưa từng biểu hiện manh mối nào để chứng tỏ cho 90 triệu đồng bào là “sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế”, những người đang nắm quyền và chịu trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc đang muốn đưa Tổ quốc Việt Nam vào số phận phụ thuộc ngoại bang thê thảm đến mức nào?

Không thể chấp nhận số phận không đáng phải gánh chịu của đồng bào mình, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – đại diện cho trái tim và tiếng nói tự do của những người viết báo và người dân muốn tìm ra và nói lên sự thật nhân bản dân tộc – lên tiếng yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải có ngay hành động dứt khoát đòi Trung Quốc phải xin lỗi, bồi thường và thả ngay 6 ngư dân Quảng Ngãi, đồng thời công bố ngay kế hoạch khởi kiện Trung Quốc ra tòa án luật biển quốc tế cho toàn thể quốc dân đồng bào nước Việt.

Ngày 11 tháng 7 năm 2014
Thay mặt Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Phạm Chí Dũng
Lê Ngọc Thanh
Nguyễn Tường Thụy
Bùi Minh Quốc

Danh sách ký tên ủng hộ Tuyên bố:
(Xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú về địa chỉ: ijavn2014@gmail.com)


Ảnh của Ngoc Bui.

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link