Nguyễn Trung: Hiểm họa đen?
Nguồn: Viet-studies
Nguyễn Trung
21-07-2014
Xem lại bài 1: Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy
Trước thềm đại hội toàn quốc X của Đảng Cộng Sản Việt Nam
(04-2006), tôi viết loạt bài “Thời cơ vàng – hiểm họa đen”. Nội dung đặt vấn đề thể chế chính trị hiện hành không kham nổi đòi hỏi phát triển của đất nước, đảng cần phải ra sức khắc phục
lỗi hệ thống, thực hiện tự do – dân chủ để nắm lấy cơ hội vàng đang
đến, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới. Loạt bài viết này cảnh báo: Đảng phải
vượt lên cái bóng của mình, nếu cứ chịu sự nô dịch của tư duy, không chịu hướng
về phía mặt trời mà đi, hiểm họa đen sẽ đến.
Đã 8 năm đã trôi qua. Đất nước
bên trong đang khủng hoảng sâu sắc chưa tìm được lối ra, bên ngoài đang bị chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc uy hiếp toàn diện. Trong bài “Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy”
(bài 1), tôi cho rằng: quan điểm
kiên định giữ đại cục quan hệ Việt –
Trung để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, không đặt vấn đề cứu nước là nhiệm vụ hàng
đầu và là sự nghiệp của toàn dân
đã tạo ra cho đất nước tình hình nguy hiểm như hôm nay.
Hiện tình mọi mặt của đất nước
khiến tôi phải đặt câu hỏi:
Hiểm họa đen đang đến?
Thế giới đã sang
trang, con
đường phát triển của Việt Nam đã sang trang từ lâu. Ngoài sự kiên định nói
trênra, Đảng Cộng Sản Việt Nam lựa chọn gì trước mọi thách thức đang đăt ra cho đất nước hôm nay? Nói nghiêm khắc: Đến hôm nay mới bàn câu chuyện này là quá muộn. Song dù muộn thế nào chăng nữa cũng phải bàn đến.
Bài 2 xin xới xáo lên một số vấn đề, mong mỏi toàn đảng cùng suy nghĩ.
Bài 2 xin xới xáo lên một số vấn đề, mong mỏi toàn đảng cùng suy nghĩ.
I. Thế giới đã sang trang
I.1. Cục diện thế giới đa cực
Sự vận động của thế giới không thể dùng cái kéo, rồi cắt nó ra từng khúc, để nói từ đây đến đây là thời kỳ này, từ đây đến kia là thời kỳ kia, mà thường là một thời kỳ sau bao giờ cũng manh nha từ thời kỳ trước, thậm chí từ nhiều thời kỳ trước, có nhiều mối liên hệ cả về hai chiều quá khứ và tương lai. Nhưng dù thế nào đi nữa, trong sự vận động liên tục như thế của thế giới, vẫn xuất hiện những hiện tượng hay những sự kiện nổi bật cho phép phân định sự vận động này thành từng thời kỳ.
Nhìn lại, bước vào thế kỷ 21, bàn cờ thế giới xảy ra hàng loạt sự kiện quan trọng:
(1) Chính quyền Obama (tính từ nhiệm kỳ I, tháng 01 –
2009) chủ trương rút khỏi Iraq và Afghanistan,
(2) Trung Quốc thời Hồ Cẩm Đào (2002) kết thúc giai đoạn “giấu mình chờ thời” (do Đặng Tiểu Bình đề xướng 1990) để chuyển sang “trỗi dậy hòa bình”. Thời Tập Cận Bình (11-2012) hiện nay đang dấn lên cho “giấc mộng Trung Hoa”, bắt đầu từ những bước đi mới trên Biển Đông.
(3) Tháng 3-2014 Nga sáp nhập Crimea, ngang
nhiên sửa lại bản đồ quốc gia ở thế kỷ 21 này. Sau đó Putin ký với Tập Cận Bình hợp tác Thượng Hải (05-2014), với những hợp đồng kinh tế (và quân sự) 300 – 400tỷ USD. Đế chế Nga đã thức dậy và xuất hiện trở lại chính trường quốc tế. Tác động đầu tiên là vấn đề Ukraina đang nóng lên từng ngày với nhiều hệ lụy khó lường (lúc này cả thế giới bàng hoàng về vụ máy bay MH 17 của hãng hàng không
Malaysia bị bắn rơi trên vùng trời miền Đông Ukraina khiến 298 người thiệt mạng).
Có thể xem 3 sự kiện trên đây đánh dấu thời kỳ hậu chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đã chuyển hẳn sang cục diện quốc tế đa cực. Đấy là xem xét trên
phương diện địa chính trị toàn cầu.
- Thời kỳ chiến tranh lạnh: 1945 – 1990, nghĩa là từ sau chiến tranh thế giới II đến khi các nước Liên Xô Đông Âu
cũ sụp đổ (kéo dài 45 năm).
- Thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, Mỹ nổi lên ví trí số 1 thế giới với ảnh hưởng chưa từng có. Thời kỳ này kết thúc khi Mỹ chấm dứt chiến tranh Iraq (2003-2010) – (kéo dài khoảng 2 thập kỷ).
- Chỉ trong vòng vài
năm sau thế giới chuyển hẳn sang cục diện quốc tế đa cực rất phức tạp hiện nay[2].
- Toàn bộ tình hình nói
trên cho thấy sự vận động của thế giới ngày càng phức tạp và tình hình diễn tiến nhanh hơn khả năng nhận thức cũng như khả năng ứng xử của các quốc gia.
Xem xét trên phương diện địa kinh tế toàn cầu, cũng có thể nói cuộc khoảng kinh tế lớn của Mỹ bắt đầu từ năm 2008, kéo
theo hay làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng kinh tế ở hầu hết các nước phát triển.
Về nhiều mặt, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc đang tích tụ nhiều vấn đề nghiêm trọng mang tính khủng hoảng.
Toàn bộ tình hình trên đặt ra hầu như cho mọi quốc gia – đặc biệt là các nền kinh tế lớn – phải tiến hành những thay đổi lớn nhằm cơ cấu lại nền kinh tế của mình cho phù hợp với sự phát triển hiện tại.
Theo quy luật, một cơ cấu kinh tế đã định hình thường chỉ tồn tại được trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định, bây giờ đã đến lúc phải thay đổi nó. Song cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay còn có thêm
một nguyên nhân mới nữa, đó là nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới phát triển rất nóng và tự nó cũng tác động lớn đến cơ cấu của các nền kinh tế khác, làm mất đi nhiều sản phẩm truyền thống của những nước này, cơ cấu lao động của những nước này cũng phải xắp xếp lại… Một quá trình cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau mới rất phức tạp xuất hiện. Thế giới đang chứng kiến một tình hình: Trung
Quốc trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị và quân sự đang trở thành vấn đề của cả thế giới; nhưng đồng thời sự phát triển của các nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay không thể thiếu thị trường Trung Quốc, và ngược lại cũng vậy.
Có thể nói, với sự xuất hiện của cục diện quốc tế đa cực như thế, sự vận động của thế giới hiện nay đã bước sang một trang mới, với những đặc điểm nổi bật như sau:
- Bên cạnh sự hợp tác chiến lược trong nội bộ từng nhóm, tính độc lập với nhau giữa các cực lớn như Mỹ, Tây Âu, Nhật, Nga, Trung Quốc tăng lên rõ rệt hơn trước. Lý do chủ yếu là trong bối cảnh quốc tế ngày nay mỗi cực ngày càng nhiều vấn đề riêng và đòi hỏi riêng (ví dụ: mối quan hệ Tây Âu – Nga, mối quan hệ Tây Âu – Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư…). Hơn nữa đang xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề quốc tế và khu vực vượt quá khả năng giữ vai trò quyết định đơn phương của Mỹ, đòi hỏi phải bàn bạc để chia xẻ trách nhiệm. Ngoài ra, trước sự uy hiếp mới từ phía Trung Quốc, các nước như Úc, Ấn Độ, Nhật… cũng phải thay đổi nhiều vấn đề cơ bản; trong đó nổi bật là Nhật (07-2014) đã quyết định điều chỉnh lại một cách căn bản quan điểm phòng vệ của mình kể từ sau chiến tranh thế giới II, hình thành
liên minh quân sự Nhật – Úc, Ấn Độ bước sang một thời kỳ hợp tác mới với Mỹ; mối quan hệ mới đầy các “affairs” Nga – Trung đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp mới, vân… vân…
- Những thách thức truyền thống và phi truyền thống trên thế giới không hề giảm đi, thậm chí có những vấn đề nóng hơn trước – ví dụ vấn đề nạn khủng bố, vấn đề vũ khí A của một số nước (Bắc Triều Tiên, Iran…),
nguy cơ bí mật công nghệ hạt nhân rơi vào tay khủng bố, những vấn đề xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo (đặc biệt là trong thế giới đạo Hồi), tình hình Iraq
rất nhạy cảm hiện nay với nguy cơ thành lập nhà nước thánh chiến IS có thể vượt ra ngoài khu vực, vấn đề Afghanistan gần như còn nguyên vẹn, vấn đề Trung Đông lại đang nóng lên… Đặc điểm chung của tình hình này là
nó làm cho các nước hữu quan phải phân tán khả năng ứng phó, hoặc thậm chí có những vấn đề có thể vượt ra ngoài khả năng ứng phó… Vì thế Mỹ và phương Tây phải rất thận trọng (ví dụ: chính quyền Obama hiện nay kiên trì việc không đưa quân đội trực tiếp tham gia vào giải quyết những biến động mới ở Iraq và vấn đề nhà nước thánh chiến Hồi giáo IS…).
- Quan hệ Nga – NATO ngày càng nóng lên trước thực tế nhiều nước trong Liên Xô cũ
đã ly khai quan hệ với Nga để gia nhập EU, kéo theo việc gia nhập NATO. Thực tế này làm xuất hiện nguy cơ hình thành vòng
vây NATO chung quanh Nga, khiến cho quan hệ Nga – NATO căng
thẳng. Bây giờ lại nổ ra vấn đề Ukraina.
- Điểm nổi bật của cục diện quốc tế đa cực hiện nay là quan hệ và mâu thuẫn Mỹ – Trung Quốc sẽ là yếu tố chi phối toàn thế giới trong thế kỷ 21, trận địa chính của mối quan hệ song phương này là khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương; trong đó không may Việt Nam là một trong các điểm nhạy cảm của các mối quan hệ hay giành giật nhau giữa hai người khổng lồ này. Tình hình
càng trở nên phức tạp hơn ở chỗ Châu Á – Thái
Bình Dương đồng thời cũng là khu vực kinh tế năng động nhất của thế giới trong thế kỷ này, nơi tranh hùng sôi nổi nhất của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tại đối thoại Mỹ – Trung lần thứ 6 (Bắc Kinh 09 và 10-07-2014) phía Mỹ thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc không được phá vỡ nguyên trạng trên Biển Đông, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp, cần sớm cùng các nước ASEAN hoàn thành
COC; Mỹ nói rõ không đứng về bên nào, đồng thời nhấn mạnh để quan hệ Mỹ – Trung đổ vỡ sẽ là thảm họa cho thế giới. Cũng thời gian này Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông cùng một nội dung tương tự.
I.2. Về siêu cường Trung Quốc đang lên
Khoảng năm 2035 trở đi, nhiều khả năng Trung Quốc có thể sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới – nghĩa là GDP vượt Mỹ tính theo sức mua PPP (cứ tạm tin vào các số liệu thống kê như vậy). Có thể nói đây là sự phát triển mang lại cho thế giới nhiều tai họa hơn là thuận lợi. Đơn giản vì quốc gia này không có
ý niệm phát triển gắn với trách nhiệm đối với thế giới. Nó vẫn đang ở trong quá trình vơ vét tài nguyên thế giới, đồng thời bằng mọi thủ đoạn và phương tiện đang tận dụng khai thác quy mô thị trường của nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa cho sự phát triển nóng của chính nó. Chắc chắn trong một thời gian dài nữa nó sẽ tiếp tục cách đối xử Thế giới chẳng là gì, Trung Quốc mới quan trọng, mục tiêu biện minh cho biện pháp [3]. Tất cả nhằm vào cái đích trở thành siêu cường Trung Hoa.
Hiện nay (2013), GDP p.c của Trung Quốc là 6000 USD.
Nguy cơ quốc gia này rơi vào cái bẫy nước đang phát triển có thu nhập trung bình rất lớn, bởi vì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và phát triển chủ yếu vẫn dựa vào bóc lột lao động và khai thác quy mô thị trường, chứ không dựa vào nâng cao
công nghệ và thể chế. Trong khi đó đất nước có quá nhiều vấn nan giải và bất công. Hiện nay toàn quốc có khoảng 1/3 dân cư tại nhiều vùng nông thôn
và hẻo lánh có thu nhập chỉ vài trăm USD tính theo đầu người. Vùng dân cư có thu nhập tính theo đầu người cao nhất gấp khoảng 100 lần vùng dân cư có thu nhập thấp nhất. Vấn đề ô nhiễm môi trường gần như không có lời giải. Trung Quốc có rất nhiều vấn đề nội trị nóng bỏng như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, sự phát triển khác biệt giữa các vùng… Song Trung Quốc là một thế giới cho chính nó,
nên Trung Quốc không thể sụp đổ được. Bởi vì khả năng của nó hy sinh cục bộ để giữ toàn cục rất lớn, bằng bất cứ giá nào – ví dụ Trung Quốc đã từng hy sinh hàng thập kỷ sự phát triển của miền Tây để tạo ra sự phát triển năng động miền duyên hải…
Cả thế giới kinh ngạc trước tình hình chỉ trong vòng một nửa thế kỷ Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ, một cường quốc quân sự có quân đội đông nhất thế giới, chi phí quốc phòng chỉ xếp sau Mỹ. Sức mạnh kinh tế và quân sự Trung Quốc đang tạo ra áp lực lớn tại chỗ cho các nước trong khu vực Đông Á và Đông
Nam Á, uy hiếp trực tiếp tất cả các nước láng giềng. Trung Quốc là đối tác thương mại và thị trường đầu tư quan trọng đối với tất cả các nền kinh tế lớn của thế giới, với dự trữ ngoại tệ trên 4000 tỷ USD đang là chủ nợ số một của thế giới. Tuy nhiên, đấy là sự phát triển đang gây ra nhiều vấn đề lo ngại cho cả thế giới, trước hết bởi lẽ các thể chế quốc tế và khu vực hiện có một mặt không theo kịp tình hình có sự tham gia ngày
càng lớn của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới, mặt khác nhiều thực tiễn hoạt động kinh tế của Trung Quốc đang vô hiệu hóa những thể chế này (các vấn nạn mới nhất là vấn đề ăn cắp bản quyền và những vi phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ, nạn hacker, rửa tiền, tham nhũng…).
Các chuyên gia tính toán, giả thử muốn nâng GDP p.c. của Trung Quốc hiện nay lên gấp đôi, Trung Quốc cần một khối lượng nguyên liệu, năng lượng gấp 4 – 5 lần mức đang sử dụng hiện nay, lấy ở đâu ra? Quy mô thị trường cũng phải tăng lên tương ứng. Phát triển như vậy mà lại không gắn với trách nhiệm, sẽ tác động lên nền kinh tế thế giới như thế nào? Các chuyên
gia đánh giá quy mô và phương thức Trung Quốc hiện nay thu hút tài
nguyên của thế giới đã vượt xa chủ nghĩa thực dân mới trong thế kỷ 20, sản phẩm Trung Quốc hiện nay đã lũng đoạn đáng kể thị trường nhiều nước… Vậy sắp tới sẽ là gì?
Bành trướng bá quyền là lẽ sống, là phương thức sống, là triết lý xây dựng nên và nuôi dưỡng sự tồn tại của đế chế Trung Hoa từ ngàn xưa. Ngày nay đế chế này đang phục sinh dưới cái nhãn chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Nghĩa là bành trướng bá quyền còn là vấn đề bản chất sinh tồn và văn hóa, chứ không phải chỉ đơn thuần là vấn đề chủ trương chính sách, hay
là vấn đề đạo đức chính trị của lãnh đạo Trung Quốc đương thời. Nó còn là sản phẩm của văn hóa và truyền thống Trung Quốc từ ngàn xưa để cố kết nên, và hôm nay
đang duy trì, và phát triển tiếp cái Đại Trung Hoa trong
thế giới đương đại. Bởi lẽ nếu không có tăng trưởng nóng như vậy, không giữ được toàn Trung Quốc cho khát vọng siêu cường, Trung Quốc sẽ sụp đổ, thậm chí có thể sẽ tan rã thành nhiều mảng. Từ khi nước CHNDTH ra đời đến nay, có một thực tế qua mọi thời kỳ là một khi nội trị càng nhiều vấn đề nóng bỏng, lãnh đạo Trung Quốc càng phải ra sức hướng sự bùng nổ của các mâu thuẫn bên trong ấy ra bên ngoài.
Chính thực tế này giải thích tại sao hôm nay “cả nước Trung Quốc đang được chính quyền dạy nhầm là người Trung Quốc đã phát hiện ra Nam Hải (Biển Đông) và các đảo ở đây” (Bill Hayton, Prospect Magazine 10-7-14)
để xúc tiến bá chiếm Biển Đông.
Mới lên cầm quyền được 2 năm, chủ trương “trỗi dậy hòa bình” thời Hồ Cẩm Đào đã được Tập Cận Bình đẩy lên thành khát vọng “giấc mộng Trung Hoa”,
dùng mọi ảnh hưởng củng cố “con đường tơ lụa truyền thống” trên bộ (từ Trung Quốc qua Trung Á,
châu Phi, sang châu Âu, đến tận Địa Trung Hải…), đồng thời đẩy mạnh hình thành “con đường tơ lụa thứ hai trên biển” nối eo Malacca với Biển Đông, đi ra Thái
Bình Dương, rồi vòng sang Ấn Độ Dương.., trước mắt tập trung thực hiện cái “đường lưỡi bò 9 vạch” (hiện nay trở thành 10 vạch) và tìm cách
chi phối tuyến giao thương hàng hải huyết mạch số 1 của thế giới, nâng kim ngạch buôn bán với các nước ASEAN hiện nay khoảng 500 tỷ USD sẽ lên 1000 tỷ USD vào năm 2020,
tăng FDI…
Từ 3 năm nay, khai thác những vấn đề phức tạp mới trong cục diện quốc tế đa cực, đặc biệt là tình hình Mỹ và quan hệ Nga – Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc chủ trương mở ra thời kỳ mới trong chiến lược bá chiếm Biển Đông. Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông, chủ quyền của Trung Quốc là vấn đề không thể nhân nhượng… Đây còn là
cách Trung Quốc trả đũa chiến lược trục xoay Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong tình hình Mỹ cam kết bảo vệ chủ quyền của Nhật bao gồm cả khu vực đảo Điếu Ngư trên cơ sở hiệp ước liên minh phòng
thủ Mỹ – Nhật, đồng thời Mỹ cam kết mạnh mẽ bảo vệ Philippines
(tuyên bố của Obama 29-04-2014 và việc hai nước ký hiệp ước liên minh quốc phòng mới cho 10 năm tới), có thể phán đoán Trung
Quốc lúc này tuy gây ồn ào, nhưng thật ra không dám trực tiếp đụng độ với Nhật và Philippines, vì so sánh lực lượng tại hai nơi này đều nghiêng hẳn về phía Mỹ.
NEXT (2)
http://vulep.blogspot.com.au/2014/07/viet-gui-ai-hoi-xii-sap-toi-cua-ang-cs.html
NEXT (2)
http://vulep.blogspot.com.au/2014/07/viet-gui-ai-hoi-xii-sap-toi-cua-ang-cs.html
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment