Lai Châu: Người dân tộc Thái vây hãm 2 trụ sở ủy
ban, dọa thắt cổ chủ tịch huyện
Hàng trăm người dân tập trung trước UBND huyện Than Uyên
Người
dân vùng tái định cư “đại náo” huyện Than Uyên và Tân Uyên
Thanh
Tùng (Nông Nghiệp Việt Nam) - Không khí
tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng “nóng”.
Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND
huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn
để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện...
Trong
hai ngày 23 và 24/6, dưới trời mưa tầm tã, hàng trăm đồng bào dân tộc, chủ yếu
là dân tộc Thái ở nhiều bản tái định cư thủy điện Huổi Quảng – Bản Chát của 2
huyện Than Uyên – Tân Uyên tỉnh Lai Châu vẫn ngồi ngoài hiên trước cửa trụ sở UBND
huyện và Ban Quản lý dự án Di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát để khiếu kiện liên
quan đến cuộc sống mới trên vùng đất tái định cư...
Trụ
sở “tê liệt”
Không
khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng
“nóng”. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín
cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng
buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện nếu như không
đưa ra được những cách giải quyết dứt điểm vụ việc.
Theo
ý kiến của bà con tái định cư, UBND huyện phải áp dụng, thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Huổi Quảng - Bản Chát theo cơ chế tại
Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đồng
thời, 2 huyện Than Uyên, Tân Uyên phải thực hiện theo Quyết định số
16/2010/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 9/8/2010 về quy định cụ thể một số chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Trước
những thắc mắc của bà con dân định cư, ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện
Than Uyên phải gọi điện “cầu cứu” UBND tỉnh Lai Châu. UBND tỉnh lập ngay một
đoàn công tác xuống huyện giải quyết vấn đề.
Chiều
cùng ngày, đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu gồm đại diện văn phòng UBND
tỉnh Lai Châu; Thanh tra tỉnh Lai Châu; MTTQ tỉnh; Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy… đã
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con về các chế độ chính sách cũng như việc
đền bù di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát. Trước trụ sở UBND huyện, đoàn đã trả
lời một số ý kiến của người dân đồng thời tiếp thu, tổng hợp những kiến nghị
liên quan đến vấn đề tái định cư.
Đoàn
công tác của UBND tỉnh Lai Châu giải thích những vướng mắc của người dân
Theo
những lời giải thích của đoàn công tác: Thực hiện công tác di dân tái định cư
Huội Quảng – Bản Chát, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thực hiện cơ chế bồi thường, hỗ
trợ di dân theo quy đinh tại Quyết định số 02/2007/QĐTTg ngày 9/1/2007 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ di dân tái định cư Thủy điện Sơn
La theo nội dung Công văn số 2096/TTg-CN ngày 27/12/2005 của Thủ tướng Chính
phủ.
Mặt
khác khi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư có hiệu lực, tỉnh Lai Châu có Công văn số 65/UBND-TĐC ngày 2/2/2012 gửi
Thủ tướng về việc cho phép Lai Châu tính chi phí hỗ trợ và chuyển đổi nghề
nghiệp, tạo việc làm theo quy định của Nghị định số 69/2009;
Thủ
tướng Chính phủ đã yêu cầu tỉnh Lai Châu thực hiện việc hỗ trợ, chuyển đổi nghề
nghiệp và tạo việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án Thủy
điện Huội Quảng – Bản Chát theo quy định tại Quyết định số 02/2007. Do vậy,
việc áp dụng chế độ, chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ di dân tái
định cư thủy điện Huội Quảng – Bản Chát được cơ quan ban ngành của tỉnh Lai
Châu thực hiện theo đúng chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước…
Hơn
23 giờ ngày 24/6, dù đã được đoàn công tác của tỉnh giải thích cặn kẽ nhưng bà
con vẫn tiếp tục tập trung đông người đưa ra nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh
việc đền bù và kiểm đếm trước tái định cư.
Trước
những diễn biến nghiêm trọng của sự việc, người dân có những biểu hiện manh
động như: Chửi bới, la ó, đạp bàn ghế… Lực lượng công an, dân quân và cảnh sát
cơ động đã có mặt để “bảo vệ” đoàn công tác của tỉnh cũng như lãnh đạo huyện
Than Uyên... Sau 0 giờ ngày 25/6, người dân vẫn tập trung rất đông tiếp tục đòi
hỏi giải quyết dứt điểm chế độ chính sách thực hiện tái định cư.
Ngoài
ra, thời điểm này, công việc của Ban Quản lý Dự án TĐC Huổi Quảng Bản Chát gần
như bị tê liệt hoàn toàn. Người dân tập trung đông trước cửa trụ sở. Họ không
cho các cán bộ, nhân viên của Ban đi lại, họ sẵn sàng sử dụng “tay chân” nếu
như có “to tiếng”. Lúc này, ông Bùi Văn Chính - Trưởng ban QLDA đi công tác
trên tỉnh; ông Phó Trưởng ban QLDA phải nhờ nhân viên bí mật ngụy trang để cầm
máy tính xách tay và một số tài liệu để về nhà làm việc cho “yên tâm”.
Trưởng
ban Quản lý Dự án huyện Tân Uyên phải nhập viện
Trong
ngày 24/6, sự việc người dân kéo lên trụ sở UBND và ban Quản lý dự án tái định
cư còn xảy ra tại huyện “láng giếng” Tân Uyên. Cũng là những mong muốn giải
quyết chế độ chính sách, những thắc mắc của bà con về hỗ trợ đền bù và đo đạc
kiểm đếm, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…
Không
đồng ý với những lời giải thích của cán bộ Ban quản lý dự án, người dân đã ném
gạch đá vào trụ sở ban, làm bị thương một số nhân viên và hủy hoại một số tài
sản. Riêng đối với ông Lê Thanh Huy - Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân
Uyên bị người dân đã kéo áo, lôi ra ngoài để sử dụng vũ lực, đồng thời “áp
giải” về bản tái định cư gần đó.
Nhận
thấy tình hình nghiêm trọng, lực lượng cảnh sát cơ động được điều xuống giải
vây. Lực lượng đã cứu được ông Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên. Tuy
nhiên trong quá trình xô sát, người dân ném gạch đá khiến ông Trưởng ban Quản
lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên bị thương phải nhập viện. Ngoài ra, một số cán bộ
đang làm việc ban và huyện cũng bị thương nhẹ, trong đó có một đồng chí là Phó Trưởng
Công an huyện Tân Uyên.
THANH
TÙNG
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment