Máy
bay Malaysia trúng tên lửa
ở Ukraina, toàn bộ 298 người
chết
World War II Documentary
Nơi máy bay của Malaysia Airlines bị bắn rơi ngày 17/07/2014 ở miền
Đông Ukraina.
REUTERS
Thanh
Phương / Thanh Hà
Một máy bay của
hãng hàng không Malaysia Airlines, bay từ
Amsterdam đến Kuala Lumpur, đã
bị trúng một tên lửa
và rơi xuống miền
Đông Ukraina ngày 17/07/2014, tại
một vùng do phe ly
khai thân Nga kiểm
soát, khiến toàn bộ 298 người
thiệt mạng, trong đó hơn
phân
nửa là hành khách Hà
Lan.
Theo lời một quan chức Hoa Kỳ, xin được miễn nêu tên, các chuyên gia của cơ quan tình báo Mỹ cho rằng chiếc Boeing 777 đã bị trúng một tên lửa địa đối không, nhưng họ đang nghiên cứu các dữ liệu để xác định xem tên lửa này có phải là do phiến quân thân Nga bắn lên hay không.
Ngay sau vụ rơi máy bay, chính quyền Kiev và phiến quân thân Nga tố cáo lẫn nhau đã gây ra tai nạn này, nhưng hiện giờ chưa có yếu tố nào giúp xác định trách nhiệm của ai.
Tuy nhiên, các thông
tin, mà một số sau đó được nhanh chóng gỡ đi, trên các trang mạng của phiến quân thân Nga, cũng như các cuộc đàm thoại do cơ quan tình báo Ukraina ghi được cho thấy rất có thể là phiến quân đã bắn nhầm, vì tưởng máy bay của Malaysia Airlines là một phi cơ quân sự của Ukraina.
Có một chi tiết rất đáng ghi nhận: một tư lệnh của phiến quân thân Nga hôm qua 17/07/2014 đã viết trên trang Facebook của ông rằng họ vừa bắn rơi một phi cơ vận tải quân sự Ukraina vào đúng thời điểm và ở đúng địa điểm máy bay của Malaysia Airlines bị bắn rơi.
Ngoài ra, Igor Strelkov,
người tự phong là “ bộ trưởng Quốc phòng” của cái gọi là “ Cộng hòa nhân dân Donetsk”, hôm qua đã phổ biến trên Internet một đoạn video chiếu cảnh một cột khói đen bốc lên từ nơi máy bay rơi và đoạn video này rất giống với những hình ảnh nơi máy bay của Malaysia Airlines được chiếu trên YouTube.
Tên lửa địa đối không có tầm bắn xa đến 42 km và có thể được bắn lên đến độ cao 25km. Trước khi xảy ra tai nạn, một phát ngôn viên quân sự Ukraina đã khẳng định là các tên lửa như vậy đã được giao cho phiến quân thân Nga.
Nếu thật sự giả thuyết này là đúng, phiến quân thân Nga và đồng minh của họ là tổng thống Vladimir Putin sẽ bị cả thế giới lên án. Thế nhưng đối với tổng thống Nga, chính Ukraina phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tai nạn hôm qua.
Sáng nay, đội cứu hộ loan báo đã tìm thấy hộp đen của máy bay, nhưng hiện chưa biết đây là hộp đen ghi các cuộc trao đổi của phi hành đoàn, hay hộp đen ghi các thông số kỹ thuật của chuyến bay. Nhưng dù là hộp đen nào thì cũng sẽ rất khó mà từ đó xác định được phe nào đã bắn tên lửa trúng máy bay.
Theo trạm không lưu Ukraina, phi hành đoàn chiếc Boeing 777 đã không hề báo có vấn đề gì khi họ bay ngang qua không phận Ukraina.
Tại hiện trường, các phóng viên hãng tin AFP đến tận nơi tối qua đã nhìn thấy nhiều thi thể nằm vương vãi chung quanh nơi máy bay rơi. Những mảnh máy bay, trong đó có phần đuôi với logo của hãng Malaysia Airlines, đã văng xa trên một vùng rất rộng ở làng Grabove, trong vùng Donetsk.
Trong số 298 người trên máy bay bị rơi, hiện nay có thể thống kê: 154 người Hà Lan, 27 người Úc, 23 người Malaysia, 11 người Indonesia, 3 người Anh, 4 người Đức, 4 người Bỉ, 3 người Philippines, và 1
người Canada.
Nhiều hành khách trên máy bay bị bắn rơi là những người đi dự hội nghị quốc tế về SIDA, sẽ khai mại ngày 20/07 tại Melbourne, Úc. Trong số này, có nhà nghiên cứu người Hà Lan, Joep Lange, nổi tiếng thế giới về hoạt động phòng chống SIDA.
Đặc phái viên RFI Damien Simonart có mặt tại hiện trường cho biết đến sáng nay, khu vực chung quanh xác máy bay vẫn chưa được phong tỏa. Phóng viên hay bất kỳ ai cũng có thể đến gần và thậm chí là mang đi các mảnh vỡ của chiếc Boeing 777:
« Vào
lúc này tôi đang đạp lên trên các mảnh vỡ của máy bay. Xác máy bay ngay trước mặt. Ở phía bên phải là một động cơ hoàn toàn cháy rụi. Ở bên trái, tôi trông thấy một phần của bộ phận hạ cánh máy bay. Tôi phải hết sức thận trọng vì xác người ngổn ngang. Có mùi xăng cháy khét. Cách chỗ tôi đang đứng khoảng 100 mét có gần một chục người cầm súng thuộc phe nổi dậy thân Nga. Họ đang thảo luận với nhau, nhưng không hề để ý tôi đang làm gì
chung quanh xác máy bay.
Thực tình mà nói, nếu tôi có đánh cắp một mảnh vỡ cũng không ai biết. Tuy nhiên một cổng rào được dựng lên ở phía ngoài, không
phải ai cũng vào được gần khu vực này. Chỉ có nhà báo mới được vào tận nơi và phải có giấy phép của các nhà chức trách thuộc nước tự phong là Cộng hòa Donetsk.
Dân cư chung quanh không ai tò mò muốn đến gần chỗ máy bay bị nạn. Đó cũng là điều kỳ lạ. Các toán cứu hộ bắt đầu công việc trên một diện tích rộng vài hecta và họ đánh dấu mỗi khi phát hiện một mảnh vỡ của máy bay hay vết tích các nạn nhân. Có rất nhiều dấu vết như vậy đã được tìm thấy trên mảnh ruộng, chỗ máy bay Malaysia bị bắn hạ ».
Ukraina
công bố ghi âm hội thoại giữa tình báo Nga và phe ly khai
Cơ quan An ninh Ukraina(SBU) cáo buộc sĩ quan
tình báo Nga có liên quan đến vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ khiến 289 người chết.
Hai bản ghi âm vừa được cơ quan này công khai như để chứng minh cho cáo buộc về
sự liên quan giữa viên tình báo Nga và các thành viên của nhóm ly khai
Một cuộc điện thoại đã được thực hiện tại thời điểm 4h40 theo
giờ Kiev, hay 20 phút sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay, bởi ông Igor Bezler,
người SBU cho biết là một sĩ quan tình báo quân sự của Nga và chỉ huy hàng đầu
của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng.
Ông này báo cáo với một người được SBU xác định là một Đại tá
Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Vasili Geranin, liên quan đến việc bắn hạ máy
bay, được xác định là do lực lượng ly khai thực hiện.
Cuộc trò chuyện thứ hai được phát hành bởi Cơ quan An ninh
Ukraine giữa các tay súng tự xưng là "Thiếu tá" và "Grek".
Dưới đây là nội dung của cuộc hội thoại do Cơ quan An ninh
Ukraina công bố:
Igor Bezler(IB): Chúng tôi vừa bắn rơi một chiếc máy bay. Nhóm
Minera bắn. Nó rơi ngoài Yenakievo (Donetsk Oblast).
Vasili Geranin(GB): Phi công. Phi công ở đâu?
IB: Đi tìm và chụp ảnh máy bay. Nó đang bốc khói.
VG: Bao nhiêu phút trước?
IB: Khoảng 30 phút trước đây.
Bình luận của SBU: Sau khi xác định khu vực của máy bay, những
“kẻ khủng bố” kết luận đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự. Phần tiếp theo của
cuộc trò chuyện diễn ra khoảng 40 phút sau đó.
"Thiếu tá": Những người Chernukhin đã bắn hạ máy
bay, từ trạm kiểm soát Chernukhin. Những người Cossacks này có trụ sở tại
Chernukhino.
"Grek": Vâng, thưa Thiếu tá.
"Thiếu tá": Chiếc máy bay đã nổ trên không. Trong khu
vực mỏ Petropavlovskaya.
"Grek": Ngài thấy gì ở đó?
"Thiếu tá": 100% đây là 1 máy bay dân sự.
"Grek": Có nhiều người ở đó không?
"Thiếu tá": Chết tiệt! Các mảnh vỡ rơi ngay ở
sân nhà dân.
"Grek": Đó là loại máy bay gì?
"Thiếu tá": Tôi không xác định chắc chắn điều này. Tôi
chỉ khảo sát hiện trường nơi các thi thể đầu tiên rơi xuống.
"Grek": Có vũ khí không?
"Thiếu tá": Hoàn toàn không có gì. Chỉ đồ dân
sự, đồ y tế, khăn, giấy vệ sinh.
"Grek": Có giấy tờ không? "Thiếu tá":
Có, của một sinh viên Indonesia, đến từ một trường đại học tại Thompson.
Áp
lực lên Mátxcơva sau tai nạn
máy bay
Quân ly khai thân Nga ngay tại hiện trường máy bay MH17 bị nạn hôm
17/07/2014.
REUTERS/Maxim Zmeyev
Lê Vy
Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị tên lửa
bắn rơi trên bầu
trời miền Đông Ukraina vào hôm qua (17/7/2014) là đề tài chiếm
trang nhất hầu hết
các nhật báo Pháp. « Máy
bay Boeing rơi khơi lại
khủng hoảng tại
Ukraina » là tựa
trên
Le Figaro. Libération chạy
tít : « Chiến tranh trên bầu trời
».
Ba từ « bị bắn rơi » được lặp đi lặp lại trên các tờ báo để chỉ về chiếc máy bay xấu số đang trên đường bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur với 295 sinh mạng. Dù cho nguyên nhân từ đâu đi nữa thì 295 hành khách
và phi hành đoàn cũng đã mất mạng.
Cả ba nhật báo đều có chung nhận định là hiện cả hai phe là phe ly khai thân Nga và
phía Kiev đều đang đổ lỗi cho nhau trong vụ bắn hạ chiếc Boeing nhưng nghi ngờ vẫn nghiêng nhiều về khả năng phe ly khai. Một số tờ báo khác thận trọng hơn và gọi đây là « một sự ngờ vực kinh hoàng » như tờ La Provence.
Vì sao lại có sự ngờ vực này ? Chỉ ít lâu sau khi máy bay rơi, lãnh đạo phe thân Nga Ukraina đăng tải một thông tin trên Facebook cho biết phe ly khai đã bắn hạ một chiếc máy bay do họ tưởng là chiếc máy quân sự. Khi được biết đó là chiếc máy bay dân sự, thông tin này đã bị xóa khỏi Facebook.
Chiếc máy bay Boeing không hề có tín hiệu trục trặc gì trước khi bị rơi, đang bay trên độ cao 10 000 mét thì bỗng dưng bị rơi trên bầu trời Donetsk, đang nổ ra chiến tranh. Tờ Parisien đặt câu hỏi, liệu phe ly khai thân Nga có vũ khí tối tân như vậy hay sao để có thể bắn rơi được chiếc máy bay ở độ cao như vậy. Bởi vì, theo giải thích của chuyên gia an ninh hàng không, Xavier Tytelman, để chạm được đến độ cao mà mắt thường không nhìn thấy được chiếc máy bay thì phải có một hệ thống tên lửa phức tạp hoặc có máy bay chiến đấu.
Các nhật báo đồng loạt quan ngại về khả năng leo thang quân sự tại khu vực. Theo bài xã luận trên tờ Le Figaro, nếu như giả thuyết máy bay bị tên lửa bắn hạ được khẳng định thì đây quả là một « tội ác không thể tha thứ được và một lỗi lầm trầm trọng».
Le Figaro cũng quan
ngại đến số phận đang đè nặng lên hãng không Malaysia Airlines. Cách đây 4 tháng, chiếc MH 370 của hãng này đã mất tích khi trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người. Le Figaro nhận định, vụ máy bay MH17 rơi gây sốc cho cả thế giới. Theo ngôn từ của Tổng thống Obama thì đây là một « bi kịch khủng khiếp».
Libération nhận định, đây không phải là lần đầu tiên một chiếc máy bay dân sự bị bắn rơi. Ngày 01/09/1983 trong lúc đang diễn ra chiến tranh lạnh, một máy bay của hãng Korean Airlines chở 269 hành khách bị trúng tên lửa của một máy bay chiến đấu Liên Xô tại miền Tây đảo Sakhaline. Năm năm sau,
ngày 3/07/1988, khi đang diễn ra chiến tranh Iran-Irak, một máy bay của hãng Iran Air bị trúng đạn của Hải quân Mỹ. Tuần dương hạm Mỹ USS Vincennes đã bắn hai tên lửa làm thiệt mạng 290 thường dân, trong đó có 66 trẻ em. Ít lâu sau, Hoa Kỳ đã thừa nhận lỗi lầm.
Khẩu chiến
Báo chí quốc tế dĩ nhiên cũng lên tiếng về thảm kịch này. Tờ The New York Times nhận định : «Chỉ có Putin mới dừng được chiến tranh tại Ukraina ». Xung khắc tại Ukraina đã kéo dài từ lâu và bắt đầu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tại, Putin vẫn cứ thích tỏ ra mình là nạn nhân của mưu đồ gian xảo từ Hoa Kỳ. Tờ nhật báo lớn của Mỹ đặt câu hỏi : « Liệu các nạn nhân của thảm kịch này có làm động lòng Putin để ông chấm dứt trò chơi vô ích này tại Ukraina hay không ? ».
Trên trang mạng truyền thông Nga bằng tiếng Pháp La Voix de la Russie, Tổng thống Putin quy trách nhiệm cho Ukraina về vụ rơi máy bay này. Ông cũng đã đề nghị họp muộn vào ban đêm tại Mátxcơva và dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của tai nạn này. Theo trang mạng La Voix de la Russie, Tổng thống Nga đã ra lệnh cho các quân nhân Nga hợp tác điều tra về thảm kịch này. Nhật báo Anh The Guardian cho biết, Thủ tướng Malaysia Najip Razak lo ngại các chứng cứ biến mất, bởi vì các mảnh vỡ của chiếc máy bay hiện đang bị các chiến binh thân Nga nắm giữ.
Nhật báo Nga Kommersant dẫn nguồn từ hàng không Nga để cáo buộc Ukraina chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn này. Nguồn tin này trách Kiev lẽ ra nên cấm tất cả các chuyến bay đi qua không phận đang xảy ra chiến tranh.
Qua bài viết khác trên nhật báo Les Echos đề tựa : « Ukraina : máy bay Malaysia bị tấn công gây áp lực lên Mátxcơva ». Tờ báo kinh tế quan tâm đến tác động của thảm kịch này lên thị trường tài chính trên thế giới. Chứng khoán Mátxcơva giảm 2,3% còn Paris hạ 1,21%.
CHI TIẾT MÁY BAY
MH 17 RƠI
tka23 post
Chiếc máy bay
Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia bay chuyến đầu tiên ngày 17-7-1997 và
gặp nạn đúng 17 năm sau đó vào ngày 17-7-2014!
Sự trùng hợp lạ lùng
liên quan tới những con số của chuyến bay đoản mệnh của Malaysia khiến người ta
không khỏi sửng sốt: Chiếc máy bay Boeing 777
mang số hiệu MH17 của Malaysia bay chuyến đầu tiên ngày
17-7-1997 và gặp nạn đúng 17 năm sau đó vào ngày 17-7-2014!
Nhà báo C.J. Chivers của
tờ New York Times cho biết chi tiết những con số trên có
được từ một quan chức hàng không giấu tên.
Trong số 298 người thiệt
mạng:
• 154 người Hà Lan
• 27 người Úc
• 23 người Malaysia
• 11 người Indonesia
• 6 người Anh
• 4 người Đức
• 4 người Bỉ
• 3 người Philippine
• 1 người Canada
• 15 thành viên phi hành
đoàn người Malaysia
Một sự kiện liên
quan không kém phần lạ lùng khác khi một hành khách người Hà Lan trên MH17 đăng
tải một bức hình của chiếc máy bay lên Facebook trước thời điểm máy bay
rơivới chú thích ảnh rợn người: “Nếu
chiếc máy bay mất tích thì đây là hình ảnh còn lại của nó”!
Thông tin này nổi lên
giữa lúc bí ẩn xung quanh chuyến bay mất tích MH370 cũng của hãng Malaysia
Airline vẫn chưa được giải mã. Mặc dù vị trí rơi và nguyên nhân gặp nạn của
MH17 có phần sáng tỏ hơn nhưng các chuyên gia cho rằng những giả thuyết về MH17
sợ rằng sẽ dai dẳng như những vụ việc tương tự trong quá khứ.
Chẳng
hạn, chuyến bay 653 của Malaysia Airline rơi hôm 4-12-1997 sau khi có thông tin
chiếc máy bay bị không tặc tấn công. Tuy nhiên cho tới nay chi tiết về vụ việc
vẫn chưa sáng tỏ.
Hay vụ chiếc TWA Flight
800 gặp nạn ở bờ biển New York năm 1996 đến nay vẫn gây tranh cãi mặc dù Cơ
quan An toàn Gai thông Vận tải Quốc gia (Mỹ) đã kết luận chiếc máy bay rơi vì
nổ bình nhiên liệu do chạm điện. Các nhà giả thuyết vẫn tiếp tục suy
đoán rằng chiếc máy bay vô tình trúng phải hỏa tiển trong mọt cuộc thử nghiệm của Hải quân Mỹ hoặc trúng hỏa
tiển khủng bố!
Tưởng nhầm MH17 là máy
bay quân sự Ukraine?
Nhiều đăng tải trên mạng
xã hội của các tay súng ly khai thân Nga vội vàng bị gỡ xuống có những nội dung
cho thấy dường như lực lượng này cho rằng họ đã bắn hạ một máy bay quân đội
Ukraine trước khi nhận ra sự thật đáng sợ rằng đó là một chiếc máy bay dân sự
của Malaysia.
Trung Quốc mở
chiến dịch quyến
rũ Mỹ Latinh
Tổng
thống Brazil Dilma Rousseff (T) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình . Ảnh chụp
trước khi cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 6 của nhóm BRICS bắt đầu ở Fortaleza
ngày 15/07/2014.
Reuters
Anh Vũ
Sau châu Phi, giờ đến
lượt châu Mỹ Latinh
là mục tiêu quyến rũ của
Bắc Kinh. Hôm nay,
17/7/2014, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình bắt đầu chuyến
công du chính thức
Brazil, mở màn chiến dịch
chinh phục châu Mỹ Latinh với
quyết tâm cạnh tranh ảnh
hưởng với Hoa Kỳ trong khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và từng
có thời gian được coi là sân sau của nước
Mỹ.
Tại Brasilia ông Tập Cận Bình chiều nay được mời khai mạc một diễn đàn kinh tế đầu tiên với các nước Mỹ Latinh và Caribe
(Celac). Trước
đó, tại
diễn
đàn Quốc
hội
Brazil , Chủ
tịch
Trung Quốc
đã có những
phát biểu
nghe khá bùi tai nhưng
không giấu
được
tham vọng
cắm
chân sâu vào đất
Mỹ
Latinh : « Trung Quốc
sẵn
sàng chia sẻ
với
Brazil và các nước
khác trong khu vực
để
trở
thành những
người
bạn
tốt
và những
đồng
minh cùng có chung số
phận
», hay « Trung Quốc không phát triển như một nước biệt lập với thế giới. Trung Quốc coi trọng chiến lược mở cửa và cùng có lợi ».
Thành quả
cụ thể
đầu tiên tại
châu Mỹ Latinh là Trung Quốc
cùng với 4 cường
quốc kinh tế
khác đã lập ra một
ngân hàng phát triển,
mà trụ
sở chính sẽ
được đặt
tại Thượng
Hải. Ngân hàng này được
lập ra với
mục tiêu giúp các nước
đang phát triển có được
quyền tự
chủ trước
các định chế
tài chính do Hoa Kỳ chi phối.
Sáng kiến này đã được
các quốc gia Nam Mỹ
và Caribe nhất loạt
hoan nghênh và sẽ
tạo đà thuận
lợi cho ông Tập
Cận Bình trong chiến
dịch quyến
rũ vùng đất Mỹ
Latinh và Caribe giàu tài nguyên khoáng sản,
đặc biệt
là dầu mỏ,
những thứ
mà Trung Quốc luôn khát để
phục vụ
cho tham vọng phát triển
của họ.
Trong vòng nhiều
năm qua, Bắc Kinh
đã nhanh chóng vươn lên thành đối
tác thương mại
đứng hàng thứ
2 ở
khu vực Mỹ
Latinh. Theo con số
chính thức của
Bắc Kinh thì trao đổi
thương mại
giữa Trung Quốc
với các nước
trong khu vực hiện
là 261,6 tỷ đô la. Thậm
chí riêng với Brazil, đầu
tầu kinh
tế của
Nam Mỹ, Trung Quốc
đã soán ngôi đầu của
Hoa Kỳ trong trao đổi
thương mại.
Tỷ trọng
trao đổi làm ăn của
Trung Quốc với
khu vực này chủ
yếu dựa
trên việc mua ồ
ạt nguyên vật
liệu cơ
bản của
Mỹ Latinh và bán lại
cho khu vực những
sản phẩm
gia công. Mối quan tâm chủ
yếu của
Trung Quốc hiện
nay tập trung vào các dự
án mời thầu
cho ngành đường sắt,
đường bộ
và sản xuất
điện.
Tháng 10 năm ngoái Trung
Quốc đã có mặt
trong một tập
đoàn liên quốc gia khai thác dầu
tại Brazil với
số vốn
tham gia ngang bằng với
các tập đoàn danh tiếng
thế giới
như Shell của
Anh hay Total của Pháp. Ngoài ra một
điểm đến
không thể thiếu
của lãnh đạo
Trung Quốc lần
này đó là Venezuela, nguồn
cung cấp dầu
lớn mà Bắc
Kinh cũng như Caracas đều
muốn trở
thành những bạn
hàng hàng đầu của
nhau.
Giải
thích cho sự gia tăng hiện
diện của
Trung Quốc ở
khu vự Nam Mỹ,
ông André Perfeito, nhà phân tích thuộc
văn phòng đầu tư
kinh doanh của Brazil nói : « Trung Quốc
tới Mỹ
Latinh là bởi Hoa Kỳ không còn ở
thế thượng
phong để có thể
bảo vệ
thị trường
này. Trong khi Trung Quốc
tỏ ra rất khôn khéo trong việc
tìm kiếm thị
trường ». Đây là một
thị trường
lớn mà trong năm ngoái Bắc
Kinh đã đổ vào tới
20% vốn đầu
tư nước
ngoài của mình.
Không phải
bây giờ Trung Quốc
mới quan tâm đến
châu Mỹ Latinh với
nguồn
nguyên vật liệu
quăng mỏ dồi
dào, với một
thị trường
tiêu thụ đầy
tiềm năng. Bây giờ
là lúc Bắc Kinh muốn
ăn sâu bám rễ tìm kiếm
sự ảnh
hưởng lâu dài trong khu vực
kề cận
với nước
Mỹ trong khi mà Washington vẫn
đang mải miết
lo cho chiến lược
xoay trục về
châu Á.
Hoa Kỳ, NATO cáo buộc vũ
khí của Nga tràn ngập Ukraine
·
In
·
Ý kiến (1)
·
Chia sẻ:
Xe bọc thép chở các chiến
binh phe ly khai thân Nga trong thành phố Donetsk, miền đông Ukraine, 10/7/14
·
·
·
·
Tin liên hệ
·
‘Máy bay Malaysia nổ tung
trên bầu trời Ukraine’
·
Máy bay Malaysia chở 295 người bị bắn rơi
ở miền đông Ukraine
·
Mỹ: Nga tập trung
thêm hàng ngàn quân dọc biên giới Ukraine
·
Chung cư ở miền đông
Ukraine bị không kích, 11 người thiệt mạng
Ðường dẫn
·
Khủng hoảng ở Ukraine
18.07.2014
Các giới chức quân sự phương
Tây đưa ra cảnh báo mới về sự gia tăng của các loại vũ khí nặng và tiên tiến
nằm trong tay các phần tử đòi ly khai thân Nga tại Ukraine. Thông tín viên Đài
VOA Jeff Seldin tường thuật từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Quí
vị vừa nghe âm thanh của một đoạn video trên internet, trong đó chiếu cảnh
nhiều người chen nhau để nghe tiếng rốckết gầm thét.
Các
giới chức NATO nói video này là một phần của chứng cứ ngày càng nhiều về sự leo
thang của Nga và cho thấy một dàn phóng rốckết Grad của Nga bắn vào các mục
tiêu bên trong Ukraine.
Phát
ngôn viên Ngũ Giác Đài, Đại tá Steve Warren nói:
“Đây là một sự tăng cường bao gồm các loại vũ khí
hạng nặng và tinh vi. Cụ thể, chúng tôi đã thấy những xe bọc sắt, chúng tôi
thấy những khẩu đại pháo.”
Đại
tá Warren nói thêm việc này hoàn toàn trái ngược với những lời kêu gọi ổn định
mà Moscow đưa ra:
“Hành động của họ không đi đôi với lời nói. Hành động
của họ bao gồm việc tập trung thêm quân trên biên giới. Hành động của họ bao
gồm đưa vũ khí hạng nặng qua biên giới. Hành động của họ bao gồm việc yễm trợ
các lực lượng không chính qui và những phần tử đòi ly khai tại Ukraine.”
Các
giới chức cao cấp Mỹ đang bày tỏ quan tâm nhiều hơn về những loại vũ khí giết
người của Nga. Họ nói rằng một vận tải cơ An-26 của Ukraine bị bắn rớt vào ngày
14 tháng 7 khi đang bay ở độ cao hơn 6.000 mét. Chiếc máy bay này chỉ là một
trong 3 chiếc máy bay và hai chiếc trực thăng của Ukraine bị bắn rớt kể từ cuối
tháng 5. Trong số đó có ít nhất một vài chiếc bị các tên lửa địa đối không bắn
rơi.
Ông
Boris Zilberman, thuộc tổ chức Bảo vệ Dân chủ nhận định:
“Đây không phải là một loại đồ chơi, chỉ cần cắm điện
vào là chơi được ngay.”
Ông
nói thêm:
“Cần phải có người được huấn luyện, và có nhiều người
trong lực lượng không chính qui tại Donetsk trước đây là nhân viên tình báo của
Nga, nhân viên tình báo quân sự.”
Nhà
phân tích Sean O’Connor thuộc tổ chức phân tách quốc phòng IHS Jane’s cho biết
trong một sự việc khác hồi gần đây, chứng cứ cho thấy lực lượng bộ binh của
Ukraine tại miền đông Ukraine bị tấn công bằng những vũ khí tinh vi hơn. Ông
cho biết:
“Đây là hệ thống Tomado và đây là một hệ thống mới
phóng nhiều rốckết cùng một lúc vừa được chế tạo và là loại vũ khí hỗ trợ cho
pháo binh.”
Ông
O’Connor nói hệ thống Tomado có tầm bắn xa có thể được đặt bên trong đất Nga và
đây là một loại vũ khí mà Nga thường sử dụng trong các cuộc chiến tranh có
cường độ thấp.
“Họ đưa ra các loại vũ khí mới để xem chúng hoạt động
như thế nào. Họ cũng đã làm như vậy tại Chechnya với loại máy bay trực thăng
tấn công KA-50, máy bay phản lực chiến đấu SU-34.
Quân
đội Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây giúp đỡ thêm, tuy nhiên cho
đến nay Hoa Kỳ và NATO chỉ giới hạn việc trợ giúp những vũ khí không sát thương
mà thôi.
Israel mở cuộc hành quân trên bộ, đánh phá các
mục tiêu Hamas
Xe tăng Israel gần biên giới
Gaza, ngày 18/7/2014.
·
·
·
Tin liên hệ
- Israel tiếp tục tấn công Dải Gaza, các nhà lãnh đạo
thế giới kêu gọi tự chế
- Israel mở cuộc tấn công trên bộ
ở Gaza
- Giao tranh Israel, Palestine tiếp diễn
18.07.2014
Cuộc tiến công trên bộ của Israel ở Dải Gaza bước sang ngày thứ
hai trong khi quân đội Israel - được xe tăng, chiến đấu cơ và tàu hải quân hỗ
trợ - tấn công một loạt những mục tiêu bao gồm những đường hầm được những chiến
binh Hamas sử dụng.
Quân đội Israel cho biết đã tấn công khoảng 200 mục tiêu khủng bố
kể từ khi khởi sự cuộc hành quân vào tối thứ Năm, gồm hơn 20 đường hầm được sử
dụng để xâm nhập vào Israel, buôn lậu vũ khí và chất nổ.
Quân đội cho biết hơn 20 phần tử vũ trang đã bị giết trong cuộc
tấn công.
Cuối ngày thứ Sáu, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức họp khẩn
để thảo luận về cuộc khủng hoảng Gaza.
Một quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon sẽ
đến Trung Đông vào ngày thứ Bảy để giúp điều giải cuộc xung đột giữa Israel và
Hamas, nhóm đang kiểm soát Dải Gaza. Giới chức này không nói cụ thể nơi ông Ban
sẽ đi.
Các quan chức Palestine nói rằng hơn 25 người dân Gaza đã thiệt
mạng kể từ khi cuộc tiến công trên bộ bắt đầu. Hơn 270 người Palestine đã thiệt
mạng kể từ ngày 8 tháng 7, khi Israel mở rộng các cuộc không kích ở Gaza trong
một nỗ lực để ngăn những vụ bắn rốc-két vào Israel.
Hai người Israel đã thiệt mạng, trong đó có một binh sĩ trong cuộc
tiến công trên bộ và một thường dân trong một cuộc tấn công bằng rốc-két.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông đã nói với
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng "không một quốc gia nào phải chấp
nhận việc rốc-két bắn vào biên giới của mình."
Ông Obama cho biết ông đã nói rõ trong cuộc điện đàm với ông
Netanyahu rằng ông hiểu cuộc tiến công trên bộ chỉ giới hạn ở việc phá hủy
đường hầm Hamas sử dụng để tấn công Israel.
Ông Netanyahu hôm thứ Sáu cho biết ông chuẩn bị "mở rộng đáng
kể" cuộc tiến công, dường như hạn chế hơn so với cuộc tiến công năm 2008
và 2009 của Israel khi khoảng 1.400 người Palestine và 13 người Israel thiệt
mạng.
Hamas đã đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài nhiều năm, bao
gồm những đòi hỏi như dỡ bỏ phong tỏa lâu năm đối với Dải Gaza, mở đường không,
đường biển và đường bộ vào Gaza, và thả tù nhân Palestine bị Israel bắt hồi
tháng trước ở Bờ Tây.
Israel vẫn đang thúc đẩy một cuộc ngưng bắn do Ai Cập làm trung
gian điều giải kêu gọi "đình chiến" để đổi lấy việc người và hàng hóa
qua lại nhiều hơn giữa Gaza và Israel. Hamas bác bỏ kế hoạch này, nói rằng đề
nghị này tương đương như đầu hàng.
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979
Battlefield Vietnam - Part
01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu
TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu
TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu
TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment