Ngày
mai Đảng chạy...
*Đỗ
Đăng Liêu
Không đầy 1 tháng sau đó, gió cách mạng thổi tiếp qua Ai Cập đã khiến Tổng
Thống Hosni Mubarak từ nhiệm vào ngày 11/2/2011. Khác với Ben Ali, ông Mubarak
ở lại Ai Cập. Ngày 13/4/2011, ông Mubarak ra hầu toà với tội danh cố sát những
người biểu tình trong cuộc cách mạng, và nếu bị coi là có tội thì án có thể là
tử hình. Ông Mubarak và hai người con trai là Ala’a và Gamal sẽ phải ra hầu toà
vào ngày 3/8/2011 sắp tới.
Ngoài ra, công tố của toà án quân sự cũng đang điều tra vai trò của ông Mubarak
trong vụ ám sát người Tổng Thống tiền nhiệm là ông Anwar Sadat. Ngày 28/5/2011,
một toà án hành chính tại thủ đô Cairo đã tuyên bố là ông Mubarak phạm tội phá
hoại nền kinh tế quốc gia Ai Cập và ra lệnh phạt Ông số tiền tương đương với
$33,6 triệu mỹ kim mà ông Mubarak phải trả bằng tiền riêng của Ông.
Khác với 2 cuộc cách mạng tại Tunisie và Ai Cập được coi là thành công nhanh
chóng, cuộc cách mạng của người dân Libya để lật đổ chế độ độc tài của ông
Muammar Gaddafi, mà người ta tin là sớm muộn cũng sẽ thành công, vẫn còn kéo
dài chưa ngã ngũ. Kể từ khi khởi sự vào đầu Tháng 2 cho tới nay đã 5 tháng
trời, những cuộc biểu tình phản đối chính phủ của ông Gaddafi đã nhanh chóng
biến thành một cuộc nội chiến. Số người bị thiệt mạng liên quan đến cuộc nội
chiến này đã lên tới nhiều ngàn người. Ông Gaddafi vẫn khăng khăng tuyên bố là
những người chống lại chính phủ của Ông là đáng chết, và nói Ông sẵn sàng chiến
đấu cho đến chết. Vào ngày 27/6/2011 vừa qua Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã tung
trát bắt ông Gaddafi với tội danh "phạm tội ác đối với nhân loại".
Toà Án Hình Sự Quốc Tế là một toà án thường trực với thẩm quyền truy tố những
cá nhân vi phạm các tội như diệt chủng, tội ác đối với nhân loại, tội ác chiến
tranh, tội gây hấn. Hiện nay có 114 quốc gia trên thế giới chấp nhận là thành
viên của Toà Án Hình Sự Quốc Tế và có 34 quốc gia khác sẽ trở thành thành viên
trong thời gian ngắn sắp tới. Những quốc gia thành viên tuân thủ những quyết
định của Toà Án.
Vì vậy, trường hợp những nhà độc tài gây nên tội ác với dân tộc của họ rồi
bỏ trốn sang một quốc gia khác để sống yên ổn, thoải mái và xa hoa trên đống
tiền bạc vơ vét và cướp được của đất nước cho đến cuối đời ngày nay không còn
nữa.
Những tội phạm, không chỉ giới hạn ở những cấp lãnh đạo tối cao mà đã lan toả
xuống đến những cấp thừa hành, từ thời Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai, qua
thời kỳ cộng sản tại nhiều quốc gia, từ khối cộng sản Liên Sô, các nước cộng
sản Đông Âu, Khmer Đỏ, Iran, Iraq, ... và gần đây là những quốc gia độc tài tại
Bắc Phi và Trung Đông đều đã lần lượt bị truy tố trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế
và đền tội. Và việc truy tố không cần phải chờ đến khi cách mạng dân chủ thành
công như điển hình trường hợp của Gaddafi.
Với sự thức tỉnh của lương tâm nhân loại, cộng thêm với sự thay đổi của cấu
trúc địa lý chính trị và kinh tế thế giới khiến quyền lợi của mọi quốc gia ngày
một gắn liền hơn với quyền lợi của nhiều quốc gia khác, tình trạng mạnh ai nấy
lo, hay "giữa đường thấy sự bất bình làm ngơ" của một thời trước đây
đã không còn nữa. Phản ứng của thế giới ngày hôm nay chắc chắn sẽ khác trước
đây nếu những biến cố như Nga đưa xe tăng vào thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi
năm 1956, như biến cố xe tăng nghiền nát sinh viên tại Thiên An Môn năm 1979
tái diễn. Việc Hoa Kỳ can thiệp vào Iraq và vụ xử Saddham Hussein, việc Toà Án
Hình Sự ra trát bắt Gaddafi ngày hôm nay là những bằng chứng.
Tại toà án quốc tế này, các tội phạm cũng không còn có thể viện dẫn lý lẽ
"tôi chỉ là kẻ thừa hành, chỉ làm theo lệnh trên" để chạy tội. Việc
Toà Án Hình Sự truy tố những cấp thừa hành ở cấp bực rất thấp như những tay cai
ngục của thời Nazi hay thời Khmer Đỏ đã sát hại nhiều mạng người, là những tội
ác mà họ đã gây nên cách đây năm sáu chục năm mà họ đã tưởng như không còn ai
có thể khám phá ra, thật đáng để cho những kẻ đang và sắp gây tội ác phải suy
ngẫm.
Tóm lại, trong thế giới của ngày hôm nay, không còn nơi nào có thể gọi là những
nơi trú ẩn an toàn cho họ nữa. Họ không thể giấu tiền tài của cải đã ăn cắp
được của quốc gia. Tài sản của gia đình Ben Ali và Mubarak và các thuộc hạ của
họ được cất giấu tưởng như an toàn tại các ngân hàng nước ngoài đã lập tức bị
đông lạnh và tịch thu. Họ cũng không thể tìm được chỗ để ẩn nấp cho chính bản
thân họ. Những tội phạm chiến tranh như Saddham Hussein của Iraq, Ratko Mladic
của Serbia, Khieu Samphan, Nuon Chea, Ieng Sary của Khmer Đỏ trốn tránh mấy rồi
cuối cùng cũng bị đem ra ánh sáng của công lý và đền tội.
Tại Việt Nam, sau bao nhiêu năm bòn rút tài nguyên quốc gia, ăn cắp của công,
chia chác tiền vay, tiền viện trợ nước ngoài, đồng thời hà hiếp, bóc lột dân
đen, những người lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN nay đều đã trở thành “tư
bản đỏ” giàu nứt đố đổ vách. Gia đình, giòng tộc của họ sống sa hoa truỵ lạc
trên sự đau khổ, nghèo nàn của quần chúng. Từ mấy năm gần đây đã nổi lên một
phong trào đòi lại công bằng xã hội, vạch mặt chỉ tên những kẻ gây nên tội ác,
ăn cướp của nhân dân. Song song và quan trọng không kém là cao trào yêu nước,
quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, đồng thời đòi làm sáng tỏ những điều khuất
tất trong việc để mất đất mất biển, mà thủ phạm không ai khác hơn là chính
những người cầm đầu đảng và nhà nước cộng sản hiện nay. Giới lãnh đạo thì bán
nước, cấp thừa hành thì tiêu diệt tinh thần yêu nước của dân chúng. Tất cả tội
ác này của thành phần lãnh đạo cao nhất ở trung ương cho đến những viên công an
ác ôn ở địa phương đều được người dân ghi nhớ để chờ ngày phán xét.
Lịch sử loài người cho thấy, chẳng có một chế độ nào tồn tại mãi mãi, đặc biệt
những chế độ hà khắc thì tuổi thọ luôn luôn ngắn ngủi. Với làn sóng yêu nước và
làn sóng đòi hỏi công bằng xã hội, cùng với cao trào đấu tranh cho tự do dân
chủ ngày một dâng cao ở Việt nam hiện nay, ngày tàn của chế độ độc tài chỉ còn
là vấn đề thời gian.
Bởi vậy trong quần chúng hiện đang truyền tụng một câu đáng để những cán bộ
đang phục vụ guồng máy độc tài suy ngẫm: "Hôm nay còn Đảng
còn Mình, ngày mai Đảng chạy thân Mình ra sao?”
Đỗ Đăng Liêu
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment