Tuesday, January 15, 2013

ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT ĐẢNG CÁCH MẠNG HAY LÀ MỘT ĐẢNG CƯỚP?


ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT ĐẢNG CÁCH MẠNG HAY LÀ MỘT ĐẢNG CƯỚP?

 

Để có thể xác định được tính chất của đảng cộng sản Việt Nam, trước hết chúng ta thử tìm hiểu thế nào là một đảng cướp và thế nào là một đảng cách mạng.

Sau đó, xem xét những gì đảng cộng sản Việt Nam đã làm trong thời gian qua, để có thể rút ra một cái nhìn trung thực và khoa học hơn.

 

I. Sự khác biệt giữa Đảng cướp và đảng cách mạng.

 

1. Về mục đích: Cả hai đảng đều có ý lấy lại quyền làm chủ những gì mà đối phương đang sở hữu

2. Về phương tiện: Cả hai dùng bạo lực

3. Về phương cách đối xử sau khi thành công:

  A. Đảng cướp: Sau khi tiêu điệt được đối phương, đảng cướp chiếm tài sản, và chia cho đồng bọn theo tỉ lệ vai vế.

  B. Đảng cách mạng:  Sau khi thành công, đảng cách mạng trao tất cả những gì đã lấy được của đối phương, trao trả lại cho dân chúng. Tuyệt đối không lấy làm của riêng, không chia phần cho đảng viên của mình. Quyền lợi của đảng viên cũng  cùng có giá trị như quyền lợi của một trong những ngườii dân.

 

II. Xét rằng:

 

1. Kể từ năm 1958, đảng cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến chiếm Miền Nam từ trong tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa

2. Với sự trợ sức đác lực từ vũ khí đến nhân sự của đảng cộng sản Nga Tàu,...đảng công sản Bắc Việt dùng vũ lục tiến chiếm Miền Nam

3. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi chiếm được Miền Nam, cộng sản Bắc Việt đã tiến hành:

 A. Cướp lấy tài sản của Nhân Dân Miền Nam đem chia cho các đảng viên. Từ nhà cửa, công thự, ruộng đất cho đến công ăn việc làm tại các công sở , ngành nghề.

 B. Đảng cộng sản không trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho nhân dân . Đảng cộng sản độc quyền phân chia các đảng viên chiếm giữ tất cả các chức vụ chủ chốt trong đời sống sinh hoạt chính trị, văn hóa và xã hội.

 

III. Kết luận:

 

Từ những nhận xét vừa nêu trên, chúng ta kết luận:

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT ĐẢNG CƯỚP.

 

Katumtran

 

2013/1/14 Gia Cat <

 

 

 

 

 

Sách “Bên Thắng Cuộc” truyền đạt sự thật gì? (I)

Tựa đề và những gợi ý của tác giả trong bài Vì sao tôi viết                              

 

  Lê Quế Lâm


 

Trước 1975, tôi được Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phân công làm công tác khai thác tài liệu Cộng sản để phục vụ nhu cầu chiến tranh. Sau khi nghiên cứu, tôi làm tờ trình: mô tả tài liệu xuất xứ từ đâu, thu được trong trường hợp nào, nội dung nói gì và cuối cùng là nhận xét và đề nghị. Tờ trình được gởi lên thượng cấp tùy nghi sử dụng. Nay sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức -một nhà báo cộng sản đang làm công tác nghiên cứu ở Mỹ, được phổ biến rộng rãi, gây tranh luận sôi nổi trong và ngoài nước. Vì nghiệp cũ đeo đẳng, tôi đọc Bên Thắng Cuộc, ghi nhận những sự kiện nào khả dĩ làm sáng tỏ lịch sử, có lợi cho đất nước, để trình bày với độc giả giúp đồng bào suy tư và xử sự mà mục tiêu tối hậu là nhằm giải nạn cho dân tộc, đưa đất nước tiến lên.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bài “Vì sao tôi viết” tác giả cho biết tựa đề bộ sách xuất phát từ cái ý của nhà thơ Nguyễn Duy trong hai câu thơ: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh/Bên nào thắng thì nhân dân đều bại”. Như thế “bên thắng cuộc là cộng sản thì nhân dân bại”. Từ nghịch lý đó, Huy Đức viết bộ Bên Thắng Cuộc, coi “đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật”. Vì theo tác giả “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.

 

Hai thập niên trước, khi xuất bản quyển “Việt Nam-Thắng và Bại”, tôi đã có ý nghĩ: Ngày 30/4/1975, những người Quốc gia chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc đã ra lịnh Quân đội Cộng hòa buông súng, mời Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN vào Sài Gòn nhận chính quyền, để tránh đổ máu cho đồng bào. Người Quốc gia đã chấp nhận cái bại để nhân dân thắng, nhưng những người CS miền Bắc lại giành cái thắng đó để phục vụ ngoại bang, nhân dân tất phải bại. Một dân tộc trường tồn gần suốt 50 thế kỷ qua, thì không thể nào bại được, chỉ có những chế độ phản dân hại nước phải bị đào thãi để dân tộc tiến lên. Một khi sự thật lịch sử được sáng tỏ, việc đào thãi sẽ diễn tiến suôn sẻ.

 

Vì tương lai dân tộc, Huy Đức viết tập sách Bên Thắng Cuộc với mong mỏi đi tìm thật. Cá nhân tôi, một người Bên Bại Cuộc, cũng vì đất nước ngày mai, xin góp ý với Bên Thắng Cuộc để góp phần làm sáng tỏ sự thật.

 

Câu thơ “Bên nào thắng thì nhân dân đều bại” của ông Nguyễn Duy, hàm ý Bên Cộng sản cũng như Bên Quốc gia nếu thắng thì nhân dân đều bại. Nhận định đó không mấy chính xác, vì lẽ bản chất của hai Bên hoàn toàn khác nhau. Bên Quốc gia đấu tranh cho dân tộc, mang lại dân chủ tự do, bảo vệ quyền tư hữu của đồng bào. Trái lại, Bên Cộng sản đấu tranh cho Quốc tế CS, áp đặt chế độ độc đảng độc tài, tước bỏ quyền tư hữu của nhân dân. Vã lại, người Quốc gia ở MN không hề chủ trương giải phóng miền Bắc vì tuân thủ HĐ Genève 1954. Họ chỉ cầm súng để tự vệ. Khi khối CS yểm trợ miền Bắc, HK phải nhảy vào vòng chiến giúp kết thúc chiến bằng bằng giải pháp hòa bình không có kẻ thắng người bại.

MN chỉ kỳ vọng, sau khi chiến tranh chấm dứt, HĐ Paris 1973 ra đời, nhân dân MN với quyền tự quyết sẽ tạo dựng một thể chế chính trị theo như ý nguyện của họ. Chính phủ MN do nhân dân bầu chọn sẽ hiệp thương với Chính phủ miền Bắc để xúc tiến việc thống nhất đất nước qua một tổng tuyển cử dân chủ tự do. Khát vọng đó bị dập tắt bởi biến cố 30/4/1975. Đất nước đã thống nhất dưới sự lãnh đạo của CS, chiến tranh vẫn xảy ra không phải với thực dân đế quốc mà với đàn anh Trung Cộng và người đồng chí láng giềng Khmer Đỏ.

                                                                                      *

Có người thắc mắc: tại sao tựa sách không là Bên Chiến Thắng hay Bên Thắng Trận? Tôi nghĩ, đây cũng là sự lựa chọn có chủ ý của tác giả. Thắng trận hay chiến thắng là việc trọng đại, thắng giặc để bảo vệ sự tồn vong của đất nước như Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên, Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh...Còn Đại thắng Mùa Xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng đâu phải chiến thắng giặc? Nếu là giặc Mỹ thì họ đã rút hết khỏi Nam Việt Nam hồi cuối tháng 3/1973. HĐ Paris 1973 đã qui định: công việc miền Nam do hai bên miền Nam cùng nhau giải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hành động “giải phóng” miền Nam của CS Miền Bắc, khiến những người trực tánh gọi thẳng đó là quân ăn cướp, quân cướp nước.

 

Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Miền Nam không phải là giặc Minh, nhưng cách đối xử của những người chiến thắng đã chứng minh: họ chính là giặc Minh ngày nay nên mới có những hành động hung tàn và cường bạo như vậy. Giặc Minh đây là giặc nhà Minh bên Tàu chớ không phải giặc Hồ Chí Minh, dù ông Hồ đã cầu viện Tàu, và áp dụng cái hung tàn cường bạo của Tàu đối với nhân dân miền Bắc trong cải cách ruộng đất và nhân dân miền Nam sau 30/4/1975. Nhưng đó là “bạo lực cách mạng” là “chuyên chính vô sản” -sách lược của CS để giành chính quyền và bảo vệ chính quyền. Chí nhân và Đại nghĩa của tiền nhân không còn chỗ đứng trong thời CS.

 

Theo thiễn ý của tôi, nhà báo Huy Đức dùng chữ Bên Thắng Cuộc (BTC) là chính xác, có dụng ý. Cộng sản thắng cuộc xung đột hay cuộc tranh chấp trong nội bộ dân tộc. Và từ đó dân tộc bại, nhưng BTC không có tinh thần thượng võ như người Quốc gia -nhường sân cho kẻ khác. Nhưng nhường cho ai? Thông thường là qua thủ tục bầu cử, nhưng BTC đã tước bỏ quyền tự quyết của nhân dân được đánh giá là “thiêng liêng bất khả xâm phạm phải được tất cả các nước công nhận” như HĐ Paris 1973 đã ghi. BTC phải dựa vào bạo lực chuyên chính của Đảng CS để bảo vệ quyền lực. Miến Điện và Lybya đã từng áp dụng. Nhưng vấn nạn lớn của dân tộc VN là Đảng CSVN lại “hợp tác toàn diện” với Đảng CSTQ qua “phương châm 16 chữ vàng” và “láng giềng 4 tốt”.

 

Vì tình hữu nghị Việt Trung, CSVN đã ký hai hiệp ước trên bộ và trên biển hồi cuối thập niên 1990. Hậu quả là ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc và hàng chục cây số vuông ở Vịnh Bắc Việt lọt vào tay TC. Ngoài ra VN khó có thể thu hồi hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về đất mẹ vì Công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng. TQ đã giữ tình hữu nghị với các triều đại phong kiến VN trong gần 10 thế kỷ qua, nhưng họ không thể hữu nghị với Đảng CSVN đã phản bội họ, bị lên án là “vong ân bội nghĩa”. Đất nước muốn tiến lên, vai trò của Đảng CSVN phải chấm dứt. Huy Đức viết BTC vì chủ đích “hiểu trung thực về quá khứ” mới có thể “đi đến tương lai một cách vững chắc”, góp phần cho đại cuộc hưng quốc.

 

Nói BTC là quân cướp nước, ăn cướp cũng không sai, vì sau hiệp định Genève 1954, hai miền Nam Bắc là hai quốc gia riêng biệt. Sau “chiến dịch HCM giải phóng Sài Gòn”, BTC mở tiếp “chiến dịch” X-2 đánh tư sản mại bản tức giới tư bản lớn có giao dịch với tư bản nước ngoài như các công ty xuất nhập cảng. Huy Đức viết: “Tối 10/9/1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản doanh” của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc lập. Con số bị bắt cho đến khi ấy vẫn tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ sở chăn nuôi gồm “7000 con gà, thu hoạch 4000 trứng mỗi ngày”.

 

“Trước chiến dịch X-2, chính quyền đã “bắt 92 tên tư sản mại bản đầu sỏ, đã mời ra làm việc 47 người. Đã có ba bỏ trốn và một tự sát”. Phó Bí thư TƯC Nguyễn Văn Linh còn đòi “thanh toán hết giai cấp tư sản” và tỏ ra chưa thỏa mãn với con số “sáu mươi tên tư sản” bị đánh đợt đầu của Chiến dịch X-2. Ông Linh yêu cầu nghiên cứu thêm để “nói đánh sáu mươi tên nhưng thực tế sẽ lan ra cả ngàn tên”.

 

Hơn 10.000 công nhân, học sinh, sinh viên đã được điều động áp sát các mục tiêu. Ông Mai Chí Thọ tuyên bố: “Một tên tư sản Hoa có thể có từ 500 đến 1 ngàn lượng vàng. Qua chiếm lĩnh và khai thác ta mới hỏi sơ chứ chưa lục xét, chưa truy sâu nên có thu được vàng và ngoại tệ, nhưng so với số chúng đã có thì chưa bao nhiêu. Vì vậy, các đoàn cần đi sâu lục soát hơn nữa trong nhà chúng để truy vàng bạc và ngoại tệ. Phải dựa vào quần chúng, người làm công ở mướn phát động họ để phát hiện nơi giấu cất. Ở các tỉnh Miền Tây, trong tuần lễ thứ hai của tháng 9-1975 cũng có tới “hơn năm mươi tay gộc tư sản mại bản đã bị bắt giữ”. Năm 1976, một đợt “đánh tư sản” lại được tiến hành, lần này tập trung hơn vào giới tư sản người Hoa”. (hết trích)

 

Qua các chi tiết trên, có thể ước tính số vàng cướp được đợt đầu (9/1975). Nguyễn Văn Linh nói “đánh cả ngàn tên” chính là cái lịnh phải thực hiện, nên huy động đến 10 ngàn công nhân sinh viên học sinh tham gia “chiến dịch” X-2. Mai Chí Thọ tuyên bố mỗi tư sản Hoa có thể có từ 500 đến 1000 lượng vàng. Lấy trung bình mỗi tư sản có 750 lượng, số vàng bị tịch thu là 750 ngàn lượng, chưa kể kim cương, đá quý và tích sản như nhà phố, biệt thự, hãng xưởng, tiệm buôn...còn gấp cả chục lần.  

 

Tiếp theo “chiến dịch X-2” là “chiến dịch X-3” (đổi tiền) cũng diễn trong cuối tháng 9/1975. “Quyết định đổi tiền được báo Sài Gòn Giải Phóng coi là để kết thúc “30 năm sống dơ và chết nhục của đồng bạc Sài Gòn”. Không biết “tủi nhục” đã mất đi bao nhiêu sau Chiến dịch X-3, nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn. Kể từ sáng 23/9/1975, những ai còn đồng bạc của chính quyền Sài Gòn cũ mà chưa đăng ký thì coi như hết giá trị”. Ông Phạm Văn Tư chỉ là một chủ trại cưa khá “có tiếng” ở thị trấn Sông Mao. Khi ở Sài Gòn, “tư sản mại bản” bị đánh, địa phương bắt đầu quản lý trại cưa của ông. Do thường xuyên cần tiền cho trại cưa hoạt động nên khi ấy nhà ông có tới ba bao tải tiền mặt trị giá gần 7.000 lượng vàng. Đến ngày đổi tiền, du kích bao vây nhà ông, bắc loa tuyên bố: “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Hôm sau, những bao tiền đó bị ném tung ra, bay trắng cả vườn”.

 

Đến năm 1978, một đợt đánh tư sản nữa diễn ra mang tên “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”. “Nếu như đối tượng của Cách mạng chỉ có 92 nhà tư sản giàu có nhất miền Nam thì sau năm 1975, nền kinh tế vẫn còn cơ hội để hồi sinh. Nhưng, hai năm rưỡi sau, “giai cấp tư sản” lại bị “đánh” trong một chiến dịch mới được gọi là “Cải tạo Công Thương nghiệp Tư doanh”, một chiến dịch được ông Đỗ Mười triển khai với “bàn tay sắt”. Đầu năm 1978, chức trưởng Ban Cải tạo mà ông Nguyễn Văn Linh đang nắm giữ được TBT Lê Duẩn trao lại cho ông Đỗ Mười. Ngày 16/2/1978, sau khi TT Phạm Văn Đồng ký “Chỉ thị 115”, ông Đỗ Mười đưa quân tập kết vào Sài Gòn để bắt đầu kế hoạch. Sáng 23/3/1978, khi người dân Sài Gòn chưa kịp thức dậy thì trước những cửa tiệm, lớn có, nhỏ có, đã lố nhố từng tốp thanh niên, mặt mày nghiêm trọng. Họ chỉ chờ chủ nhà thức dậy là ập vào, kiểm kê, niêm phong hàng hóa và bắt đầu chốt giữ.

 

“Để phân biệt tư sản mại bản với tư sản dân tộc, ông Nguyễn Nam Lộc, ủy viên Tuyên-Văn- Giáo của Liên hiệp Công đoàn Thành phố nói: “Ở đây ta không đi sâu vào giải thích danh từ. Ta chỉ hiểu tư sản dân tộc đại để là những người bỏ vốn ra kinh doanh vừa có lợi cho họ vừa có lợi cho dân tộc. Họ không dựa vào thế lực kinh tế chính trị của ngoại bang hay tay sai của ngoại bang”. Ông Võ Văn Kiệt nhận xét: “Cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn”.

 

Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu”. (hết trích)

 

Qua các chi tiết trên, nếu chỉ tính 6129 hộ tư sản thương nghiệp, mỗi hộ trung bình có khoảng 300 lượng vàng. Tổng số vàng bị tịch thu gần 2 triệu lượng (6129 x 300 = 1,838,700 lượng). Hàng chục vạn tư sản miền Nam không những bị “tước đoạt tài sản”, mà còn bị buộc phải rời thành phố đi các khu Kinh tế mới.

 

Cũng năm 1978, chính quyền thực hiện “Phương án II là một trong những biện pháp “nghiệp vụ” nhằm đưa “đối tượng ra khỏi điểm nóng” -đối tượng là cả triệu người Hoa đang sống ở VN. Chỉ rất ít người được biết đến Phương án II. Tuy là phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Quốc Hương cũng chỉ được nghe giám đốc Sở Công an thành phố cho biết. Phương án II là một kế hoạch được “phổ biến miệng để giữ bí mật”, theo đó: Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản. Ở Sài Gòn, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Quốc Hương: “Chúng tôi không đuổi mà thông báo ai muốn rời VN thì đăng ký, hơn 90% người Hoa ở Thành phố đã đăng ký ra đi”.

“Cho dù không phải là người Hoa, nhưng năm 1979, ông Nguyễn Thành Đệ vẫn được móc nối đăng ký “xuất cảnh bán chính thức”. Gia đình ông chín người, phải đóng cho chủ “tàu 224” tổng cộng 200 lượng vàng thay vì chỉ đóng tám lượng một người theo quy định. Ngày 17/6/1979, gia đình ông Đệ xuống Minh Hải để chuẩn bị lên tàu, nhưng không may cho ông, vừa xuống tới nơi thì có lệnh tạm ngưng thực hiện Phương án II. Nghĩ mình ra đi theo hướng dẫn của nhà nước hẳn hoi, gia đình ông cùng nhiều người khác ráng nán lại để đòi lại số vàng đã nộp. Nhưng, “bắc thang lên hỏi ông giời”.

 

Sau gần hai tháng chờ vàng, gia đình ông quay lại Sài Gòn, mới biết ngày 23/6/1979, tức là chỉ sau sáu ngày ông Đệ về Minh Hải, căn nhà 21-23 Tô Hiến Thành đã bị Quận 10 “quản lý”. Gia đình ông được “xét sử dụng tầng trệt nhà 23” và được “chiếu cố” không phải trả tiền thuê nhà… mình. Chính quyền Quận 10 “quản lý” căn nhà 21-23 là chiểu theo Chỉ thị 14 ngày 2/4/1977 của Thành phố, theo đó: “Xử lý tạm thời tài sản của những người trốn đi nước ngoài bị bắt”. (hết trích)

Miền Nam có trên một triệu người Hoa, số đăng ký rời VN hơn 90%. Nếu chỉ 10% đóng vàng để ra đi an toàn, mỗi người 8 lượng, số vàng chính quyền thu được qua “Phương án II” cũng lên đến 700.000 lượng. Sở dĩ đề cập đến những số vàng tịch thu khổng lồ, tôi nghĩ đến nổi bất hạnh của dân tộc. Người ta thường nghe nói “CS cướp của nhà giàu để chia cho người nghèo”, nhưng số vàng này không phải để giúp đồng bào miền Bắc vốn xơ xác sau chiến tranh. Có lẽ đã dùng để đầu tư đưa đất nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Tháng 12/1986 trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VI, Tổng bí thư Trường Chinh thừa nhận: “Mười năm qua chúng ta đã phạm nhiều sai lầm”. Một là vấn đề kinh tế, “vì rập khuôn mô hình Liên Xô coi công nghiệp nặng là nhiệm vụ then chốt, nên hàng loạt dự án đồ sộ như cơ khí Hà Nội, than Cẩm Phả, các nhà máy xi măng đã hút hết vốn đầu tư, nhưng hiệu quả rất thấp. Đây là quan điểm duy ý chí...”

Trong bút ký Đông Âu năm 1990, ký giả Vĩnh Phú đài BBC đã ghi âm cảm nghĩ của một số trí thức VN mà ông đã gặp ở Ba Lan. Họ là những học sinh ưu tú, thi đậu vào các đại học và được tuyển chọn sang Ba Lan du học. Đề cập đến tình trạng suy thoái của đất nước, họ gay gắt lên án: “Lý thuyết của CS là ngu nhất, tốn kém nhất, chọn con đường gì kỳ lạ vậy. Đáng lẽ phải tìm cách gì nhanh nhất, thế mà lại chọn con đường trường kỳ kháng chiến. Bây giờ xây dựng XHCN thì VN là một nước nghèo nhất, cực kỳ lạc hậu. Mà xây dựng XHCN là gì? Lấy công nghiệp nặng làm nồng cốt để từ đó phát triển nông nghiệp. Tại sao lại dốt nát đến mức độ như thế? Muốn xây dựng công nghiệp phải có cái gì đã, phải có cơ sở vật chất, phải có tiền, phải có tiềm lực về khoa học kỹ thuật, phải có cán bộ v.v...Xây dựng công nghiệp tốn kém nhất mà số tiền quay vòng lại lâu nhất, sao mà ngu như thế. Cái đó là cái sai hoàn toàn. Cuộc cải cách ruộng đất đã sai. Tất cả những chính sách áp dụng từ trước đến nay đều sai hết”.

                                                                                       *

Ngoài ra, có người còn thắc mắc tại sao Bên Thắng Cuộc không viết gì về những gì đã xảy ra trước ngày 30/4/1975? Tác giả đã viết: “Cuốn sách này bắt đầu từ ngày 30/4/1975. Ngày mà tôi, một cậu bé 13 tuổi...” Có lẽ, vì lý do đó ông không lạm bàn cuộc chiến giải phóng MN. Tuy nhiên, ông đã tham gia cuộc chiến (giải phóng) Campuchia, nên đã viết về cuộc chiến này trong Chương 9, kết thúc Cuốn 1 Bên Thắng Cuộc.

 

Tác giả viết tiếp trong bài “Vì sao tôi viết” coi như lời Tựa của sách: “Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Những gì được ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật đơn giản: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; con búp bê nhựa -nhắm mắt lại khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe- buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

 

“Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh... được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gủi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày hay Thép Đã Tôi Thế Đấy...Những chiếc máy Akai, radio cassettes được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chớ không chỉ có “đêm Trường sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.

 

“Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam...Chứng kiến những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới.

 

“Năm 1983 tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi dược đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy... tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù, đã kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô, vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Nhiều người trong số họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy...”

 

Những dòng hồi ức của tác giả diễn tả những ý nghĩ của một thiếu niên bắt đầu không lớn, biết nhận thức, khiến tôi nhớ lại những kỷ niệm lúc tôi vừa 12 tuổi. Năm 1953 tôi rời làng quê ở quận Cần Giuộc tỉnh Chợ Lớn đến Mỹ Tho học trung học. Tôi đáp chuyến xe của hãng Cosara, đậu trước bịnh viện Sài Gòn, trước mặt phía trái là Chợ Bến Thành. Lần đầu tiên tôi thấy chiếc xe đưa khách sang trọng, ghế bọc nệm, như những xe bus sau này, chỉ thiếu trang bị ti vi, máy lạnh mà thôi. Cũng lần đầu tiên tôi thấy cảnh phồn hoa của đô thị. Từ đó, mỗi năm tôi thấy Sài Gòn ngày càng phát triển, một phần nhờ sự có mặt của đồng bào miền Bắc di cư năm 1954 và sau đó là nhờ viện trợ của Mỹ. Năm 1970, tôi theo học một khóa chuyên môn ở Singapore. Tôi thấy cảnh trí ở trung tâm Singapore cũng xinh đẹp nhưng chưa thể sánh với Sàigòn trong khu vực từ chợ Bến Thành hướng về Thảo Cầm Viên và Sở Thú Sàigòn. Còn phố xá thương mãi của Sài Gòn vượt trội hơn Singapore nhiều. Đó là điều tự nhiên, vì từ đầu thế kỷ 20, Sài Gòn đã được thế giới coi là Hòn ngọc Viễn Đông. Vả lại, như Trần Bạch Đằng đã nói: vì mưu đồ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ đã “biến miền Nam VN thành một tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do kiểu Mỹ ở Đông Nam Á”.   

 

Năm 1983, Huy Đức đến Sài Gòn và nhận xét: “Cho dù kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Cũng năm này, tôi trở lại Sài Gòn sau gần 8 năm “cải tạo” ở đất Bắc. Tôi không còn đến rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu như Huy Đức, mà lang thang kiếm sống. Tôi gặp lại người bạn cũ cùng nhiệm sở -anh Âu Dương Tác đang đạp xích lô, sau hơn 7 năm cải tạo. Anh mừng rỡ: “Mầy lên xích lô, tao đưa mầy đi một vòng để nhìn lại cảnh cũ sau 7, 8 năm ở tù”. Tôi bùi ngùi thấy cảnh xuống dốc của nền văn minh Sài Gòn. Năm sau tôi vượt biên thành công, sống cuộc đời tự do ở xứ người. Còn Huy Đức lại mặc áo lính để tham chiến ở Campuchia. Anh tường thuật cuộc chiến này, sao nó giống như cuộc chiến VN mà tôi là chứng nhân và dày công nghiên cứu.

 

Trong bài “Vì Sao Tôi Viết”, tác giả đã viết “Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II, như Z30 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị, cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có tránh nhiệm”.

Theo gợi ý của tác giả, tôi tìm hiểu Phương án II Z30 là gì” đã làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân.

 

Cuối cùng, Huy Đức còn đặt một vấn đề lớn “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30/4/1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để các nhà kinh tế chính trị học và các nhà xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này”.

                                                                                  *

Sau khi đọc bài “Vì sao tôi viết”, tôi xem qua Mục lục cuốn 1 Bên Thắng Cuộc đề cập những vấn gì? Nội dung có 9 chương, bắt đầu Chương 1: Ba mươi tháng Tư, rồi tuần tự các chương tiếp: Cải tạo, Đánh tư sản, Nạn kiều, Chiến tranh, Vượt biên, Giải phóng, Thống nhất, Xé rào, Đổi mới và cuối cùng Chương 9: Campuchia.  Qua đó, độc giả dù thuộc thế hệ trẻ, không phải là chứng nhân của giai đoạn lịch sử vừa qua, cũng có thể mường tượng được những gì xảy ra trên đất nước khởi đầu từ ngày Ba Mươi Tháng Tư (Chương I). Tướng Big Minh -người chủ trương hòa giải dân tộc, ra lịnh binh sĩ VNCH buông súng, mời đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN vào Sài Gòn để ông bàn giao chính quyền. Nhưng quân CS Bắc Việt bắt ông phải tuyên bố đầu hàng. Không chịu nhục, 5 tướng lãnh và một số quân nhân QLVNCH đã “tuẩn tiết”. Sau đó, CS thực hiện những gì được tác giả đề cập trong 4 chương kế.

 

Chương II: Cải Tạo. Thực chất là bỏ tù những người thuộc chế độ cũ, đày họ đến những vùng rừng thiêng nước độc từ Nam chí Bắc, có nhiều người bị giam giữ 17 năm. Sau cải tạo là Đánh Tư Sản (Chương III). Đây là thành phần giúp kinh tế miền Nam phồn thịnh, nhưng bị Bên Thắng Cuộc “đánh” để tước đoạt tài sản của kẻ thù giai cấp. Tiếp theo là Nạn Kiều (Chương IV) Những người Hoa sinh sống ở VN lâu đời, sở trường của họ là buôn bán, đã giúp miền Nam phát triển. Nay họ trở thành nạn nhân của Bên Thắng Cuộc xuất phát từ mối hận của Lê Duẩn đối với Chu Ân Lai đã thỏa hiệp với HK bán đứng CSVN để kết thúc chiến tranh VN. Những hành động kỳ thị, xua đuổi người Hoa của CSVN khiến TC phản ứng, gây ra chiến tranh với Campuchia và TC. Đó là nội dung Chương V: Chiến Tranh. Hậu quả của những hành động trên khiến đồng bào phải tìm mọi cách bỏ nước ra đi tìm tự do. Đó là nội dung Chương VI: Vượt Biên.

 

“Có hàng triệu đã bỏ nước ra đi, nhưng hàng triệu người miền Nam vẫn chọn con đường ở lại, rồi chính họ sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về “giải phóng”. Cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng có thực sự giải phóng sau những gì mà những người cộng sản áp dụng tại miền Nam hay không?” Đó là chương VII: Giải Phóng. Tôi sẽ tình bày trong bài kế tiếp.

                                                                                                                 

Lê Quế Lâm

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link