Saturday, January 19, 2013

Khó xử lý nợ xấu vì cơ chế chưa rõ ràng


Khó xử lý nợ xấu vì cơ chế chưa rõ ràng





Khó xử lý nợ xấu vì cơ chế chưa rõ ràng










Chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng xử lý nợ xấu ở Việt Nam là rất khó vì cơ chế không rõ ràng. Đồng thời sự chậm trễ về mặt thời gian đã khiến các khoản nợ khó đòi có thêm “kẻ thù” mới.



Mất giá vì chậm trễ



Ông Darry Dong, chuyên gia thị trường tài chính toàn cầu của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - tổ chức cam kết “đổ” 3 tỉ đô la Mỹ vào các ngân hàng trên thế giới để đầu tư và xử lý nợ xấu - cho rằng ở Việt Nam ngoài việc Chính phủ chưa có cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu thì cũng ít có nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc xử lý nợ xấu ở đây vì cơ chế xử lý nợ hiện chưa rõ ràng.



“Bất kể nhà đầu tư nào cũng chỉ đặt tiền để xử lý nợ nếu họ nhìn thấy một cơ chế tốt”, ông Darry Dong nói tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn đối với Việt Nam, do IFC tổ chức hôm 15-1 tại Hà Nội, với sự có mặt của đội ngũ chuyên gia xử lý nợ đến từ nhiều ngân hàng thương mại.



“Việt Nam chưa thống nhất cách quản lý nào cho mô hình Công ty Mua bán nợ quốc gia (AMC). Do nhà nước quản lý 100% vốn hay cho phép tư nhân tham gia qua việc thành lập các công ty theo mô hình đối tác công tư (PPP)?”, P. Varangis, Trưởng nhóm tiếp cận tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ của IFC băn khoăn. Khi ông đặt câu hỏi này, đề án thành lập AMC đã trình lên Chính phủ thảo luận hôm 27-12 và dự kiến sẽ thông qua trong tháng này.



Ông Darry Dong cho rằng thời gian là kẻ thù của nợ xấu.



Ông Sameer Goyal, điều phối viên về tài chính và phát triển khu vực tư nhân của World Bank, nhận định Chính phủ Việt Nam đã có một số giải pháp nhưng trì hoãn tốc độ xử lý nợ xấu ngày nào cũng gây tăng chi phí ngày đó. Các khoản nợ xấu ở Việt Nam, được ông đánh giá là “theo chuẩn mực kế toán quốc tế, có thể tăng gấp 3 lần con số 8,6% mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố”.



Ông P. Varangis lo ngại việc “ngồi ” trên đống nợ 1 năm không làm gì hoặc làm rất ít sẽ khiến các khoản nợ mất giá thêm từ 20% đến 40%, ngoài việc mất giá ban đầu khi đã trở thành nợ xấu.



Các chuyên gia thống nhất là cần phải có những hành động thật nhanh đối với mô hình và cách thức hoạt động của AMC. Ông P. Varangis phân tích: không thể chỉ chuyển nợ từ ngân hàng này sang công ty khác, bởi bản chất của việc dịch chuyển nợ xấu chưa phải là xử lý mà chỉ buớc khởi đầu cho giải pháp tổng thể mà thôi.



Ông Darry Dong nói Chính phủ cần đưa ra quyết định rõ ràng về vai trò của AMC, đồng thời với sự ra đời này thì vai trò của các Công ty quản lý tài sản trực thuộc ngân hàng thế nào. Vì dù gì đi chăng nữa, các doanh nghiệp này đã tồn tại từ nhiều năm nay trong hệ thống tài chính. Ông nhấn mạnh, muốn việc xử lý có hiệu quả thật thì cần phải sửa cả Luật phá sản, quyền phát mãi tài sản.. mới tạo ra hành lang pháp lý mở đường để xử lý nợ xấu.



Bán nợ theo giá trị sổ sách, được không?



Định giá các khoản nợ và mua bán nợ theo giá nào là vấn đề được các chuyên gia xử lý nợ xấu của ngân hàng tập trung đặt câu hỏi cho các chuyên gia tài chính quốc tế. Trả lời câu hỏi: “Liệu AMC có nên mua nợ theo giá trị sổ sách không?”, các chuyên gia quốc tế lấy ví dụ việc xử lý nợ ở Trung Quốc để đưa đến câu trả lời: không. Theo đó, Trung Quốc cũng bán nợ theo giá trị sổ sách, và ba năm đầu của quá trình xử lý nợ xấu các ngân hàng không bán được bao nhiêu, bởi khi bán xong họ không còn trách nhiệm gì với khoản nợ nữa. Các chuyên gia của IFC cho rằng bản thân AMC của Trung Quốc cũng không chuẩn bị tinh thần cho việc dịch chuyển nguyên trạng các khoản nợ này, vì về bản chất, đây chỉ là đẩy nợ từ nơi này sang nơi khác. Sau đó, công ty mua nợ ở Trung Quốc phải mua lại nợ theo giá thị trường mới có thể xử lý được.



“Mua theo giá trị sổ sách có thể liên quan đến việc chuyển giá”, Darry Dong nói, “Phải bán theo giá thị trường mới thu hút được nhà đầu tư”.



“Ở châu Á, tài sản xử lý nợ được chuyển giao theo mức giá công bằng. Nếu chuyển 100% giá trị khoản nợ thì không ổn”, theo lời ông P. Varangis.



Các chuyên gia nói rằng một mình AMC và các ngân hàng không thể xử lý hết được khoản nợ xấu, mà phải tạo ra một thị trường thứ cấp để việc mua bán này trở nên sôi động. Muốn làm như vậy, sự can thiệp của Chính phủ là phải đưa ra các quy định rõ ràng, thay vì đưa ra cách thức giải quyết cụ thể. Hay nói khác đi là Chính phủ phải tạo ra một sân chơi hợp lý và thậm chí biết được khi nào cần ngừng can thiệp vào thị trường này để nó vận hành theo nguyên tắc và quy luật chung.



Vẫn theo ông P. Varangis, điều quan trọng nhất là tránh can thiệp chính trị vào cách thức giải quyết các khoản nợ. Ví dụ như chỉ đạo cơ cấu khoản nợ thế nào hay ra quyết định không được đụng chạm đến khoản nợ đó, theo cách gọi là “khoanh nợ”. Ông cho rằng các chuyên gia xử lý nợ thừa biết cách thức xử lý nợ thế nào, nhưng nếu chịu áp lực về chính trị để tìm lối ra cho nợ xấu thì không thể thực sự dọn dẹp được nợ xấu.



Theo Ngọc Lan



TBKTSG



__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link