Wednesday, January 16, 2013

Việt cộng cái - Việt cộng đực cũng đều như nhau


Việt cộng cái - Việt cộng đực cũng đều như nhau

Phan Nhân

Đảng Việt cộng cũng như những con cọp dữ, cho nên dù là cọp cái, cọp đực, hay Việt cộng cái, Việt cộng đực, thì bọn chúng cũng đều giống y chang như nhau, không hề khác. Mà tại sao phải gọi bọn chúng là cái, đực. Xin thưa, tại vì bọn chúng không có nhân tính, mà chỉ có thú ác tính. Chúng nó đã từng được “giáo dục” bằng chủ thuyết Cộng sản vô thần: “vô gia đình - vô tổ quốc - vô tôn giáo”; và sau đó, chúng đã được sinh sôi trong một môi trường tràn đầy sát khí, chỉ biết giết người, lừa dối, lưu manh, lọc lừa... Bọn chúng lừa gạt hết mọi người, kể cả những người thân đã đem lòng tin cậy vào chúng, cho đến khi người ta biết tỏng về chúng rồi, chúng không lừa gạt họ được nữa, thì chúng liền giở những trò bạc ác, tiểu nhân nhất…

Ngoài ra, chúng ta cần phải nhớ rằng: chính Hồ Chí Minh đã “dạy” phải gọi là “chiến sĩ gái” chứ không được gọi là “nữ chiến sĩ”. Nghĩa là, trong xã hội của chế độ Việt cộng, thì chỉ có “trai gái”, tương tự như “đực cái”, chứ không có nam nữ.

Do đó, phải gọi Nguyễn Thị Kim Chi là một văn công cái, hay là một con Việt cộng cái, mà chính y thị đã tự hào là “người Cộng sản”; một trong những tên Việt cộng cái, Việt cộng đực đầu tiên vượt Trường sơn vào miền Nam, để xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa, và để đặt những quả mìn, và chất nổ ở những nơi chốn đông người như nhà thương, trường tiểu học... giết hại trẻ thơ và những người dân lành vô tội !

Thật tội nghiệp cho những kẻ đã đội cái “mâm” của một tên Việt cộng cái lên đầu bằng những lời ca tụng, đã hít lấy, hít để những thứ vô cùng thúi, thúi hơn tất cả mọi thứ thúi bằng câu “kinh nhật tụng”: “Trên cả tuyệt vời”. Bởi vậy, cho nên Phan Nhân tui, phải sửa lại cho nó đúng: Thúi trên cả mọi thứ thúi nhất ở trên đời.

Nhưng mà Phan Nhân tui, muốn “mời” các “ngài” hãy đội, hãy hít luôn cái “mâm” của Nguyễn Thị Định, một tên Việt cộng cái trong một tấm hình chụp chung với Việt cộng cái Nguyễn Thị Kim Chi, mà theo cái “tiểu sử” do đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào đền thờ, và đã ghi chép như sau :

“TIỂU SỬ BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH:

(1920 – 1992)

Phó tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

“Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước và cách mạng. Thuở nhỏ, bà phải sống trong xã hội thực dân và phong kiến, gia đình đông con nên khó có điều kiện cắp sách đến trường như bao người khác. Bổn phận là anh, hơn nữa thương em nhiều nên anh Ba (Ba Chẩn) đã dạy bà học cho biết cái chữ tại nhà. Tuy không học được nhiều nhưng bà rất thông minh, nhạy cảm và hiểu biết đủ điều, thích đọc nhiều truyện, đặc biệt là truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Những nhân vật, những hình ảnh, những cuộc đời trong truyện gợi cho bà có một ước mơ vươn đến cuộc sống cao đẹp, gieo trong lòng bà tình thương sâu sắc đối với tầng lớp nghèo trong xã hội và căm ghét những cảnh bất công. Cứ mỗi ngày đem cơm, nước cho anh Ba trong tù, tận mắt chứng kiến cảnh lính Pháp tra tấn, đánh đập dã man, thân hình bầm tím, máu chảy loang trên nền xi măng thì lòng bà lại quặn đau như thắt. Lúc này bà mới hiểu các anh bị bắt, bị đánh đập là vì làm việc cứu nước, cứu dân, chống lại Pháp, chống lại chủ điền. Từ đó bà hiểu nhiều về nỗi nhục mất nước, người giàu ức hiếp người nghèo và cần phải chống lại chúng.

Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng. Hai năm sau (1938) bà được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích – Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó. Nhận được tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gởi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham gia họat động cách mạng tại tỉnh nhà.

Năm 1940, bà lại bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Ba năm tù cũng là ba năm họat động kiên cường, bất khuất của bà trong nhà tù. Năm 1943, ra tù trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8-1945. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện. Từ đó tên tuổi của bà đỏ thắm “đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ-Diệm ác liệt, với luật 10/59 của Ngô Đình Diệm, địch cứ truy tìm quyết liệt, chúng còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà. Nhưng chúng đã không làm gì được bà vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân… và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch. Sự thắng lợi của phong trào Đồng Khởi Bến Tre (17-1-1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, chuyển từ thế phòng ngự, bảo toàn lực lượng, sang thế tấn công, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng Khởi Bến Tre còn thể hiện rõ phương châm đánh địch bằng ba mũi giáp công, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của đội quân tóc dài. Năm 1961, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam, đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát huy tác dụng “Đội quân tóc dài”, làm cho quân thù vô cùng run sợ. Thượng tướng Trần Văn Trà nói bà là người “Có tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật điều hành của đội quân tóc dài, vừa hình thành tổ chức, vừa tác chiến ngay tại chiến trường vô cùng phức tạp và đã đem lại chiến thắng vẻ vang”.

Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng nói: “Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ”. Năm 1965, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam, và được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975.

Mặc dù là tướng, nhưng bà rất nhân ái, rộng lượng, bao dung, sống chan hòa với mọi người, luôn thể hiện đậm nét là một người đồng đội, người chị, người mẹ hiền, tận tụy chăm sóc từ cơm ăn, áo mặc cho các chiến sĩ nhất là nam giới; những nỗi đau, mất mát và sự hy sinh cao cả của nhân dân được bà cảm nhận và chia sẻ một cách tinh tế và kịp thời. Có thể nói, cái tên chị Ba, cô Ba đã quen thuộc, thân thương, không chỉ với các tầng lớp phụ nữ và nhân dân trong nước, mà còn với bạn bè năm châu. Bà đã từng tự xác minh, làm rõ sự thực để xử lý những vụ tiêu cực, vi phạm quyền lợi của người dân. Từng thăm hỏi, chia sẻ buồn vui với nhiều địa phương, nhiều tầng lớp nhân dân, phụ nữ từ già tới trẻ, từ nơi ăn, nơi làm tới nơi hoạn nạn khó khăn, cả những trại tù, trường cải tạo lao động bà cũng không nề hà. Mỗi chuyến đi để lại cho bà những bức xúc, những việc phải làm.

Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, Bà Nguyễn Thị Định đã giữ nhiều chức vụ trọng trách mới cùng Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo thành công việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Bà luôn quan tâm tới việc đào tạo, sử dụng cán bộ, đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế. Bà ủng hộ phương thức làm ăn mới, tạo điều kiện giúp đỡ cho các cán bộ trẻ có năng lực quản lý phát huy được tính năng động, mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ vậy, ở thời điểm đó, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, khẳng định được vai trò của cán bộ phụ nữ, không chỉ trong công tác xã hội, mà cả trong quản lý kinh tế, mà công ty du lịch Hoà Bình là một ví dụ cụ thể.

Về sống ở thủ đô trong không khí hoà bình với những tiện nghi đầy đủ hơn, bà vẫn giữ được tác phong quần chúng sâu sát như ngày ở chiến trường. Bà luôn luôn quan tâm đến cấp dưới, đến mọi người xung quanh, thương yêu những người bất hạnh, bênh vực và bênh vực tới cùng những người bị ức hiếp, bị oan ức. Công việc của nhà nước, của Hội đã choán hết thời giờ, thế nhưng mỗi khi bước chân về nhà, thấy bà con từ các tỉnh xa về, các chú, các bác nông dân, các bà, các chị bế cả con nhỏ ngồi chờ nơi cổng, bà lại tiếp họ. Không chỉ nhận đơn rồi bảo người ta về, chờ đợi kết quả mà bà trực tiếp lắng nghe họ trình bày những nổi oan khúc, những điều phi lý bất công, mất dân chủ mà họ phải chịu đựng.

Bà luôn giữ mối thâm tình với những đồng chí cũ từng vào tù, ra tội nay đã về nghỉ hưu, già yếu, bệnh tật, nhất là những người quá nghèo cực và nhớ ơn những cơ sở, những người đã từng cưu mang, bảo bọc, nuôi giấu mình trong những ngày cách mạng bị dìm trong đêm đen khủng bố của kẻ thù. Khi thì chiếc áo ấm, xấp vải, chiếc khăn quàng, lọ thuốc, gói bột ngọt…bà gởi đến tận tay từng người, từng nhà. Của có khi chẳng đáng là bao, nhưng cái quý giá là tấm lòng, là cái tình, sự thủy chung gói ghém bên trong.

Mặc dù công tác bận rộn, nhưng bà vẫn không xao lãng trách nhiệm đối với gia đình. Bà đích thân lặn lội về tận Đại Điền (huyện Thạnh Phú, Bến Tre), đón bà mẹ chồng lúc ấy đã hơn 70 tuổi đang sống với hai đứa cháu còn nhỏ dại trong túp lều bằng lá, bữa đói, bữa no về nhà chung sống. Tuy bà không trực tiếp chăm sóc hàng ngày, nhưng mỗi khi đi công tác xa về, bà vẫn nhớ quà cho mẹ, khi thì chiếc khăn, khi thì gói trầu cau. Ngồi ăn cơm chung, bà thường gắp từng miếng ngon mời mẹ dùng, vì thế mẹ chồng quý bà không khác gì con đẻ. Đối với các cháu nội ngoại, bà đều thương yêu như nhau, bà rất tế nhị, không gây tâm lý cậy dựa, nhờ vả, nhắc nhở mọi người tự cố gắng học hành, lao động, không xao lãng việc chung, làm ăn chân chính, ngay thẳng.

Bên cạnh đó, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là sự nghiệp đổi mới đất nước bà quan hệ và làm việc với nhiều nước trên thế giới. Những hoạt động đối ngoại năng động, giàu nhiệt tình và sáng tạo của bà có sức chinh phục mạnh mẽ trái tim của nhiều bè bạn quốc tế. Bà nhận được nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước ta cũng như thế giới đã trao tặng.

Bác Hồ nói: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miềm Nam là cô Nguyễn Thị Định, cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta”.

Trung với Đảng, hiếu với dân suốt đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng cao cả, trước lúc mất (2 ngày), bà còn đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng do tuổi cao, sức yếu, lại thêm căn bệnh đau tim nên lúc 22 giờ 50 phút ngày 26 tháng 8 (tức 28/7 âm lịch) năm 1992, bà đã vĩnh biệt chúng ta và yên nghỉ tại Nghĩa trang Thành phố HCM.

Với 72 tuổi đời, 56 năm họat động cách mạng trung kiên, mẫu mực, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, vị tha, nhân hậu, giản dị, dịu hiền và luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, bà Ba Định là người phụ nữ tiêu biểu nhất, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu đã tặng cho phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Ngày 30-8-1995, bà được Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. GS Trần Văn Giàu nói “Những người như chị sống làm tướng, chết thành thần”. Đúng vậy, đền thờ bà đã được xây dựng và khánh thành vào ngày 20-12-2003 để nhân dân đến viếng và thắp hương tưởng niệm. Tiếp đến, ngày 8-4-2007, Bộ Quốc phòng đã tặng tượng đồng chân dung nữ tướng (cao 1m75, nặng 1.025 kg) trong trang phục áo bà ba, khăn rằn quấn cổ đặt tại đền thờ”.

Nguồn: “từ Nhà xuất bản Phụ nữ và Bảo tàng tỉnh Bến Tre”

Images intégrées 1

Nguyễn Thị Kim Chi với Nguyễn Thị Định

Đấy, các “ngài” có thấy cái bản mặt của Việt cộng cái Nguyễn Thị Kim Chi và Việt cộng cái Nguyễn Thị Định trong tấm hình chụp chung, và các “ngài” có ngửi thấy được mùi gì từ cái “mâm” của Nguyễn Thị Định và cái “mâm” của Nguyễn Thị Kim chi hay không ? Thơm, hay: Thúi Trên cả mọi thứ thúi ? . Dzậy thì, đừng chần chờ chi nữa, mà các “ngài” hãy vào trong cái gọi là “đền thờ”, để quỳ xuống, và hãy dập đầu sát đất mà lạy trước tượng của “nữ tướng” Việt cộng cái Nguyễn Thị Định đi, vì “Trên cả tuyệt vời”!

Mà kể ra, thì cũng thiệt hết sức tội nghiệp cho những “ngài” chỉ biết đánh hơi mà tâng bốc, mà đội những cái “bàn thờ” của những tên Việt cộng cái, Việt cộng đực lên trên đầu, và “Trên cả bàn thờ” của mình. Những kẻ này, không hề có lý tưởng gì cả, mà chỉ biết chờ có một tên Việt cộng dù là cái hay đực mà chỉ cần chúng “thở xì” ra một hơi “ít… ít…xịt…”, là liền ôm lấy mà hít hà khen “thơm... thơm quá”. Những “hiện tượng” này, chúng ta cần phải biết rằng : trước khi đưa những tên Việt cộng ra sân khấu chính trị để tô điểm cho một chế độ tàn bạo, thì đảng Việt cộng đều phải đưa những tên đảng viên Cộng sản tuyệt đối trung thành với “đảng ta” phải có những lời tuyên bố với tuyên con…thiệt kêu, thiệt nổ như trung tiện, ấy, ấy, hổng phải, là trung liên… ; để rồi sau đó, sẽ xuất đầu lộ diện, sẽ được ra hải ngoại để đứng cùng với những tổ chức lừa bịp, để trở thành những “nhà tranh đấu nhân quyền” theo cái kiểu như Việt Tân (VT) dzậy.

Images intégrées 2

Nguyễn Thị Kim Chi (Trái) cùng “đội văn công giải phóng”.

Còn đây là tên văn công Việt cộng cái Nguyễn Thị Kim Chi đang hướng chung lòng với khẩu AK và “đội văn công giải phóng”. “Thơm” quá, phải không, vì “Trên cả tuyệt vời” ? Hãy ôm lấy, bợ lấy, mà ngửi đi, hít đi, ngửi và hít cả khứu giác và vị giác, vì như thế, nó mới thấm, thấm sâu vào tận từng tế bào của mũi, của lưỡi. Ôi ! cái mùi quá ư là “Trên cả tuyệt vời” !

Mà “tuyệt vời” thiệt, đối với những kẻ suốt đời chỉ biết chuyên môn bưng bô, đội đĩa, liếm trên, liếm dưới cho những tên Việt cộng cái, Việt cộng đực, Việt cộng già, Việt cộng trẻ… Tất cả đều là một lũ : Thúi trên tất cả mọi thứ thúi nhất ở trên đời.

Colorado, 14/01/2013

Phan Nhân

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link