Thursday, January 17, 2013

“Đèn chai” - Ánh sáng cho người nghèo

“Đèn chai” - Ánh sáng cho người nghèo

14/01/2013
Những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng hoàn toàn có thể thắp sáng cho những ngôi nhà ở các khu cư dân nghèo ở Philippines. Sáng kiến “Một lít ánh sáng” đang hướng tới mục tiêu đem ánh sáng ban ngày tới 1 triệu ngôi nhà trên đất nước này vào năm 2012.
Illac Diaz (phải) trong một ngôi nhà được lắp đèn chai năng lượng mặt trời
Illac Diaz (phải) trong một ngôi nhà được lắp đèn chai năng lượng mặt trời
Cụm từ “đèn chai năng lượng mặt trời” đủ để giúp chúng ta hình dung về công nghệ vừa rẻ, vừa dễ lắp đặt này. Thực chất, đó là những chiếc chai nhựa dung tích 1 lít có chứa nước lọc pha với nước tẩy hoặc clo rất sẵn trong các hộ gia đình. Đầu tiên người ta phải khoan lỗ trên mái nhà và đặt mỗi chai này vào đó, sử dụng keo dính sao cho nửa thân chai nằm dưới mái. Khi ánh sáng mặt trời chiếu sáng mái nhà và “chạm” tới đầu chai, tia sáng của nó theo nước rồi khúc xạ, phân tán ánh sáng khắp ngôi nhà.
Chiếc “bóng đèn chai” có thể tỏa ra ánh sáng tương đương đèn điện 55 watt.
Rác của người này lại biến thành nguồn sáng của người khác. “Đèn chai năng lượng mặt trời” là một phát minh của Amy Smith - học viên Viện Công nghệ Massachusetts của nước Mỹ.
Sáng kiến này đã được QuỹMyShelter Foundation Inc. của Philippines nhân rộng bằng dự án “Isang Litrong Liwanag” có nghĩa là “Một lít ánh sáng” bắt đầu áp dụng tại San Pedro, tỉnh Laguna năm 2010. 
 
Mục tiêu của quỹ này là đến năm 2012 sẽ mang lại nguồn sáng cho 1 triệu hộ gia đình trên khắp Philippines.
Đèn chai năng lượng mặt trời
Đèn chai năng lượng mặt trời
Mặc dù chỉ hoạt động khi có ánh sáng ban ngày nhưng mỗi chiếc bóng đèn như vậy khi lắp đặt chỉ mất từ 1 đến 3 USD trong khi“tuổi thọ” của nó có thể kéo dài tới 5 năm. Đây được coi là nguồn sáng ban ngày lý tưởng cho những khu nhà tạm, những khu cư dân nghèo mà hầu như nhà san sát, không có cửa sổ.
 
Như gia đình chị Melinda Jose, 44 tuổi ở khu Baseco, Thủ đô Manila, 6 người, trong đó có một đứa trẻ sống trong ngôi nhà mà tường làm bằng gỗ dán và thảm. Nguồn ánh sáng và thông gió duy nhất của không gian nhỏ hẹp đủcho 2 chiếc giường đặt cạnh nhau đó là cửa ra vào, cũng là miếng gỗ dán.
Họthường xuyên phải dùng nến, thi thoảng có tiền mới bật đèn điện. Lắp được bóngđèn chai mặt trời này vừa sáng nhà, vừa ngăn được nguy cơ hỏa hoạn. Baseco chỉlà một trong những khu cư dân nghèo hay xảy ra cháy ở Manila.
Nhà ở đây toàn làm bằng nguyên liệu nhẹ, dễ bắt lửa. Bản thân gia đình Jose cũng đang chờ nhà trợ cấp của chính phủ khi ngôi nhà cũ của họ đã cháy rụi từ năm 2001.
“Một lít ánh sáng” được doanh nhân Illac Diaz, người đứng đầu Quỹ MyShelter Foundation Inc đặc biệt quan tâm vì chi phí rẻ, tận dụng được phế thải lại dễ dàng lắp đặt và coi đó là giải pháp cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người dân Philippines hiện vẫn đang sống trong cảnh thiếu điện. T
 
rang web của sáng kiến “Isang Litrong Liwanag” có đoạn viết:“Khoảng 3 triệu hộ gia đình không phải là cư dân Thủ đô Manila vẫn chưa cóđiện.
 
 Thậm chí ngay cả những công dân Thủ đô, nhiều gia đình vẫn sống trong bóng tối. Trong khi đó, Sở Phòng cháy chữa cháy (BFP) cho biết phần lớn các sựcố liên quan đến hỏa hoạn có nguyên nhân từ điện.
Những khu nhà tạm, chờ táiđịnh cư có nguy cơ cao bởi BFP không đủ sức kiểm tra nguy cơ hỏa hoạn thường xuyên. MyShelter tự hào thấy rằng tạo ra một nguồn sáng bền vững, tiết kiệm, bảo vệ sinh thái cho cộng đồng cư dân này là giải pháp trước mắt để chia sẻ bớt khó khăn cho họ”.
ANTĐ

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog - 3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link