Việt Nam và Mỹ
Nguyễn Hưng Quốc
Trên nguyên tắc, có lẽ
không có nước nào hân hoan chào đón chính sách trở lại châu Á của Mỹ cho bằng
Việt Nam.
Hân hoan vì đó là điều Việt Nam cần nhất hiện nay. Để đương đầu với âm mưu bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam cần nhất ba điều kiện: một là lòng dân, hai là tiềm lực quân sự và ba là đồng minh. Chính quyền Việt Nam đã hy sinh điều kiện thứ nhất vì không dám chấp nhận rủi ro dẫn đến xu hướng dân chủ hoá và cũng không dám chống lại các sức ép từ phía Trung Quốc. Việt Nam chỉ cố gắng tập trung vào điều kiện thứ hai, nhưng do ngân sách giới hạn, các thứ vũ khí Việt Nam có thể mua sắm được chỉ là một phần rất khiêm tốn so với Trung Quốc; hơn nữa, do nhiều ràng buộc từ Mỹ, Việt Nam cũng không thể mua sắm được những trang thiết bị hiện đại nhất mà họ đang cần. Bởi vậy, điều kiện thứ ba trở thành thiết yếu.
Trong mấy năm qua, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm đồng minh, từ các quốc gia trong khối Đông Nam Á đến Nga, Ấn Độ và Úc. Tuy nhiên, rõ ràng không có quốc gia nào trong số đó thực sự là đối thủ của Trung Quốc. Và cũng không có nước nào vì Việt Nam sẵn sàng chấp nhận đối đầu với Trung Quốc trừ phi họ nhận được sự đồng ý và hỗ trợ từ một nước thứ ba: Mỹ. Do đó, có thể nói, với Việt Nam, đồng minh duy nhất có thể giúp đỡ trên thế trận với Trung Quốc chính là Mỹ. Không có nước nào khác.
Ngay cả khi chính quyền Việt Nam đã chuẩn bị tinh thần để bán mình cho Trung Quốc, họ cũng vẫn cần Mỹ. Để ít nhất có lý do cò kè giá cả trong cuộc bán mình ấy.
Dĩ nhiên, Mỹ cũng cần Việt Nam.
Ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã có sẵn một số đồng minh chiến lược: Úc, Nhật, Hàn Quốc và Philippines. Trong các nước này, nước được Mỹ tin cậy nhất chắc chắn là Úc, kế tiếp là Philippines; nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất là Nhật. Riêng Hàn Quốc, tuy có quan hệ rất gần gũi với Mỹ, có lẽ sẽ không đóng được vai trò gì quan trọng trong trận chiến Mỹ - Trung, nếu trận chiến ấy xảy ra, lý do là, trong trường hợp đó, Trung Quốc đã có sẵn một lá bài vô cùng hữu hiệu để ngăn chận, thậm chí, phá hoại Hàn Quốc: Bắc Hàn. Mỹ đang ráo riết tìm kiếm một số đồng minh khác. Ấn Độ, một nước lớn, ngay bên cạnh Trung Quốc, vốn là đối thủ của Trung Quốc, chắc chắn sẽ là mục tiêu đầu tiên. Có điều, Ấn Độ, một mặt, lúc nào cũng ở tình trạng bị phân hóa trầm trọng, mặt khác, vốn có truyền thống phi liên kết từ lâu; lại bị lấn cấn bởi quan hệ giữa Mỹ và Pakistan, ít có hy vọng nhiệt tình đi với Mỹ trừ trường hợp họ bị Trung Quốc trực tiếp đe dọa. Trong các nước thuộc khối Đông Nam Á, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan khá lừng chừng. Chỉ có Indonesia, Malaysia và Việt Nam là còn để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ.
Tuy nhiên, nếu tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, mặt trận đầu tiên chắc chắn là trên Biển Đông; ở đó, nước có vị trí chiến lược quan trọng nhất chính là Việt Nam. Có thể nói một cách đơn giản thế này: Mỹ sẽ thua trận ở Biển Đông nếu Việt Nam, một cách tự nguyện hay bị cưỡng bức, để mất Trường Sa và vùng biển của mình. Việt Nam, do đó, dù muốn hay không, cũng trở thành một tiền đồn của Mỹ ở vùng châu Á - Thái Bình Dương trong các thập niên sắp tới. Như thời Chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ là một thứ quan hệ đầy oái oăm và trắc trở. Oái oăm: đó là thứ quan hệ giữa hai cựu thù. Người ta hay nói: Mỹ không có bạn hay thù vĩnh viễn. Tất cả đều có tính giai đoạn. Bởi vậy, các xung đột đẫm máu trước năm 1975 sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến các nỗ lực xây dựng quan hệ đồng minh mới giữa hai nước. Nhưng vấn đề giữa hai nước chủ yếu là vấn đề tâm lý và ý thức hệ. Về tâm lý: người ta có thể không còn thù nghịch với nhau, nhưng cũng chưa sẵn sàng để tin cậy nhau. Về ý thức hệ, người ta vẫn còn đối nghịch nhau. Sự đối nghịch ấy trở thành trầm trọng hơn ở những bảng giá trị mà hai quốc gia theo đuổi, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Ai cũng biết, trong nhiều trường hợp, chính phủ Mỹ sẵn sàng bất chấp vấn đề nhân quyền trong quan hệ quốc tế. Nhưng trường hợp đó có lẽ sẽ không xảy ra đối với Việt Nam. Lý do, bất cứ quan hệ nào đối với Việt Nam cũng đều trở thành mối quan tâm của đại đa số dân chúng nước Mỹ, nơi những vết thương về tâm lý vẫn chưa lành lặn hoàn toàn. Dân chúng Mỹ có thể làm ngơ trước các quan hệ bất thường giữa chính phủ Mỹ với nhiều quốc gia độc tài khác, ví dụ như Pakistan hiện nay. Nhưng họ sẽ không thể làm ngơ nếu nước ấy là Việt Nam, nơi 58.000 lính Mỹ đã bỏ mạng và hàng trăm ngàn người khác bị thương cho lý tưởng dân chủ. Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ không thể bất chấp các vết thương tâm lý ấy. Điều đó sẽ trở thành một khó khăn lớn cho Việt Nam.
Có thể nói, một cách tóm tắt, hai khó khăn lớn nhất để Việt Nam có thể trở thành đồng minh của Mỹ trong trận chiến chống lại Trung Quốc là:
Thứ nhất, Việt Nam phải thuyết phục được phần lớn dân chúng Mỹ là họ chấp nhận một số bảng giá trị chung của loài người văn minh hiện nay, nghĩa là, ít nhất, tôn trọng nhân quyền và bảo đảm các điều kiện tối thiểu của dân chủ.
Nhưng chấp nhận nhân quyền và dân chủ, dù một cách chừng mực, cũng có nghĩa là chấp nhận nguy cơ mất sự độc quyền của đảng và cùng với nó, vô số các quyền lợi khác của họ.
Thứ hai, trong mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa Việt Nam và Mỹ, như đã phân tích ở trên, con đường tiến tới liên minh không thể chỉ giới hạn giữa hai chính phủ, mà phải mở rộng ra cả hai dân tộc, nghĩa là phải công khai. Nhưng công khai thì sẽ bị Trung Quốc phá. Phá bằng ngoại giao và kinh tế không được thì họ dùng biện pháp quân sự trước khi Mỹ có bất cứ cam kết nào với Việt Nam.
Hân hoan vì đó là điều Việt Nam cần nhất hiện nay. Để đương đầu với âm mưu bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam cần nhất ba điều kiện: một là lòng dân, hai là tiềm lực quân sự và ba là đồng minh. Chính quyền Việt Nam đã hy sinh điều kiện thứ nhất vì không dám chấp nhận rủi ro dẫn đến xu hướng dân chủ hoá và cũng không dám chống lại các sức ép từ phía Trung Quốc. Việt Nam chỉ cố gắng tập trung vào điều kiện thứ hai, nhưng do ngân sách giới hạn, các thứ vũ khí Việt Nam có thể mua sắm được chỉ là một phần rất khiêm tốn so với Trung Quốc; hơn nữa, do nhiều ràng buộc từ Mỹ, Việt Nam cũng không thể mua sắm được những trang thiết bị hiện đại nhất mà họ đang cần. Bởi vậy, điều kiện thứ ba trở thành thiết yếu.
Trong mấy năm qua, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm đồng minh, từ các quốc gia trong khối Đông Nam Á đến Nga, Ấn Độ và Úc. Tuy nhiên, rõ ràng không có quốc gia nào trong số đó thực sự là đối thủ của Trung Quốc. Và cũng không có nước nào vì Việt Nam sẵn sàng chấp nhận đối đầu với Trung Quốc trừ phi họ nhận được sự đồng ý và hỗ trợ từ một nước thứ ba: Mỹ. Do đó, có thể nói, với Việt Nam, đồng minh duy nhất có thể giúp đỡ trên thế trận với Trung Quốc chính là Mỹ. Không có nước nào khác.
Ngay cả khi chính quyền Việt Nam đã chuẩn bị tinh thần để bán mình cho Trung Quốc, họ cũng vẫn cần Mỹ. Để ít nhất có lý do cò kè giá cả trong cuộc bán mình ấy.
Dĩ nhiên, Mỹ cũng cần Việt Nam.
Ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã có sẵn một số đồng minh chiến lược: Úc, Nhật, Hàn Quốc và Philippines. Trong các nước này, nước được Mỹ tin cậy nhất chắc chắn là Úc, kế tiếp là Philippines; nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất là Nhật. Riêng Hàn Quốc, tuy có quan hệ rất gần gũi với Mỹ, có lẽ sẽ không đóng được vai trò gì quan trọng trong trận chiến Mỹ - Trung, nếu trận chiến ấy xảy ra, lý do là, trong trường hợp đó, Trung Quốc đã có sẵn một lá bài vô cùng hữu hiệu để ngăn chận, thậm chí, phá hoại Hàn Quốc: Bắc Hàn. Mỹ đang ráo riết tìm kiếm một số đồng minh khác. Ấn Độ, một nước lớn, ngay bên cạnh Trung Quốc, vốn là đối thủ của Trung Quốc, chắc chắn sẽ là mục tiêu đầu tiên. Có điều, Ấn Độ, một mặt, lúc nào cũng ở tình trạng bị phân hóa trầm trọng, mặt khác, vốn có truyền thống phi liên kết từ lâu; lại bị lấn cấn bởi quan hệ giữa Mỹ và Pakistan, ít có hy vọng nhiệt tình đi với Mỹ trừ trường hợp họ bị Trung Quốc trực tiếp đe dọa. Trong các nước thuộc khối Đông Nam Á, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan khá lừng chừng. Chỉ có Indonesia, Malaysia và Việt Nam là còn để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ.
Tuy nhiên, nếu tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, mặt trận đầu tiên chắc chắn là trên Biển Đông; ở đó, nước có vị trí chiến lược quan trọng nhất chính là Việt Nam. Có thể nói một cách đơn giản thế này: Mỹ sẽ thua trận ở Biển Đông nếu Việt Nam, một cách tự nguyện hay bị cưỡng bức, để mất Trường Sa và vùng biển của mình. Việt Nam, do đó, dù muốn hay không, cũng trở thành một tiền đồn của Mỹ ở vùng châu Á - Thái Bình Dương trong các thập niên sắp tới. Như thời Chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ là một thứ quan hệ đầy oái oăm và trắc trở. Oái oăm: đó là thứ quan hệ giữa hai cựu thù. Người ta hay nói: Mỹ không có bạn hay thù vĩnh viễn. Tất cả đều có tính giai đoạn. Bởi vậy, các xung đột đẫm máu trước năm 1975 sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến các nỗ lực xây dựng quan hệ đồng minh mới giữa hai nước. Nhưng vấn đề giữa hai nước chủ yếu là vấn đề tâm lý và ý thức hệ. Về tâm lý: người ta có thể không còn thù nghịch với nhau, nhưng cũng chưa sẵn sàng để tin cậy nhau. Về ý thức hệ, người ta vẫn còn đối nghịch nhau. Sự đối nghịch ấy trở thành trầm trọng hơn ở những bảng giá trị mà hai quốc gia theo đuổi, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Ai cũng biết, trong nhiều trường hợp, chính phủ Mỹ sẵn sàng bất chấp vấn đề nhân quyền trong quan hệ quốc tế. Nhưng trường hợp đó có lẽ sẽ không xảy ra đối với Việt Nam. Lý do, bất cứ quan hệ nào đối với Việt Nam cũng đều trở thành mối quan tâm của đại đa số dân chúng nước Mỹ, nơi những vết thương về tâm lý vẫn chưa lành lặn hoàn toàn. Dân chúng Mỹ có thể làm ngơ trước các quan hệ bất thường giữa chính phủ Mỹ với nhiều quốc gia độc tài khác, ví dụ như Pakistan hiện nay. Nhưng họ sẽ không thể làm ngơ nếu nước ấy là Việt Nam, nơi 58.000 lính Mỹ đã bỏ mạng và hàng trăm ngàn người khác bị thương cho lý tưởng dân chủ. Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ không thể bất chấp các vết thương tâm lý ấy. Điều đó sẽ trở thành một khó khăn lớn cho Việt Nam.
Có thể nói, một cách tóm tắt, hai khó khăn lớn nhất để Việt Nam có thể trở thành đồng minh của Mỹ trong trận chiến chống lại Trung Quốc là:
Thứ nhất, Việt Nam phải thuyết phục được phần lớn dân chúng Mỹ là họ chấp nhận một số bảng giá trị chung của loài người văn minh hiện nay, nghĩa là, ít nhất, tôn trọng nhân quyền và bảo đảm các điều kiện tối thiểu của dân chủ.
Nhưng chấp nhận nhân quyền và dân chủ, dù một cách chừng mực, cũng có nghĩa là chấp nhận nguy cơ mất sự độc quyền của đảng và cùng với nó, vô số các quyền lợi khác của họ.
Thứ hai, trong mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa Việt Nam và Mỹ, như đã phân tích ở trên, con đường tiến tới liên minh không thể chỉ giới hạn giữa hai chính phủ, mà phải mở rộng ra cả hai dân tộc, nghĩa là phải công khai. Nhưng công khai thì sẽ bị Trung Quốc phá. Phá bằng ngoại giao và kinh tế không được thì họ dùng biện pháp quân sự trước khi Mỹ có bất cứ cam kết nào với Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment