Saturday, February 9, 2013

TÌM HIỂU NGÀY TẾT TẦU - TẾT ĐÔ HỘ ý nghĩa và phong tục ngày Tết

TÌM HIỂU  NGÀY TẾT TẦU - TẾT ĐÔ HỘ


To: Subject: TÌM HIỂU NGÀY TẾT TẦU - TẾT ĐÔ HỘ

KÍNH THƯA QUÝ VỊ ,

 TỪ NHIỀU NĂM NAY , TÔI VIẾT RẤT NHIỀU BÀI VỀ BỎ TẾT TẦU . 

TRÊN THẾ GIỚI , CHỈ CÓ MỖI 2 DÂN TỘC ĂN TẾT TẦU :

 BỌN BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN TẦU , VÀ DÂN GIAO CHỈ BỊ TẦU ĐÔ HỘ MẤY LẦN (CÓ LẦN TỚI 1050 NĂM ) . 

THỰC LÀ XẤU HỔ KHI NÓI NGÀY TA , TẾT TA   (ĐÚNG RA LÀ NGÀY TẦU , TẾT TẦU )NGÀY TÂY , TẾT TÂY (THỰC RA LÀ NGÀY QUỐC TẾ , TẾT QUỐC TẾ ).

 MINH TRỊ THIÊN HOÀNG RA LỆNH BỎ TẾT TẦU ĐỂ ĂN TẾT QUỐC TẾ  (01- JAN.) ĐÃ GẦN 200 NĂM NAY .

KHÔNG 1 AI NÓI LÀ NHẬT MẤT GỐC , TRÁI LẠI LÀ KHÁC .
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KHUYÊN DÂN TÂY TẠNG ĐỪNG ĂN TẾT TẦU PHÙ.

 VATICAN HẾT SỨC O BẾ TẦU ĐỂ ĐƯỢC THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO TỪ MẤY CHỤC NĂM NAY , NHẤT LÀ DƯỚI THỜI ĐỨC GIÁO HOÀNG JEAN PAUL 2 VÀ GIÁO HOÀNG HIỆN TẠI .

 CÁC NGÀI KHÔNG DẠI GÌ MÀ ĐỘNG CHẠM ĐẾN NHỮNG NGÀY TẾT TẦU .

 HƠN THẾ NỮA , KỂ TỪ KHI ĐỨC ÔNG (MONSEIGNEUR ) TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT BỊ VATICAN ÉP BUỘC TỪ CHỨC CÁCH ĐÂY 4 NĂM , THÌ DÂN CÔNG GIÁO KHÔNG ƯA VATICAN NỮA .

VÀ RẤT NHIỀU BÀI CHỈ TRÍCH VATICAN (TRUYỆN KHÔNG HỀ XẨY RA TRONG LỊCH SỬ CÔNG GIÁO VN ) . 

LÝ DO :NGUYÊN TẮC CĂN BẢN : ĐỨC GIÁO HOÀNG KHÔNG THỂ SAI LẦM ĐƯỢC (INDÉFECTIBLE).

 

CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐỀU CỐ TRÁNH NHỮNG SAI LẦM TO LỚN TRONG QUÁ KHỨ : CẤM THỜ CÚNG ÔNG BÀ .

RẤT NHIỀU MISSIONNAIRES , NHẤT LÀ CÁC LINH MỤC DÒNG TÊN , THÔNG MINH NHẤT , VIẾT RẤT NHIỀU THƠ VỀ LA MàĐỂ TRÌNH BẦY : THỜ CÚNG ÔNG BÀ (CULTE DES ANCÊTRES CHỈ LÀ LÒNG NHỚ ƠN CÁC ĐỨNG SINH THÀNH VÀ KHÔNG CÓ CHẠM ĐẾN NGUYÊN TẮC : CHỈ CÓ 1 THƯỢNG ĐẾ .
 
BỐ MẸ KHÔNG PHẢI LÀ THƯỢNG ĐẾ ) .

 CÁC GIÁO HOÀNG KHĂNG KHĂNG CẤM GIỖ BỐ MẸ , ÔNG BÀ .
KẾT QUẢ THẢM HẠI : Á CHÂU CÓ ÍT TÍN ĐỒ THIÊN CHUÁ GIÁO .

 PHẢI ĐỢI ĐẾN CỘNG ĐỒNG VATICAN 2 (DO GIÁO HOÀNG PAUL 6 - THỰC RA Ý KIẾN LÀ DO GIÁO HOÀNG JEAN 23 , NHƯNG NGÀI ĐÃ CHẾT TRƯỚC ) VÀ CÓ NHỮNG CẢI CÁCH RẤT ĐÁNG KỂ , ĐẶC BIỆT LÀ LE CULTE DES ANCÊTRES ĐƯỢC TỰ DO .

 TẾT QUỐC TẾ DO ĐẾ QUỐC LA MÃ TÌM RA .

LÚC ĐẦU LÀ 01 MARCH . MUÀ XUÂN LÀ 21 MARCH , NHƯ VẬY NĂM  MỚI BẮT ĐẦU BẰNG MUÀ XUÂN .

JULES CÉSAR QUYẾT ĐỊNH  RẰNG : NĂM MỚI PHẢI TRÚNG VÀO NGÀY BẦU EMPEREUR LA MÃ TỨC LÀ NGÀY 01 JAN.

LỊNH CUẢ JULES CÉSAR LÀ CHO LỊCH LÙI LẠI 2 THÁNG .

ĐÓ LÀ LỊCH JULIEN , NHƯNG JULES CESAR BỊ ÁM SÁT CHẾT NGAY TRONG SÉNAT .

 ẶC DẦU VẬY ,JULES CÉSAR ĐÃ CÓ CÔNG RẤT LỚN ĐỐI VỚI ĐẾ QUỐC LA MÃ .

NGƯỜI TA TÔN TRỌNG Ý ĐỊNG CUẢ J.C.VÀ LỊCH JULIEN RA ĐỜI THAY THẾ LỊCH LA MÃ CŨ .

 LỊCH JULIEN BẮT ĐẦU TỪ NĂM 46 TRƯƠC CÔNG NGUYÊN.. 

ĐỂ TƯỞNG NHỚ JULES CÉSAR ,  HỌ CHỌN THÁNG 7 MANG TÊN JULES CÉSAR (JULY) .VẢ LẠI CÁC CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH CUẢ J.C. ĐỀU XẨY RA VÀO THÁNG NÀY  .
 
THÁNG JULY PHẢI CÓ 31 NGÀY CHO XỨNG ĐÁNG VỐI JULES CÉSAR .
HỌ LẤY 1 NGÀY TRONG THÁNG 2 ĐỂ LẮP VÀO .

 AUGUSTE CŨNG CÓ CÔNG RẤT LỚN ĐỐI VỚI ĐẾ QUỐC LA MÃ .

KHI CHẾT ĐI , HỌ CHỌN THÁNG TIẾP THEO ĐỂ ĐẶT TÊN CHO THÁNG 8 (AUGUST) . AUGUSTE ĐỨNG SAU JULES CÉSAR LÀ VIỆC TỰ NHIÊN . NHƯNG AUGUSTE CŨNG PHẢI CÓ 31 NGÀY NHƯ JULY .

HỌ LẠI LẤY THÊM 1 NGÀY NỮA CUẢ FEB. ĐỂ CHO AUGUST CÓ 31 NGÀY .
KẾT QUẢ , FEB . CHỈ CÓ 28 NGÀY .BÙ LẠI , KHI CÓ NĂM NHUẬN , THÌ SẼ ĐỂ NGÀY NHUẬN ẤY VÀO FEB.

 NĂM 1582 , GIÁO HOÀNG GRÉGOIRE 13 CHO LÙI LỊCH LẠI 13 NGÀY VÀ LÀ LỊCH QUỐC TẾ , ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NOI THEO VÀ GỌI LÀ LỊCH GRÉGORIEN .

 Ổ CÁC NƯỚC PHẬT GIÁO NAM MÔN , THÌ NGÀY  13 APR. , TỨC LÀ NGÀY PHẬT  ĐẢN SANH LÀ NGÀY TẾT  VÀ ĐƯỢC NGHỈ 4 NGÀY  (THÁI LAN   MIỀN ĐIỆN  TÍCH LAN    NE¨PAL     LÀO    MÊN   BHOUTAN VÀ 1 SỐ DÂN VÂN NAM Ở TẦU ) .

 
HÃY CÙNG NHAU TẨY CHAY TẾT TẦU Ô NHỤC , TẾT CUẢ BỌN THỰC DÂN TẦU , KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CUẢ DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC VN .

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KHUYÊN DÂN TÂY TẠNG ĐỪNG ĂN TẾT TẦU , TỀT CUẢ BỌN CƯỚP NƯỚC .

MINH TRỊ THIÊN HOÀNG CẤM ĂN TẾT TẦU PHÙ .
HÃY BỎ TẾT TẦU PHÙ VÀO SỌT RÁC .

 CẢ THẾ GIỚI GỌI LÀ CHINESE NEW YEAR .KHÔNG 1 NƯỚC NÀO GỌI LÀ VIETNAMESE NEW YEAR .CHÚNG TA KHÔNG BIẾT TỰ TRỌNG LÀ GÌ À .

CẢ DÂN TỘC VN KHÔNG BIẾT TỰ TRỌNG KHI CẢ NƯỚC ĐI NHẬN VƠ , KHÔNG BIẾT Ô NHỤC LÀ GÌ .

 CHÚNG TA CÓ 4000 NĂM VĂN HIẾN .KHI ẤY CHƯA CÓ PHẬT GIÁO , THIÊN CHUÁ GIÁO . GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG LÀ CUẢ TOÀN DÂN VN : NGÀY 8 THÁNG 3 LỊCH TẦU .

HÃY THEO NHƯ NHỮNG NƯỚC CÓ PHẬT GIÁO CHÍNH TRUYỀN , QUỐC TẾ HOÁ NGÀY 8 THÁNG 3 LỊCH TẦU ĐỂ CHUYỂN QUA 8 MARCH THEO LỊCH QUỐC TẾ .

NGÀY 8 MARCH SẼ LÀ NGÀY GIỖ TỖ VN , HOẶC LÀ NGÀY VN .

 ĂN TẾT THEO TẤT CẢ NHỮNG NƯỚC VĂN MINH TIẾN BỘ NHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT : 1 JAN. 

KHÔNG THEO TẾT KHỐN NẠN ĐÔ HỘ CUẢ GIẶC TẦU : MÚNG 1 THÁNG GIÊNG TẦU PHÙ.HÃY CỐ GẮNG QUÉT ĐI NHỮNG DI SẢN VĂN HOÁ TẦU PHÙ NÔ LỆ .

 BS  DVA

 

 

 

 

stock photo : a portrait of an african nun giving the finger 

 

ý nghĩa và phong tục ngày Tết    

 

Nguyễn Sơn Hà   

 


   
 
Nhận thấy hầu hết người Việt chúng ta từ xưa nay đều tưởng rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Hoa vì do bị ảnh hưởng một ngàn năm đô hộ giặc Tàu ! Vì nếu chỉ dựa vào yếu tố lịch sử luôn bị xuyên tạc hay bóp méo với thời gian bởi thế lực của kẻ “mạnh được yếu thua”, để kết luận thì chưa hẳn là đúng sự thật.
 
 Do đó nhân dịp Tết Nhâm Thìn 2012, trong khuôn khổ bài này, người viết xin được nhắc lại một cách khẳng định rằng văn hóa nông nghiệp là văn hóa của Việt tộc kể từ thời Hòa Bình tức là cách nay chắc chắn ít nữa trên mười ngàn năm, nên có trước văn hóa du mục của phường xâm lăng phương Bắc.
 
 (Để dẫn chứng điều này xin xem các tài liệu đáng tin cậy gần đây như “Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về cội nguồn phát tích của Việt tộc” của học giả Phạm Trần Anh, hay “ Đâu là Việt ? Đâu là Hoa ? ” và “ Tìm lại cội nguồn Văn Hóa “ của sử gia Hà Văn Thùy, hoặc “Nguồn gốc chữ Nôm “ của tác giả Đỗ Thanh).  

Vì vậy mà mỗi người Việt chúng ta cần phải cập nhật thông tin bằng cách tìm lại cội nguồn văn hóa của mình; hay chỉ cần tự hỏi một cách đơn giản là nếu như Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Hoa thì tại sao người Việt mình có phong tục ăn bánh dày, bánh chưng, hay bánh tét vào dịp Tết Nguyên Đán còn người Tàu thì không ?!
 
Hay nếu như văn hóa của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Hoa thì tại sao trong thực tế căn bản mỗi ngày từ xưa đến nay, người Tàu ăn xì dầu còn người Việt mình lại ăn nước mắm ?! Và dĩ nhiên câu trả lời đơn giản là tại vì văn hóa Việt tộc đã có trước văn hóa Hoa tộc từ lâu đời.
 
Nên chúng ta có thể nói một cách ngược lại là văn minh Hoa tộc ngày nay chính là đồ “ tam sao thất bổn ” của văn hóa Việt tộc ngày xưa, để đừng nói là đồ ăn cắp. Nên khi đi nói nguồn gốc văn hóa Việt Nam là do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là hoàn toàn sai lạc !

Do đó mà phong tục người Tàu toàn là mê tín dị đoan vì đã không thấu hiểu nổi cái Tinh Hoa của văn hóa nông nghiệp của dân tộc Việt được đúc kết trong Kinh Dịch,chính là Triết lý Nhân sinh còn gọi là Minh Triết hay Đạo Trời cũng là Đạo làm Người.
 
Vì vậy mà bọn thanh giáo từ thời Tần, Hán đến các triều đại về sau này cho tới ngày nay chỉ coi Kinh Dịch như là sách bói toán.
 
 Vì đã không phải là tác giả của Kinh Dịch thì làm sao có thể hiểu được Kinh Dịch ?!
 
Vả lại người viết muốn dẫn chứng một sự việc hiển nhiên trong quá khứ với chuyện Hà Bá của bọn Vu Nghiễn sau đây để chứng minh lòng trí mê tín dị đoan của bọn du mục vì không có Minh Triết.


“ Ở đây chỉ xin ghi lại một sự tích rất ngoạn mục là việc Hà Bá cưới vợ. Theo tục đó mỗi năm người ta phải gởi xuống sông Hoàng Hà một cô gái đặng làm vợ Hà Bá đề ngài khỏi dâng nước sông Chương Hà lên làm lụt lội. Tục này gọi là “lễ Hà Bá thú phụ” được cử hành đại khái như sau : các Vu nghiễn* chọn trong miền một cô gái xinh đẹp nhất, rồi đến ngày đã định cho họ lập một “trai cung” trên bờ sông, mua sắm lễ vật cúng tế, cho người con gái tắm gội sạch sẽ, xong thì đặt ngồi trên chiếc bè cỏ thả trôi giữa dòng, đi được vài dặm thì bè chìm kéo theo cô gái xuống lòng sông.
 
Hình ảnh bi ai này có thể làm ta mường tượng tới hình dáng Phục Phi trầm mình trong sông Lạc để trở thành thần sông ấy.
 
Nhưng đó là ý nghĩa minh triết, còn đối với đại chúng cũng như Vu nghiễm thì chỉ để làm vợ Hà Bá. Và ai nhận ngay ra rằng nhờ vào trình độ dân chúng còn mê tín dị đoan như thế, nên cưới vợ Hà Bá trở thành dịp may cho Vu nghiễm khai thác dân chúng trong vùng, và họ đã tận dụng tình thế như sau:

Trước hết họ ghi công đức từng trăm ngàn quan tiền để tổ chức lễ cưới, sau đó đi xem mắt các cô gái để lựa chọn vợ Hà Bá. Cái vụ này còn ăn to hơn lượt đi công đức vì bao nhiêu nhà có con gái dầu là xấu đều phải đút lót với các Vu nghiễm và các hào lão trong ban tuyển lựa.

 
Vì xấu có thể cho là đẹp và ngược lại tuỳ sự biết điều của bố mẹ. Lệ tục dị đoan này phát xuất từ phía Tây (Danses 473) và lan xuống phía Đông đến Nghiệp Đô tiếp giáp với nước Hàn và Triệu thì bị tinh thần Hà Lạc chặn đứng do một Nho gia tên là Tây Môn Báo mới được Nguỵ hầu (423-387 tr.dl) sai ra làm thái thú Nghiệp Đô.
 
 Năm ấy quan thái thú mới nhận chức ngỏ ý sẽ đích thân ra dự lễ cưới để thêm phần long trọng. Đến nơi quan được tiếp đón trọng thể do toàn cộng đồng Hà Vu (chữ hán) gốm có Lão Vu (chứ hán) và các đệ tử (chữ hán) mỗi người cầm một bình hương, theo sau là các bô lão và nhiều ngàn người tham dự. Đến nơi Tây Môn Báo ngỏ ý muốn được xem mặt vợ Hà Bá kỳ này như thế nào, người ta dẫn đến một cô gái đang tràn trề nước mắt và đầy vẻ kinh sợ.

Tây Môn Báo nói : vợ Há Bá phải là một mỹ nữ tuyệt trần, người này tầm thường quá ta e Hà Bá không chịu, vậy bản chức xin Lão bà xuống trình với Hà Bá là quan thái thú muốn kén cho ngài một bà vợ tuyệt thế giai nhân, xin cảm phiền đợi cho ít bữa. Nói rồi truyền ném bà đồng xuống sông trước sự kinh sợ của mọi người. Đợi một lúc ông tiếp: bà này già làm không nên chuyện, sai có một việc mà nãy giờ chưa lên. Liền truyền vất xuống một đệ tử…
 
Đợi một lúc quay về phía các hào lão nói: bọn đàn bà con gái đi lại chậm chạp, nói năng không nên lời, bản chức phải nhờ đến các ông, liền sai bắt một hào lão ném xuống sông… Tất cả bọn đều quỳ xuống lạy xin tha và thú hết tội lỗi… và từ đấy Nghiệp Đô hết nạn Hà Bá lấy vợ.

Vì tâm trạng người nay đã tiến xa nên rất có thể chúng ta coi việc của Tây Môn Báo là rất thường hoặc chỉ như một việc lẻ tẻ do một ông quan nào bất cứ hể có óc sáng suốt đều làm được bấy nhiêu. Ý nghĩ đó có thể chấp nhận khi chỉ căn cứ vào một câu chuyện Hà Bá cưới vợ, và việc giải thoát không quan trọng lắm, vì một đàng những bày bịa của bọn Vu nghiễn còn quá thô sơ, lối tổ chức còn quá lỏng lẻo chưa thiết lập thành một hệ thống lớn thì thắng được không đến nỗi khó.
 
Tuy vậy nếu xem vào toàn cảnh của nền văn hóa Việt Nho ta mới nhận ra đó không phải là một việc lẻ tẻ mà nó là tượng trưng cho cả một hệ thống giải thoát con người nhiều khi rất tinh vi.
 
Thí dụ việc ngăn cản tục lệ miền Tây Bắc hay chôn người sống cùng với người chết (xem Lễ Ký I tr.226).
 
Tục lệ bắt các bà góa tử tiết theo chồng (Religion 119). Việc thay tượng người chết bằng bài vị, việc hiến dần dần cho lễ gia tiên trở thành lễ kỷ niệm người đã khuất và trở nên dịp cho gia tộc hội họp để nhắc nhở đức độ người đã qua bằng những cử chỉ có tính cách tế vi, nhưng lại không được xin xỏ cái chi ích kỷ, tư riêng, nhưng tất cả phải là ích chung… (xem Religion tr.108) việc truyền bá lòng tin rằng tinh hoa tôn giáo là chu toàn được bổn phận công dân theo những lễ tục của  nước và vun tưới một tâm hồn vô vị lợi để tuân theo luật thiên niên phổ biển, để đạt nền minh triết cũng như làm cho lánh xa những lý thuyết cùng những hành động huyền bị, ma thuật, xin xỏ những gì tư riêng cho mình
 
(Religion 120).


Đó chỉ là một số việc điển hình được nói phớt qua, và còn biết bao truyện khác.Vì thế việc phá dị đoan cưới vợ Hà Bá phải được coi là tiêu biểu cho một bước tiến vượt bực từ bái vật sang đến văn tổ tức là nền nhân bản tâm linh cũng là “căn bản triết lý trong văn hóa Việt Nam”. Hay là nói theo danh hiệu của nước ta là “căn bản triết lý trong văn hóa Hà Lạc, Lạc Việt”.
 
Cái nền đó đã đạt giai đoạn thứ ba gọi là minh triết, được hiểu theo Fichte “là nghệ thuật chọn lựa những vấn đề mà sự giải quyết liên hệ tới con người”. “La sagesse est l’art de choisir les problèmes dont la solution intéresse l’homme”.
 
Điều này đòi phải có một sự thâm hiểu những nhu yếu chính cốt của con người mới đặt được vấn đề hay chọn lựa được những đề tài liên hệ mật thiết đến con người muôn thưở.
 
 Đó là đợt cao nhất mà cho tới nay mới có nền minh triết Hà Lạc đạt tới nhưng đã quên đi rồi, và hiện đang bước trở lại giai đoạn Hà Vu (bái vật) hoặc ý hệ mà không ngờ rằng đó là những giai đoạn mà tiên tổ đã phải dùng hết óc tinh anh mới vượt qua được.
 
Giai đoạn ý hệ bên Viễn Đông chỉ hơi hình thành trong bước Hà Đồ, nhưng rồi bị vượt qua liền bằng giai đoạn Lạc Thư, (xem Dịch Kinh Linh thể) cũng như đã vượt qua giai đoạn Vu tưởng. ” (1)


(*Vu Nghiễmlà một thứ tôn giáo cổ truyền nặng chất pháp môn, phù thuỷ, đồng, bóng… của những miền Tây Bắc, Tây Tạng, Thanh Hải, Hồi, Kim.)
Cho nên trong phần sau đây người viết mạo muội diễn giải cái Tinh Hoa của Văn Hóa Việt tộc qua ý nghĩa ngày Tết với những phong tục truyền thống mà có lẽ bạn đọc đã quên hay chưa bao giờ nghe nói đến.

TẾT LÀ GÌ ?

"Muốn hiểu được tầm quan trọng của Tết cần nhớ lại với Việt Nho thì siêu hình là thời gian và tình cảm. Cả hai đều vô hình nhưng lại có thực; đó chính là chất liệu làm nên con người, tràn ngập toàn thể con người dưới tên bao quát là tình, tâm tình.
 
 Đó là then chốt của con người, con người cần phải "tùy thời". Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai", vì tùy thời cũng chính là sống theo tình theo tính, tức là đạo. Đó là những việc không thể bỏ dù một giây. Nhưng có những lúc cần trọng thể hóa: như những thời điểm khởi đầu mùa, đầu năm Nho gọi là tiết, ta đọc là Tết. Đó là ngành ngọn của chữ thời.


Còn ngành tình thì ta thấy Nữ thần mộc săn sóc cho mối tình nảy nở qua thể chế gia đình : rồi nhiều gia đình làm nên làng xã. Hàng ngày sống tình gia đình, nhưng lâu lâu vào những khởi điểm cũng cần sống theo chiều kích toàn thể của mình, cái sống của công thể.
 
Sống đầy đủ nhất tự ăn uống, chơi đùa, cho tới ca hát, tế tự. Đấy là lý do thâm sâu của các cuộc hội hè đình đám kéo dài : đó là sự tác động của một nền siêu hình trung thực hơn hết, đáng được coi là khôn sáng thông giỏi hơn cả.
 
Vua Hùng Vương chỉ truyền ngôi cho công tử Lang Liêu vì đã biết trình bầy việc ăn uống ngày tết như hình trời đất, và dân chúng đã thấu hiểu triết lý đó nên kêu là vua Tiết Liệu : tiếng này vừa có nghĩa món ăn ngày tết, mà cũng hàm ý biết lo liệu đúng tiết điệu của đất, trời, người.


Như thế, Tết hay hội hè đình đám chính là những phút linh thiêng mà con người dùng để sống hòa điệu với nhịp vũ trụ của hóa công được quan niệm như trẻ thơ ca múa " hóa nhi đa hí lộng", để cho đúng câu "thiên nhân tương dữ " trời người cùng tham dự.Tham dự chi ?
 
Thưa cụ thể là tham dự cùng một tiết nhịp. Vì thế Tết cũng kêu là tiết : có bao nhiêu Tết là có bấy nhiêu tiết. Mỗi Tết trở nên cơ hội cho con người sống đời sống của Đại Ngã Tâm Linh, sống hòa mình vào nhịp vũ trụ, để con người sống những giây phút an hành vượt hẳn ra ngoài vòng danh lợi của hai đợt cưỡng hành lợi hành. Chỉ ở đợt an hành con người mới dễ sống thanh thản trong bầu khí bao la của trời cùng đất.

Đây là lý do sâu thẳm tại sao Tết với những hội hè kèm theo được coi là thiết yếu cho con người để phát triển những khả thể vô biên của mình, là cái giúp con người khỏi thiên lệch sang trời hay đất, tức làm nô lệ cho những cái ngoài mình như tiền tài, quyền quý.

 
Đất biểu thị những gì bé nhỏ chỉ bằng những góc cạnh (bốn phương) như những nhu cầu ăn uống, đó là lối tác hành hiện ra hình thể có tính cách thúc bách, nó trói buộc con người vào vật thể, nếu không có những lúc dành riêng để tâm hồn thoát lên thì rồi sẽ bị trói chặt mãi vào đất để cho hạ tầng kinh tế chỉ huy trọn vẹn; kết cục là con người bị biến thành những dụng cụ sản xuất, những máy tự động vô hồn, không còn nghĩ tới được thượng tầng, đành trở nên những con người què quặt – vì đánh mất toàn vẹn tính của mình gồm không những hạ tầng như phải ăn, uống mà còn cả thượng tầng tâm linh, thượng tầng văn hóa.

Vì thế thượng tầng cũng phải tác hành, nhưng đi lối khác hạ tầng kinh tế vì nó là trời tròn đầy viên mãn có thiếu chi đâu mà phải lợi hành, nên có thể an hành tức là hành bằng tiết nhịp: làm không phải để được cái chi mà để triển diễn chiều kích vô biên của con người.
 
Triết lý chơi nằm ở chỗ đó, ở chỗ hành không phải để được cái chi cả. Đúng hơn là không nhằm những cái nhỏ bé có thể trở thành mục tiêu, nhưng nhằm thỏa mãn chiều kích vô biên nơi con người, như để con người được tập dượt cho quen dần đặng vượt lên cõi bao la bên ngoài lợi lộc để phát triển sự toàn vẹn của mình.


Sự toàn vẹn bao gồm cả đức trời cả đức đất. Về phương diện đức đất con người phải lao động sản xuất, phải làm mà ăn. Tục ngữ quen nói: "tay có làm thì hàm mới nhai". Nhưng con người không chỉ có hàm mà còn nhiều cái khác, mà bao la hơn cả là tâm, là tình.
 
Tình, tâm phải lớn bằng vũ trụ để trở nên vũ trụ chi tâm. Nói kiểu khác là đức của trời, và tới đây thì phải biết ăn chơi.
Chơi cũng gọi là ăn sao?

 
Thưa rằng tại sao không. Nếu ăn là để nuôi dưỡng xác thân, thì chơi là để nuôi dưỡng cái chiều kích vô biên của con người nghĩa là những đức tính không thể đo lường bằng ích dụng, thí dụ những mối tình cao thượng về yêu thương, hòa bình, quảng đại, những khát mong hướng về chân, thiện, mỹ, toàn là những đức tính vô hình, nên thường bị coi như vô ích nhưng khi nhìn con người toàn diện lại thấy cần biết mấy.
 
 Vì thế mà trên đời chưa có cái hữu ích nào đắt bằng những cái "vô ích": một bức họa thời danh nhỏ có thể trả cả triệu dollars vẫn chưa mua được là vì thế, đúng ra vì nó vô giá. Vô giá vừa có nghĩa 'vô ích" vừa có nghĩa là có giá vô ngần. Đó là bằng chứng bất ngờ nói lên sự cao trọng của những cái "vô ích". Vì hữu ích là hạn cục vào một mục tiêu; cây viết có ích để viết thì không ích cho việc chỉ giờ. Đồng hồ có ích chỉ giờ thì vô ích cho sự xê dịch.. mỗi sự hữu ích là một hạn cục, không còn lối mở vào cõi vô biên cho nên cần thiết phải có chơi để khỏi biến con người thành một dụng cụ "có ích".
 
Cần làm sao cho con người mãi mãi là một thực thể "vô ích" để có khả năng thông đạt với cõi vô biên đã vượt xa khỏi bình diện có ích với không có ích. Triết lý chơi nằm trong đó, chơi tuy vô ích mà lại rất phổ biến, ai cũng ham chơi, mà lý tưởng là phải chơi.

Tuy nhiên đặt ra được một triết lý chơi thật họa hiếm, nó đòi phải có hai điều; một là phải có triết lý chữ thời biết coi trọng tiết nhịp hai là phải có cảnh phong nhiêu phồn thịnh.
 
Trước hết hãy nói về chữ thời mà cụ thể là tiết nhịp. Chơi mà thực đúng tiết thì phải được tổ chức vào những đầu tiết nhịp y như hát múa đều cần có nhịp nên ít ra phải theo được cung đầu và cuối của câu nhạc.
 
 Ở những cung giữa có sao nhãng hoặc bớt hay thêm một vài nốt nhạc cũng được, nhưng khi đến đầu nhịp thì mọi tay chơi phải hòa vào để đạt hòa âm. Vì thế mà thời xưa có niềm tin rằng ca vũ là phương tiện để thông giao với quỷ thần.

Đó chẳng qua là niềm tin của thời ma thuật, còn chính ra là để thông giao cùng tiết nhịp trời đất.

 
Đó là ý nghĩa Tết. Vì thế Việt Nho là miền có lệ ăn Tết dài nhất, thì cũng có thể coi là đạo đức nhất, tiến xa nhất trên thang tiến hóa.
 
Đó là điểm một. Điểm hai cũng cần lưu ý đó là có nhiều tết hơn cả bởi chưng Tết là lễ, tức là lúc để dành thời giờ cho việc thích nghi với tiết nhịp = hai chữ nghi lễ là do đấy.
 
Do quan niệm lưỡng thê: một tác hành sản xuất cho thân xác, một an nghỉ cho tâm hồn.
 
 Lưỡng nghi là phải thích nghi cả với dưới lẫn với trên mới là triết theo nghĩa đầy đủ. Trong khi lao tác có thể lạc nhịp nên cần phải có Tết để cho hợp tiết. Vì thế hai Tết to nhất nhằm vào hai mùa Xuân Thu tức hai mùa của con ngời (trục phân hàng ngang).
 
Còn hai Tết thuộc trục chí là hàn thực và lễ lửa thì coi là tùy thuộc theo quan niệm nhân chủ đặt nặng trục ngang (xem "Triết Lý Cái Đình") Thế là xong cái vụ tháng giêng ăn Tết ở nhà.
 
Còn tháng hai sao?
 
Chữ hai chỉ đất chỉ tiền tài, nên đưa đạo chơi vào cho đừng quá bám vào tiền tài là cái dễ chạy dễ thay chủ. Tuy nhiên vì cờ bạc dễ sa đọa nên xin đổi ra tập nhạc, hoặc học dịch hay tu luyện chi đó."(2)

Vì vậy Tết Nguyên Đán không chỉ có nghĩa ở trong tự điển với Tết là nghĩa (thời)Tiết, và Nguyên là khởi (bắt) đầu, còn Đán là buổi sáng sớm (ngày mới), tức là ngày lễ mừng Trời Đất bắt đầu một chu kỳ mới, với 4 mùa mà khởi đầu là Xuân. Vì ngôn tự (lời nói, chữ viết) không thể nào chứa được hết nghĩa của trời đất, đó là Thiên, là Mệnh, là Tính, như sách Trung Dung có câu : “Thiên Mệnh chi vị Tính ; Suất Tính chi vị Đạo” có nghĩa : “Mệnh Trời là Tính ; Noi theo Tính là Đạo”. Cho nên ở đây người viết muốn nói Tết cũng là “Lễ Đạo”, nhưng xin bạn đừng có hiểu “đạo” theo nghĩa ngày xuân đi lễ chùa hay đi lễ nhà thờ, và đừng nên hiểu “lễ” với nghĩa đốt nhan rồi lạy, hay đốt đèn rồi làm dấu thánh giá, vì đó mới chỉ là lễ lạy, lễ nghi, lễ tắc,… bề ngòai chứ không phải là Lễ của Đạo nơi (trung) Tâm.

Vì nếu nói theo nghĩa tự (chữ), thì Tết không chỉ là “tiết” với nghĩa thời tiết như mát hay lạnh, mà là với nghĩa lộ ra, phát ra. Còn “Nguyên” (chữ Hán) được viết với hai bộ thủ ghép lại là : bộ “nhị” ở trên và bộ “nhân” (viết kiểu biến dạng như đang đi) ở dưới ; mà “nhị” là hai, được viết bằng 2 gạch song song (=), và đó là nghĩa “lưỡng cực” với âm dương, là “lưỡng nghi” với tượng hình, trời đất, vũ trụ, vạn vật… 
 
Nên nếu đem Trời Đất mà ghép với (chữ) “Nhân”(người), thì đúng là (chữ) “Nguyên”(hay còn nói “ nguyên con ”), tức nên hiểu nghĩa con người “bắt đầu” thành Hình (ló ra), khởi đầu phát ra cái “Nhân Tính”  chỉ khi nào con người cảm nhận được với ý thức là trời đất giao Hòa, kết Hợp và Thông dung với mình. Nên Việt Nho định nghĩa con người là “Giao Chỉ ” của Đức trời và đất : “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”.
Còn chữ “Đán” được ghép bởi hai bộ thủ, với ở trên là bộ “nhật”, có nghĩa là mặt trời, và ở dưới là bộ “nhất”, nghĩa là Một, với nghĩa cực lớn, tức là “thái cực”, cho nên người Việt mình mới gọi mặt trời là “thái dương”. Nên “Đán” không chỉ là nghĩa “sáng sớm” mà phải hiểu là nghĩa “Nhất Thể”, mà “thể” ở đây có nghĩa là “sáng”. Vì vậy nên hiểulà phải có “ánh sáng”, con người mới “thấy” được Trời Đất, mới “biết” được mình là Nhân Tính và mới có thể “sống”cái Tính Bản Nhiên đó chính là Thiên Mệnh.


Cho nên Tết Nguyên Đán còn có nghĩa là lễ “Sinh Nhật” của Con Ngườitức của mọi người, với nghĩa bắt đầu “Thành Nhân” theo tiết Trời và nhịp Đất (thuận thiên), vì con người là “Tượng” hóa thành “Hình” để được thấy “Ánh Sáng”, để sống trong và sống với Ánh Sáng, là Chân Lý, là Tình Yêu, là Chúa, là Phật, là Thượng Đế… là cái sống trọn vẹn với Nhân tính để cảm được Hạnh Phúc vô biên ngay bây giờ và ở đây. Đó là lý do chính đáng mà tổ tiên Việt tộc mới ăn mừng Tết Nguyên Đán kéo dài cả tháng, và bày ra đủ thứ lễ nghi phong tục để ăn chơi vì đó chính là triết lý sống,

Mâm Ngũ Quả

Cho đến nay, người mình thường ai cũng hiểu mâm Ngũ Quả là 5 thứ trái cây để cúng tế cho ông bà và trời đất vào dịp Tết Nguyên Đán. Theo thói quen của mỗi miền thì người miền Nam thường liên tưởng tới ước vọng “cầu vừa đủ xài” cho suốt năm mới.
 
Nên khi dọn 5 thứ quả này để cúng thì tư tưởng đó được thể hiện qua cách chọn lựa những trái cây có tiếng gọi tương tự như : mãng cầu, dừa xiêm, đu đủ, trái xoài. hay nếu như người miền Bắc thì “cầu cho sung” (túc) nên chọn trái sung thay vào.

 
 Nhưng đó là lối hiểu theo cách suy diễn giản dị của dân gian nên là mê tín dị đoan, chứ không là ý nghĩa triết lý của văn hóa nông nghiệp dựa trên vũ trụ và nhân sinh quan của Tổ tiên, mà ngườ viết đã cắt nghĩa trong bài “Có nên bỏ Tết Nguyên Đán hay không ?”.
 
Cho nên mâm Ngũ quả nếu chỉ hiểu theo dư luận với nghĩa “cầu cho sung” hay “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu xài líp ba ga”… thì phải nói là mê tín dị đoan ! Vì hoàn toàn trái ngược với tinh thần triết lý nhân sinh của Việt tộc là “có Thực mới vực được Đạo”, là “tận kỳ tính tắc tri Thiên, tri Địa, tri Nhân cập vật giả”, hay còn nói là “tận kỳ tính, dĩ chí ư mệnh” có nghĩa là Minh Triết.
 
Do đó là lý giải minh nhiên thấu triệt mọi vấn đề không hề bị ứ đọng hay bế tắc, vì Văn Hóa của Việt tộc còn gọi là Thần Hóa, nên tiền nhân mới nói : “cùng Thần tri Hóa”. Vì vậy trong văn hóa của Việt tộc với triết lý nhân sinh không hề có dị đoan vì mê tín để đi cầu Trời khẩn Phật cho “vừa đủ xài” hay “sung túc”, nhưng trái lại phải ‘tự do lai xuất” để biết “tự tác tự cường” hay còn nói là “tự lực cánh sinh” nếu muốn có đủ hay muốn sung túc, thì mới gọi là Nhân chủ.

 

Vì vậy, nguyên nghĩa của mâm Ngũ Quả (với 5 quả cây khác nhau tùy theo từng miền là “tinh hoa kết quả” của vạn vật vũ trụ với Khí Tiết còn gọi là Thìn, là Thần Tiết hay Thời Tiết, ở đây Tết Nguyên Đán là Xuân Tiết), đặt trên bàn thờ Tổ tiên tượng trưng cho Ngũ Hành là Thủy-Hỏa, Kim-Mộc, Thổ nói lên sự diễn tiến một vận hành tương giao, sinh khắc của hai luồng Khí Âm Dương trong vũ trụqua hành động biến dịch, biến hóa từ vòng sinh tiềm ẩn bên trong (tiềm thể) đến vòng thành là sự liên kết Hòa hợp ăn chịu với nhau cách tương đắc để lộ ra bên ngoài qua vạn vật, như câu “Ngũ Vị tương đắc nhi các hữu hợp” (H.T.) và quy tụ nơi “hoàng cung trung thổ” tức là nơi Con Người, như sách Hệ Từ có câu : “An Thổ đôn hồ Nhân”. Vì chữ “Ngũ” viết với bộ “nhị” thêm nét dọc nối liền và gạch gang cong xuống có nguyên nghĩa là giao hỗ của âm dương, thiên địa.
 
Nên Ngũ Hành không phải là năm yếu tố (élément) chính cấu tạo thành vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như ai cũng tưởng, mà trái lại là nền tảng của một triết lý hành động, có tên gọi là triết lý nhân sinh.

Đón Giao Thừa

Ba chữ “Đón Giao Thừa” đều có gốc chữ Nôm, viết với bộ “thủ” (tay), nên nguyên nghĩa của chữ “thủ” này hiểu rộng ra có nghĩa là Hành động, cũng tương tự như nghĩa của “Ngũ Hành” với mâm Ngũ Quả.

 
 Vì theo vũ trụ và nhân sinh quan của Tổ tiên Việt tộc là “Thiên địa giao nhi vạn vật thông, thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng” (Kinh Dịch), nghĩa là “Trời đất có giao hòa thì vạn vật mới thông, trên dưới có thông giao thì mới có chí hướng giống nhau”.
 
Hay còn nói là “thiên địa giao hỗ vi nhân” và “nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao”, do đó dân Việt tộc mình mới có tên là dân “Giao Chỉ”, chứ không phải là dân có 2 ngón chân cái và trỏ giao nhau như dư luận của thiên hạ từ xưa nay.

Nên “Đón Giao Thừa” với nghĩa từ nguyên thủy là thời điểm Giao Hòa giữa Trời Đất với Con Người và vạn vật. Do đó con người phải tự hành động với ý thức để dọn lòng mình (tâm) sao cho “trống rỗng” hầu mới có thể thông Giao với Trời Đất vũ trụ để Thừa nhận cái Nhân Tính với Thiên chức Nhân Hoàng để Thành Nhân,tức là để trở nên Con Người trọn vẹn với siêu thức tức là tràn đầy hạnh phúc với chiều kích vô biên, nên nói là viên mãn.

Đó là nguyên nghĩa của tục Đón Giao Thừa, chứ không phải là nghĩa giao lại năm cũ rồi tiếp (thừa) nhận năm mới, thì đó mới chỉ là nghĩa ở vòng ngoài, suy diễn theo lý trí con người, chứ Trời Đất là "vô thủy vô chung" tức không có đầu không có cuối, thì làm sao có cũ với mới, có đầu với đuôi, có năm với tháng,… ?!

Đốt Pháo

Với quan niệm con người là "Giao Chỉ" của Trời và Đất, tức của khí Âm khí Dương (âm dương chi giao), do đó mà Tổ tiên mới ẩn giấu ý nghĩa đó qua 4 câu ca dao :

Ở đâu mà chẳng biết ta
Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi


Xưa kia ta ở trên Trời
Đứt dây rơi xuống làm người thế gian

Nên khát vọng mà cũng là cứu cánh của con người chính là trở về với Nhân Tính của mình, tức là trở về "Cội Nguồn" như hình ảnh ông Táo quy Thiên. Đó chính là ý nghĩa của "lá rụng về cội".
 
Vì vậy phong tục Đốt Pháo không gì khác hơn là để nhắc nhở dân chúng cái ý nghĩa "Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi", để mà sống trọn vẹn cái Nhân Tính mà cũng là Thiên Tính nơi mình để cho ra Người, cho Thành Nhân.
 
Dĩ nhiên tiếng pháo nổ cũng là để diễn tả niềm vui ăn mừng ngày lễ Tết, đồng thời cũng để nói lên niềm hạnh phúc của con người một khi được "giác ngộ" tức có trí tri, để nhận thức và ý thức được mình là con ông Sấm và cháu bà Thiên Lôi .

 
Cho nên, phong tục Đốt Pháo không có nghĩa là đuổi ma đuổi quỷ, hay là để cho ông Trời nghe tiếng cầu xin của dân gian để làm sấm sét ban cho mưa thuận gió hòa cho mùa màng được tươi tốt trong năm mới, thì toàn là dị đoan vì mê tín ! Và vì như tôi đã nói Văn Hóa của Việt tộc là Thần Hóa, là Minh Triết với con người Nhân chủ, nên tất cả những ý nghĩa nào không quy về Cội Nguồn của con người để thành Nhân thì tất là mê tín dị đoan.

Mừng Tuổi hay chúc Thọ.

Với nhân sinh và vũ trụ quan “nhân tâm thiên lý hồn nhiên nhất thể” hay “thiên địa vũ trụ vạn vật nhất thể” hay còn nói “tam tài nhất thể” tức Con Người chính là một Tài trong Tam Tài đó là Thiên Tài, Địa Tài và Nhân Tài. Vì vậy Việt tộc mới có phong tục thờ Người nên mới gọi là đạo Ông Bà, vì con người là Nhân, là Đức, là Tính của Trời Đất. Do đó để biểu lộ cách cụ thể Nhân, Đức của Thiên Tính đó thì việc cúng tế chính là sự “tế giao” để sống hai nhân đức Hiếu và Đễ đối với Tổ tiên, là Tổ của dòng tộc con người, nên gọi là Văn Tổ ghi trên bài vị đặt trên bàn thờ Tổ tiên, có nghĩa Tổ tiên cũng chính là Tổ Trời. Vì Hiếu là trọng cái nguồn gốc sự sống là Trời Đất, tức cha mẹ là những người đã truyền sinh cho mình, và Đễ là trọng kính sự sống nơi con người nào đã bảo toàn được sự sống lâu hơn mình, hầu để học hỏi kinh nghiệm sống. Cho nên ca dao đã có những câu rất hay để chỉ dạy cho mình cách sống cho Hiếu cho Đễ, như:
Thờ cha kính mẹ hết lòng
Ấy là chữ Hiếu dạy con luân thường

Chữ Đễ nghĩa là chữ nhường
Nhường anh nhường chị lại nhường người trên

Nên phong tục Mừng Tuổi hay chúc Thọ là để "Cung Kính", tức là để Trọng mình và Kính người. Vì theo Việt Nho là "Tu kỳ dĩ kính.
 
Tu kỷ dĩ an nhơn. Tu kỷ dĩ an bá tánh" (LN. XIV.45), nghĩa là : "Tu thân mình bằng lòng kính tôn người. Tu thân như thế là cách an hòa với người khác với mọi người".
 
Do đó người quân tử phải "hành đốc kính" (LN. XV.5), nghĩa là phải hết lòng mở mang đức kính trong mình. Vì vậy mà tục lệ Mừng Tuổi ngày Tết mới chính là "thuần phong mỹ tục".

Lì Xì
Còn "lì xì" là gốc tiếng Nôm nói trại ra từ chữ "lợi thị" với nghĩa là lợi lộc, tiền của, hay giàu có với sự mua bán đổi chác… vì người ta hay hiểu theo kiểu vật chất bề ngoài. Nhưng hai chữ "lợi thị" ở đây có chữ "thị" viết với bộ thị (âm) "kỳ" có nguyên nghĩa là Tổ, hay Thần (thổ), nên hiểu thoáng  ra là lễ tế Tổ, tế Thần. Còn chữ "lợi" viết với bộ "đao", có nguyên nghĩa là đẹp đẽ thuận lợi, vì đó là 1 trong 4 đức tính của quẻ Càn : nguyên, hanh, lợi, trinh.
 
Như vậy hiểu nghĩa rộng ra là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", tức là nghĩa thuận lợi và tốt đẹp bền vững cho mọi chuyện nên nói là "mỹ lợi", hay còn nói là "lợi giả nghĩa chi hòa dã" có nghĩa là hòa hợp những cái thích nghi cân xứng .
 
 Do đó phong tục "lì xì" với nguyên nghĩa cũng là sự cúng tế Tổ, tế Thần, tức là để Hành động sắp đặt mọi sự sao cho thích nghi cân xứng để cho tốt đẹp thuận lợi thì sẽ được tài lộc may mắn.
 
 Vì vậy với ý nghĩa đó mà người mình trao tặng cho nhau bao lì xì nhân dịp đầu năm. Vả lại bao lì xì luôn luôn là màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, vì Hỏa biểu tượng ánh sáng hỏa châu soi cho "tâm thức" con người để biết đường sống Đạo, là biết sắp đặt mọi sự sao cho thích nghi cân xứng hòa hợp thì sẽ được thuận lợi.
 
 Vì vậy mà người ta thường chọn màu đỏ để trang trí nhân ngày Tết như câu đối đỏ hay lồng đèn đỏ. Cũng như hay nói "số đỏ" là số hên, là số có "lợi" với ý nghĩa biết hoà hợp để thích nghi và tiến hoá, để thành Tài thành Nhân. 
 
 Do đó giấy bạc (tiền) mới trong bao lì xì là ý nghĩa cầu chúc cho mình biết "thích nghi" để cho mọi sự tốt đẹp thuận lợi thì đó là "lợi lộc" trong suốt năm mới. Ngoài ra với bất cứ ý nghĩa nào khác chỉ là mê tín dị đoan !

Xuất Hành
Như đã nói văn hóa Việt tộc không bao giờ có dị đoan vì tất cả đều phải Biết (tri chu) vì kinh điển có câu : "tri nhân tất tri thiên tri địa", hay "bất tri thiên mệnh, vô dĩ vi quân tử".
 
Nên nếu tin tưởng vào ý nghĩa xuất hành theo hướng, theo tuổi, theo mạng là để đón thần tài, thần lộc, thần may mắn hay "thần sầu" đi nữa, thì toàn là dị đoan mê tín ! Nhưng nên hiểu Xuất Hành là phong tục nói lên ý nghĩa một khi đã Biết thì mới có thể Định, Tĩnh, An, Lự để Hành cho "thuận thiên", cho đúng với lý Thiên lẽ Đạo.
 
Vì vậy sách Đại Học có câu : "Tri chỉ nhi hậu hữu định. Định nhi hậu năng tĩnh. Tĩnh nhi hậu năng an. An nhi hậu năng lự. Lự nhi hậu năng đắc." có nghĩa là "khi đã Biết tới cùng lý tận tính của mọi sự vật ở nơi chí Thiện thì mới định được chí hướng. Có định được chí hướng rồi thì cái tâm mới tĩnh lặng, thì tinh thần mới an. An rồi thì mới có thể tư lự, để suy xét đến sự, lý.
 
Nhờ suy xét thấu triệt rồi mới đạt tới Nhất lý để thông tới Lý Thái Cực, là Chân lý, nên gọi là đắc Đạo. Hay nói cách khác Xuất Hành ở đây là ý nghĩa "suất Tính" theo "ngũ Hành" tức là phải Hành noi theo Tính là Thiên Mệnh để mà sống Nhân Tính, tức là Hành động mà không có đối tượng để tránh cho lòng khỏi chấp vào đâu cả, đặng thong thả tiến lên cõi Đạo là cái toàn thể bao la gồm cả Trời-Đất-Người chứ không quy hướng vào một đối vật bé nhỏ nào hết.
 
Đó chính là triết lý nhân sinh của Việt tộc mà cố triết gia Kim-Định đã khôi phục lại và đặt tên là Triết Lý An-Vi.

Xông Đất

Xông đây là chữ Xung đọc trại, nếu Xung viết với bộ "hành" có nghĩa là xông thẳng lên, dựng thẳng lên, xông ra, sấn thẳng vào, đụng vào, chạm vào, hướng về, con đường lớn thông ra chung quanh. Còn Xung viết với bộ "thủy" ghép với chữ "trung" là nghĩa "trống rỗng", tức với nghĩa Đạo là nghĩa hoà hợp sâu thẳm (chí trung hoà).
 
Nên phong tục "xông đất" có nghĩa là Hành động bằng cách quy về, hướng về, xông vào, sấn vào “tận kỳ tính”  để mới “dĩ chí ư mệnh”, nghĩa là tác động đến cùng cực, làm tới chỗ hết mức có thể làm, để thực hiện cái tính riêng của mỗi vật, của mỗi người, hay còn nói là “trí tri tại cách vật”.
 
Nói cách khác, nghĩa vụ của mỗi người là phải trở nên mình, mà trở nên mình tức là trở nên độc nhất vô nhị mà Việt Nho gọi là “thận kỳ độc” nghĩa là chú trọng đến điều độc nhất vô nhị nơi mình. Vì vậy mà cần phải “khắc kỷ phục lễ”  hay “tu kỷ dĩ an nhơn”  còn nói là “an Thổ đồn hồ Nhân” có nghĩa là phải an định được cái đất nơi mình tức là cái lòng, cái tâm của mình thì mới nuôi lớn mãi được đức Nhân, thì mới Thành Nhân.
 
Cho nên phong tục Xông Đất là cũng để nhắc nhở cho mỗi người ý nghĩa Hành động theo chiều hướng đó . Chứ xông đất ngày đầu năm không phải là chờ ai có phước đức hay mang tên phúc lộc, tài lợi, hạnh phúc, may mắn,… tới dậm đất nhà mình từ sáng sớm mồng một Tết để cho mình được may mắn tốt đẹp cả năm, thì đó đúng là mê tín !

Còn nhiều tục lệ khác trong ba ngày Tết như không quét nhà, quét rác ra ngoài hay không đổ rác, vì sợ quanh năm tiền của ra khỏi nhà mất, hay không xách nước vì động giếng, hay không sát sinh, không giận hờn, không la hét to tiếng, v.v... thì đó là những mê tín mà người ta tưởng tượng rồi suy diễn gán ghép không cơ sở nền tảng.
 
Nhưng thiệt ra tất cả những kiêng kỵ mà người ta bày vẽ ra trong ba ngày Tết đặc biệt là ngày mồng một Tết Nguyên Đán thì cũng tự nhiên thôi, vì trong tiềm thức của dân gian với sự kính trọng Nhân Tính mà Trời phú cho con người, bắt đầu ở nơi tất cả những gì mới phát sinh còn nhỏ, còn yếu như câu “thiên sinh ư tý”, từ nơi mỗi người đến toàn thể vạn vật.
 
Do đó mà không nên quét nhà, đổ rác, xách nước, v.v... là để kính trọng mầm Khí Tiết mới sinh của vạn vật vũ trụ mà con người cũng thuộc về.

Bánh chưng, bánh dày


Nói tới Tết thì không thể thiếu cặp bánh chưng (vuông) và bánh dày (tròn) do từ huyền thoại Tiết Liêu mà có lẽ hễ là người Việt thì ai cũng biết, nếu không thì xin đọc đại ý sau đây : "Tiết Liêu(hay còn gọi là Lang Liêu, Lang Lèo) là một nhân vật theo trong truyền thuyết là con của vua Hùng Vương thứ 6.
 
Trong dịp thờ tổ, vua cha tỏ ý muốn các con dâng lên những món ăn độc đáo để thờ cúng tổ tiên. Tiết Liêu đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giày/dày, tượng trưng cho Trời, Đất. Hai thứ bánh do Tiết Liêu sáng tạo ra đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Việt.(Wikipédia tiếng Việt).

 
Đó là ẩn nghĩa của Đạo Vuông Tròn, còn gọi là Đạo làm Người hoặc là triết lý nhân sinh của Việt tộc như đã diễn giải với nội dung của bài này. Hay nói cách khác như triết gia Kim-Định là :

"Cuộc thi gia chánh trong huyền sử nước Việt

Đó là việc vua Hùng Vương muốn truyền ngôi cho con nào tìm ra món ăn ngon nhất. Kết cuộc không phải những người lên rừng hay xuống bể tìm vật lạ. Nhưng được cuộc là Tiết Liêu đã làm nên cặp bánh giầy bánh chưng bằng những vật liệu ngay trước mắt (Đạo bất viễn nhân).

Việc này nên được suy nghĩ kể từ các trường gia chánh (chuyên môn dạy làm bánh tây ngọt) cho đến các học giả vọng ngoại, khinh thường những di sản tiền nhân, rồi đến các nhà chính trị hay đi cóp nguyên văn chính thể nước người. Tất cả bấy nhiêu đều nên coi gương Hùng Vương trị nước phải có Đạo nằm trong mọi thể chế.
 
Đạo biểu thị bằng Bánh Giầy (có lẽ đọc trại chữ Giời) và các thể chế là Bánh Chưng (đọc trại chữ Trương - étendue, chỉ những gì cụ thể). Hùng Vương thứ 18 thực đáng làm tổ nước Việt, vì Việt là tiến lên 9 độ, lùi xuống 9 độ (Hùng Vương 18 là 2 lần 9, còn 9 là Bàn Cổ nhất nhật cửu biến), tức là bao cả nội thánh (bánh trời) và ngoại vương (bánh trương). Trời 3 đất 4 là 7 nấc tiến hóa con người mà ai đạt hết mới đáng làm vua, nghĩa là làm Người Nhân Chủ.

 
Bởi cái ý nghĩa vừa sâu xa thăm thẳm, vừa thiết thực đến tận thâm tâm mỗi con người nên "Bánh trời bánh trương" được tiền nhân ta cho là món ăn quý trọng nhất, "ngon nhất", nghĩa là thâm thúy hơn, nên đã được dùng làm quà biếu trong những dịp trọng đại như lễ cưới, và nhất là dịp tết Nguyên Đán là dịp mà người ta chúc cho nhau những gì đẹp đẽ hơn cả.
 
Còn gì cao siêu và ý nghĩa bằng lời chúc nằm ẩn trong bánh trời bánh trương, nghĩa là chúc nhau nên người, theo nghĩa Người có Nhân chủ tính.Không thể tìm ra lời chúc nào cao đẹp hơn nữa, nhưng lâu ngày quên mất ý nghĩa và nay có nhắc tới cũng chỉ còn là biểu tượng suông. Vì không còn cảm quan sắc bén để thâm hiểu đạo lý nên "ăn mà không biết được mùi vị hương thơm".
 
 Trước kia Nho giáo đã để mất kinh nhạc, còn giữ có Kinh Lễ, thì nay người Việt chúng ta cũng để mất ý nghĩa của chiếc bánh giời chỉ còn lại bánh chưng vuông 4 góc tứ địa, nên tứ địa không sao trở thành tứ linh. Vì thế mới xảy ra cảnh "thực bất tri kỳ vị". Tại sao? Thưa, vì :

 Tâm bất tại yên, Thị nhi bất kiến, Thính nhi bất văn, Thực nhi bất tri kỳ vị.
心不在焉,視而不見,聽而不聞,食而不知其味. "(3)

Đó là nguyên nghĩa của những phong tục ngày Tết do triết lý nhân sinh là triết lý Hành động theo Nhân chủ với Thiên Tính, sao cho thích nghi cân xứng hòa hợp để sắp đặt mọi sự trên đời này cho tốt đẹp thuận lợi, để con người có hạnh phúc thì mới gọi là sống Đạo làm Người.
 
 Vì vậy những tục lệ ngày Tết mới gọi là thuần phong mỹ tục, mà hễ đã là thuần phong mỹ tục thì không bao giờ biến thành hủ tục. Cho nên nếu mình là người Việt mà đi khinh chê phong tục tập quán của cha ông mình là hủ tục, là lỗi thời hay đị đoan mê tín, để đi đòi bãi bỏ vì cho là của Tàu nên phải hội nhập với Tết Tây cho giống các xứ Âu Mỹ,thì tại là vì mình mất gốc và u mê vì không chịu học hỏi cho cùng lý tận tính mà thôi !

Vì vậy người viết bài này hy vọng từ nay người Việt mình nhận thức được cái dân tộc tính qua ý nghĩa linh thiêng và siêu việt của những phong tục ngày Tết hầu sống ý thức và trọn vẹn cái Nhân tính bằng lễ “ Tế Giao” nhân dịp Tết Nguyên Đán, cũng là lễ Sinh Nhật của con người và vạn vật, để thông giao hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên với gia đình đoàn tụ.
 
Cho nên nhân dịp này thiết tưởng cần phải nhắc nhở mọi người sống cái triết lý nhân sinh này một cách “có Thực mới vực được Đạo”  qua ý nghĩa và phong tục ngày Tết Nguyên Đán để hoan lạc với Trời qua việc cúng tế Tổ tiên (giao lạc hồ Thiên) và ăn chơi với Đất (giao thực hồ Địa) qua cái bánh chưng, bánh dầy, ... và các trò chơi để mừng vui ăn Tết.
 
 Vì vậy việc truyền bá và phổ biến ý nghĩa linh thiêng của phong tục ngày Tết cho con cháu hay bạn bè cũng là bổn phận của mỗi người Việt chúng ta, để góp sức duy trì và bảo vệ cái di sản Văn Hóa Truyền Thống vô giá mà tổ tiên đã để lại với lời khuyên dạy bất hủ :

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Viết xong ngày 21 tháng 01 năm 2012.
(tức 28 tháng chạp năm Tân Mão)
Nguyễn Sơn Hà

* Ghi chú tài liệu tham khảo:
- Kinh Trích tác phẩm "Việt lý Tố Nguyên" của Kim-Định.
tác phẩm "Phong Thái An-Vi " của Kim-Định.
Trích tác phẩm "Tâm Tư" của Kim-Định

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link