Sunday, February 3, 2013

VC Ngoài Tầm Mắt Obama


 VC Ngoài Tầm Mắt Obama

(02/01/2013)

Tác giả : Vi Anh

Nhiệm kỳ một, TT Obama chọn hai cột trụ của nội các trên tinh thần tạo đoàn kết. Ông đề cử Bà Hillary Clinton là ứng cử viên đối thủ của Ông trong bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ làm Bộ Trưởng Ngoại Giao. Và Ô. Robert M. Gates là Bộ Trưởng Quốc Phòng từ thời TT Bush tiền nhiệm, tiếp tục làm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Khác với nhiệm kỳ một, bắt đầu nhiệm kỳ hai, TT Obama chọn hai người đồng viện thân thiết của Ông ở Thượng Viện, TNS John Kerry làm Ngoại Trưởng và Cựu TNS Chuck Hagel làm Bộ Trưởng Quốc Phòng.

TNS Kerry là người nhiệt liệt ủng hộ Ông Obama khi tranh cử. TNS Hagel là người gốc đảng Cộng Hoà nhưng lập trường về chiến tranh Iraq, Afghanistan, tương quan Mỹ với Do thái rất khác với Đảng Cộng Hoà, mà rất gần với Đảng Dân Chủ.

Cả hai vị được TT Obama cử phụ trách ngoại giao và quốc phòng trong tân nội các nhiệm kỳ hai đều là cựu quân nhân động viên tham gia Chiến Tranh VN. Ô Kerry là Trung úy, Ô Hagel là hạ sĩ quan đều được ân thưởng anh dũng bội tinh và chiến thương bội tinh. Nhưng sau khi về Mỹ, Ông Kerry trở thành phản chiến quyết liệt và con đường chống Chiến Tranh VN hợp với thời thượng và lập trường của Đảng Dân Chủ đã giúp cho Ông xây dựng sự nghiệp chánh trị. Ông đắc cử Thống Đốc TB Massechussetts, rồi Thượng Nghị sĩ Liên bang thuộc Đảng Dân Chủ suốt 28 năm, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ thất cử và Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thương Viện 4 năm trước khi TT Obama chọn làm ứng viên Ngoại Trưởng.

Người ta không ngạc nhiên về hai nhân vật phản chiến trong Chiến Tranh VN và chống chiến tranh Iraq, Afghanistan vào nội các chủ hoà. Theo thủ tục hiến định, dù là TNS Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại, Ông Kerry cũng phải ra điều trần trong phiên họp phê chuẩn của Thượng Viện. Trong phiên họp ngày 24 tháng 01 năm 2013, TNS Kerry từ lâu với tư cách ủy viên thâm niên rồi lên Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện từng chất vấn, chủ toạ các phiên họp các giới chức ngoại giao của Hành Pháp, bây giờ phải đóng vai trò ngồi ở bàn dưới trả lời và trình bày lập trường quan điểm ngoại giao cho đồng viện, trong phiên họp xem coi Thượng Viện có phê chuẩn đề cử của TT Obama cho Ông là Ngoại Trưởng của nội các Obama hay không. Kết quả là Kerry được Thượng viện chấp thuận làm Ngoại Trưởng.

Nói chung, điều trần của người được đề cử phụ trách ngoại giao này cho thấy TT Obama lập nội các chủ hoà. TT chọn hai cựu quân nhân vào giữ hai cột trụ ngoại giao và quốc phòng, nhưng hai quân nhân này là hai người chống chiến tranh.

Nên TNS Kerry trình với Thượng Viện Ông ủng hộ chính sách ngoại giao của TT Obama là hoà đàm với Taliban để giải quyết bài toán Afghanistan, dùng giải pháp ngoại giao để giải quyết vấn dề nguyên tử của Iran, v.v... toàn là chuyện tránh chiến tranh, cố giữ hoà bình.

Chỉ có một điểm hơi lạ, đáng ngạc nhiên, theo tin đài VOA, người được TT Obama đề cử làm ngoại trưởng Mỹ, TNS Kerry trong phiên họp điều trần ở Thượng Viện, đã làm nhiều người ngạc nhiên khi ông có vẻ như chỉ trích chiến lược trục xoáy Á châu, một trong các chính sách đối ngoại then chốt của Tổng thống Obama. Ông Kerry nói “không tin là cần có một sự tăng mạnh lực lượng quân sự ở Á châu vào thời điểm này”. Ông nói điều đó có thể gây bất bình một cách không cần thiết cho Trung Quốc. "Ở đó chúng ta có những lực lượng nhiều hơn bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, kể cả Trung Quốc. Và người Trung Quốc nhìn vào đó và họ nói rằng Hoa Kỳ đang làm gì vậy? Họ đang tìm cách bao vây chúng ta chăng? Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải suy tính cặn kẽ hơn về cách thức để tiến tới.”

So sánh lời nói của Ô Kerry không khác gì lời tuyên bố của TT Obama khi tuyên thệ nhậm chức. Khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ 2, ông Obama xác định nước Mỹ đối ngoại sẽ theo chính sách hòa giải, hòa bình, không chiến tranh, hành động hòa hoãn, giao tiếp tích cực, không dính líu vào chiến tranh. Chính TT Obama cũng không nhắc trực tiếp đến chiến tranh khủng bố như trong vài ba năm trước đây.

Nên hai cột trụ quốc phòng ngoại giao,TT giao cho hai ngưới chống chiến tranh, cùng chí hướng, cùng quan điểm với mình – là lẽ cố nhiên.

Tin tức cho biết các nhà lãnh đạo TC và báo chí của Đảng Nhà Nước TC tỏ vẻ hài lòng về lời tuyên bố của TNS Kerry, và khen Ông là người am hiểu tình hình, nhiểu lần công du TC.

Thực ra những lời hoa mỹ về ý hướng hoà bình của Tổng thống Obama cũng như của chuẩn ngoại trưởng Mỹ là Ô Kerry trong nội các chủ hoà của TT Obama đã được nhiều chánh khách Mỹ tuyên bố trong nhiều năm đối với TC.

Nhưng trong chánh trị không tránh khỏi những bất ngờ. TT Bush đắc cử như một người chủ hoà. Nhưng cuộc khủng bố 911 đã biến Ông thành một diều hâu quyết sanh tử với quân khủng bố Hồi Giáo Cực Đoan và al-Qaeda.

Người Việt Nam chú ý đến ông Kerry vì ông là cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam, chiếm được hai anh dũng bội tinh bạc và đồng, ba chiến thương bội tinh Purple Heart trong vòng 1 năm, được về nước trước khi dứt ba năm nhiệm vụ.

Nhưng khi về nước ông sĩ quan Kerry vì sự nghiệp chánh trị của mình, Ông trở thành một nhân vật “cực kỳ” phản chiến, và nhờ đó ông trở thành phó Thống đốc Massachussetts, và đã bước vào Thượng Viện Hoa Kỳ từ năm 1985.

Chính ông cũng là người ngâm tôm dự luật nhân quyền VN để Thượng Viện khỏi thảo luận, mỗi khi Hạ viện chuyển lên với đa số gần 100% ủng hộ.

Nhưng trong cuộc điều trân TNS Kerry không nhắc đến Việt Nam CS hay Biển Đông dù Việt Nam CS là nơi TNS Kerry đóng góp công sức tạo bang giao, viếng thăm nhiều lần, và cất vào ngăn kéo hộc tủ những quyết nghị, dư luật nào bất lợi cho CS Hà nội.

Nhiểu người nói VNCS bây giờ đã ra ngoài tầm nhắm của TT Obama rồi. Gần đây CSVN tỏ ra thần phục CS Bắc Kinh và thường nhắc lại Mỹ như vẫn là kẻ thù xưa chưa bao giờ tốt với Việt Nam.

TT Obama cần ông John Kerry làm Ngoại trưởng là vì nhiều vấn đề khác mà người Mỹ coi là quan trọng hơn chớ không phải vì TNS Kerry thân với VNCS./.

  • 1
  •  

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link