Saturday, February 9, 2013

Trung Quốc phải cải cách chính trị để đem lại công bằng xã hội


 

 Thứ sáu 08 Tháng Hai 2013

Trung Quốc phải cải cách chính trị để đem lại công bằng xã hội


Báo động về cách biệt giàu nghèo tại Trung Quốc

Báo động về cách biệt giàu nghèo tại Trung Quốc

Reuters

Phân cách giàu nghèo tại Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới. Tuần này, Bắc Kinh thông qua một kế hoạch xóa giảm tệ nạn bất công xã hội đang đe dọa chế độ. Nhưng theo các chuyên gia tại Hoa lục, các biện pháp tình thế của đảng Cộng sản chỉ là « tờ giấy lộn » nếu không cải cách sâu rộng từ kinh tế đến chính trị : hủy bỏ giai cấp đặc quyền, công nhận quyền tự do thành lập công đoàn.

Vào lúc hàng trăm triệu công nhân Trung Quốc bỏ làng lên thành phố kiếm sống chuẩn bị lên đường về quê ăn Tết Quý Tỵ thì chính phủ thông báo một kế hoạch gọi là « đề nghị phân phối thu nhập ». Bắc Kinh cam kết cải thiện đời sống của thành phần công nhân gốc nông dân tha phương cầu thực mà chính sách « hộ khẩu » phân biệt đối xử đã biến họ thành một loại công dân hạng hai ở thành phố.

Từ khi chính sách « làm giàu trước đã » của Đặng Tiểu Bình ban hành, mỗi năm hàng trăm triệu nông dân bị trưng thu đất đai, bị mất ruộng cày phải lên thành phố làm công nhân xí nghiệp. Vấn đề là bên cạnh đồng lương thấp kém, thành phần lao động này còn bị trở ngại vì vấn đề hành chánh nhiêu khê mà cụ thế nhất là không được cấp hộ khẩu. Không có hộ khẩu thì con cái không được đi học, không có bảo hiểm khi ốm đau.

Theo kế hoạch mới của chính quyền Trung Quốc, « công nhân nhập cư sẽ được trợ giúp đăng ký như dân thành thị và được hưởng mọi dịch vụ công ích cơ bản ».

Giới chuyên gia Trung Quốc tỏ ra hoài nghi hiệu năng của kế hoạch này. Thứ nhất là tình trạng bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo tại Hoa lục đã nghiêm trọng đến mức mà trong suốt 10 năm liền, nhà nước từ chối công bố chỉ số Gini, đo lường hố sâu ngăn cách. Chỉ số này tính từ số 0 đến số 1. Số không có nghĩa là thu nhập trong xã hội hoàn toàn công bằng còn số 1 đồng nghĩa với toàn bộ tài sản quốc gia nằm trong tay một cá nhân.

Thế mà tại Trung Quốc, chỉ số Gini do Trung tâm nghiên cứu kinh tế gia đình thuộc Ngân hàng nhà nước Trung Quốc công bố vào cuối năm 2012 là 0,61 hay nói khác đi là bất bình đẳng nhất nhì thế giới. Theo giải thích của chuyên gia Cam Lê, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế gia đình thì tại Trung Quốc 75% tài sản quốc gia đang nằm trong tay của 10% cá nhân thuộc thành phần đặc quyền đặc lợi. Ngay lập tức, chính phủ Trung Quốc phủ nhận số liệu này và điều chỉnh lại xuống còn 0,47%.

Nhận xét của ông Cam Lê được hầu hết các nhà kinh tế Trung Quốc chia sẻ.

Theo số liệu chính thức thì 10% nhà giàu Trung Quốc thu nhập trung bình khoảng 9000 đô la Mỹ trong năm 2011 thấp hơn thu nhập người nghèo tại Pháp hay Mỹ đến 2000 đô la. Trên tạp chí úy tín Tài Kinh, nhà kinh tế Vương Tiểu Lỗ đặt câu hỏi : Nếu thống kê của nhà nước chính xác thì làm sao giải thích hiện tượng xe hơi sang trọng, xa xí phẩm đắc tiền được bán chạy như tôm tươi và các tài khoản do người Trung Quốc làm chủ ở các ngân hàng nước ngoài lại đầy ắp ngoại tệ ?

Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu chất lượng tại sản Trung Quốc củng cố nhận định trên đây vì có đến 67% người giầu đã mua hoặc đang có ý định mua nhà đất ở nước ngoài để tẩu tán tài sản đề phòng bất trắc.

Chướng ngại thứ hai là đảng Cộng sản Trung Quốc không can đảm diệt trừ cội nguồn của vấn nạn : tình trạng ưu quyền đặc lợi.

Ý thức được tâm lý oán hờn của dân chúng xem nhà giàu bất chính là « cừu phú » và cán bộ tham ô là « cừu quan », chính phủ Trung Quốc kêu gọi cán bộ lãnh đạo tránh phô trương trụy lạc xa hoa và tỏ ra liêm khiết cần kiệm. Loại thông điệp bị giới chuyên gia xem là vô hiệu quả. Cách nay 10 năm, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tung biểu ngữ « xây dựng xã hội hài hòa » nhưng 10 năm sau, hố sâu phân hóa chỉ trầm trọng thêm.

Theo chuyên gia Hồ Tinh Đẩu thì nếu Bắc Kinh thật sự muốn xóa giảm bất công xã hội thì về thuế vụ phải tận thu thuế địa ốc và thừa kế gia tài. Nhưng theo vị giáo sư đại học này thì đánh thuế nhà giàu cũng chưa đủ mà cần phải mạnh dạn hơn : công nhận quyền sở hữu của nông dân. Chính sách mở cửa kinh tế theo mô hình Trung Quốc đã cho phép chính quyền địa phương trưng thu đất đai của dân nghèo để đầu cơ địa ốc làm giàu bất chính mà hệ quả là làm cho nông dân nổi loạn. Do vậy, giải pháp thích đáng nhất là để cho nông dân, công nhân quyền tự do tổ chức, tự do thành lập công đoàn để bảo vệ quyền lợi và nâng cao năng suất.

Trả lời phỏng vấn của AFP, nhà kinh tế tự do Mao Vu Thức gián tiếp kêu gọi hủy bỏ chế độ độc đảng : phân cách giàu nghèo thì nơi nào chẳng có nhưng chỉ ở Trung Quốc thì mới có tình trạng giai cấp đặc quyền lấn áp các thành phần khác. Giai cấp này, người Trung Quốc gọi là « thái tử đảng ». Họ có quyền đến ngân hàng , sử dụng bao nhiêu tiền cũng được nhờ vào « quy chế con ông cháu cha ».

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-19/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link